Page 2 of 18 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #11
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    ĐỌC "BÊN THẮNG CUỘC", NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC

    Vũ Thị Phương Anh
    Sunday, December 16, 2012 at 1:59pm

    http://www.facebook.com/notes/vu-thi...riend_activity

    Bên Thắng Cuộc [BTC] của Huy Đức [HĐ] từ lúc gần ra đời đến nay đă làm xôn xao dư luận - nói như một học giả người Mỹ trong Vietnam Studies Group (từ ĐH Washington) th́ cuốn sách là một sensation. Người khen th́ rất nhiều, kẻ chê cũng không ít, nhưng dù yêu dù ghét th́ mọi người đều phải đồng ư một điều: đây là cuốn sách đầy đủ nhất về lịch sử VN sau năm 1975, cho dù tất nhiên vẫn rất phiến diện, như chính tác giả cũng thừa nhận và dự liệu.
    Như rất nhiều người Việt khác ở trong và ngoài nước, tôi cũng háo hức t́m và đọc cuốn sách này. V́ cuốn sách rất dày, nên tôi chỉ mới lướt qua toàn bộ cuốn sách (Phần 1: Giải phóng) và đọc kỹ những phần ḿnh quan tâm nhất, đó là những chương về cuộc sống ở Sài G̣n sau năm 1975, trong đó có các chương mà nhiều người khen hay như các chương Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều. Nhưng có lẽ không giống với nhiều người khác, tôi không có ấn tượng ǵ mấy về những chương vừa nêu. Những chi tiết trong các chương ấy đa phần tôi đă biết quá rơ và gần như có thể tự viết ra được mà chỉ dựa vào trí nhớ. V́ đó chính là một phần không bao giờ quên được của cuộc đời tôi.
    Trước khi "giải phóng", tôi chỉ là một đứa trẻ con chưa đầy 15 tuổi, nhưng sau ngày 30/4/1975 tôi đă từ vai tṛ một đứa con thứ trong gia đ́nh (tôi thứ ba, có cả anh trai và chị gái, nên hầu như chẳng bao giờ được giao việc ǵ quan trọng) bỗng trở thành một trụ cột, khi anh chị tôi đi "di tản" theo ḍng người đông nghẹt leo lên những chiếc tàu để chở quân nhân Mỹ rời VN vào chiều 29/4. Ba tôi th́ làm việc với chế độ mới không được bao lâu rồi xin tự nghỉ việc v́ "mất sức lao động". Ông vốn có bệnh glaucoma (cao nhăn áp) từ trước, đến sau 30/4 th́ trở nặng, phải vào Bệnh viện B́nh Dân vài lần, tôi và mẹ tôi phải nuôi bệnh khá vất vả, đặc biệt là những ngày sau năm 75 thiếu thốn đủ thứ. Ra viện, ba tôi có đi làm thêm ít lâu nhưng đi làm về rất căng thẳng, hay kêu nhức đầu (từ trước 1975 ông đă bị "thiên đầu thống") rồi cuối cùng làm đơn xin nghỉ việc.
    Lúc ấy, việc tự động xin nghỉ việc của ba tôi đă làm cho mẹ tôi có chút ít oán trách, v́ không phải ai cũng được chế độ mới lưu dụng - thậm chí có thể nói là "trọng dụng" như ba tôi: ông là một công chức hành chính rất giỏi của chế độ cũ, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính của VNCH, trước năm 75 làm việc tại Sở Thuế Quận 5 với chức vụ ǵ đó khá cao, nhưng sau năm 75 sau mấy ngày đi học tập (3 ngày?), ông vẫn được làm việc với chế độ mới. Tôi c̣n nhớ ông làm tại Pḥng Thu Quốc Doanh với trụ sở đặt trên đường Đồng Khởi, chuyên phụ trách mảng thu thuế của các công ty sản xuất của tư nhân mới được chế độ mới tiếp quản; lúc ấy tôi c̣n đến đó một vài lần để đưa giấy tờ ǵ đó trong thời gian ba tôi nằm bệnh viện. Tôi vẫn nhớ trước khi ông quyết định nghỉ th́ ba mẹ tôi có tranh căi với nhau khá nhiều về điều đó, và mẹ tôi cố khuyên ông cố gắng đi làm v́ con cái (lúc ấy là tôi) cần có lư lịch "cha (mẹ) làm việc cho nhà nước" để thi đại học, nhưng cuối cùng ông vẫn nghỉ và tôi đă đi thi đại học với cái lư lịch "mẹ buôn bán nhỏ, cha trước 1975 làm việc cho chế độ cũ, sau 1975 đi làm tại ..., đến năm 1977 nghỉ việc v́ mất sức lao động."
    Măi đến sau này, khi tôi quyết định nghỉ việc khỏi cơ quan cũ (cũng chính là trường đại học mà tôi đă thi vào, đậu, là sinh viên rồi sau đó được giữ lại làm giảng viên đến mấy chục năm) như một hành động phản đối (dù chỉ lặng lẽ và không nói ra cho ai biết), tôi mới nhớ lại hành động nghỉ việc của ba tôi hồi ấy, và tự hỏi, phải chăng ông đă quyết định nghỉ v́ không thể chịu nổi những chính sách vô lư, vô nhân của chính quyền mới mà lúc bấy giờ ông phải cam tâm làm người thực hiện, và thậm chí phải đóng vai người tham mưu? Câu hỏi này không ai có thể trả lời cho tôi được, v́ cũng như nhiều người thuộc bên thua cuộc c̣n ở lại VN sau năm 75, ông đă ra đi mang theo tất cả những suy nghĩ của ông về chế độ mới và thời đại mới xuống tuyền đài mà không kịp chia sẻ cho ai.
    Cũng v́ rút hồ sơ để nghỉ việc nên tôi mới có dịp nh́n thấy trên tờ khai lư lịch đi thi đại học của tôi đă được cán bộ tuyển sinh năm ấy ghi chú ở trên là "con ngụy quyền". Chẳng rơ ḍng chữ ấy trên lư lịch có làm ảnh hưởng ǵ đến "sự nghiệp chính trị" của tôi không, chỉ biết sau khi ở lại trường th́ tôi luôn bị lẹt đẹt, chậm chạp hơn những bạn bè cũng lứa trong việc xét biên chế chính thức, xét tăng lương, xét cử đi học, vv. Nhưng cũng chẳng hiểu tại sao tôi chưa bao giờ thắc mắc về những điều ấy cả, mà luôn chấp nhận đương nhiên bị đối xử tệ hơn, "v́ ḿnh là con ngụy, lư lịch lại xấu, anh chị đi di tản, định cư ở Mỹ" mà. Tôi luôn nghĩ như tôi mà được đi học, lại có việc làm trong nhà nước (thay v́ phải đi buôn bán ở chợ như nhiều người khác cùng lư lịch), th́ dù có bị kỳ thị đôi chút (!), lẹt đẹt đôi chút, cũng là đương nhiên, và thực ra là may mắn lắm rồi!
    Nói thẳng thừng ra, th́ chúng tôi c̣n sống sót đă là may, v́ chúng tôi là bên thua cuộc!
    Vâng, suốt mấy chục năm đó từ ngày 30/4/1975, ở phía bên thua cuộc là tôi và gia đ́nh tôi, rồi các chú, các bác, cô d́ cậu mợ và con cháu của họ hàng tôi và sau này là gia đ́nh ông xă tôi - vốn là một Thanh Niên Xung Phong [TNXP], đi theo lời kêu gọi của ông Vơ Văn Kiệt để t́m cách gột rửa lư lịch như HĐ đă viết trong chương về thanh niên xung phong - có biết bao nhiêu là bi kịch đă xảy ra. Bà con tôi, bạn bè tôi và hàng xóm tôi có rất nhiều người phải đi học tập cải tạo, có người trốn trại cải tạo bị bắn chết, có người đi vượt biên bị bắt, khi công an c̣ng tay đă nhảy xuống biển chết, có người đi vượt biên bị mất tích cả gia đ́nh, có người bị đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, mất toàn bộ gia sản nên phát điên, suốt ngày đi lang thang, nói năng lảm nhảm. Ông xă tôi sau khi đi TNXP được ít lâu bị đưa sang Campuchia khi đang chiến tranh thảm khốc, khi ba chồng tôi bị bệnh mất th́ ông xin phép về chịu tang cha rồi bỏ đi vượt biên luôn nhưng không thành, bị cắt hộ khẩu, cũng đă có lúc phải lê la ở chợ trời buôn bán thuốc tây.
    Tôi và đứa em kế cũng đă từng được cha mẹ cho làm đơn đi "bán chính thức", đóng tiền mỗi người cả chục cây vàng (chả biết do ai mách bảo, dẫn mối), nhưng vừa mới đi đến Vũng Tàu (giả dạng làm khách du lịch) th́ được báo là "động, không xuống ghe được" nên lại về chờ. Rồi ngay sau đó là vụ rồi ch́m tàu ở SG (không rơ có phải là vụ Cát Lái trong sách của HĐ không?), vụ này tôi cũng biết rơ, v́ lúc ấy ở khu Ông Tạ, Xứ An Lạc có nguyên cả một HTX đan len gồm mấy chục gia đ́nh với cả trăm nhân mạng cùng đi và mắc nạn trong chuyến đi định mệnh ấy. Các xác chết được nhận về, đem về Nghĩa trang Chí Ḥa (bây giờ là Công viên Lê Thị Riêng) "người nào người nấy đă trương lên, to như con ḅ", tôi nghe mấy đứa hàng xóm kể như vậy khi chúng rủ nhau lên nghĩa trang để xem, chúng rủ cả tôi nhưng tôi sợ ma, không dám đi. Khăn tang trắng cả một xóm, rất thê lương. Chính v́ vụ này mà ba tôi ngừng hẳn không c̣n bao giờ dám nghĩ đến chuyện cho con cái đi vượt biên nữa, nên tôi vẫn c̣n ở VN đến tận bây giờ.
    Sau này, mỗi khi có dịp nghĩ đến những sự kiện đă xảy ra, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi, những nạn nhân xấu số của bên thua cuộc ấy đă nghĩ ǵ, và cảm nhận những ǵ, trong những phút giây đau đớn cuối đời?
    Nhưng rồi th́ người ta cũng phải quên đi để mà sống. Trong số bạn bè có lư lịch thuộc "phía bên kia" giống tôi (có lẽ phải khá hơn tôi một chút, v́ ngoài việc thuộc về phe thua cuộc th́ tôi c̣n là Bắc di cư, Công giáo, cha ngụy quyền, anh chị di tản), cũng có những người sau này vào Đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng. Đa số đi làm cho công ty nước ngoài khi VN bắt đầu mở cửa, lương bổng tử tế, cuộc sống khá ung dung. Một số không nhỏ đi định cư ở nước ngoài theo diện HO của cha sau khi đi cải tạo về, hoặc lấy chồng, lấy vợ là con của những người HO và sau đó được bảo lănh để đoàn tụ gia đ́nh. Mọi việc rồi cũng nguôi ngoai, cuộc sống cứ tiếp diễn, bạn bè, đồng nghiệp, sui gia có nhiều người thuộc phe chiến thắng, là Đảng viên ĐCS ... Tưởng như cuộc chiến đă hoàn toàn qua đi, sự chia rẽ giữa những người Việt thực sự đă không c̣n... Mà cũng chẳng ai muốn nhớ đến hoặc nhắc đến những ngày tháng đen tối ấy để làm ǵ. Chỉ giữ ở trong ḷng, v́ nó là một phần cuộc đời ḿnh, thế thôi.
    Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những kư ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những ḍng chữ trong cuốn sách của HĐ được tác giả viết bằng giọng văn rất b́nh thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những kư ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đă thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ. Nhưng cũng chính v́ giọng văn b́nh thản đó mà những sự vô lư đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rơ. Chúng không làm tôi xúc động - v́ chăc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân c̣n lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ th́ những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ư thức rơ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đă làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?
    V́ nếu bên thắng cuộc không chịu thực t́nh t́m hiểu và không chân thành nhận lỗi, th́ sẽ không bao giờ có sự ḥa giải thực sự.
    Để tồn tại, những người thua cuộc đă phải chấp nhận - dù muốn dù không - từ đó đến nay, đă cố nguôi ngoai để quên đi và chung sống, nên chắc chắn họ không cần sự ḥa giải này. Giờ đây, những người thực sự cần ḥa giải phải là bên thắng cuộc chứ không bao giờ là bên thua cuộc nữa. Bên thắng cuộc chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể dễ dàng có được sự ḥa giải thôi, đó là có sự độ lượng và công bằng đối với bên thua cuộc ngay khi họ vừa chiến thắng.
    V́ khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, th́ bên thắng cuộc đă cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của ḿnh bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là v́ họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa.
    Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nh́n phía của những người thua cuộc đây?

    Nguồn:
    http://bon-phuong.blogspot.com/2012/...thua-cuoc.html

  2. #12
    Member
    Join Date
    01-08-2011
    Posts
    173
    Tháng Ba găy súng. Tháng Tư tan hàng

    Huy Phương

    April 19, 20110 B́nh Luận

    Tháng Ba đă qua, Tháng Tư đă đến, liệu chúng ta có c̣n nhớ ǵ không? Những hàng dương tên bờ biển Thuận An và Tư Hiền đă xanh mướt qua mấy mùa mưa gió, rừng núi cao nguyên trên đường lộ 7B đă đâm lộc nẩy chồi bao bận.

    Cuộc chiến cũng như người chết đă bị quên lăng. Những ai đă trải qua thời gian tù đày khắc nghiệt c̣n nhớ ǵ những ngày lội suối băng rừng, thân c̣m, bụng lép. Những ai đă đến được bến bờ qua những ngày lênh đênh trên biển cả, c̣n nhớ ǵ những nỗi hăi hùng, đau đớn tủi nhục mà tiếng kêu gào oan khiên không đến được trời xanh.

    “Tháng Ba Găy Súng” làm cho chúng ta có một chút ǵ nhớ đến Cao Xuân Huy, người lính Thủy Quân Lục Chiến đă vứt súng trên biển Thuận An, trong đoàn quân lui binh hỗn loạn, không được yểm trợ phi pháo, trước mặt là biển cả muôn trùng, sau lưng là giặc đuổi cận kề, mà không hề có tàu thuyền nào vào ghé bến. Những người lính dũng cảm mới hôm qua đây, phút chốc đă trở thành những mục tiêu cho những du kích bắn sẻ và những tên tiền sát viên địch điều chỉnh pháo binh, điều mà một người lính TQLC khác là Tô Văn Cấp đă đau đớn đặt tên cho chốn lui quân, nơi tuyệt lộ này là “pháp trường cát”, nơi chiến trường phơi thây bao chiến sĩ của chúng ta.

    Tháng Ba găy súng làm cho chúng ta nhớ lại đoạn đường xương máu kinh hoàng từ Phú Bổn về duyên hải trong những ngày bỏ cao nguyên, làm tan ră một quân đoàn. Một cuộc rút quân không kế hoạch, không có cấp chỉ huy, không có quân bạn yểm trợ, đem con bỏ chợ, hỗn loạn và chết chóc khốn cùng. Người lính lâu nay ở với xóm làng, rừng núi, khuya sớm đùm bọc nhau, ngày nay một người lính lên xe ra đi, năm người dân bồng bế dắt díu nhau chạy theo. Nỗi đau của người lính hôm nay là không bảo vệ được người dân, v́ vận nước, ngay người lính có súng mà phải vứt súng, có đất mà phải bỏ đất.

    Tháng Tư tan hàng, người lính bị trói tay, người lính bị phản bội, người lính ở lại sau cùng để cho những chuyến tàu chở người ra đi, để cho những chuyến phi cơ rời phi đạo đi về một chân trời hy vọng tự do, bỏ lại quê hương tù đày. Bao nhiêu thảm cảnh đă xảy ra cho miền Nam sau ngày “tan hàng” hay “mất nước”, danh từ sử dụng tùy theo sự suy nghĩ, nỗi mất mát và tâm trạng của mỗi người.

    Cướp của tức khắc đi theo với hành động cướp quyền. Lấy danh nghĩa cải tạo xă hội, chiến dịch đánh tư sản mại bản thực chất là một vụ cướp bóc quy mô, đánh vào những gia đ́nh giàu có mang tiếng tư bản, nhưng chính là do công lao mồ hôi, nước mắt, cần cù mà miền Nam có được. Chiến lợi phẩm này được chở về hang ổ miền Bắc, làm giàu cho những kẻ cầm quyền.

    Đánh tư sản, dồn dân đi kinh tế mới, lấy nhà, cướp đất, đổi tiền, tập trung những người có liên hệ với chính phủ miền Nam vào trại “cải tạo”, đốt sách, bỏ tù văn nghệ sĩ, đuổi 850,000 Hoa kiều về nước hay ra biển để gần lại với Liên Xô, xếp hạng dân theo lư lịch chính trị, kiểm soát đời sống và tư tưởng của quần chúng theo chế độ công an trị, với mô h́nh “công an khu vực”, “công an khu phố” là những ǵ chế độ Cộng Sản Việt Nam đem lại cho dân chúng miền Nam. Cả nước là phiên bản của miền Bắc Xă Hội Chủ Nghĩa, vùng mệnh danh “giải phóng” là một nhà tù lớn, buổi sáng có tiếng loa phóng thanh thức giấc mọi người đầu xóm, tai mắt công an khắp nơi, dân chúng phải tham gia lao động xă hội chủ nghĩa, thắt chặt bao tử, nắm sinh tử của mỗi gia đ́nh bằng chế độ tem phiếu.

    “Chính đảng Cộng Sản đă tước đoạt của nhân dân các quyền tự do mà nhân dân đă từng trả giá quá đắt. Dân chủ tự do bị chà đạp, vũ khí tự vệ bị tước đoạt th́ nhân dân giống như những người bị xiềng xích, bị bịt tai, bịt mắt, khép miệng và tất nhiên ngót 80 triệu đồng bào không thể không biến thành tù binh của đảng Cộng Sản Việt Nam” (bản điều trần của Nguyễn Hộ).

    Nhân dân miền Nam, kể cả những nhân vật có ảo tưởng với Cộng Sản đă hoàn toàn thất vọng với chính sách chủ trương của nhà nước mới, thể hiện một chế độ độc tài toàn trị, băng đảng. Chế độ này đă đuổi hằng triệu người ra biển, suốt từ những ngày đầu tháng 5 năm 1975 cho đến thời gian các trại tiếp nhận ở Đông Nam Á đóng cửa, kể cả tổ chức “bán chính thức” đưa người ra khơi để kinh tài. Không một gia đ́nh miền Nam nào không có thân nhân, bà con ruột thịt bỏ xác trên biển Đông, mà oan khiên dậy đất trời. Khi người dân chán chế độ không c̣n có thể ra đi bằng con đường “bất hợp pháp” th́ người ta bỏ nước ra đi bằng những con đường hợp pháp được nhà nước chấp thuận và khuyến khích như phụ nữ th́ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn, Trung Cộng; đi ở đợ ở Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ; đàn ông th́ đi làm thuê ở Trung Đông, Nam Dương, Singapore… Chúng ta giải thích thế nào về một mảnh đất quê hương không giữ được chân người.

    Tháng Tư miền Nam tan hàng phải chăng để cho Cộng Sản thống nhất đất nước và làm một cuộc cách mạng? Cách mạng là một cuộc đập phá cái cũ để xây dựng cái mới, hoàn hảo, tốt đẹp hơn, cách mạng không phải là để phá cái tốt đi và làm cho xă hội tồi tệ hơn. Đạo đức suy đồi, nhân tâm ly tán, nhân phẩm phụ nữ trong xă hội Việt Nam ngày nay xuống thấp chưa từng thấy. Chế độ công an trị, dùng công an như là một dụng cụ bạo lực để trấn áp nhân dân. Sự tàn ác của lực lượng này được thể hiện qua những chuyện xẩy ra hằng ngày ngay giữa thời đại văn minh tiến bộ này. Chỉ v́ những lỗi nhỏ, không đáng nhận một món tiền phạt đáng giá một bữa cơm, công an côn đồ có thể đánh bể đầu, găy cổ, giết chết người vi phạm, tàn nhẫn đạp vào mặt dân, tệ hại hơn hành động của thời Pháp thuộc, qua h́nh ảnh những người lính đánh thuê Phi Châu “rạch mặt” hay lính “partisan” ngày trước.

    Nhiều người đă nh́n bức tranh xă hội Việt Nam dưới thời Cộng Sản ngày nay qua cái nh́n “tốt đẹp”, trong đó ai cũng thỏa măn theo cách riêng của ḿnh, giàu sang th́ hưởng thụ theo cách giàu sang, nghèo hèn th́ cũng ăn nhậu, tiêu xài theo cách riêng của ḿnh. Sư, Cố thỏa măn trong khuôn viên chùa hay nhà thờ của ḿnh, tôn giáo thời nay quả là thuốc phiện không sai. Thanh niên, sinh viên lo chạy theo cái ăn cái mặc, vật chất xói ṃn lư tưởng . Nỗi sợ hăi bao nhiêu năm qua đă nhiễm vào máu huyết, xin đừng đụng đến tôi, tôi cũng không muốn đụng đến ai. Đừng nghe, đừng nói, đừng nh́n để sống c̣n, muốn sống phải biết sợ.

    Tôi thật không đủ lạc quan để hy vọng, khi mà trước bất công, đàn áp, con người ta chỉ biết cúi đầu… cầu nguyện, không dám hợp đồng mà chỉ lâm râm cầu nguyện vừa đủ cho ḿnh nghe.

    Đó là những ǵ tôi nghĩ về những di lụy của một Tháng Ba găy súng, tiếp theo một Tháng Tư tan hàng và về đất nước hôm nay.

    Huy Phương
    http://www.vietthuc.org/2011/04/19/t...6%B0-tan-hang/


    LỜI GHI CHÚ : Bài của Huy Phương bên trên ; b́nh luận về cuốn truyện tự thuật của một đời lính : " Tháng ba găy súng " do tác giả " Cao xuân Huy " viết ; bài trên chỉ nói lên ư nghĩ riêng của tác giả Huy Phương , không nhất thiết là ư nghĩ chung . Khi đọc một tác phẩm , mỗi người có một suy niệm riêng khi so sánh đời ḿnh với sách vở , tuỳ số tuổi , hoàn cảnh , có thể đưa tới nhận định khác nhau .

    ==================== ==================== =====



    http://www.amazon.com/Thang-Sung-Vie.../dp/B007S33X6A =>> Sách ebook có bán tại đây gÍa $5

    ==================== =


    "...Bây giờ lên lon, lên chức liên tục dù rằng đă trễ, tưởng rằng sự nghiệp kaki sẽ khá hơn chút đỉnh, nào ngờ lương thiếu úy chưa được lănh, hồ sơ chức vụ đại đội phó chưa điều chỉnh xong th́ đời Sáng đă xong.
    Khi địch tràn ngập vị trí pḥng thủ ở đỉnh đồi, Sáng đă xin pháo binh bắn thẳng vào đầu ḿnh, không khóa, không mă, không ngụy, không ám danh đàm thoại ǵ hết trên hệ thống truyền tin, tiếng Sáng ngắn gọn sau một tiếng chửi thề: "Đụ mẹ, nó đông quá, chụp lên đầu tao!" Pháo đă chụp lên đỉnh đồi và hai chiếc máy bay cũng nhắm thẳng đỉnh đồi mà dội.

    Cái chết thật anh hùng nhưng cái chết thật vô danh - đă đành -. Cái sống anh hùng của cả một tiểu đội vẫn bám chặt, vẫn chiến đấu trên ngọn đồi đă bị địch tràn ngập cho đến khi được giải cứu, đă chỉ được nhắc nhở đến như một tin tức b́nh thường. Có vô t́nh quá không, mặc dù ai cũng hiểu một vài điều khích lệ lúc này, một chút cử chỉ quan tâm lúc này c̣n giá trị hơn một triệu hành động tuyên truyền chiến tranh chính trị.

    Tôi thắc mắc không hiểu tiểu đội anh hùng này là người hùng riêng của tiểu đoàn 4 hay họ cũng là anh hùng của cả binh chủng, của cả quân đội. Chắc chỉ có những ông xếp lớn chết hoặc sống hơi "ngon" một chút mới đáng là anh hùng, c̣n những thằng cỡ thiếu úy Sáng, cỡ tiểu đội cố thủ trên đồi 51 này th́ là "cái mẹ ǵ". Quân đội không thiếu những anh hùng cỡ là "cái mẹ ǵ" mà thành ra thiếu anh hùng một cách trầm trọng.

    Tôi sực nhớ lại một trong những người là chiến sĩ xuất sắc thuộc tiểu đoàn tôi về dự đại hội chiến sĩ xuất sắc ở Sài G̣n năm 73 là người quanh năm suốt tháng ở hậu cứ, hầu như suốt cuộc đời nhà binh chưa hề nghe một tiếng súng bắn ngược. Hoan hô những người hùng. "....


    http://kinhdotruyen.com/tac-gia-cao-...n-i-68074.html ==>> HAY ĐỌC MIỄN PHÍ TRÊN PC
    Last edited by Tui-ne; 18-12-2012 at 05:58 PM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Tui đă mua sách từ Amazon, giá chỉ US$10. Để từ từ đọc.

    Tui nghỉ như thế này, ḿnh nên ủng hộ những tác giă trong nước để xem c̣n sót được những ai có điều ǵ bí mật trong cuộc chiến Vietnam mà bọn VC lâu nay dấu diếm. Khi xuất bản kiểu Amazon như thế này th́ lọt qua hệ thống kiểm duyệt cũa VC, đi thẳng 1 đường ngọt sớt từ bàn giấy cũa tác giă ra public, mà public này lại là hàng khủng Amazon.

    Trước đó từ Đêm Giữa Ban Ngày cũa Vũ thư Hiên, chúng ta được biết đến người đẹp cũa HCM là Nông thị Xuân. Bây giờ qua Huy Đức chúng ta biết đến VC nó làm giàu nhờ nhận tiền tuơi $CASH để đi đánh mướn từ TC, và biết đâu chỉ có từ $10 mua ebook cũa ai đó mà chúng ta biết thêm....v.v...

    Quá rẻ phải không các bạn?

  4. #14
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    ...Cũng v́ rút hồ sơ để nghỉ việc nên tôi mới có dịp nh́n thấy trên tờ khai lư lịch đi thi đại học của tôi đă được cán bộ tuyển sinh năm ấy ghi chú ở trên là "con ngụy quyền". Chẳng rơ ḍng chữ ấy trên lư lịch có làm ảnh hưởng ǵ đến "sự nghiệp chính trị" của tôi không, chỉ biết sau khi ở lại trường th́ tôi luôn bị lẹt đẹt, chậm chạp hơn những bạn bè cũng lứa trong việc xét biên chế chính thức, xét tăng lương, xét cử đi học, vv. Nhưng cũng chẳng hiểu tại sao tôi chưa bao giờ thắc mắc về những điều ấy cả, mà luôn chấp nhận đương nhiên bị đối xử tệ hơn, "v́ ḿnh là con ngụy, lư lịch lại xấu, anh chị đi di tản, định cư ở Mỹ" mà. Tôi luôn nghĩ như tôi mà được đi học, lại có việc làm trong nhà nước (thay v́ phải đi buôn bán ở chợ như nhiều người khác cùng lư lịch), th́ dù có bị kỳ thị đôi chút (!), lẹt đẹt đôi chút, cũng là đương nhiên, và thực ra là may mắn lắm rồi!
    Nói thẳng thừng ra, th́ chúng tôi c̣n sống sót đă là may, v́ chúng tôi là bên thua cuộc!...
    Chả hiểu bà chị này đi thi năm nào? Lớp em chả có "con ngụy quyền" nào mà thi đậu cả. Rốt cuộc rồi cả lớp hầu như là chia ra hai nhóm, những đứa được học tiếp, những đứa phải đi kiếm những việc làm vớ vẩn sống qua ngày. C̣n 1, 2 thằng 30 tháng tư th́ để mặc cho bọn bây phấn đấu ḿnh ên.

  5. #15
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    NGHĨ TỪ B̀A SÁCH “BÊN THẮNG CUỘC”

    Nguyễn Ngọc Già


    Tôi chưa được đọc “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức, nhưng b́a sách tạo cho tôi một cảm giác thật ấn tượng. Dù không biết đó là ư tưởng của Huy Đức hay của nhà thiết kế, phải công nhận đó là chi tiết đắt giá cho nội dung câu chuyện gồm 2 phần:
    Phần I: GIẢI PHÓNG
    PHẦN II: QUYỀN BÍNH.
    H́nh ảnh b́a có vẻ khô khan nhưng đầy ư nhị của cái mà tôi cho rằng rất nhiều người đồng thuận: một trong những chiêu bài góp phần cho “Bên Thắng Cuộc” thành công đó là “tuyên truyền” như Paul Joseph Göbbels – Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xă [1] đă thành công và được nhiều người đúc kết dành cho loại tuyên truyền được nâng lên đến tầm “nghệ thuật”: Sự thật là sự dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần.
    B́a trước, nổi bật trên cái cột cũ kỹ cùng mấy sợi dây điện mắc ngang dọc là 2 cái loa chĩa về 2 hướng, cùng một chóa đèn…tối thui, không chút ánh sáng. Tất cả những công cụ đó đen đặc, tương phản với màu trắng sáng trang b́a. Sự tương phản, đối nghịch này làm tôi đặc biệt thích thú với ư tưởng tŕnh bày, mà một số người đă đọc gọi là khá đầy đủ, trung thực về lịch sử Việt Nam kể từ 30/4/1975. H́nh ảnh này gợi cho tôi về khái niệm “tuyên truyền mù ḷa” như người có miệng, có tai nhưng bị bịt mắt không nh́n thấy bất kỳ sự việc lớn nhỏ nào, cùng các biến cố lịch sử của một thời điêu linh. Không những thế, nó làm cho tôi cảm nhận ngay cái dĩ văng “trời tối đen như mực” đă ám ảnh hàng chục năm đối với người Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung: “BÓNG TỐI VÀ NẠN ĐÓI“, phủ trùm trong thành phố “Ḥn Ngọc Viễn Đông” của những năm đầu sau thành công của “Bên Thắng Cuộc”.
    Đối lại với b́a trước, b́a sau là gam màu đen thẫm với những ḍng nhận xét, đánh giá bằng chữ trắng của những người nổi tiếng như: GS. Trần Hữu Dũng, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Chu Hảo, Nhà báo Đinh Quang Anh Thái v.v… kéo người đọc về xem một bức tranh bằng 2 gam màu chủ đạo đại diện cho Thiện – Ác: TRẮNG – ĐEN.
    B́a trước như tượng trưng cho hiện tại, b́a sau như tượng trưng cho quá khứ, đă tạo cho cuốn sách một mạch lịch sử trôi chảy, không đứt găy, nhờ vào kinh nghiệm dày dạn cùng vị trí xă hội mà ít nhà báo nào có được, đă giúp tác giả tŕnh bày, bóc tách và phơi ra những sự thật suốt gần 40 năm qua bị bẻ cong phần lớn.
    Gáy sách, tựa như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đă được chọn gam màu “Xanh Rêu” – một màu sắc đại diện cho những chủ đề thường được gọi là “phủ màu thời gian”, tạo cảm giác buồn hiu, ẩm ướt và trơn trợt. Tác giả như leo trên những vách đá gai góc với rêu phong phủ đầy bằng những sự kiện, những tư liệu hiếm để đưa người đọc t́m về lịch sử chân thật, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tai nạn bất ngờ được báo trước. Phải chăng là một ẩn ư chấp nhận những rủi ro, khi đứng ra tự chịu trách nhiệm đưa đến tay bạn đọc, sau khi nhà xuất bản trong nước từ chối???
    Điều thú vị không kém, tựa đề “Bên Thắng Cuộc” cũng được sử dụng gam màu “Xanh Rêu” ấy. Một “chiến thắng” dựa trên nền tảng ẩm ướt và trơn trợt như “bẫy rập”, liệu có là một thắng lợi bền vững trường tồn dựa trên một sự thật bị bưng bít và bóp méo lâu nay? Kỷ niệm như rêu, Huy Đức đang níu vào và cố tránh trượt ngă bằng tấm ḷng của một nhà báo thuộc về nhân dân?
    Ngay đây, nảy ra trong óc tôi khẩu hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm”, nó bỗng trở nên thật khôi hài trong t́nh h́nh nguy khốn Việt Nam hiện nay!
    Chỉ từ cái b́a trước, b́a sau, gáy sách và ḍng chữ “BÊN THẮNG CUỘC” với sự chọn lọc màu sắc tinh tế cùng h́nh tượng 2 cái loa và chóa đèn tối thui, người thiết kế đă chạm đến chân lư “Chân – Thiện – Mỹ”. Bên cạnh đó, thông qua b́a sách, người đọc cảm được tính trách nhiệm rất cao và cả ḷng tŕu mến, chăm chút cho đứa con tinh thần đầu tay qua hàng ngàn trang viết.
    Với 3 gam màu: trắng, đen, xanh rêu, tác giả đă ngay lập tức tạo được dấu ấn cho người đọc về một giai đoạn lịch sử đầy tranh căi, tao loạn thời hậu chiến với việc tranh đoạt quyền bính trong nội bộ người CSVN, trong khi người dân Việt trở thành “chuột thí nghiệm” liên miên hết từ chính sách này đến ư tưởng nọ, suốt gần 40 năm qua.
    Một b́a sách cho nội dung lịch sử & chính trị – xă hội vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao về nghệ thuật thiết kế!
    Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao tác giả không đặt tựa là “Bên Thắng Trận”, “Bên Chiến Thắng”(?) Có lẽ mỗi người tự t́m trong tác phẩm th́… tốt hơn?! Bởi như Huy Đức trần t́nh, viết không chỉ cho “bên thắng cuộc” mà anh “mong mỏi đi t́m sự thật” [2].
    Chỉ từ tóm tắt qua trang anhbasam [3], những cụm từ: “đổi tiền”, “vượt biên”, “kinh tế mới”, “đánh tư sản”, “nạn kiều”, “xé rào”, “ngăn sông cấm chợ”, “tem phiếu”, “sổ gạo”, “chầu chực”, “xếp hàng cả ngày” v.v… ngỡ đă ch́m vào quên lăng bỗng chốc ùa về tràn ngập ḷng tôi như nó mới vừa diễn ra.
    Tôi rùng ḿnh nhớ lại… ngày xưa!
    Ngoài “Bên Thắng Cuộc”, nhất định phải có “Bên Thua Cuộc”. “Cuộc” nào đây? “Cuộc cờ người” hay “cuộc đời”, “cuộc chiến”? Quả nhiều ư nghĩa miên man và lan man trong óc những ai quan tâm về lịch sử Việt Nam! Dù là “cuộc” nào đi nữa, khi chiến cuộc đi qua, trên những vùng đất khô cằn sỏi đá, lật xác quân thù, người ta chỉ thấy: NGƯỜI VIỆT NAM, dù dưới sắc áo “lính cải tạo” hay chiếc áo thường dân! Và…Máu!!! Và… Nước Mắt!!! Của đồng bào Việt Nam!
    Cần lắm, những tiếng nói khách quan, duy lư khác từ “Bên Thắng Cuộc” cho đến “Bên Thua Cuộc”, đặc biệt từ những người đă sống và chịu đọa đày như Nhà văn Phan Nhật Nam [4] – một trong những người thuộc “Bên Thua Cuộc” nổi tiếng với tác phẩm “Mùa Hè Đỏ Lửa”, không những thế, điều quan trọng hơn, ông đă “tồn tại” 18 năm (1975 – 1993) như nhân chứng sống, trước khi tị nạn tại Mỹ. Sự lên tiếng ở đây, không phải để khơi gợi hận thù mà cần làm rơ lịch sử như là trách nhiệm cá nhân ông, như Huy Đức viết:
    “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” [2]
    Hy vọng, “Bên Thắng Cuộc” sẽ trở thành “best seller” nhanh chóng trên thế giới.
    Chúc mừng nhà báo Huy Đức và cám ơn anh với tác phẩm đầu tay này.

    Nguyễn Ngọc Già
    _______________

    p/s: xin đừng hỏi tôi thuộc “bên nào”, bởi thật sự tôi cũng chẳng biết tôi là “bên nào”, ngoài định nghĩa của cá nhân tôi – bên Năm [5]
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Paul_Jo....ADt_kh.C3.A1c[1]
    http://danluan.org/tin-tuc/20121206/...i-sao-toi-viet [2]
    https://anhbasam.wordpress.com/2012/...oc/#more-84960[3]
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Nh%E1%BA%ADt_Nam [4]
    http://danluan.org/tin-tuc/20100421/...gay-30-thang-4 [5]

    Nguồn:
    http://chauxuannguyenblog.wordpress....uyen-ngoc-gia/

  6. #16
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Đánh cho gần chết lại vực giậy cho ăn bánh vẽ

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Vũ Thị Phương Anh
    Sunday, December 16, 2012 at 1:59pm

    http://www.facebook.com/notes/vu-thi...riend_activity

    Bên Thắng Cuộc [BTC] của Huy Đức [HĐ] Sau này, mỗi khi có dịp nghĩ đến những sự kiện đă xảy ra, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi, những nạn nhân xấu số của bên thua cuộc ấy đă nghĩ ǵ, và cảm nhận những ǵ, trong những phút giây đau đớn cuối đời?
    Nhưng rồi th́ người ta cũng phải quên đi để mà sống. Trong số bạn bè có lư lịch thuộc "phía bên kia" giống tôi (có lẽ phải khá hơn tôi một chút, v́ ngoài việc thuộc về phe thua cuộc th́ tôi c̣n là Bắc di cư, Công giáo, cha ngụy quyền, anh chị di tản), cũng có những người sau này vào Đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng. Đa số đi làm cho công ty nước ngoài khi VN bắt đầu mở cửa, lương bổng tử tế, cuộc sống khá ung dung. Một số không nhỏ đi định cư ở nước ngoài theo diện HO của cha sau khi đi cải tạo về, hoặc lấy chồng, lấy vợ là con của những người HO và sau đó được bảo lănh để đoàn tụ gia đ́nh. Mọi việc rồi cũng nguôi ngoai, cuộc sống cứ tiếp diễn, bạn bè, đồng nghiệp, sui gia có nhiều người thuộc phe chiến thắng, là Đảng viên ĐCS ... Tưởng như cuộc chiến đă hoàn toàn qua đi, sự chia rẽ giữa những người Việt thực sự đă không c̣n... Mà cũng chẳng ai muốn nhớ đến hoặc nhắc đến những ngày tháng đen tối ấy để làm ǵ. Chỉ giữ ở trong ḷng, v́ nó là một phần cuộc đời ḿnh, thế thôi.
    Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những kư ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra. Những ḍng chữ trong cuốn sách của HĐ được tác giả viết bằng giọng văn rất b́nh thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những kư ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đă thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ. Nhưng cũng chính v́ giọng văn b́nh thản đó mà những sự vô lư đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rơ. Chúng không làm tôi xúc động - v́ chăc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân c̣n lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ th́ những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ư thức rơ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đă làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?
    V́ nếu bên thắng cuộc không chịu thực t́nh t́m hiểu và không chân thành nhận lỗi, th́ sẽ không bao giờ có sự ḥa giải thực sự.
    Để tồn tại, những người thua cuộc đă phải chấp nhận - dù muốn dù không - từ đó đến nay, đă cố nguôi ngoai để quên đi và chung sống, nên chắc chắn họ không cần sự ḥa giải này. Giờ đây, những người thực sự cần ḥa giải phải là bên thắng cuộc chứ không bao giờ là bên thua cuộc nữa. Bên thắng cuộc chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể dễ dàng có được sự ḥa giải thôi, đó là có sự độ lượng và công bằng đối với bên thua cuộc ngay khi họ vừa chiến thắng.
    V́ khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, th́ bên thắng cuộc đă cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của ḿnh bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là v́ họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa.
    Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nh́n phía của những người thua cuộc đây?

    Nguồn:
    http://bon-phuong.blogspot.com/2012/...thua-cuoc.html
    "Nỗi đau thua cuộc đă được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính ḿnh mới là người có chính nghĩa"

    Một câu nói nhẹ dạ cả tin, hay nịnh bợ? hay là cái bánh vẽ, ly nước đường sau khi đánh kẻ thua hàng trăm ngàn trong địa ngục cải tạo hàng chục năm? Những người thua, bị cải tao ai cần niềm tự hào với ai? Tự nó đã ghi vào lịch sử vào tâm hồn, lòng người. Chả ai cần ai tuyên dương? Haylà phe thắng dở trò hối lối lẩm bẩm " Lỗi tại tôi mọi đàng".
    Chuyện cũ đã qua, người thua cuộc bây giờ chỉ mong sao trong nước hết tham nhũng,, người dân bớt nghẹt thở, và bớt bị bon cầm đầu ăn hớt com chim.

  7. #17
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by salsa View Post
    Có khi bị /được sót đó a DanGong. Bạn tôi lả con trung tá "Nguỵ" , vô Bách Khoa năm 1976 nhưng đang học năm thứ 2 hay 3 ǵ đó th́ bị kêu đi bộ đội ( bạn tôi nghỉ học vượt biên luôn).
    Em nghĩ họ cho lọt một 2 người để có cơ hội tuyên truyền. Trong lớp của em ban đầu cũng có một người trong nhóm bị liệt là "con em nguỵ quân nguỵ quyền" có giấy đậu tạm thời. Cũng mừng dùm cho hắn, nhưng chỉ vài tuần sau th́ có giấy chính thức là không được nhận. Một thất vọng lớn của một giới trẻ mới lớn. Ḿnh lúc đó có cảm tưởng là đang bị ngoại bang đô hộ.
    Vấn đề là người Việt tị nạn đă học ǵ từ những bài học cay đắng này? Ta có đủ tư cách để không bắt chước đối xử như bọn tiểu nhân kia?

  8. #18
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    WOW! BLOODY UNBELIEVABLE!

    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Em nghĩ họ cho lọt một 2 người để có cơ hội tuyên truyền. Trong lớp của em ban đầu cũng có một người trong nhóm bị liệt là "con em nguỵ quân nguỵ quyền" có giấy đậu tạm thời. Cũng mừng dùm cho hắn, nhưng chỉ vài tuần sau th́ có giấy chính thức là không được nhận. Một thất vọng lớn của một giới trẻ mới lớn. Ḿnh lúc đó có cảm tưởng là đang bị ngoại bang đô hộ.
    Vấn đề là người Việt tị nạn đă học ǵ từ những bài học cay đắng này? Ta có đủ tư cách để không bắt chước đối xử như bọn tiểu nhân kia?
    Vấn đề là người Việt tị nạn đă học ǵ từ những bài học cay đắng này? Ta có đủ tư cách để không bắt chước đối xử như bọn tiểu nhân kia?

    -- Gong có hiểu ngươi đang lảm nhảm cái ǵ không? Khả năng xảo biện của Gong càng ngày càng tiến bộ vượt bực!

    Tiểu nhân à? Ngươi có hiểu tiểu nhân là ǵ không?

    -- Nhà ngươi phải hiểu rằng: cấm học hành là một h́nh thức trả thù tàn bạo nhất, tin vi nhất sao?

    Nhà ngươi ở Đức mà không biết lịch sử Đức à? La Mă nó giáo dục một thằng Đức thành tướng, tên này áp dụng kiến thức La Mă đánh tanh bành bọn La Mă (ở Đức)!

    Cấm con cái của những Quân Nhân Cán Chính VNCH không được học hành để trị dễ hơn ngươi hiểu không? Khi họ ngu dốt, có muốn phản đối cũng không biết phương pháp phản đối!

    Nhà mi lo quá xa cho con cái của vẹm: đầu tôm một lũ! Học cái đỗ mười ǵ?

  9. #19
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    WOW! BLOODY UNBELIEVABLE!



    Vấn đề là người Việt tị nạn đă học ǵ từ những bài học cay đắng này? Ta có đủ tư cách để không bắt chước đối xử như bọn tiểu nhân kia?

    -- Gong có hiểu ngươi đang lảm nhảm cái ǵ không? Khả năng xảo biện của Gong càng ngày càng tiến bộ vượt bực!

    Tiểu nhân à? Ngươi có hiểu tiểu nhân là ǵ không?

    -- Nhà ngươi phải hiểu rằng: cấm học hành là một h́nh thức trả thù tàn bạo nhất, tin vi nhất sao?

    Nhà ngươi ở Đức mà không biết lịch sử Đức à? La Mă nó giáo dục một thằng Đức thành tướng, tên này áp dụng kiến thức La Mă đánh tanh bành bọn La Mă (ở Đức)!
    Cấm con cái của những Quân Nhân Cán Chính VNCH không được học hành để trị dễ hơn ngươi hiểu không? Khi họ ngu dốt, có muốn phản đối cũng không biết phương pháp phản đối!

    Nhà mi lo quá xa cho con cái của vẹm: đầu tôm một lũ! Học cái đỗ mười ǵ?
    Em ít học nên chỉ biết lịch sử cận đại của Đức thôi. Tuy không có đạo nhưng qua đàm thoại với bác em hiểu ra là tại sao chúa Jesus hồi đó bị ném đá quá trời. Dù có đạo hay không ta cũng nên coi mùa này là mùa yêu thương, nhẹ nhàng với nhau một chút đi bác. Ngoài ra trên mạng mà hùng hổ với ai?

  10. #20
    HangChot
    Khách

    Hê hê

    Con hồ ly tinh bái CS làm sư phụ !
    Nhân tâm độ lượng, đao kiếm vô t́nh !
    Chính v́ biết Nhân tâm độ lượng nên Lục Yễm đă để lại Gươm thần !
    ...c̣n CS th́..." đồ chơi " ??

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •