Page 17 of 55 FirstFirst ... 713141516171819202127 ... LastLast
Results 161 to 170 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #161
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ra đời giữa trời biển mênh mông

    Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Đứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Đông, Thái b́nh dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.

    Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Đan Mạch. Bà mẹ nh́n theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.

    Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Đan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

    Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !


    Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.

    Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.

    Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một ṿng.

    H́nh ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cơng bà mẹ già tê liệt.

    Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ c̣n là băi rác.

    Một người đàn ông ạch đụi cơng mẹ qua tàu Đan Mạch, quả thực là h́nh ảnh hết sức ngậm ngùi. Đó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.

    Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân th́ nước đă tràn vào khoang máy. Vẫn c̣n dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.

    Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Đan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không ch́m. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.

    Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đă nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Ḥa: Đại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.


    C̣n tiếp...

  2. #162
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một thế hệ tương lai

    Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nă Đại có từ ngày đó.

    Đứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái B́nh Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh c̣n độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện ḿnh như sau.

    “Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài G̣n thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Đó là giây phút của hăi hùng và hy vọng. Đời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn c̣n ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Đan Mạch Anton Martin Olsen đă cứu gia đ́nh con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. V́ những giấy tờ này, ṭa đại sứ Đan Mạch lo cho cả gia đ́nh định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đă tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đ́nh tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hăng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đă có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng măi măi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

    37 năm nh́n lại

    Chuyến đi của Trường Xuân

    Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen

    Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định

    Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 37 năm nh́n lại
    Xem ai c̣n ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới

    Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
    Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt ḷng. Giữa mênh mông trời biển

    Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...
    Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...

    Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm c̣n nhớ măi...

    http://74.6.238.252/search/srpcache?...ypsWBgLRzY9Q--

  3. #163
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thơ: Pulau Bidong, trú tạm một thời - Bạch Liên (03/04/2012)

    Last edited by Tigon; 06-04-2012 at 11:28 AM.

  4. #164
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Tàu Trường Xuân

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Có con tầu nằm trên bến đỗ...


    Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hăng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đ́nh Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel ( Carter) tại Nữu Ước.

    Một trong các thương thuyền của hăng là tàu Trường Xuân,



    Vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Định, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đă có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

    Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đă xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt.

    Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản.

    Ông t́m đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn.

    Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.

    Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.

    Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.


    Saigon hấp hối

    Tại Saigon mặt trận Long Khánh đă tan vỡ, tất că 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ c̣n miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đă chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đă có mặt tại các vị trí quân sự.

    Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Ḥa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Đài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui ḷng ra đi.

    Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Đài quân đội Việt Nam Cộng Ḥa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

    Đó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.


    C̣n tiếp...
    Sáng 30/4 tôi có ra bến Bạch Dằng, tàu TX nghiêng qua một bên v́ người leo lên quá đông. Tôi khg dám lên. Sau này có người từ tàu TX trở về VN bị nhốt trong Chí Hoà.

  5. #165
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    30 thang tu trong long Nguoi viet hai ngoai.

    Quote Originally Posted by hyvong View Post
    Bộ Đội VN tự đứng một ḿnh sau cuộc chiến 79, ai củng biết rơ, chỉ có các ông cố t́nh không dám biết. Và sau cuộc chiến này Tàu là kẽ thù truyền kiếp của VN. Từ nhửng cuộcong biểu t́nh vừa qua bên VN cho thấy rằng Dân chống Tàu quyết liệt. CQ VN không cho biểu t́nh tiếp v́ sợ bị kẽ xấu lợi dụng t́nh thế.

    CQVN đă biết ḷng Dân Việt nên họ cương quyết đ̣i lại HS. Nhưng có một thế lực bên ngoài t́m cách hợp thức hoá HS là của Tàu từ tờ giấy lộn mà được họ gọi một cách trinh trọng là Công Ham PVD. Ngu hết thuốc chữa.

    Những thằng việt cộng chúng nó, một cái đinh làm không nổi, cái căm xe đạp chế không ra, ấy thế nhưng các loại vũ khí hiện đại như đại liên phòng không 12ly 8,súng B40 chống tăng, pháo 130,hoa tien 122 ly,hoả tiễn tầm nhiệt Sa7 bắn hạ máy bay thì trang bị đầy mình.
    Những thứ này chúng nó kiếm ở đâu ra nếu không là đệ tử ruột hoặc tay sai của cộng sản NGa, Tàu,hoặc là mua bán trao đổi mà có.
    Chúng nó, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì lấy đâu ra phương tiện chuyển vận vũ khí súng đạn, lương thực, nhân vật lực cho một cuộc chiến tranh quy mô và dai dẳng ?
    Thế nên còn cách nào hơn là gạ bán đất đai gia tài của Dân tộc, mồ mả của tổ tiên để đổi lấy súng đạn, phương tiện để huỷ diệt chính anh em giòng tộc của mình, để thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân và bè đảng.
    Cái công hàm bán nước do thằng hồ chó minh chỉ thị cho thằng phạm văn đồng viết có giắy trắng mực đen hiển lộ rõ ràng làm sao chối cãi ?
    Dân chống tàu quyết liệt chứ đảng chúng nó có thằng nào chống đâu, đã không chống còn đánh đập, bỏ tù những người dân biểu tình chống tàu đàn áp xâm lược biển đông.

    kHÔNG CÓ SÚNG ,KHÔNG CÓ ĐẠN THỬ HỎI CÓ THẰNG VIỆT CỘNG NÀO DÁM VÔ mIỀN NAM ?
    vÀ NẾU mIỀN NAM CÓ ĐẦY ĐỦ ĐẠN DƯỢC, BẢO ĐẢM, mấy thằng việt cộng cách chi hò reo mơ ước làm phỏng dái Miền nam.
    QLVNCH đánh giặc kiểu nhà nghèo, kêu pháo binh thì chỉ cho yểm trợ Năm trái mà bắt điều chỉnh thì đã hết ba trái rồi, còn đánh đấm mẹ gì.
    Máy bay B52 thì bỏ chỗ không ngưởi,chỗ không địch quân lại mang tiếng là trút hàng triệu tấn bom xuống thôn làng VN. Mấy thằng vc bây giờ thắng rồi tha hồ nói phét, chứ nếu tui mà là Tư lệnh chiến trường thì đừng hòng vc còn sống sót, ngay từ thời còn Quốc sách Ấp chiến lược. Tui loại chúng ra khỏi nông thôn để cho các đơn vị chủ lực tinh nhuệ làm cỏ chúng. Chúng chủ trương lấy Nông thôn bao vây thành thị thì tui lấy thành thị kềm tỏa, phân loại nông thôn, không cho chúng bám vào nông thôn, chúng không có nông thôn thì chúng như cá trên cạn, trên bờ, quân chủ lực tinh nhuệ của tui sẽ bắt chúng làm mắm.
    Qúy vị hãy xem lại vùng dinh điển Cái sắn, nơi đồng bào di cư và tiểu khu An giang, nơi đồng bào Hào hảo cư ngụ rất it tụi vc dám hó hé về hoạt động tại đó, vì hễ khi vc về là người dân bỏ chúng mà chạy đi, thế nên QLVNCH sẽ đến và tiêu diệt chúng.
    Còn khi chúng leo thang chiến tranh, pháo kích vào thành phố, đáp mô, giật mìn xe đò, phá phách các quốc lộ, đánh phá các ấp xã làng mạc thì tui cho máy bay san bằng thủ đô hà nội, phá nát đê sông hồng thử coi chúng có co vòi lại mà đầu hàng không ? Đánh là phải đánh cái đầu, giết vài trăm ngàn còn hơn để chúng gây điêu linh cho toàn Dân tộc,cái tác hại bây giờ là biển đảo đất liền đã lừng lững ra đi, làm sao lấy lại, giết hại cả triệu người, đó là bài toán cần phải giải. Hãy đặt thế giới trong tình trạng đã rồi, đất nước của chúng tôi, chúng tôi phải giải quyết, phải trái sẽ nhường cho lịch sử phán xét.
    Lịch sử thì tràng giang đại hải, nhưng những kẻ cầu vinh bán nước thì muôn đời khó dấu mặt, sự phán xét và nguyền rủa luôn rền vọng âm vang dù là lăng là mả rồi cũng tan tành bụi bẩn xú hương.

  6. #166
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by bvinh View Post
    Sáng 30/4 tôi có ra bến Bạch Dằng, tàu TX nghiêng qua một bên v́ người leo lên quá đông. Tôi khg dám lên. Sau này có người từ tàu TX trở về VN bị nhốt trong Chí Hoà.

    Tàu TX nghiêng là v́ trong ḷng tàu chứa đầy sắt vụn ( mang qua Phi Luật Tân )

    Vậy th́ bây giờ , Bác bvinh đang ở đâu ?

    Bác có thấy mấy con thuyền ( ghe ) đánh cá nhỏ xíu , thô sơ mà dân ḿnh c̣n dám lên th́ sao ?

    Sau này biết là tàu TX đă ghé bến Guam , Bác có thấy tiếc không ?

  7. #167
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Tàu Trường Xuân

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tàu TX nghiêng là v́ trong ḷng tàu chứa đầy sắt vụn ( mang qua Phi Luật Tân )

    Vậy th́ bây giờ , Bác bvinh đang ở đâu ?

    Bác có thấy mấy con thuyền ( ghe ) đánh cá nhỏ xíu , thô sơ mà dân ḿnh c̣n dám lên th́ sao ?

    Sau này biết là tàu TX đă ghé bến Guam , Bác có thấy tiếc không ?

    Vài ngày sau, tôi có nghe tin BBC nói là tàu TX đă được cứu. Tiếc lắm chứ nhưng khg biết bơi nên khg dám lên.
    15 năm sau, tôi qua Mỹ theo chương tŕnh HO.

  8. #168
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Gửi người thợ chụp h́nh từ SàiG̣n‏

    Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
    Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
    Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
    Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
    Đừng khoe tôi h́nh ảnh một quê nhà,
    Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
    Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
    Nay bỗng dưng ră rượi nét giang hồ.
    Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
    Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
    Đất nước đă từ lâu không khói lửa,
    Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
    Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đ́nh,
    Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
    Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
    Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
    Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
    Của những kẻ đă một thời chui nhủi,
    Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
    Ngược xuôi t́m đường xăm xúi vượt biên.
    Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
    Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
    Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
    Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
    Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
    Những dinh thự xa hoa nằm choán ngơ,
    Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
    Đang uốn ḿnh theo gió đón hương bay.
    Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
    Thành phố đă chết từ ngày tháng đó,
    Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
    Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
    Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
    Đă được bạn tóm càn vô ống kính,
    Những h́nh ảnh mà kẻ thù toan tính,
    Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

    o O o

    Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
    Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
    Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
    Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.
    Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
    Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
    Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
    Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
    Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
    Mà suối lệ chỉ c̣n là máu đỏ,
    Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
    Biển dập vùi, đà tách ngơ u minh.
    Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
    Đă v́ nước quên ḿnh trên chiến trận,
    Mà giờ đây ôm hận,
    Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
    Chụp giùm tôi h́nh ảnh những cụ già,
    Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
    Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
    Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
    Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
    Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
    Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
    Chở cha, anh lao động Mă Lai về.
    Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
    Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
    Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
    Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
    Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
    Lấn vào đất của ông cha để lại,
    Hay lănh thổ cao nguyên c̣n hoang dại,
    Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
    Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
    Chúng tàn phá, chẳng c̣n đâu bia mộ.
    Kẻ sống sót đă đành cam chịu khổ,
    Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

    o O o

    Hăy chụp giùm tôi hết những tang thương,
    H́nh ảnh thật một quê hương bất hạnh,
    Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
    Đă căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
    Chiếc thuyền con, ca nước lă cầm hơi,
    Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
    Rồi tha phương lữ thứ,
    Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
    Ḷng người chóng nguôi ngoai,
    Tháng Tư đến, có mấy ai c̣n nhớ!

    Trần Văn Lương

  9. #169
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những Ngày Tù Chung Với Ông Đạo Dừa

    Tác giả: Ḥang Ngọc Giao

    * Viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris để tặng những chiến sĩ can trường của đất nước



    Tôi biết về ông Đạo Dừa rất ít
    .
    Trước kia, có một dạo tôi hiểu lầm ông. Nói hiểu lầm th́ không đúng lắm : Tôi đă đánh giá sự đấu tranh của ông một cách phiến diện, hời hợt.

    Tôi được biết ông tên Nguyễn Thành Nam, một nhà trí thức tân tiến, đỗ bằng kỹ sư Canh Nông ở Pháp, có tinh thần ái quốc cao. Ông thành tài về nước, không làm việc cho Pháp, dấn thân vào cuộc cách mạng dân tộc.

    Vào thuở tôi c̣n mài đũng quần nơi những lớp trung học Pháp, tên tuổi của ông đă lẫy lừng, tương lai rạng ngời hào quang. Người Pháp ở Đông Dương rất ưu đăi dân thuộc địa thông thạo Pháp ngữ. Từ các công sở đến ṭa án, hễ ai nói thông được tiếng Pháp kể như nắm được chiếc ch́a khóa vàng trong tay, vào cửa nào cũng thông cũng lọt. Huống chi đối với những nhà khoa bảng xuất thân từ những đại học ở "chánh quốc" áo gấm về nước ! Với cái tài ấy, cái thế ấy, giá khéo luồn lọt một tí, làm ǵ chẳng thừa miếng đỉnh chung ?

    Nhưng ông kỹ sư Nam ấy lại không đem cái tài học của ông làm việc cho Pháp. Ông cũng không dùng cái vốn liếng văn hóa Tây phương gây lợi cá nhân, cho có được vợ đẹp con ngoan, cho có trang trại giàu sang trưởng giả, hoặc khai khẩn dinh điền màu mỡ c̣ bay thẳng cánh...

    Ông đă rũ bỏ cảnh phồn hoa quyến rũ, dứt ĺa văn minh vật chất ông có thể thụ hưởng thừa thăi, để về một cồn vắng... trèo lên ngồi trên ngọn cây dừa mà tu, và thành là ông Đạo Dừa !

    Tôi từng nghe mấy người anh bà con, cùng ở Pháp về chuyến tàu với ông, không ngớt bàn tán về hành động ấy của ông:

    - Kỹ sư Nam ở Bến Tre tính ǵ thế ? Toan làm chính trị ? Hay muốn chóng nổi danh ?

    - Hắn bất hợp tác với nhà cầm quyền ư ? Chủ trương tranh đấu bất bạo động như thánh Gandhi bên Ấn Độ à ? Bối cảnh chính trị ở Việt Nam khác xa với bên ấy lắm cơ mà
    !
    - Hay hắn lập dị ? Cũng muốn tỏ ra ta đây anh hùng cách mạng ?

    Tôi nghe nói mà chán ngắt cho mấy ông anh họ ấy. Họ c̣n ham thụ hưởng, có dám dấn thân như thế đâu. Cũng có kẻ xu thời, làm chính trị sa lông. Thứ chánh trị không tốn kém ǵ, không hy sinh nguy hiểm ǵ, mà lại được tiếng là kẻ thức thời.

    Tôi là lớp trẻ vừa trưởng thành, vừa mới hiểu biết, trong thập niên 30-40. Chúng tôi thường thao thức theo tiếng gọi thức tỉnh của hồn nước, của các bậc tiền bối yêu nước như cụ Phan Bội Châu, cụ Huỳnh Thúc Kháng, ông Phan Châu Trinh, Tăng Bạt Hổ... Và cái chết oanh liệt của các bậc anh hùng Yên Bái Nguyễn Thái Học, Kư Con...đă khơi dậy ḷng yêu nước khắp nơi.

    Chúng tôi sống trong kư túc xá, giữa bốn bức tường kín học đường, song cũng biết được đại khái những hoạt động của các ông Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Hồ Văn Ngà... và vô số nhà trí thức Trung Nam Bắc... đă không chạy theo vinh hoa phú quư thuở bấy giờ mà lại dấn thân làm quốc sự. Những quyển sách quốc cấm như Phan Đ́nh Phùng, Con hùm Yên Thế Hoàng Hoa Thám, Giặc Cờ Vàng... được chúng tôi lén lút chuyền tay nhau, nửa đêm chun vào cầu tiêu, xem mê mệt không thôi.

    Phong Trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục với những tổ chức đưa thanh niên du học nước ngoài, những trường bí mật đào tạo nhân tài đất nước đă nhiều đêm là mộng trắng canh trường của ḷng trai háo hức dấn thân vào phiêu lưu của chúng tôi.

    Chúng tôi không c̣n ḷng học hành nữa. Cái học trong nước, dẫu đến cao đẳng, cũng chỉ để làm nô lệ. Chúng tôi từng chứng kiến, căm hờn và ứa lệ, khi trông thấy đang trong giờ giảng bài, vị giáo sư đáng kính mến bỗng bị lính kính, mật thám Pháp vào lớp, xích tay lại dẫn ra xe ...


    Giữa cái buổi giao thời đặc biệt ấy của đất nước, bọn thực dân cai trị cố t́nh bên trên đè ép xuống, dân chúng ở dưới ngộp ngạt trôi ḿnh, có một số thanh niên Tây học, đâm ra hoang mang mất hướng. Một số bỏ sở làm lương to, đi lên núi Cấm tu hành, hoặc toan luyện bùa phép chống lại súng đạn, hoặc toan t́m hậu duệ các tiền bối kháng Pháp thời xưa ? Một số lại ủy mị hơn, t́m quên lăng hận mất nước trong làn khói phù dung ! Một số t́m đường trốn ra nước ngoài, cố sao móc nối được một anh thủy thủ ngoại quốc có tàu buông neo ở Nhà Rồng, năn nỉ sao cho anh ta thương t́nh dấu dưới hầm tầu để đi được thoát.

    Nếu rủi ra khơi rồi mà thuyền trưởng hay được, bất quá hắn xiềng chân lại, chờ đến một bến cảng nào đó th́ tống khứ lên bờ, miễn đừng trong thuộc địa của Pháp thôi, là cũng sướng đời rồi !

    Tuy không nói nhiều ngoại ngữ, chỉ biết tiếng Pháp rất hạn chế trong thương trường quốc tế, nhưng những thanh niên mạo hiểm vẫn tin tưởng ở sức lực và bàn tay tháo vát của ḿnh để có thể kiếm được cái ăn qua buổi, miễn không ngửa tay xin ăn. Mà dù không kiếm sống được, chết đói xứ lạ là cùng, c̣n hơn sống nô lệ nơi quê nhà vốn nổi tiếng vựa lúa Châu Á !


    C̣n tiếp...
    __._,_.___

  10. #170
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi có một số bạn bắt mối được với một bạn thủy thủ tàu buôn Pháp, bọn này đ̣i 50 đồng mới cho xuống tàu.

    Ba đứa đều là học sinh, c̣n trong cảnh cơm cha áo mẹ, làm sao có đến một số bạc to lớn như thế ? Bán cả đồ đạc, quyên góp khắp bạn bè măi mới được 40 đồng, định sẽ năn nỉ xin bớt, chắc bọn chúng cũng chịu, nhưng khi đem tiền ra bến, hỡi ôi, con tàu buôn hôm nọ đă nhổ neo, ra ḷng sông Sài G̣n rồi !

    Sở dĩ tôi nói lên việc này là để cùng quư bạn h́nh dung lại thời điểm ấy của những công dân Việt Nam, như ḍng sông Cửu Long đợt sóng này nối tiếp đợt sóng khác, đă ư thức được những việc cần phải làm của người bị trị.

    Quyền yêu nước không phải ở một người, ở một đảng phái nào. Bây giờ, người ta tha hồ tô hồng, chuốt lục lịch sử đảng họ. Bẻ cong cả lịch sử. Phủ nhận công ơn của những người ngoài đảng ta ! Các văn sĩ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa tán tụng tận mây xanh về việc đi t́m đường cứu nước của "bác", làm như chỉ có "bác" của họ mới độc đáo đi nước ngoài.

    Ở Sài G̣n, có một dinh thự to tát và tráng lệ của thực dân Pháp bỏ lại bến Nhà Rồng, đáng lẽ thuộc về nhân dân đang thiếu nhà ở, th́ đảng lại làm thành ngôi nhà kỷ niệm nơi xuất xứ đi ra nước ngoài của lănh tụ.

    Để thờ những vật vớ vẩn ! Sao không thờ bao nhiêu bậc tiền hiền cách mạng trước "bác" hoặc đồng thời với "bác", tài ba hơn và sự hy sinh cống hiến nhiều hơn ?

    Cổ nhân bảo : luận anh hùng, chớ luận vào thành công hay thất bại, phải luận vào sự tiên phong khởi đầu. Những người thắp sáng, những nhà khai hoang, trong lănh vực thương nước yêu ṇi mới thực hiển hách.

    Cũng như nơi tuyến đầu, người lính trước tiên nhận diện được quân thù mà cảnh giác cho bạn đồng ngũ, dù có bị bắn ngă chết, vẫn giữ công đầu ! Tổ quốc Việt Nam không quên ơn những người con ấy. Dầu hiện nay, họ bị bôi nhọ, hay xuyên tạc. Trong số đó có ông Đạo Dừa. Với một năm ở tù chung ở khám Cần Thơ, tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người.

    Trước kia, tôi chỉ biết ông có chí hướng hơn người. Ông t́m con đường tranh đấu riêng. Ông không theo phe này, lập hội kín nọ. Ông làm cách mạng quần chúng. Lấy số đông dân chúng làm hậu thuẫn. Ông pha màu tôn giáo vào chính trị, và ông đă khởi xướng lên một ḿnh. Một loại tôn giáo ḥa đồng. Thực chất là lấy t́nh thương bao la để khuyến dụ và cảm hóa mọi người. Ông đă gặt hái ít nhiều thành công. Lúc bấy giờ, tôi vẫn c̣n cho ông là một con người đáng tôn kính, song có phần lập dị.
    Nhân một dạo, tôi có dịp đi đ̣ máy từ bến bắc Rạch Miễu sang tỉnh lỵ Bến Tre, khi con đ̣ chạy ngang qua một cái cồn đất nọ, người đi đ̣ cùng trầm trồ trỏ tay bảo :
    - Ông Đạo Dừa ngồi trên đọt dừa đó, thấy không ? Ổng ngồi mấy năm nay rồi. Mặc nắng mưa, trưa tối !
    Một bà lăo già nói bằng giọng cung kính:
    - Ai cũng tưởng ổng chịu không nổi, mà chết rồi! Nhưng người ta vẫn thấy ông ngồi trơ trơ đó. Mà ông phải nhà nghèo hèn ǵ, con nhà giàu sang, danh giá. Vậy mà ông lại đi tu. Nói là để độ đời !
    Tôi hỏi lại:
    - Tây để cho ông làm như vậy sao? Ông ra vẻ chống đối như vậy, bỉ mặt cho người Pháp ở Đông Dương lắm.
    - Mèn ơi, họ bắt ổng giam vô tù mấy lần. Ổng tịnh khẩu, không thèm nói chuyện. Nhưng viết giấy hỏi Tây là ổng có tội ǵ mà bị bắt ? Đụng chạm nhân quyền sao đó ! Tây căi không lại lư của ổng, phải thả ổng ra. Ổng lại trèo lên cây dừa mà ngồi. Tây giận lắm, sai người đốn bỏ cây dừa của ổng. Mất cây dừa đó, ổng lại trèo lên cây dừa khác. Mèn ơi, ai trông thấy ổng trèo dừa mà hổng thương đứt ruột ! Tây lại sai người đốn dừa nữa, ổng lại ngồi trên cây khác. Đốn hết dừa cù lao này, th́ ổng sang qua cù lao kia. Bến Tre là xứ dừa mà. Không lẽ Tây đốn hết dừa của tỉnh? Thằng Tây đành chịu thua ổng luôn.
    - Rồi ổng ăn ǵ ?
    - Ổng chỉ uống nước dừa, có khi ăn thêm vài trái chuối để sống. Vậy nên người ta mới kêu ổng là ông Đạo Dừa.
    - Thời buổi lộn xộn, ổng ngồi hoài như vậy, không sợ nguy hiểm ?
    - Ổng hổng sợ. Mà dân cũng thương ổng, ngấm ngầm bảo vệ cho ổng.
    - Ổng tịnh khẩu hoài, không mở miệng nói chuyện? Không thuyết pháp sao? Vậy làm sao truyền đạo ?
    - Ổng không nói. Chỉ viết ra trên giấy. Nói chuyện cũng bằng giấy tờ. Vậy mà đệ tử đông lắm. Ở khắp nơi, đâu cũng có. Cả ở Lục tỉnh, ở miền Trung nữa. V́ đạo của ông tốt một cái là thờ kính ông bà, tôn trọng lễ nghĩa và ăn ở ḥa mục với mọi người.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •