Hồ sơ mật của CIA:
3/. CIA và gia đ́nh họ Ngô
Trương Hùng (lược dịch)
P3
Hợp tác với người Mỹ nói chung giống y như câu nói dân gian “chơi dao có ngày đứt tay”; thuận theo ư quan thầy th́ sống, nghịch ư th́ vong mạng. Khi anh em Diệm – Nhu ngày càng theo đuổi các chính sách độc tài gia đ́nh trị, nhận trợ giúp về mọi mặt mà không thực hiện đúng ư đồ của quan thấy Mỹ, số phận của họ coi như đă được an bài, chỉ chờ “thời cơ” hành quyết…
Vụ đảo chính bất thành tháng 11/1960
Mối quan hệ giữa CIA và các cơ sở khác của Mỹ với Diệm - Nhu ngày càng xấu đi sau thời Lansdale- Harwood. Năm 1958 - 1959, CIA liên tục phát hiện những tṛ tiểu xảo của Nhu và SEPES do Trần Kim Tuyến lănh đạo nhắm vào các sĩ quan của Trạm. Đến tháng 7/1958, CIA đă có nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Diệm - Nhu đang chủ trương chống lại phái bộ Mỹ, kể cả các liên lạc viên CIA.
Trạm CIA tại Sài G̣n cho biết, trong một cuộc họp nội các Chính phủ vào đầu tháng 1/1959, Diệm đă cảnh giác các quan chức của ḿnh về nguy cơ bị lật đổ "thậm chí bởi chính những người bạn viện trợ cho chúng ta", có ư ám chỉ người Mỹ, và căn dặn họ không nên tiết lộ các bí mật quốc gia hoặc các kế hoạch hành động mật.
Thái độ dè chừng, giữ khoảng cách như thế, cùng với việc Diệm ngày càng trở nên độc đoán, bảo thủ, khó tiếp cận và khó thuyết phục trong khi mục tiêu chống Cộng đang ngày càng gặp nhiều khó khăn đă khiến cho quan hệ ấy trở nên trầm trọng hơn. Và người Mỹ một lần nữa lại nghĩ đến nước cờ "thay ngựa giữa ḍng".
Khoảng nửa cuối năm 1960, CIA bắt đầu đánh hơi được mầm mống nổi loạn chống Ngô Đ́nh Diệm ở Sài G̣n ngày càng tăng. Tháng 9, CIA bắt đầu tập hợp thông tin về thành phần bất măn trong hàng ngũ tướng tá quân đội.
Tháng 10, CIA cố gắng khai thác tướng Trần Văn Minh và các nguồn khác nhằm t́m kiếm thành phần tham gia đảo chính. George Carver, một sĩ quan CIA tại Trạm Sài G̣n, móc liên lạc với chính trị gia Hoàng Cơ Thụy (đảng Đại Việt) nhằm mở rộng nguồn thông tin.
Bất chấp những cố gắng "bắt mạch" nhưng CIA vẫn không nhận được dấu hiệu báo trước về vụ đảo chính ngày 11/11/1960 của nhóm quân nhân. Cũng như mọi người b́nh thường khác, Trạm CIA chỉ nhận biết t́nh h́nh đảo chính khi nghe thấy tiếng xe tăng chuyển động vào sáng sớm hôm 11/11, kèm theo đó là tiếng súng nổ vang rền hướng vào Dinh Gia Long.
George Carver cố gắng liên lạc điện thoại với Hoàng Cơ Thụy và được mời đến gặp một nhóm chính khách dân sự đang hy vọng được quân đội đưa lên nắm chính quyền thay Ngô Đ́nh Diệm.
Được phép của Colby, Carver lái xe đến nhà Thụy. Carver mang theo một sứ mệnh là gây sức ép buộc nhóm đảo chính không được tấn công Dinh Gia Long như đă tuyên bố. Carver c̣n ra sức thuyết phục nhóm Hoàng Cơ Thụy thương lượng với Diệm để t́m giải pháp chính trị.
Ở một mũi khác, Russ Miller - sĩ quan CIA phụ trách các chiến dịch phá hoại miền Bắc - cũng lái xe Jeep đến Dinh Gia Long cùng với phiên dịch Dick Bender. Súng đă ngừng nổ, hai bên đang ở thế giằng co.
Cánh báo chí chen lấn ở trước Dinh để nghe ngóng tin tức. Miller không hơn ǵ họ, mù tịt về kẻ chủ mưu. Người duy nhất Miller có thể khai thác tin tức là bác sĩ Phan Quang Đán - phát ngôn viên của phe đối lập - th́ chỉ hẹn sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Tổng hành dinh Bộ Tổng tham mưu liên quân (JGS) gần sân bay Tân Sơn Nhất. Miller lại phóng xe Jeep đến sân bay.
Miller được lệnh của Trạm CIA tránh can dự "cố vấn" này nọ mà chỉ việc lặng lẽ theo dơi diễn biến rồi báo cáo về Trạm. Miller tự giới thiệu ḿnh là người từ Ṭa đại sứ Mỹ đến. Gặp Đại tá không quân Nguyễn Chánh Thi, Miller lại có được kênh cập nhật thông tin khá đầy đủ và liên tục về t́nh h́nh đảo chính.
Trong khi đó, biết được CIA đang phái người theo dơi sự việc ở cả 2 chiến tuyến, Đại sứ Elbridge Durbrow vào cuộc, tận dụng phương tiện làm việc của Trưởng trạm Colby để theo dơi báo cáo từ Carver và Miller, đồng thời liên lạc điện thoại với Dinh Gia Long.
Đại sứ Henry Cabot Lodge.
Nắm được chủ trương chơi "hàng hai" đối với sinh mệnh chế độ Diệm - Nhu của Bộ Ngoại giao Mỹ, Durbrow không trực tiếp bày tỏ sự ủng hộ nào với Diệm - Nhu mà chỉ đưa ra lời khuyên ngài Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa nên chấp nhận thương lượng với nhóm quân nhân. Chính sự can thiệp này của đại sứ Durbrow đă góp phần giúp cho chính quyền Ngô Đ́nh Diệm thoát nạn.
Cánh quân nhân đảo chính bắt đầu phân hóa giữa tấn công quân sự với việc thương lượng một cách êm thấm. Và họ dễ dàng bị tác động bởi sức ép của người Mỹ. Tuy vậy, nhóm quân nhân vẫn trong tư thế sẵn sàng tấn công trong khi cuộc thương lượng kéo dài suốt ngày 11 cho đến tận khuya, rạng sáng ngày 12/11.
Diệm có vẻ chấp nhận một số nhượng bộ, nhưng thực chất ông ta đang dùng cuộc thương lượng để "câu giờ" chờ quân tiếp viện đến "cứu giá" của Đại tá Trần Thiện Khiêm. Russ Miller thông báo cho Đại tá Thi biết quân tiếp viện của Khiêm đang đến. Thi hiểu như vậy là tṛ chơi đă kết thúc, đành kéo quân đi.
Sau vụ đảo chính hụt, nhân vật chính trị số 1 Hoàng Cơ Thụy đă phải xin tị nạn trong Ṭa đại sứ Mỹ và được Mỹ đưa sang Philippines rồi chạy trốn sang tận bên Nhật Bản. Riêng Carver, do bị Trần Kim Tuyến phát hiện có liên hệ với nhóm đảo chính nên bị chính quyền Diệm - Nhu phản đối quyết liệt, cuối cùng phải rời khỏi Sài G̣n. Chỉ có Miller và Lucien Conein b́nh an. Từ vụ việc này, giữa anh em Diệm - Nhu và phái bộ Mỹ, trong đó có Trạm CIA, càng mất tin tưởng nhau hơn.
http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2009/5/69198.cand
Bookmarks