Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 42

Thread: Tâm Hồn Cao Thượng

  1. #11
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    11. Cha tôi


    Enricô ơi ! Chắc hẳn những bạn con như Côrêtti và Garônê không bao giờ trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con đả đối với cha con chiều qua . Con phải thề cùng mẹ rằng từ rầy con sẽ không thế nữa . Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ . Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại giường để trối trăn . Khi đó, nghe những câu nói cuối cùng của cha, chắc ḷng con sẽ phải thổn thức, ân hận v́ đă có điều ở tệ với cha . Lúc bấy giờ con mới hiểu rằng: trước kia cha con thực là một người bạn tốt của con; mỗi khi bất đắc dĩ phải phạt con th́ ḷng cha đau đớn hơn con và chỉ muốn cho con sửa lỗi nên cha mới phảI làm cho con khóc .

    Trừ ḷng yêu con, thương con, c̣n ngoại giả cha con giấu hết . Nào con có biết : những khi phải lao tâm lao lực quá, tưởng ḿnh chẳng c̣n sống được bao lâu nữa, cha con lại lo buồn cho con sau này sẽ phải chơ vơ và không nơi nương tựa! Nào con có biết: bao phen bị mối ưu phiền ấy ám ảnh, cha con đă vào giường con đang giấc ngủ say, đứng đó nh́n con mà nghĩ ngợi ! Nào con có biết: lắm khi cha con đang chán nản về việc đời không được như ư, chợt nh́n thấy con là mọi nỗi sầu đều tiêu tan cả v́ người cha vất vả ấy cần đến t́nh yêu của con mới được yên ḷng và trở nên can đảm .

    Trong lúc cha con đang trông mong vào ḷng hiếu thảo của con; bổng thấy con mang ḷng lănh đạm, tệ bạc th́ cha con khổ thống biết là dường nào ? Con đừng lầm lạc vào con đường bội nghĩa vong ân ấy . Con nên nghĩ rằng ở đời này không có cáci ǵ là vững bền cả, con có thể mồ côi cha lúc c̣n bé . . . Con có thể mất cha trong một năm nữa, một tháng nữa hay ngày mai cũng không biết chừng !

    Ôi ! đến lúc bấy giờ con sẽ thấy cảnh vật ở xung quanh con thay đổi cả, con sẽ nh́n thấy nhà ta vắng vẻ quạnh hiu, con sẽ trông thấy mẹ con đầu tang tóc rối, âm thầm chua xót ! Thôi ! Con ơi. Mẹ nói đă nhiều. Con hăy lên nhà t́m cha con, ôm gối cha mà xin lỗi .

    Mẹ con


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  2. #12
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    12. Thú quê


    Cha tôi đă tha lỗi cho tôi và cho phép tôi theo anh Côretti và cha anh về vùng quê chơi . Chúng tôi vốn khao khát chút khí trời thoáng đăng trong sạch, nay được đi chơi, thật là vui vẻ như ngày hội .

    Đúng hai giờ chiều hôm qua, Đêrôtxi, Garônê, Garôpphi, Precôtxi, Côretti bố, Côretti con, và tôi đều tề tựu tại vườn “Ông Thượng” . . . Ai nấy đều mang theo hoa quả, bánh trứng để ăn đường . Tôi mang một cái bát gỗ, một b́nh sắt tây, Garônê xách một bầu rượu vang trắng . Côretti đeo một cái b́nh toong to tướng của cha anh đi lính ngày xưa đựng đầy rượu vang đỏ, Prêcôtxi cắp bên cái yếm thợ rèn, một cái bánh hai cân . Chúng tôi đáp ô-tô hàng ra ngoại châu thành chừng năm sáu cây số.

    Nửa giờ sau, chúng tôi xuống xe và rẽ vào một cánh đồng cỏ bao la, xa xa nổi mấy ngọn đồi . Trời xanh cỏ biếc ! Gió thổi hiu hiu . Thực là xinh đẹp và mát mẻ vô cùng ! Chúng tôi đi . Chúng tôi chạy . Chúng tôi nằm lăn ra cỏ, chúng tôi gội đầu trong suối, chúng tôi nhảy qua bờ rào . . .!

    Cha anh Côretti, áo vắt vai, miệng ngậm tẩu, đi sau nh́n chúng tôi, thỉnh thoảng lại thét lác cho chúng tôi đừng nghịch phá rách cả áo quần . Hôm nay anh Prêcôtxi cũng huưt c̣i, có lẽ trời mưa mất ! Côretti mau lẹ như con nai, vừa đi vừa lấy cành cây gọt đủ thứ : cánh cối xay, th́a, đĩa, ống tiêm rất khéo ! Đêrôtxi chốc chốc lại đứng lại bảo chúng tôi tên các cây cỏ và sâu bọ . Sao mà anh biết lắm thế ? Không biết anh học những khoa ấy tự bao giờ, Garônê im lặng gặm bánh: từ khi mẹ anh mất đến giờ, anh có vẻ kém vui, song ḷng anh vẫn tốt như xưa . Anh giơ tay đón mỗi khi chúng tôi qua hố, qua cầu . Prêcôtxi sợ ḅ như cọp v́ ngày c̣n bé anh bị ḅ húc một lần . Garônê biết ư mỗi khi gặp hố là anh đứng chắn Prêcôtxi đi qua .

    Chúng tôi vừa đi vừa chơi như thế cho tới địa phận làng Margơretta . Ở đây có nhiều đồi, ngọn nào cũng có cây cao bóng rợp . Chúng tôi thi nhau lên đồi, chúng tôi nhảy nhót lăn lộn . . .

    Prêcôtti nhảy qua bụi, rách quần, thẹn đỏ mặt . May sao Garôpphi có sẵn ghim trong túi đem ra díu lại cho bạn .

    Garôpphi một ḿnh thơ thẩn nhặt sỏi, nhặt đá, chắt chiu giấu kỹ tưởng trong có ngọc, có vàng .

    Đêrôtxi, Côretti và tôi, ba người hết chạy nhảy lại leo trèo, hết đùa chỗ rậm lại chơi chỗ nắng, ḥ reo vùng vẫy như một bọn điên . Cuối cùng mệt lả, chúng tôi mới chịu lên một ngọn đồi rồi gọi nhau hội họp dưới bóng cây, trên đám cỏ để ăn uống . Đứng trên đỉnh đồi chúng tôi nh́n ra một bức toàn cảnh rất đẹp : dưới chân một cánh đồng mênh mông xanh rờn, xa xa là dẫy Anpi, sườn nhuộm sắc lam, đầu phô tuyết trắng !

    Chúng tôi đói quá ăn rất ngon miệng . Cha anh Côretti hái lá bi làm đĩa đựng gị và phân phát đồ ăn cho chúng tôi .

    Chúng tôi vừa nói chuyện về thầy giáo, các bạn vắng mặt và bàn về chuyện thi.

    Cha anh Côretti uống rượu vui vẻ lắm, ông bảo chúng tôi:

    Những người hàng củi cần uống rượu hơn các cậu học tṛ, v́ bé mà uống rượu th́ có hại .

    Chúng tôi đáp:
    - Chúng tôi không biết uống . Mời ông uống thật say!

    Ông nói tiếp:
    -Các cậu chơi đùa với nhau hôm nay có thích không ?

    Chúng tôi đồng thanh đáp “có” và mong thỉnh thoảng lại có cuộc đi chơi này .

    Ông nói:
    - Bây giờ c̣n nhỏ, các cậu chơi với nhau xem chừng thân thiết lắm . Nhưng một mai, cậu Enricô, cậu Đêrôtxi làm luật sư hay giáo sư chẳng hạn, c̣n các bạn khác kẻ làm thợ, người buôn, lúc ấy có lẽ “ôi thôi” t́nh bạn bè !

    Đêrôtxi đáp:
    - Đời nào ! Đối với tôi, Garônê sẽ vẫn là Garônê, Prêcôtxi vẫn là Prêcôtxi, các bạn khác cũng thế, dù tôi có làm đến Hoàng đế nước Anh chăng nữa, t́nh cố cựu vẫn y nguyên .

    Cha anh Côretti nâng cốc, nói:
    -Khá lắm ! Khá lấm ! Cậu nói nghe được ! Học đường vạn tuế ! Học đường là một gia đ́nh cho kẻ khó và cho người giàu ! Tôi nâng cốc này chúc cho t́nh thân ái của các cậu được lâu dài !

    Chúng tôi đều vỗ tay khen .

    Trời gần tối . Chúng tôi xuống đồi, dắt tay nhau vừa chạy vừa hát . Qua bờ sông Pô, chúng tôi đă thấy lập ḷe trăm ngh́n con đom đóm giỡn bay trên cỏ và dưới sông sóng vỗ đen ng̣m !

    Về đến vườn “Ông Tượng”, chúng tôi cùng nhau chia tay và hẹn chủ nhật tới sẽ lại gặp nhau trong cuộc phát thưởng cho thợ thuyền .


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  3. #13
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    13. Đi ngoài phố


    Hôm kia, khi con ở trường câm về, con đă xô phải một người đàn bà . Lần sau, con phải có ư tứ hơn v́ ở phố con cũng có bổn phận . Lúc ở nhà, khi ở trường, con đă giữ ǵn cử chỉ của con được đứng đắn, cớ sao ra phố là nơi công chúng qua lại, con lại xao nhăng ? Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người gia nua, những kẻ nghèo khóc, những người đàn bà dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước .

    Ta phải kính trọng tuổi thọ, cảnh cơ hàn, t́nh mẫu tử, cảnh tàn tật, sự lao khổ và sự tử vong.

    Mỗi khi con thấy xe đến chân mà người ta không biết, nếu là người lớn th́ con bảo, nếu là trẻ con th́ con chạy dắt vào .

    Đứa trẻ kia đứng khóc một ḿnh, con chạy lại hỏi han, dỗ dành hoặc thỉ bảo . Cụ già nọ đáng rơi cây gậy, con lại nhặt giúp . Gặp trẻ con căi nhau, con đứng lại can ngăn .Gặp người lớn đánh nhau, con hăy tránh xa để khỏi phải nh́n tấn kịch thương tâm nó sẽ làm trơ rắn ḷng con.

    Gặp người bị trói giải qua đường, con không nên nhập bọn với những kẻ ṭ ṃ độc ác mà nh́n người ta, v́ có khi họ là người oan uổng, vô tội .

    Khi có đám ma đưa qua, đừng cười, nói với bạn con nữa, hăy ngả mũ chào, v́ biết đâu ngày mai, nhà con cũng sẽ có người tạ thế .

    Trông thấy những trẻ em trường Bà Phước xếp hàng đi qua, mù ḷa có, câm điếc có, què quặt có, mồ côi có, vô thừa nhận có, con nên giữ lễ độ và tưởng tượng rằng đó là những số phận xấu hèn và những tấm ḷng từ thiện của loài người đang diễn ra trước mặt con .

    Có ai hỏi thăm đường, con phải trả lời cho có phép . Đừng chế nhạo ai, đừng chạy nhảy, đừng nô đùa, đừng ḥ reo, đừng xô đẩy, phải giữ luật đi đường . Con phải biết rằng chỉ liếc mắt trông qua cách cử chỉ của nhân dân đi ngoài phố mà người ta có thể xét đoán được tŕnh độ giáo dục của cả một dân tộc . Ở xứ nào mà con nh́n thấy những điều thô bỉ ở ngoài đường, tất con sẽ nh́n thấy những điều thô bỉ ở trong nhà .

    Nếu một mai con phải đi xa, con sẽ thấy h́nh ảnh thành phố con là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn quê hương của tuổi thơ hiển hiện luôn trong óc con . Ở thành phố ấy, con đă tập đi những bước thứ nhất do tay mẹ con dắt; ở thành phố ấy, con đă học bài thứ nhất do thầy con dạy, và ở đấy con đă làm quen với những người bạn thứ nhất trong đời con . Vậy con hăy yêu tỉnh thành con cùng là phố xá và dân sự, hễ ai nói động đến thành phố con, con phải hết ḷng bênh vực .

    Cha con.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  4. #14
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    14. Ba Mươi hai độ


    Bây giờ đă sang tiết hè, trời nóng quá! Người đă thấy nhọc và kém vẽ tươi tắn của mùa xuận Cổ và chân đă thấy mỏi, đầu muốn ngả, mắt muốn nhắm . Anh Nêlli khổ về nóng nực, mặt mũi xanh xao thỉnh thoảng lại gục đầu xuống vở ngủ một giấc dài . Anh Garônê khôn hơn, bao giờ cũng có ư dựng sách trước mặt để thầy giáo khỏi nh́n thấy đôi mắt đỏ ngầu . C̣n anh Nôbix cứ kêu ra rả rằng lớp đông người quá, không đủ không khí thở . Coi đó, có thể biết : mùa hè đến. Mùa hè đến, chúng tôi đă phải cố gắng biết là bao nhiêu để học tập .

    Nh́n qua cửa sổ, tôi thấy cây cối xanh tốt, bóng rợp rung rinh như muốn khêu gợi sự nô đùa mà tôi buồn . Ngày nào cũng phải ngồi giam torng buồng học với cái nóng nung người như thế này th́ thật là khó chịu quá! Tuy nhiên, mỗi khi mẹ tôi thấy tôi loay hoay viết lách và hỏi tôi: "con có nhọc không ?" th́ tôi lại làm bộ nhanh nhẹn thưa "Không" để mẹ tôi được yên ḷng .

    Sáu giờ sáng nay, mẹ tôi gọi dậy để học bài, thấy tôi uể oải, mẹ tôi khuyên:

    - Con hăy chịu khó đi học, con ạ! Chỉ c̣n ngót tháng nữa, con sẽ được nghỉ hè . Mẹ sẽ cho con về quê chơi . Con c̣n sung sướng hơn bao nhiêu trẻ không có nghỉ hè . Con chẳng xem trong lúc trời nóng như thiêu như đốt, những đứa trẻ nhà quê phải dăi thân giữa cánh đồng ? Những đứa trẻ học nghề luôn luôn phơi mặt bên cạnh ḷ nấu thủy tinh ? Những cái nóng ấy c̣n khó chịu gấp mấy lần cái nóng ở nhà trường ! Cố lên ! Con ạ !

    Thêm vào những tấm gương nhẫn nại mà mẹ tôi vừa nói, chúng tôi c̣n có cái gương hoạt động nữa vẫn ngay cạnh ḿnh . Đó là Đêrôtxi . Anh không biết nhọc là ǵ . Mùa hạ cũng như mùa đông, bao giờ anh cũng tỏ ra nhẹ nhàng, mau mắn .

    Trong lớp c̣n có hai người học tṛ nữa vẫn tỉnh táo và chăm chú là anh Xtarđi, mới chế ra được môn thuốc chữa bệnh ngủ gật là tự véo vào đùi ḿnh và Garôpphi, anh chàng làm tiền cứ luôn tay làm những cái quạt giấy để bán cho anh em . Nhưng người can đảm nhất có lẽ là anh Côrêtti, anh Côrêtti đáng thương, ngày nào cũng phải dậy từ gà gáy để vác củi giúp cha; v́ thế cứ đến gần mười một giờ là mắt anh híp lại, đầu anh rủ xuống . . . Biết thế anh hết sức cựa quậy hay tự đập vào gáy cho tỉnh ngủ, có khi anht tự xin phép ra ngoài để rửa mặt hay nhờ người ngồi bên cạnh cấu hộ cho rơ đau. Sáng nay không gượng được nữa, anh gục xuống bàn làm một giấc thật say .

    Thầy giáo gọi:
    - Côrêtti !

    Anh không biết ǵ.

    Thầy giận gọi lần nữa:

    - Côrêtti!
    Bỗng một người bạn ở gần nhà anh đứng lên mách:

    - Thưa thầy, anh ấy đội củi từ 5 giờ sáng ạ.

    Thầy để yên anh ngủ và giảng tiếp bài . Nửa giờ sau, thầy sẻ xuống bàn, thổi và trán anh, anh sực tỉnh, thấy thầy, sợ quá! Nhưng thầy vỗ vai anh bảo:
    - Thầy không mắng con đâu . Giấc ngủ của con không phải là giấc ngủ của đứa lười . Sáng nay, con đă làm nhiều, thầy biết.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  5. #15
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    15. Ngày khai trường

    Tại thành Torino (1), thứ hai, ngày 17.

    Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đă thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp Ba. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học tṛ. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, cảnh binh và người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.

    Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật ḿnh ngoảnh lại th́ ra thầy giáo lớp Hai tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi :

    _ Enricô ơi! Thầy tṛ ta từ nay chia tay nhau nhỉ?

    Điều ấy, tôi đă nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh ḷng. Mẹ tôi và tôi phải chen chúc măi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt pḥng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.

    Hôm nay, lại được trông thấy 7 pḥng học ở từng dưới là nơi ṛng ră ba năm trường, ngày nào tôi cũng lui tới, ḷng tôi sung sướng vô cùng!

    Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp Một đứng ở cửa lớp, thầy tôi liền bảo :

    _ Enricô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nh́n em qua lại !

    Mẹ tôi đỡ lời:

    _ Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.

    Chúng tôi chào cô rồi đi.

    Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám các bà, một số người thất vọng v́ không c̣n chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người coi lớn vọt lên. Ở từng dưới, việc chia lớp đă xong. Mấy tṛ em mới đến trường là lần thứ nhất, không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham ; người ta phải dùng sức lôi vào. Có em đă ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ th́ tru lên khóc.

    Em trai tôi vào lớp cô Đencatri, c̣n tôi th́ học thầy Perbôni ở trên gác.

    Đúng 10 giờ th́ học tṛ lớp tôi đều vào cả ; 54 người trong bọn, tôi nhận măi mới thấy 15 hay 16 bạn lớp cũ. Trông thấy tôi, anh Đêrôtxi, người học tṛ bao giờ cũng chiếm phần thưởng thứ nhất, liền ra hiệu mừng rỡ.

    So với rừng rậm và non xanh là những nơi tôi đă qua chơi mấy tuần lễ trước th́ trường học coi bé nhỏ và buồn tênh !

    Hết nhớ cảnh lại nhớ người. Tôi nhớ thầy cũ tôi ở lớp hai, một ông thầy khoan từ và vui vẻ, bao giờ trông thấy tôi cũng mỉm cười. Tôi rất tiếc không được thấy thầy ở đây với bộ tóc hoe đỏ rối bù.

    Thầy giáo chúng tôi bây giờ, người to lớn, không có râu, tiếng nói sang sảng. Đứng trên bục cao, thầy nh́n xuống cḥng chọc hết người này đến người khác h́nh như muốn coi thấu tâm t́nh chúng tôi. Thầy nghiêm quá, ít khi thấy nở một nụ cười.

    Tôi nghĩ bụng : "Hôm nay mới là ngày đầu, c̣n mười tháng nữa mới đến nghỉ hè. Trong mười tháng ấy sẽ có biết bao nhiêu là việc làm, bao nhiêu là bài làm và bao nhiêu là sự khó nhọc đang chờ ta !" , nên lúc ra về tôi có vẻ chán nản. Mẹ tôi khuyên rằng :

    _ Enricô ơi ! Hăy can đảm lên, con ạ !
    Mẹ sẽ cùng học bài với con ...

    Tôi yên tâm theo mẹ tôi về nhà, nhưng ḷng vẫn nhớ tiếc một ông thầy vui tính và hiền từ, vẫn thấy trường học kém vui, không bằng năm ngoái.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

    --------------------------------
    Chú thích:
    (1) Tôrinô: một thành phố ở khu tây bắc nước Italia, trên sông Pô

  6. #16
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    16. Thầy giáo mới


    Tưởng thế, chứ thầy giáo mới chúng tôi dă khéo làm xứng ư mọi người ngay sáng hôm nay.

    Giờ vào học, sau khi thầy đă ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học tṛ cũ qua cửa cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi một cách rất cung kính. Đủ biết học tṛ cũ cũng quyến luyến thầy biết dường nào và như muốn c̣n được ở gần thầy. Nhưng chào th́ chào, bắt tay th́ bắt, thầy không nh́n thẳng mắt ai, cứ lảng trông ra cửa sổ. Những dấu thân ái và biết ơn ấy tưởng đă làm cho thầy thoả ư nhưng trái lại đă khiến thầy mủi ḷng.

    Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học tṛ mắt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi : "Con làm sao?" Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học tṛ bàn dưới leo lên ghế dun dẩy như người trượt băng. Bất đồ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng ông Perbôni sẽ đập vào vai anh học tṛ dại dột kia, bảo rằng : "Không được làm thế nữa". Có thế thôi. Rồi thầy b́nh tĩnh về chỗ đọc nốt bài chính tả.

    Khi viết xong, thầy yên lặng nh́n chúng tôi một lúc rồi ôn tồn nói :

    _ Các con ơi ! Hăy nghe ta ! Chúng ta cùng nhau phải qua một năm học. Chúng ta nên hết sức làm việc để qua năm ấy cho được tốt đẹp. Phải chăm chỉ. Phải ngoan ngoăn. Ta không có gia đ́nh. Các con là gia đ́nh của ta. Năm ngoái, mẹ ta c̣n, bây giờ người đă khuất. Ta chỉ c̣n có một ḿnh ta. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không c̣n có ai nữa; ngoài sự thương yêu các con, ta không c̣n thương yêu ai hơn nữa. Các con ví như con ta. Ta sẽ yêu dấu các con. Đáp lại, các con phải yêu dấu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đ́nh, các con sẽ là mối an ủi và mối tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con v́ ta tin rằng trong ḷng các con, ai ai như cũng "vâng lời", nên ta có lời cảm ơn các con.

    Thầy nói dứt lời th́ người coi trường vào báo hết giờ học (1). Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học tṛ vô lễ ban năy rón rén lại gần thầy giáo, nói run run :

    _ Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

    Thầy gật đầu, hôn trán anh và bảo :

    _ Tốt lắm ! Cho con về.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)
    ---------------------------------
    (1): Trong các trường ở thành phố nước Italia, hết giờ học, người gác trường đến từng lớp báo hết giờ chứ không đánh trống hay kẻng.

  7. #17
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    17. Một tai nạn


    Niên học này đă mở đầu bằng một tai hoạ. Sáng nay, cha tôi đưa tôi đi học. Tôi mải nhắc lại những lời tâm huyết của ông Perbôni đă nói với học tṛ hôm trước cho cha tôi nghe, nên tới trường lúc nào không biết. Tôi giật ḿnh thấy một đám túm đông túm đỏ ở trước cửa.

    Cha tôi bảo : "Chắc lại có sự chẳng lành ǵ đây." Chúng tôi khó nhọc mới len vào được. Pḥng khách đầy những phụ huynh và những học tṛ mà lúc ấy các thầy giáo không tài nào xua vào lớp được. Mọi con mắt đều nh́n vào cửa buồng ông hiệu trưởng. Một ông đội mũ cao vừa đến, người ta th́ thào : "Bác sĩ đấy".

    Cha tôi hỏi một giáo sư th́ ông trả lời :

    _ Bánh xe đè phải chân nó.

    Ông khác nói tiếp :

    _ Và nghiền nát bàn chân.

    Nạn nhân là một tṛ em lớp hai, đi học qua phố Đôra Grôtxa, thấy một em bé tuột tay mẹ dắt, ngă lăn trước một cái ôtô hàng đang vùn vụt chạy tới. Lập tức, cậu chạy ra lôi đứa bé kia dậy và ôm được nó lên rồi, nhưng không may, bánh xe lướt phải chân cậu. Cậu là con một viên Quan Ba pháo binh.

    Trong khi chúng tôi đang nghe người ta kể lại như thế, th́ ở ngoài có một người đàn bà xô đẩy mọi người và hốt hoảng chạy vào như một người điên. Đó là mẹ cậu Rôbetti, người học tṛ bị nạn. Một người đàn bà khác là mẹ cậu bé được cứu chạy ra ôm lấy bà, thổn thức khóc và đưa bà vào pḥng ông hiệu trưởng. Ở ngoài, người ta nghe tiếng kêu đau đớn của bà Rôbetti.

    _ Ôi Guiliô con ơi !...

    Lát sau, một chiếc xe ngựa đỗ trước giậu, ông hiệu trưởng bế cậu Rôbetti ra. Cậu bé, sắc da nhợt nhạt, hai mắt nhắm nghiền, gục đầu vào vai ông hiệu trưởng. Phút ấy, trong pḥng im lặng như tờ, người ta chỉ nghe thấy tiếng nức nở của bà mẹ thôi. Ông hiệu trưởng dừng bước giữa pḥng, nâng cao cậu bé lên như để mọi người trông rơ. Tức th́ các thầy giáo, các cô giáo, các phụ huynh và học tṛ, ai nấy đều phàn nàn thương cho cậu và khen cậu là người can đảm ít có. Mấy cô giáo đứng gần đấy liền hôn hai bàn tay xanh rớt của cậu. Cậu Rôbetti bỗng bừng mắt và hỏi sẽ :

    _ Cặp sách tôi đâu ?

    Mẹ em bé sống sót giơ cặp, vừa nói vừa khóc :

    _ Em ơi! Cặp đây rồi, ta sẽ đem lại nhà cho em.

    Thấy con nói được, bà Rôbetti mới lại hồn. Mọi người đều giải tán. Cậu bé bị thương được đưa lên xe rất cẩn thận. Xe bắt đầu chuyển bánh, chúng tôi vào lớp ai nấy đều cảm động và lặng thinh.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

  8. #18
    Member
    Join Date
    06-05-2011
    Posts
    403

    Kính đến Bác Phú Yên !

    Đầu tiên, vô cùng cảm ơn bác đă dày công thu thập lại tác phẩm tuyệt vời này ! Tôi nhớ khi c̣n học lớp tư ( Xứ ta giờ gọi là lớp Hai ), bố tôi đă cho đọc quyễn này, tôi hăy c̣n nhớ cái b́a của nhà xuất bản "Sống Mới" ở đường Phạm Ngũ Lảo Q1 đô thành Sài G̣n. Theo tôi nó có giá trị Vượt thời gian- Xuyên thế hệ !

    Chúc bác dồi dào sức khỏe !!

  9. #19
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    Quote Originally Posted by bussoni128 View Post
    Đầu tiên, vô cùng cảm ơn bác đă dày công thu thập lại tác phẩm tuyệt vời này ! Tôi nhớ khi c̣n học lớp tư ( Xứ ta giờ gọi là lớp Hai ), bố tôi đă cho đọc quyễn này, tôi hăy c̣n nhớ cái b́a của nhà xuất bản "Sống Mới" ở đường Phạm Ngũ Lảo Q1 đô thành Sài G̣n. Theo tôi nó có giá trị Vượt thời gian- Xuyên thế hệ !

    Chúc bác dồi dào sức khỏe !!
    Cám ơn tv bussoni128, mong bạn ghé "Tâm Hồn Cao Thượng" thường xuyên hơn .

    PY

  10. #20
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tâm Hồn Cao Thượng

    18. Cậu bé miền Nam


    Chiều qua, trong khi thầy giáo đang cho chúng tôi biết tin tức anh Rôbetti và nói anh sẽ phải chống nạng trong ít lâu th́ ông hiệu trưởng đưa một người học tṛ mới vào lớp. Cậu bé, da nâu, tóc đen, mắt to, mày giao, mặc quần áo màu sẫm, ngoài nịt dây. Sau khi nói nhỏ với thầy Perbôni mấy câu, ông hiệu trưởng để cậu bé ở lại rồi ra. Anh học tṛ mới trố mắt nh́n chúng tôi, có vẻ sợ sệt. Thầy giáo liền dắt anh lại trước mặt chúng tôi và bảo rằng :

    _ Các con ơi ! Các con hẳn được vui ḷng v́ hôm nay mới vào trường ta một người học tṛ quê ở xứ Calabria cách đây xa lắm, ở măi tận miền cực nam nước ta. Các con hăy niềm nở tiếp người bạn mới này. Anh là dân một địa phương có tiếng, địa phương ấy đă sinh ra những bậc danh nhân, những tay thợ khéo và những quân nhân dũng cảm. Xứ của anh lại là một xứ đẹp vào bậc nhất nước, có bao nhiêu là núi lớn rừng xanh, dân cư rất thông minh và can đảm. Các con ơi ! Các con hăy yêu quư bạn con cho bạn con khuây nổi nhớ quê. Các con hăy tỏ cho bạn con biết rằng một đứa trẻ nước Ư đi đến trường nào trong nước là cũng gặp được bè bạn, gặp được anh em ở trường ấy.

    Nói xong, ông Perbôni lại chỗ treo bản đồ Italia, trỏ vị trí xứ Calabria cho chúng tôi coi. Xong thầy dơng dạc gọi.

    _ Đêrôtxi !

    Đêrôtxi anh học tṛ bao giờ cũng chiếm phần thưởng thứ nhất này đứng dậy.

    _ Con lên đây.

    Đêrôtxi ra ghế, lên bàn giấy, đứng cách anh học tṛ mới, độ hai bước.

    _ Con là người đầu lớp, lấy tư cách ấy, thay mặt anh em, con hăy đem dấu thân ái của một người dân xứ Bắc tỏ cùng một người dân xứ Nam.

    Đêrôtxi lại gần anh học tṛ miền Nam nói rất êm ái và rơ ràng :

    _ Chúng tôi mừng anh !...

    Rồi Đêrôtxi hôn hai má người bạn mới một cách rất nồng nàn. Chúng tôi vỗ tay rầm rập.

    Thầy quát : "Im ! Không được reo cười trong lớp!!!" Tuy nhiên, thầy tỏ ư rất bằng ḷng về mối nhiệt t́nh của chúng tôi. Cậu bé miền Nam cũng ra dáng vui sướng. Ông Perbôni đưa cậu bé đến chỗ ngồi và nói thêm :

    _ Cho được cái kết quả nói trên, nghĩa là làm cho một đứa trẻ xứ Nam ở xứ Bắc cũng như ở nhà ḿnh và đứa trẻ xứ Bắc vào xứ Nam cũng tựa như về quê ḿnh, nước ta đă phải chiến đấu trong 50 năm trời và đă được quyền tự do ấy. Vậy các con phải coi nhau như con một nhà, yêu nhau như anh em ruột thịt. Kẻ nào thấy người bạn mới không phải người xứ ḿnh mà đem ḷng khinh rẻ, kẻ ấy sẽ không đáng ngẩng mặt nh́n ngọn cờ ba sắc (1) đi qua.

    Cậu học tṛ miền Nam vừa ngồi vào chỗ th́ các bạn chung quanh tíu tít, kẻ đưa ng̣i bút, người cho bút ch́ và tranh ảnh, một bạn ngồi ghế sau gửi lên cho cậu một cái tem Thuỵ Sĩ để tỏ t́nh thân ái.


    Hà Mai Anh
    (Phỏng dịch)

    ---------------------------------------
    (1) Cờ nước Ư gồm ba sắc : đỏ, trắng và xanh lá cây.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 12:31 PM
  2. Thơ tiếu lâm về Chồng, Vợ và Bồ nhí !!!
    By tdinh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 08-12-2011, 01:18 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-10-2011, 10:47 AM
  4. Bác Hồ Dẫn Vợ Con Đi Chợ China
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 9
    Last Post: 15-01-2011, 12:01 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •