Đàm Tiếu Việt Nam
Vũ khí đuổi tàu ngoài biển xuất hiện tại điểm nóng Đồng Tâm!
Cảnh sát cơ động dùng thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn để trên xe, khi người dân tập trung ở khu vực ở cổng trường bắn Miếu Môn, Đồng Tâm, hôm 5/1/2020.
Điều thiết bị chống tàu biển đến điểm nóng biểu t́nh!
“… Chủ tịch huyện Mỹ Đức đưa các loại về, sẵn sàng đàn áp dân, nhưng nhân dân Đồng Tâm sẵn sàng chết, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất…”
Vừa rồi là tiếng một người dân Đồng Tâm nói trong tiếng hú ‘rợn người’, khi cảnh sát cơ động dùng thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn, khi người dân tập trung ở khu vực ở cổng trường bắn Miếu Môn, hôm 5/1/2020. Đoạn video này được đăng tải trên trang FB Đồng Tâm Media.
Để t́m hiểu thêm, hôm 6/1 RFA liên lạc anh Lê Đ́nh Quang, một người dân ở Đồng Tâm, và được anh xác nhận như sau:
“Xe này là xe của họ đi tuyên truyền, khi gặp bà con ở cổng trường bắn đông quá, họ bắt đầu phát cái máy có tiếng rú rít rất lớn. Cái máy đấy theo như nhiều nhà hoạt động nói, máy đấy là của tàu biển. V́ họ chỉ phát ở tần suất nhỏ nên bà con chỉ bịt tai bằng bông và chưa ảnh hưởng ǵ lớn. Ư đồ họ kéo xuống chắc muốn cướp 59 hecta đất nông nghiệp của bà con, nhưng bà con quyết giữ đất đến cùng nên họ mới dùng thiết bị như thế.”
Xe này là xe của họ đi tuyên truyền, khi gặp bà con ở cổng trường bắn đông quá, họ bắt đầu phát cái máy có tiếng rú rít rất lớn. Cái máy đấy theo như nhiều nhà hoạt động nói, máy đấy là của tàu biển.
-Lê Đ́nh Quang
Đây không phải là lần đầu tiên công an Việt Nam sử dụng vũ khí âm thanh này để đuổi dân. Vào tháng 5 năm 2017, Linh mục J.B Nguyễn Đ́nh Thục, khi đó là Quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh đă cùng với hàng ngàn giáo dân đi đến trụ sở công an huyện Diễn Châu, Nghệ An để đ̣i nhà chức trách phải thả anh Hoàng B́nh, một giáo dân, một nhà hoạt động xă hội trong phong trào Lao Động Việt bị công an bắt giữ. Lúc bấy giờ lực lượng công an đă dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an.
Linh mục J.B Nguyễn Đ́nh Thục kể lại với Đài Á Châu Tự Do, trước đây:
“Lúc đó tôi và bà con giáo dân đến trước trụ sở công an, th́ bên trong có một số đông công an và họ có dùng một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm, nó làm cho ḿnh rất là khó chịu, nó vang cả cái đầu của ḿnh.”
Vào hôm chủ nhật 10 tháng 6 năm 2018 tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài G̣n, Cảnh sát Cơ động cũng đă dùng một thiết bị để trên xe tải quân sự, phát ra âm thanh rất lớn để giải tán người biểu t́nh chống dự thảo Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
Vũ khí âm thanh!
Trao đổi với RFA hôm 6/1, Kỹ sư tàu biển Đỗ Thái B́nh, cho biết thông tin về thiết bị thường gắn trên tàu biển này:
“Theo tôi biết thiết bị này do một công ty về âm thanh ở California phát triển từ khoảng 6 hay 7 năm trước. Sau đó nó trở thành một vũ khí âm thanh, để phát đến một ngưỡng âm không thể chịu đựng được. Sau đó Việt Nam cũng có mua cái đó để đặt trên các tàu Cảnh sát Biển để bảo vệ và làm chấp pháp, sau đó người ta dùng cái đó trên cả đường bộ nữa, để chống bạo loạn… Họ dùng cái đó để dẹp đám đông cũng như dùng để đuổi tàu Trung Quốc… Âm thanh đó được định hướng, về mặt kỹ thuật là như thế.”
Lực lượng công an huyện Diễn Châu, Nghệ An đă dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an hồi tháng 5 năm 2017. Citizen photo
Vào năm 2014, nhiều tờ báo trong nước đăng tải thông tin Việt Nam trang bị cho một số tàu cảnh sát biển thiết bị âm thanh tầm xa LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, do tập đoàn LRAD của Mỹ sản xuất. LRAD được sử dụng để phát đi cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay đau đớn ở khoảng cách xa hơn các loại loa thông thường. LRAD được sử dụng trong tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lănh hải, chống cướp biển…
Bác sĩ Tô Quang Định, chuyên khoa tai mũi họng ở quận Tân Phú, Sài G̣n, hôm 6/1 cho RFA biết về cường độ âm thanh an toàn cho tai người:
“Cường độ âm thanh an toàn cho lỗ tai là 50 decibel trở xuống (decibel – dB là đơn vị đo cường độ âm thanh). Trên 50 dB th́ gây hại cho tai, nhưng từ 100 dB trở lên th́ có gân cơ búa co lại để cân bằng, không làm tổn thương màng nhĩ, nhưng mạnh quá th́ bị hỏng. Ḿnh nói chuyện b́nh thường như vầy là khoảng 25 dB, trên 120 dB th́ cũng có thể gây thủng màng nhĩ, mạnh lắm.”
Theo tin từ truyền thông trong nước, loại máy LRAD trang bị cho các tàu cảnh sát biển Việt Nam là loại LRAD 1000Xi, nặng khoảng 40kg, có thể phát chùm âm thanh định hướng ở khoảng cách lên đến 3.000m tuỳ vào điều kiện môi trường. LRAD 1000Xi có thể phát ra mức âm hưởng tối đa 150dB với góc 30 độ, đây là mức âm hưởng vượt qua khỏi giới hạn gây đau đớn cho con người (khoảng 130dB) và đủ để gây thủng màng nhĩ.
Đồng Tâm: điểm nóng đất đai!
Cường độ âm thanh an toàn cho lỗ tai là 50 decibel trở xuống. Trên 50 dB th́ gây hại cho tai, nói chuyện b́nh thường như vầy là khoảng 25 dB, trên 120 dB th́ cũng có thể gây thủng màng nhĩ.
BS. Tô Quang Định
Xin được nhắc lại, tranh chấp đất ở Đồng Tâm bùng nổ vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xă Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành. Khi đó, người dân Đồng Tâm đă gây chấn động dư luận v́ bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Biện pháp này được thực hiện sau khi Công an Hà Nội bắt 4 người dân xă Đồng Tâm để điều tra cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Căng thẳng chấm dứt vào ngày 22/4 sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về đối thoại với người dân và người dân thả toàn bộ những con tin bị bắt giữ.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội liên tục có những động thái mà theo người dân Đồng Tâm là toan tính cướp đất của dân như, công bố bản đồ Đồng Tâm không rơ nguồn gốc, bôi nhọ người lănh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm, đem quân đội xuống địa phương…
Gần nhất, vào chiều ngày 4/1/2020, cơ quan chức năng đă huy động một lực lượng quân đội cùng vũ khí, súng ống, thiết bị các loại, bao gồm cả vũ khí đàn áp bằng âm thanh có tên Long Range Acoustic Device (LRAD) đến xă Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, mà theo người dân Đồng Tâm là nhằm chống lại ư chí quyết tâm giữ đất nông nghiệp bị nḥm ngó giao cho doanh nghiệp làm dự án.
Bookmarks