Covid-19: Thế giới gặp đại họa, nhưng vẫn còn vài lãnh đạo ngoan cố
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đeo khẩu trang trong một bức bích họa, mặc dù ông coi đại dịch Covid-19 là một "tiểu cúm". Ảnh minh họa. AFP
Covid-19 vẫn là đề tài thời sự nổi bật hôm nay 03/04/2020 trên báo chí Pháp: Kịch bản nào sau biện pháp hạn chế đi lại ? Chính phủ Pháp t́m ngơ ra, Ư chuẩn bị b́nh thường hóa sinh hoạt, nhưng khó khăn là làm sao phối hợp 27 thành viên Liên Âu; Giải pháp Hàn Quốc, Đài Loan gây tranh luận. Trong toàn cảnh đó Le Monde đã có bài viết lý thú về một "bộ tứ" phản khoa học.
Trọng điểm các báo Pháp hôm nay là sinh hoạt hàng ngày của nhân viên cấp cứu trong các bệnh viện công: Trong bầu không khí căng thẳng âu lo và làm việc không ngừng nghỉ, những người mặc áo blouse trắng lănh trọn làn sóng siêu vi từ bệnh nhân.
Những người phản khoa học
Vừa âu lo vừa mệt mỏi, đó là tâm trạng chung của các bác sĩ, y tá, y công, trong bệnh viện cũng như ở các pḥng mạch tư trong cơn đại dịch thế kỷ. Trong lúc y giới ngày đêm nỗ lực cứu người trong bầu không khí tang tóc khắp thế giới th́ cũng đó đây trên địa cầu vẫn có những người "không tin".
Le Monde chỉ ra ít nhất là "bốn nhóm": Phe bảo thủ chống khoa học ở Mỹ, một số mục sư Tin Lành Phúc Âm, tổng thống Brazil Jair Bolsonario và tổng thống Belarus Alexander Loukachenko, từng bị cựu ngoại trưởng Mỹ Codolizza Rice gọi là "nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu".
Tổng thống Brazil nay, gọi dịch Covid-19 là "tiểu cúm" đă bị các thống đốc đồng minh bỏ rơi, với hàng loạt địa phương ban hành biện pháp hạn chế đi lại, người dân tự cách ly bất chấp chính sách trung ương. Đêm về, dân chúng mang chén bát, xoong chảo ra khua vang phản đối tổng thống.
C̣n ở châu Âu, tổng thống Belarus xem siêu vi corona là hiện tượng, là "sản phẩm của kẻ tâm thần". Một trong những hành động bất chấp lư trí của ông là đứng trước cửa một sân trượt băng và hỏi các nhà báo: "Các ông có thấy con siêu vi corona nào không, chỉ xem?"
Thế giới đang chờ xem ngày diễu binh kỷ niệm Thế Chiến II vẫn được duy tŕ tại Minks vào ngày 9 tháng 5 sắp đến. Không rơ t́nh h́nh dịch bệnh ở Belarus đến đâu nhưng Nga đă đóng cửa biên giới .
Trở lại Tây Âu, Le Monde giới thiệu những nỗ lực của quân đội Tây Ban Nha. Trên đất nước bị tang tóc đau thương này, với 10.000 người chết theo tổng kết ngày thứ Năm, quân đội phải lên tuyến đầu với các công tác nặng nề nhất, từ vận chuyển xác bệnh nhân, dựng bệnh viện dă chiến cho đến tẩy trùng các ṭa công sở.
Từ Vũ Hán, virus đi toàn cầu
Vấn đề là đại dịch, như định nghĩa, đă lan rộng và c̣n lan rộng thêm. Trong bài phân tích "khó áp dụng cách ly ở các nước nghèo", Le Monde đưa độc giả đi một ṿng Ấn Độ và châu Phi. Làm sao giúp các nước này ? Vấn nạn nằm ở điều mà người ta gọi là thế giới đa cực. Làm sao giúp các nước này ? Liên Hiệp Quốc quản lư nhưng tiền lại do các thành viên đóng góp.
Nước Mỹ của Donald Trump co cụm, cắt giảm ngân sách nhân đạo, Trung Quốc của Tập Cận B́nh chiếm khoảng trống Mỹ để lại để gây ảnh hưởng quốc tế, trong khi châu Âu chật vật duy tŕ vị thế của ḿnh. Trong khi đó, virus không chờ ai cả, nó đang toàn cầu hóa.
Định vị người mang siêu vi để chận dịch, đừng hiểu lầm Đài Loan và Hàn Quốc
Pháp có nên áp dụng phuơng pháp phản tự do này không ? Đây là vấn đề đang được tranh luận trong bối cảnh sau hơn hai tuần hạn chế tự do đi lại mà số người bị lây nhiễm không giảm. Đây là chủ đề chính trên nhật báo Le Figaro.
Vào lúc chính phủ Pháp bị chỉ trích phản ứng kém, tựa của hầu hết các báo hôm nay, Le Figaro đặt vấn đề then chốt: có nên dùng biện pháp theo dơi đường đi nước bước của một người được xét nghiệm có nhiệm siêu vi Corona chủng mới hay không ?
Biện pháp này được tiến hành ngay từ đầu tại Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore song song với xét nghiệm đại trà và đã cho phép ngăn chận dịch lây lan.
Nhưng theo dơi một công dân, xem họ tiếp xúc với ai, đi đâu, làm ǵ, đặt ra vấn đề đạo lư và luật pháp. Thủ tướng Pháp nói đến khả năng sử dụng biện pháp theo dơi nhưng phải được đương sự tự nguyện.
Giáo sư bác sĩ Antoine Falahault nhắc khéo đừng tưởng lầm là các chính quyền thực hiện những biện pháp trói buộc "hợp với văn hóa Á châu". Trên thực tế, họ áp dụng "biện pháp ít xấu nhất" hầu "tránh gây đớn đau nhất cho kinh tế và con người qua biện pháp phong tỏa triệt để toàn quốc". Đă đến lúc nước Pháp phải lựa chọn. Thật ra, không phải các biện pháp chống dịch của Đài Loan hay Hàn Quốc làm dân Pháp do dự.
Đã đến lúc Pháp phải lựa chọn
Tính xa hơn nữa, không muốn các quyền tự do bị hạn chế một cách tùy tiện như chuyện giới hạn tốc độ trên các quốc lộ, triết gia Gaspard Koenig, sáng lập viên Thế Hệ Tự Do, lên án xu hướng mà ông gọi là "hiện tượng hâm mộ chế độ độc đoán và độc quyền thông tin của Trung Quốc". Nếu phải hy sinh một số quyền tự do để chống dịch th́ các quyền này phải được tái lập "toàn vẹn" một khi khủng hoảng chấm dứt .
Bài xă luận "không nên ngăn cấm" của Le Figaro khuyến khích chính phủ can đảm: "Lănh đạo là phải biết tiên liệu". Bất cứ giải pháp nào được chọn, kể cả theo dơi bệnh nhân qua điện thoại di động có định vị, cũng cần phải được tính toán, dự pḥng ngay bây giờ.
Trong bầu không khí tang tóc của dịch Covid-19, Liberation mô tả "Paris và vùng phụ cận là quần đảo đau thương". Cho dù huy động các bác sĩ khắp nước về tiếp tay, các bệnh viện ở thủ đô thiếu giường đón tiếp các ca khẩn cấp. Thuốc men cũng bắt đầu khan hiếm. La Croix báo động "Châu Âu lâm nạn lớn ". Trong cái rủi, có cái may v́ "đây là cơ hội để Tây phương và cả thế giới rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hệ thống y tế cộng đồng.
Trước hết, một người Đức đă ư thức được rằng không một nước nào, đơn độc, có thể tự cứu được ḿnh trong lúc đại dịch. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Layen đă lên tiếng xin lỗi dân Ư là không huy động các thành viên c̣n lại trợ giúp nước Ư trong lúc nguy nan. Bài học thứ hai là đem các cơ sở sản xuất dụng cụ y tế và thuốc men về châu Âu, không trao sinh mạng cho các hăng gia công Trung Quốc hay Ấn Độ.
Chung Nam Sơn: Con rối của Tập Cận B́nh
Hôm nay, Le Figaro cũng dành một bài về nhà bác sĩ Chung Nam Sơn, người hùng Trung Quốc năm 2003, phát hiện siêu vi viêm phổi cấp tính SARS và công bố bất chấp lệnh cấm của Bắc Kinh.
Từ vài tháng gần đây, lập trường của Chung Nam Sơn "mềm nhũn" như bún, làm con rối cho chế độ Tập Cận B́nh. Theo nhà phân tích độc lập Chen Dao Yin, ông Chung Nam Sơn không phải là một nhà khoa học đúng nghĩa. Ông dùng uy tín trong vụ SARS để định hướng công luận nghi ngờ Hoa Kỳ là nơi phát xuất siêu vi corona chủng mới chứ không phải là từ Vũ Hán.
Nói chính xác, định mệnh của Chung Nam Sơn là số phận chung của các nhà khoa học trong thời Tập Cận B́nh: "Một chuyên gia Trung Quốc tôn trọng bổn phận phải biết im lặng" theo lệnh chính quyền .
Đại dịch Covid-19 tác động đến địa chính trị như thế nào ?
Theo Les Echos, Nga và Ả Rập Xê Út không ngờ siêu vi đă phá hỏng kế hoạch thốnbg lĩnh thị trường quốc tế của hai nước. Cả hai cùng muốn tấn công vào các tập đoàn dầu hỏa Mỹ nhưng đại dịch làm kinh tế toàn cầu ngưng trệ, giá dầu giảm làm cho họ trở thành nạn nhân đầu tiên và gây khốn khổ cho một loạt quốc gia dầu khí khác ít thu nhập hơn trong đó có Venezuela và Iran, đồng minh của Nga.
Do vậy, theo Les Echos, sự kiện Donald Trump gây sức ép với Riyad và Matxcơva giảm sản xuất dầu sẽ có kết quả. Nga và Ả Rập Xê Út sẽ cứu được thu nhập, Donald Trump cứu hai đại tập đoàn ở Texas để có thể thu thêm phiếu.
Trong góc nh́n an ninh, Liberation dự báo phe thánh chiến ở Trung Đông sẽ hồi sinh v́ các lực lượng quốc tế rút quân trên chiến trường Irak và Syria về cứu dịch để lại khoảng trống.
Bookmarks