Page 159 of 174 FirstFirst ... 59109149155156157158159160161162163169 ... LastLast
Results 1,581 to 1,590 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1581
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    TQ múa gậy vườn hoang ở VN thành ra nếu c̣n lợi đời nào đó đánh. Nhưng nếu đến 1 lúc nào đó nếu nó quyết định đánh (v́ đă chuẩn bị) v́ 1 lợi ích chiến lược lớn hơn th́ nó sẽ dứt điểm VN. Cái lúc nào đó có thể là lúc này (trong ṿng 1, 2 năm) mà cũng có thể lâu hơn (10 năm) hay không bao giờ (không đánh mà vẫn được) mà yếu tố quyết định rất tuỳ thuộc vào VN phát triển ntn.

    1) Trường hợp tệ nhất: VC nhất nhất nghe lời TC và VN trở thành 1 chư hầu của TC, dân chúng hèn nhát cam tâm làm nô lệ. Sẽ không có đánh nhau.

    2) Các trường hợp khác: Sẽ có đổ máu và có thể mất 1 phần đất, đảo, biển là cái giá phải trả để có độc lập. VC sẽ bị dẹp. Hoàn toàn thoát ly TC. Tuy nhiên bản chất của con người VN quá tệ nên TC thua keo này bày keo khác và sẽ đưa VN trở về số 1 ở trên.

    Kết luận: Xui cho VN là cái gai mà TC phải nhố.
    Last edited by GaToVN; 06-07-2014 at 04:19 AM.

  2. #1582
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    05-07-2014

    Biển Đông: Sau phát ngôn là… hành động ấn tượng?


    Chuyện Biển Đông, cuối cùng, câu trả lời lại là ở... đất liền, ở chính nội lực, đ̣i hỏi tư duy mềm dẻo và thức thời của nước Việt.

    I- Đúng ngày 1/7 của tuần này, là tṛn hai tháng, Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, thực chất là sự xâm lấn chủ quyền lănh hải và lănh thổ nước Việt.


    Mùa hè năm nay bỗng thành một mùa hè dữ dội và khắc nghiệt, không chỉ v́ cái nắng nóng tới 38-39 độ C, mà c̣n là cái nắng rát của sự phẫn nộ, căm giận, táp từ Biển Đông vào trái tim con người, làm tổn thương sâu sắc ḷng yêu nước của người dân Việt.


    Suốt hai tháng qua, TQ đă đưa hơn 100 tàu các loại tàu hải giám, hải cảnh, tàu hậu cần..., kể cả tàu chiến, máy bay, diễu vơ gương oai bảo vệ giàn khoan bất chính. Nhưng thực chất, hành động hung hăng đó lại bộc lộ một tâm lư logic yếm thế. Bởi vùng lănh hải đó nếu thuộc TQ, đâu đến nỗi TQ phải phô trương sức mạnh công nghệ, quốc pḥng, quân sự đến vậy. Hơn 100 tàu thuyền, máy bay, tàu chiến, hóa ra chỉ để che đậy nỗi sợ mang tính bản năng thầm kín, sâu sắc của dă tâm.


    Hung hăng và sợ hăi vốn là hai mặt song hành của một hành động bất chính, phi nghĩa, trước chủ quyền một dân tộc, mà thôi!


    Các nhà nghiên cứu sử học VN, và cả một khối tư liệu dư địa chí, bản đồ lưu trữ quốc gia, các ḍng họ... của nước Việt, đă chứng minh nhất quán, đầy tính thuyết phục trước năm 1949, địa giới cuối cùng của TQ trên Biển Đông chỉ đến đảo Hải Nam.


    Theo TS sử học Nguyễn Nhă, sách sử ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt là sớm nhất thế giới, đến đầu thế kỷ 17 gần như đều nhất quán ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa và xuyên suốt cho đến nay. Tài liệu cổ được coi là mô tả chi tiết và cụ thể nhất về Hoàng Sa là sách Phủ biên tạp lục của Lê Quư Đôn (Tuần Việt Nam, ngày 04/6).




    Tàu TQ phun ṿi rồng vào tàu VN. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam



    Muôn đời, các thế hệ học sinh nước Việt, trong đó có người viết bài này đă từng học về địa lư thế giới, và đảo Hải Nam chính là mỏm đất cuối cùng của TQ trên Biển Đông.


    Làm sao, chỉ có hơn 60 năm, TQ đă “kịp” chứng minh cho cả thế giới biết, Biển Đông có đường lưỡi ḅ ....bất nhất, lúc 09 đoạn, lúc 10 đoạn, kịp liếm gần hết đại dương, từ 80% (đường 09 đoạn), nay đă thành 90% (đường 10 đoạn). Họa chỉ có là bành trướng, là xâm lấn, kiểu “quốc gia... già mồm” mới có thể bất chấp liêm sỉ dân tộc, bất chấp cả Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 mà TQ từng là một bên kư kết. Chỉ có ḷng tham mới có thể, như câu thành ngữ VN trở mặt như trở bàn tay, vẽ ra cái lưỡi ḅ tưởng tượng nhanh đến như vậy.


    Đi kèm với xâm lấn, là vu khống và cả “giăng bẫy”. Có lẽ, chỉ có người thần kinh không b́nh thường trở lên, mới tin được VN, một nước nhỏ, yếu hơn TQ về mọi mặt, lại dám hơn 1500 lần dùng tàu đâm, va vào tàu TQ, như lời lu loa của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh. Ngược lại, báo chí VN luôn phải truyền tải những h́nh ảnh tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, cả tàu cá ngư dân bị tàu TQ đâm hư hại, thậm chí tơi tả. Vậy mà phía VN chỉ có quyền tránh né. Chính là để tránh né “cái bẫy” khiêu khích đang lặng lẽ giương ra, hắc ám và ác độc.


    Hai tháng trôi qua, đủ để mỗi người VN, thêm hiểu rơ bản chất và cả... phẩm hạnh của “anh em láng giềng” TQ, với chủ quyền nước Việt, dù quá khứ ngh́n năm Bắc thuộc của cha ông đă đủ thấm thía nỗi đau nô lệ. Đó là họa mà cũng là phúc, để người Việt muôn đời phải tỉnh táo, cảnh giác trước những lời lẽ mật ngọt chết ruồi, nói zậy hổng phải zậy trong thế giới kim tiền đầy bất an. Cảnh giác trước lời phát ngôn đầy ấn tượng bỗng trở thành cực kỳ hài hước của ông Tập Cận B́nh: “Chủ nghĩa bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gene của người Trung Quốc”. Trong một bài viết trên tờ Người ĐBND, GS Trần Ngọc Trân đă phải gọi, đó là sự dối trá chính thức có hệ thống.

    Hành động ngông cuồng của TQ, phản chiếu một tinh thần, như nhận định của ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện NCCL (Học viện Ngoại giao): TQ đang có những tính toán khá chiến lược và bài bản không chỉ với Biển Đông mà c̣n có chiến lược gọi là “Chấn hưng Trung Hoa”, trở thành nước phát triển và hướng ra biển, xây dựng TQ thành cường quốc biển (VietNamNet, ngày 02/07).


    C̣n tiếp...

  3. #1583
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người viết rất chú ư đến những phân tích và tổng kết khái quát của ông Aleksandr Khramchikhin (Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự, Liên Bang Nga), trong bài viết “V́ sao Trung Quốc sẽ đè bẹp cả thế giới” trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (ngày 03/07). Bài viết từ 15/04/2010, trên báo АПН” (Агенство политических новостей),nhưng vẫn c̣n nguyên tính thời sự.


    Tác giả phân tích 08 đặc điểm nổi bật của TQ, liên quan vấn đề phát triển kinh tế- xă hội với những vật cản về dân số, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự chênh lệch giới trầm trọng, sức ́ hệ thống..., nhưng đặc biệt là 04 mâu thuẫn lớn của quốc gia này.



    Đường lưỡi ḅ sai trái của Trung Quốc


    Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu duy tŕ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo việc làm cho dân cư ngày càng phát triển và việc giảm bớt nhịp độ tăng trưởng. Mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng cao của dân số với nguồn tài nguyên. Mâu thuẫn giữa việc tiếp tục thực hiện chính sách “mỗi gia đ́nh – một con” với nhu cầu giảm bớt hạn chế nhân khẩu theo đặc điểm xă hội. Mâu thuẫn giữa chính sách dựa vào dân số như một nguồn tài nguyên kinh tế với t́nh trạng số dân quá đông như một vấn đề nghiêm trọng của đất nước.


    Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một thực trạng đáng sợ “tài nguyên của cả hành tinh không đủ để đảm bảo cho mỗi người dân TQ có mức sống như vậy. Bởi thế, vấn đề không phải là sự xâm lược của TQ, mà là với nó, bành trướng là kế sách duy nhất để sống sót”.


    Chợt nhớ đến vụ việc hăng tin Baikal24 của Nga đưa tin cuối tháng 05 mới đây, chưa đầy một tuần sau chuyến thăm của TT Putin và hợp đồng khí đốt 400 tỷ Nga- Trung được kư kết, TQ đă đề nghị… đưa dân sang vùng Siberi và Viễn Đông. Theo Phó Chủ tịch TQ Lư Nguyên Triều, nước Nga có lănh thổ rộng lớn, c̣n người TQ th́ yêu lao đông nhất thế giới. Lời đề nghị “khiếm nhă” trên đă khiến dư luận Nga sôi sục. Chả thế, trên một diễn đàn, thành viên laura_lauri14 đă viết: Cùng với những người nông dân yêu lao động, sẽ là những quân nhân yêu lao động?


    Nhưng quốc gia nào cũng có chủ quyền, có phép nước. Đâu phải là nơi cho một quốc gia khác muốn tḥ một chân sói như trong ngụ ngôn, th́ tḥ?


    V́ thế, hai tháng qua, Biển Đông cũng trở thành điểm nóng thử thách cái tầm, cái tâm, cái nhân cách của những người có trọng trách với vận mệnh sinh tử nước Việt. Hăy nghe những phát ngôn ấn tượng của các vị trong các cuộc tiếp xúc với cử tri mới đây, sau những lo âu, bức xúc, phẫn nộ, bất b́nh của cử tri trước sự tổn thương chủ quyền đất nước.


    Tổng BT Nguyễn Phú Trọng: Không ai chọn được láng giềng. Trong lịch sử đă nhiều lần, ta luôn phải t́m cách chung sống ḥa b́nh, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”, đây là việc khó.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Truyền thống bao đời của dân tộc ta là ḥa hiếu với tất cả bạn bè trên thế giới. Nhưng không đánh đổi chủ quyền quốc gia hay nhân nhượng được. Bằng mọi giá, chúng ta phải bảo vệ toàn vẹn lănh thổ. Không quỳ gối, run sợ trước bất kỳ sức mạnh bạo tàn nào.


    Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng: Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; không chấp nhận, không khuất phục bất cứ sự áp đặt, đe dọa, lệ thuộc nào.
    v.v...


    Đương nhiên, quốc gia nào cũng vậy, không chọn được láng giềng (theo nghĩa ở cạnh nhau về địa lư) nhưng hoàn toàn có thể chọn bạn mà chơi. Việc chọn bạn thế nào, tùy ở cái trí, sự nhận thức, quan niệm sống, sự khôn ngoan, khôn khéo của mỗi quốc gia. Để thực sự cùng có lợi, chứ không thể môi hở cho... răng lạnh.


    Số phận địa- chính trị đặt nước Việt bên bờ Biển Đông- nơi trữ lượng dồi dào tài nguyên dầu khí, thủy sản, nhưng cũng khắc nghiệt đặt nước Việt làm láng giềng bất đắc dĩ của TQ- vừa mạnh, vừa tham, vừa thâm hiểm bậc nhất. Số phận ấy đang một lần nữa thử thách bản lĩnh, dũng khí cả dân tộc.


    Thế kỷ 21 này, thách thức lớn nhất, lâu dài và cam go nhất sẽ không phải đâu khác, chính là sự đối mặt với những dă tâm bành trướng phương Bắc. Làm sao để lịch sử ngàn năm Bắc thuộc không bao giờ có thể lặp lại lần nữa? Câu hỏi này bỗng nhức nhối, và đau đớn tâm can những lương tâm chính trực, yêu nước.


    C̣n tiếp...

  4. #1584
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    TC ngang ngược với VN th́ cũng giống như VC ngang ngược với dân VN. Nếu VC đừng ngang ngược với dân VN th́ đời nào TC dám ngang ngược với VN. Vậy th́ VC đáng trách hơn TC.

  5. #1585
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    II- Nhưng xâm lấn chủ quyền lănh hải, chủ quyền nước Việt, phô trương sức mạnh công nghệ và quân sự, quốc pḥng, TQ được hay mất?

    Trái với âm mưu, cái sự mất của TQ đă nhăn tiền.

    Trước hết, trên trường quốc tế, trong quan hệ đối ngoại. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă chính thức tuyên bố yêu cầu TQ rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Hoa Kỳ tiếp tục theo dơi, ủng hộ VN đấu tranh với hành động sai trái của TQ bằng con đường ḥa b́nh, phù hợp với luật pháp quốc tế (VietNamNet, ngày -3/7).




    An Nam đại quốc họa đồ, một trong những tư liệu chủ quyền cổ của Việt Nam


    Ngay cả các nước ASEAN (trừ Malaysia) đều quay lưng lại với TQ, ủng hộ VN. Đến trung lập như Indonesia cũng bắt đầu nâng cao sẵn sàng chiến đấu, theo Đa chiều- tờ báo của người Hoa ở hải ngoại- (ngày 02/7, báo GDVN). Rơ ràng, lợi ích quốc gia bao giờ cũng được các dân tộc có chung lợi ích ở Biển Đông đặt lên trên hết, duy nhất và lớn nhất.


    Ngược lại, vụ việc ở Biển Đông, lại là cơ hội tốt cho nước Việt trưởng thành, ở nhiều góc độ. Đó là cái được lớn nhất và cũng là điều bất ngờ nhất với TQ. “Biến nguy thành cơ” vốn là kế sách khôn ngoan của người Việt. Nhưng sách lược, kế sách đó có thành hiện thực những năm tháng này hay không? Câu trả lời c̣n ở phía trước.


    Ngày 03/7 mới đây, Tuần Việt Nam có bài viết “05 kịch bản cho Biển Đông”, dự báo những t́nh huống sẽ diễn ra trong 10 năm tới giữa TQ và VN xung quanh vấn đề này. Nhưng dù kịch bản nào, th́ đă đến lúc VN cần có sự quyết đoán trong cuộc đấu tranh pháp lư, mà theo tác giả “Các sự kiện liên quan đến Biển Đông từ đầu năm 2013 đến hôm nay, cho thấy t́nh h́nh không cho phép VN chần chừ, tŕ hoăn trong nỗ lực giải quyết tranh chấp biển đảo với TQ tận gốc rễ”. Đây cũng là ư kiến chung của các nhà nghiên cứu, các luật gia, khi tư vấn, khuyến cáo nhà nước dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền lănh hải và lănh thổ quốc gia.


    Được biết, đến thời điểm này, Thủ tướng CP đă giao các cơ quan củng cố hồ sơ để báo cáo lănh đạo Đảng, Nhà nước cân nhắc việc đấu tranh pháp lư về Biển Đông. Đó là động thái, là hành động tích cực, sau những phát ngôn ấn tượng của các vị, đáp ứng mong mỏi của người dân cả nước quyết bảo vệ chủ quyền lănh hải và lănh thổ quốc gia.


    Nhưng sẽ c̣n tích cực hơn nữa, sẽ là hành động ấn tượng hơn nữa, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh và sự khôn ngoan của cả quốc gia, nếu như trên con đường phát triển, VN t́m kiếm được nhiều giải pháp tăng cường sức mạnh nội lực kinh tế, để đất nước vượt qua sự cam go trước một đối thủ quá mạnh về nhiều mặt, lại quá hiểu... “gót chân Asin” nước Việt. Hai tháng qua cũng là thời điểm ư kiến của nhiều chuyên gia, nhà quản lư kinh tế bàn các giải pháp cho đất nước.


    Trong nhiều tham góp tăng cường sức mạnh nội lực, người viết chú ư và đồng t́nh với cách nh́n nhận thiết thực, khá thực tiễn của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt. Khi ông cho rằng, “không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề TQ. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc ḿnh" (Người đô thị, 22/6).

    Đó là số phận khắc nghiệt của một dân tộc rèn nên bản lĩnh và sự khôn ngoan, biết nhu biết cương tùy thời, tùy hoàn cảnh. Có điều, hiện trạng đáng lo của nền kinh tế, là có tới 80-90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn là của TQ mà theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, đó là một sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái của giới trí thức VN, v́ tất cả những quan chức quản lư các cuộc đấu thầu đó đều là những cán bộ được đào tạo bài bản rất cẩn thận.


    Sự khắc nghiệt trong cuộc chiến không cân sức này, là rơ ràng, VN không thể “đánh trả một sự tràn ngập thương mại biên giới thường xuyên. Bởi quan hệ thương mại, kinh tế của VN và TQ là một quan hệ không dễ ǵ giăy ra được”. Chính v́ thế, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng, vấn đề là VN phải khôn ngoan hơn, phấn đấu nâng cao năng lực của chính ḿnh lên để cân bằng quyền lợi. VN buộc phải gian khổ để sống được với họ, sống cùng với họ và để sống sót.


    Câu triết lư “bi thương” như một câu chuyện phim. Nhưng đó chính là thực tế lâu dài cam go, khổ đau của nước Việt.


    Vậy sự khôn ngoan tận cùng gốc rễ, là ǵ? Câu trả lời không chỉ của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, mà c̣n là của rất nhiều chuyên gia kinh tế đă từng nêu lên, tôn vinh như một giải pháp hiệu nghiệm nhất. Đó là phải tái cơ cấu kinh tế. Nhưng ông cũng cảnh báo “không thể nào có tái cơ cấu kinh tế nếu không tái cơ cấu thể chế, mà ở đây là cả thể chế chính trị chứ không chỉ có thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách chính trị là việc vô cùng khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để các công việc mới không trái với các tâm lư cũ” (Người đô thị, 22/6)

    Chuyện Biển Đông, cuối cùng, câu trả lời lại là ở... đất liền, ở chính nội lực, đ̣i hỏi tư duy mềm dẻo và thức thời của nước Việt.

    C̣n người dân đang chờ đợi, sau những phát ngôn ấn tượng, là những hành động ấn tượng?


    Tác giả gửi Quê Choa

    http://bolapquechoa.blogspot.com/201...ong-tuong.html

  6. #1586
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    HOÀNG SA _ TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIETNAM

    Ở Tháp đôi Kuala Lumpur, một người đàn ông lại gần tôi, nói nhỏ: “Một ḿnh bạn bé nhỏ đứng căng biểu ngữ giữa chỗ tấp nập người qua lại, tôi thấy ngạc nhiên và phục, nhưng cũng thấy tội nghiệp và ái ngại. Chẳng lẽ bạn không cảm thấy ngượng nghịu và sợ hăi sao?”

    Vâng, quả là khó mà ngăn được cảm giác đó khi một ḿnh với cái biểu ngữ ở chỗ công cộng đông đúc, đặc biệt là người Hoa, trước những ánh mắt ṭ ṃ, tại một đất nước xa lạ, và tâm trí th́ phân vân không biết đây có bị gọi là biểu t́nh, (v́ có h́nh cái giàn khoan bị gạch chéo). Bởi ở đây có luật biểu t́nh, nếu gọi là biểu t́nh th́ phải xin phép, mà không có phép th́ sẽ bị bắt.

    Chính hai từ TỔ QUỐC đă giúp tôi vượt qua nỗi sợ hăi và sự ngượng ngùng ấy.

    Hành tŕnh của tôi không phải lúc nào cũng suông sẻ. Tại một ga tầu điện, trong lúc tôi đang đứng
    giương biểu ngữ th́ một đoàn người Hoa rất nóng nảy dừng lại, họ hét lên: “No! Get out!!”, rồi sấn sổ tới như thể sắp đánh tôi.

    Chỉ có một ḿnh trước đoàn người hùng hổ, tôi đă chọn cách im lặng, và mỉm cười, tay vẫn nâng biểu ngữ. Ai nỡ hành hung một người phụ nữ mỉm cười đâu nhỉ?

    Một số bạn Philipine cũng phản đối cái biểu ngữ của tôi:

    - Tại sao Trường Sa lại chỉ của Việt Nam, của chúng tôi nữa chứ? Các bạn ấy lên tiếng

    - Th́ các bạn vẫn đang sở hữu một phần Trường Sa đó thôi? Nếu làm biểu ngữ về nó các bạn cũng sẽ viết như tôi. Kẻ thù chung của chúng ta là Trung Quốc chứ không phải là nhau. Chỉ có Trung Quốc cướp biển đảo của ta chứ giữa chúng ta không có tranh chấp.

    Tôi thân mật giải thích, và lại cười thật tươi. Cuối cùng th́ các bạn ấy cũng đồng ư giương biểu ngữ cùng tôi.



    Thuyết phục nhóm bạn Philipine về cái biểu ngữ.


    Những chuyện như thế không khiến tôi bực, bởi có thể hiểu được họ. Nhưng một người Việt Nam đă khiến tôi buồn. Khi đang giương biểu ngữ ở Genting, tôi gặp một đoàn du lịch người Việt. Như vớ được vàng, tôi cuống quưt rủ họ đứng cùng một vài phút cho đông đảo, và họ vui vẻ đồng ư. Nhưng một cậu áo vàng trong đoàn kiên quyết từ chối với giọng rất gay gắt, rồi cậu ta nh́n tôi một cách tức giận, khinh bỉ, và kéo đoàn đi trước sự ngỡ ngàng của tôi.

    Thấy tôi đưa máy ảnh chụp, cậu ta quát lên:

    - Sao chị chụp tôi?

    - V́ cậu là người Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi cho người Trung Quốc, nhưng lại nói tiếng Việt và đi trong đoàn Việt Nam, tôi thấy lạ th́ chụp chứ sao? Tôi cũng quát lại.



    Tại bến tầu trước lúc gặp đoàn người Hoa nóng nảy)


    Những chuyện như thế khá nhiều trên chặng đường tôi đi. Trời khi sáng khi tối, lúc nắng lúc mưa, tôi vẫn bước đi với cái biểu ngữ trên tay và đôi chân ko thấy mỏi.

    HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!!!

    http://diendanctm.blogspot.com/2014/...-viet-nam.html

  7. #1587
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khuynh Hướng Bành Trướng Bá Quyền Của Trung Cộng Ngày Càng Rơ



    Mặc dù luôn chỉ trích các nước khác nhưng bản thân Trung Quốc cũng đang ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền qua các hành động của mình."

    Zachary Keck
    Biên dịch: HC
    ***

    Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chẳng là gì nếu không nhất quán về quan điểm bành trướng của mình. Từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn liên tục và nhất quán trong việc lên án chủ nghĩa bành trướng dưới mọi hình thức. Nhưng thực tế thì từ “bành trướng” không chỉ là một từ đồng nghĩa để chỉ những quốc gia hay hành động mà Bắc Kinh không ưa.

    Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục những lời hùng biện lên án chủ nghĩa bành trướng nhưng hành động của họ thì ngày càng thể hiện điều ngược lại, trong hàng loạt các vấn đề khác nhau. Tiêu biểu nhất có lẽ là Khái niệm mới về An ninh của Bắc Kinh do Tập Cận Bình công bố tháng trước tại Thượng Hải, trong Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng ḷng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia - CICA).

    David Cohen nhắc chúng ta rằng Khái niệm mới về An ninh có nhiều mặt chứ không chỉ đơn giản như cái nh́n ban đầu.
    Tuy nhiên, nội dung chủ chốt trong Khái niệm mới về An ninh là “an ninh ở châu Á phải do người châu Á duy trì”. Như tờ Thời báo Toàn cầu (Global Times) b́nh luận về bài phát biểu của Tập Cận Bình, nó “nhấn mạnh vai trò của các nước châu Á trong việc xây dựng nền an ninh của mình, được nhìn nhận như một sự khước từ can thiệp của bên ngoài vào khu vực”. Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình cũng phản đối các liên minh trong khu vực.

    Điều đó cho thấy Trung Quốc muốn một châu Á – Thái Bình Dương không có Mỹ – với sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ đã trở thành đối trọng đáng kể duy nhất trong khu vực đối với Bắc Kinh. Do vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ nếu người Mỹ rút khỏi khu vực này. Và cũng tương tự như vậy đối với các liên minh trong khu vực – không chỉ là do Trung Quốc hiện chẳng có đồng minh chính thức nào mà c̣n ở việc tầm vóc của nước này khiến họ chắc chắn sẽ chi phối bất kỳ mối quan hệ song phương nào với các quốc gia châu Á khác.

    Đồng thời, Khái niệm mới về An ninh cũng rõ ràng là rất bành trướng. Khởi đầu, để hiện thực hóa các mục tiêu căn bản của Khái niệm mới về An ninh — tức là Mỹ rút khỏi châu Á và chấm dứt các liên minh — thì sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực sẽ được bảo đảm.
    Quan trọng không kém là các mục tiêu này rất phi lý với tuyệt đại đa số các nước châu Á. Chỉ một mình Trung Quốc muốn Mỹ chấm dứt vai trò chiến lược ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác, ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều muốn Mỹ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong kiến trúc an ninh khu vực. Thực tế thì phần lớn các quốc gia muốn Mỹ đừng lẩn tránh nữa mà phải đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh ở châu Á. Tương tự như vậy, các nước châu Á khác cũng ủng hộ mạnh mẽ việc liên minh trong khu vực, bằng chứng là trong thực tế họ đều đang củng cố mối quan hệ với nhau và với Mỹ.

    Một biểu hiện có liên quan khác về tham vọng bá quyền của Trung Quốc là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB), một tổ chức “đa phương” do Trung Quốc đề xuất như một thể chế tương tự Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nh́n qua th́ AIIB có vẻ đỡ thâm hiểm hơn cái Khái niệm mới về An ninh và về mặt nào đó cũng có tí sự thực. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn ta sẽ thấy AIIB, theo nhiều cách, cũng vẫn là một Khái niệm mới về An ninh trong lĩnh vực kinh tế.

    Đầu tiên, Trung Quốc muốn thành lập AIIB làm đối trọng với ảnh hưởng Ngân hàng thế giới và ADB, những thể chế mà Bắc Kinh cho là bị Mỹ và Nhật Bản chi phối quá nhiều. Với thái độ không khoan nhượng của Quốc hội Mỹ đối với việc cải tổ IMF th́ mong muốn lách qua Ngân hàng Thế giới có thể hiểu được. Nhưng Trung Quốc rơ ràng là muốn hất ADB ra chứ không chỉ đơn giản là t́m kiếm một vị trí lớn hơn trong tổ chức này thông qua phần đóng góp lớn hơn của ḿnh. Và điều này th́ thật khó biện hộ. Thực chất th́ một cam kết lớn hơn với ADB sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy Trung Quốc muốn t́m kiếm một vị lớn hơn trong thể chế hiện tại chứ không phải là muốn lật nhào nó.

    Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang làm cái việc thứ hai với đề xuất về AIIB. Giống hệt như Khái niệm mới về An ninh, chủ đề này được đưa ra v́ Bắc Kinh đang đẽo gọt nó để đảm bảo sự chi phối hoàn toàn của họ với định chế này. Ví dụ như, tất cả các báo cáo đều cho thấy Trung Quốc đang cố loại Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ ra khỏi AIIB. Điều đó có nghĩa là định chế này – trông th́ có vẻ “đa phương” – nhưng sẽ gần như do Trung Quốc cấp vốn toàn bộ.

    Oliver Rui, giáo sư tài chính kế toán tại Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu – Trung Quốc (China Europe International Business School) ở Thượng Hải, nhận xét “Trung Quốc muốn đóng một vai tṛ chủ chốt hơn trong các tổ chức kiểu này – và cách tốt nhất là tự ḿnh tạo ra một tổ chức như thế… Đây là một cách nghĩ khác từ quan điểm t́m đối trọng với Mỹ và Nhật Bản”

    Các tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng rất rơ rệt trong cách mà nước này thúc đẩy ư tưởng về AIIB. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) trích lời một bên tham gia thảo luận về AIIB (không trích quốc tịch) rằng “Các nước châu Á rất quan tâm nhưng Trung Quốc cũng sẽ vẫn tiếp tục cho dù chả có nước nào tham gia.”

    Cần phải nhấn mạnh rằng, mặc dù không thể bỏ qua các lợi ích chung của những dự án và AIIB sẽ tài trợ nhưng mục tiêu tối thượng của AIIB, về bản chất, là bành trướng chủ quyền. Về danh nghĩa, Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trong toàn vùng châu Á mở rộng để gắn kết sinh kế kinh tế của các nước láng giềng nhỏ bé chặt chẽ hơn với giao thương với Trung Quốc. Và trong các tranh chấp lănh thổ của họ với các nước như Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc cũng đă thể hiện rơ là họ sẵn sàng khai thác sự phụ thuộc kinh tế của các nước khác để buộc họ phải nhượng bộ trong các chủ đề chính trị.

    Có lẽ biểu hiện lớn nhất của các tham vọng bành trướng Trung Hoa là việc họ buộc các nước khác và các doanh nghiệp nước ngoài phải phục vụ lợi ích của Trung Quốc nói chung và của Đảng Cộng sản nói riêng. Đồng thời, nước này cũng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chẳng hạn như, Trung Quốc vẫn luôn ép các nước Nam và Đông Nam Á phải buộc người Uyghur hồi hương về Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng leo thang về vấn đề này. Rơ rệt nhất là Trung Quốc dù tỏ ra thế này thế kia nhưng thực chất là đă chấp bút soạn thảo Luật về Tây tạng của Nepal. Phổ biến hơn là các nỗ lực của Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phục vụ mục đích của Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Hoa. Điều này thường được thực hiện qua việc đe dọa từ chối cho các công ty này thâm nhập vào thị trường tiêu dùng đang lớn mạnh của Trung Quốc. Kết quả là loại áp lực này trong mấy năm trở lại đây đă tỏ ra ngày càng hiệu quả, có thể thấy các đầu mối truyền thông quốc tế và của Hollywood (lấy tạm hai ví dụ này) ngày càng khúm núm trước Bắc Kinh. Và khi thị trường nội địa của Trung Quốc phát triển, th́ loại áp lực này càng được áp dụng nhiều hơn và càng thành công hơn.

    Chẳng việc nào trên đây biến Trung Quốc thành quỷ sứ cả. Lịch sử đă cho thấy là các cường quốc mới nổi khi càng lớn mạnh th́ càng bành trướng. Trong thực tế, Mỹ đă từng đi đầu phản đối sự can thiệp của của châu Âu vào các nước ngoài phương Tây. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ lại tham gia nhiều vào chính sự của các nước vẫn được gọi là thế giới thứ ba hơn bất kỳ một cường quốc thuộc địa nào trước đây như Pháp hay Anh. Chỉ kẻ khờ (hoặc một lũ khờ) mới hy vọng là một Trung Quốc đang trỗi dậy lại tránh xa chủ nghĩa bành trướng và tham gia vào trật tự thế giới hiện có. Những chỉ trích khá nhất quán của Trung Quốc đối với các xu hướng bành trướng của các nước khác – thật mỉa mai lại đặc biệt nổi bật trong đề xuất CICA của Tập Cận B́nh và các bài phát biểu trong Đối thoại Thượng Hải của Vương Quán Trung – càng ngày càng lộ rơ tính đạo đức giả.

    http://thediplomat.com/2014/06/china...egemonic-bent/
    Nguồn: https://www.facebook.com/tinviet.quo...ation=timeline

  8. #1588
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đăng bài này lên đây để các bạn b́nh luận ,

    và nếu có thể , dạy dỗ tên ăn cơm Quốc Gia , thờ ma Cộng Sản này

    THƯ TÂM T̀NH CỦA HUỲNH TẤN MẪM GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH


    Sài G̣n, ngày 4 tháng 7 năm 2014

    Cùng các bạn Thanh niên-Sinh viên-Học sinh thân mến,

    Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xă hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ư thức trách nhiệm về t́nh h́nh đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không c̣n nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.

    Như các bạn đă biết, sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc hiện diện hai tháng nay ở vùng lănh hải Việt Nam, không phải là sự kiện lớn đơn thuần, mà nó biểu hiện một tiến tŕnh vô cùng hệ trọng đối với sinh mệnh của Tổ Quốc chúng ta, nó là màn mở đầu công khai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào lănh thổ, lănh hải nước ta trong kế hoạch có quy mô thôn tính cả Biển Đông, từng bước khống chế toàn vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng siêu cường bá chủ không giấu diếm của ḿnh. Nó c̣n bộc lộ cho toàn dân ta biết mối quan hệ mờ ám được che giấu lâu nay dưới các từ ngữ và khẩu hiệu đẹp đẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Việt Nam ta.
    Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng đây là vận hội mới cho dân tộc, v́ nó mang ư nghĩa thức tỉnh toàn diện của một giai đoạn lịch sử, bởi toàn bộ sự thật đă được phơi bày.

    Việt Nam là một nước nhỏ về quy mô dân số và diện tích so với họ, lại chậm phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin, công nghệ quân sự… lại đúng vào lúc xă hội đang suy yếu, kinh tế bên bờ vực thẳm, tầng lớp lănh đạo th́ suy thoái tư tưởng- đạo đức – lối sống, tham lam, nhũng nhiễu đầy khắp. Thử hỏi trong t́nh thế đó làm sao có thể đối địch trước một tham vọng vĩ cuồng như thế của đối phương?

    Câu hỏi ấy đang xoáy vào ḷng mỗi người dân nước ta, và chúng ta thật sự day dứt về câu trả lời.

    Dù chúng ta yêu ḥa b́nh bao nhiêu, chân thành mong muốn hữu nghị bao nhiêu, tất cả cũng bằng thừa, nếu không nói là tự huyễn hoặc lấy ḿnh, trước tham vọng của chủ nghĩa Đại Hán phương Bắc.

    Bành trướng Bắc Kinh đang tiến công chúng ta ở thế áp đảo về bạo lực, thế thượng phong về kinh tế, đánh phủ đầu ta về ngoại giao tuyên truyền. Quan chức cao cấp của Trung Quốc – Dương Khiết Tŕ – đến nước ta, đưa ra một thông điệp với tư cách cao ngạo của một nước lớn, thể hiện mối quan hệ bất b́nh đẳng không phải đột nhiên mới có: yêu cầu ta chấm dứt cái gọi là “quấy nhiễu” chúng ở giàn khoan HY981, đe dọa nếu ta kiện chúng ra ṭa án quốc tế, ta sẽ nhận lấy “hậu quả” khôn lường. Nếu ta “ngoan cố” không hàng phục, chúng sẽ phong tỏa kinh tế, phong tỏa bờ Biển Đông, và mọi tai họa khác sẽ xảy đến. Chúng ngăn cản ta không được mở rộng liên minh quân sự với Mỹ và các nước khác, bởi làm như thế chúng quy là ta mang tội “khiêu khích” chúng.

    Các bạn thử nghĩ xem. Họ bao vây và khống chế ta, nhưng không cho ta la lên để nhờ người can thiệp, không cho ai giúp sức, vâng, trói lại và đánh, buộc ta phải tự nguyện đầu hàng!

    Qua cách nói và hành động của họ, cơ hồ như ta đă là quốc gia phụ thuộc không có bao nhiêu chủ quyền?

    Các quốc gia có chủ quyền, có quan hệ b́nh đẳng, bất kể là nước lớn hay nhỏ, chưa từng nói năng như thế. Hồ đồ, trịch thượng phải bắt nguồn từ một thực tế. Song, yếu kém, nhu nhược vốn cũng không phải không có nguyên nhân. Có khi là sự tương thích bắt nguồn từ những sự kiện chưa bộc lộ từ phía nhà cầm quyền nước ta chăng? Dù sao cũng đă có một câu phương ngôn đáng nhớ: “Nếu ta đứng lên, là ta ngang hàng, nếu ta quỳ xuống, th́ ngang rốn đối phương”.

    C̣n tiếp...

  9. #1589
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Các bạn thân mến,

    Đó là kết quả của một thực tế yếu kém, hay từ một tinh thần bạc nhược, hay cả hai? Sự than trách hay nguyền rủa đối phương lúc này quả là một sự xa xỉ.

    Làm công dân của một nước, làm sao ta không thấy đau ḷng khi đất nước bị xâm lăng? Làm sao ta không thấy nhục khi bị kẻ khác lăng nhục vào dân tộc ḿnh? Trên những con đường mà các bạn đi làm hay đi học hằng ngày, trong công viên mà các bạn dạo chơi, trong sách sử mà các bạn đă đọc, luôn phảng phất bóng dáng của tiền nhân, mang tên những vị anh hùng, trong lịch sử hàng ngh́n năm trải qua từng thế hệ, đă chống trả lại bọn xâm lược phương Bắc oanh liệt ra sao, và không hề khiếp sợ. Tiền nhân đă để lại cho chúng ta một giang sơn vẻ vang. Đến lượt chúng ta, chúng ta không thể thoái thác, và không hề thoái thác bởi bất cứ lư do ǵ, để hết ḷng bảo vệ giang sơn ấy.

    Nhưng lời tâm t́nh của tôi là vô nghĩa, nếu tôi không nói với các bạn rằng, sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên-Sinh viên-Học sinh hôm nay. Các bạn đang đứng ở đầu thề kỷ 21 của một nhân loại đang toàn cầu hóa, mà tri thức th́ trở nên vô biên giới và không ai có thể che giấu hay độc quyền được.

    Một cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc bằng mọi biện pháp và thông minh mà các bạn sẵn sàng dấn thân, và một xă hội mà các bạn cần xây dựng, có tương lai như thế nào, là hai vấn đề quyện vào nhau mà có lẽ các bạn đang suy nghĩ?

    Để có một đất nước độc lập tự do, trước hết mỗi chúng ta cần có một trí tuệ độc lập tự do, không để bị nhuộm đen, nhuộm đỏ, hay bất cứ màu nào khác; nó phải là ḷng yêu nước nồng nàn, trong sáng, yêu ḥa b́nh độc lập và dân chủ bằng một nhận thức kịp thời đại. Một cuộc chiến đấu chỉ bằng niềm tin và sinh mạng dù rất cao cả, nhưng nó sẽ đem lại một kết quả ra sao?

    Một xă hội các bạn mong muốn, chưa biết là thế nào, nhưng ít nhất, và chắc chắn nó không thể là một xă hội như các bạn đang nh́n thấy, nó đầy dẫy những bất công, trên một tầng nền của hẹp ḥi và thiển cận, nó không bao giờ là bền vững!

    Tôi không muốn nói một câu như sáo ngữ: tương lai đang nằm trong tay thanh niên, với nghĩa nó là màu hồng. Không, có thể nó không đến các bạn với màu hồng, ṇ tùy thuộc vào ư thức của các bạn. Đó là cái nh́n thẳng vào thực tế với đôi mắt biết đúng sai và nói được tiếng nói của trái tim ḿnh. Một cuộc chiến đấu sẽ rất mạnh mẽ khi nó có đầy đủ chân lư.

    Điều tôi muốn nói cùng các bạn, chúng ta phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xă hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Chúng ta cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Chúng ta có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lănh thổ. Tôi trộm nghĩ, tự do trong bối cảnh Việt Nam hôm nay quan trọng hơn v́ nó chứa cả sự độc lập. Tôi muốn nói đến một thể chế dân chủ, một xă hội dân sự, nó sẽ không bị đem ra mua bán hay đổi chác bất ngờ bởi một đất nước, nếu nằm gọn trong tay của một nhóm người độc quyền.

    Chúng ta tin tưởng sẽ giữ được độc lập tự do, sẽ bảo vệ được giang sơn v́ chúng ta có hai điều quan trọng:

    - Một, chúng ta có chính nghĩa, lẽ phải ở về phía chúng ta. Thế giới bây giờ là sự liên kết rộng lớn và có sức mạnh vô tận, vấn đề là ta có làm cho sức mạnh ấy hội tụ lại được hay không? Chúng ta có làm rơ chính nghĩa để xứng đáng được nhận sự ủng hộ đó hay không? Chế độ phát xít của Bắc Kinh hiện nay với chủ trương bạo lực và bành trướng đang tự đào mồ cho ḿnh, và nhân loại sẽ chôn chúng. Tôi tin chắc chắn điều đó sẽ xảy ra như lịch sử nhân loại đă cho thấy.

    - Hai, chúng ta biết sửa ḿnh. Một quốc gia hùng mạnh là v́ có phương hướng đúng, một quốc gia yếu kém là v́ có phương hướng sai. Đó là một thể chế chính trị tiến bộ hay lạc hậu, có tạo được sức mạnh đoàn kết của toàn dân hay không mà Việt Nam ta phải cấp bách xem xét để sửa đổi. Sự sửa đổi đó phải đến từ sức mạnh đoàn kết của nhân dân, kể cả những lực lượng, những con người từ trong bộ máy nhà nước, và đồng bào ở nước ngoài.

    Tôi tự hỏi, có lẽ cũng giống như các bạn, v́ chúng ta không muốn hy sinh xương máu khi chưa cần thiết, và nếu chúng ta là chính nghĩa, tại sao chúng ta không dám kiện để đưa họ ra ṭa án quốc tế? Thế giới ngày nay không c̣n ở thời kỳ hồng hoang, nhân loại không phải là bầy thú trong rừng để con lớn dễ dàng giày xéo con bé, hay chính chúng ta mang mặc cảm tự ti, tội lỗi và hẹp ḥi mà không dám nh́n nhận và tiếp nhận sức mạnh đang rộng mở của thời đại? Làm sao chúng ta có thể tin là an toàn và có giá trị khi tự thu ḿnh, núp vào hang ổ “hữu nghị” giả dối dưới nách của kẻ xâm lược?

    Thưa các bạn,

    Bao giờ, hay ngay bây giờ chúng ta có thể cất lên tiếng nói thống nhất, mạnh mẽ đối với những người đang mang trọng trách dẫn dắt dân tộc?

    Hiện nay, tôi không tán thành nhiều điều, trong đó có hai điều căn bản và cấp bách mà Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện:

    1- Đặt Hiến pháp cũng như luật pháp của một Quốc gia dưới cương lĩnh và các chỉ thị của Đảng Cộng sản. Thay v́ ngược lại, Đảng Cộng sản phải đặt ḿnh dưới Hiến pháp và luật pháp nhà nước, với chức năng là thi hành chứ không phải chỉ đạo. Từ sự trái ngược đó, với quyền hành độc đoán trong tay, Đảng đă tự tha hóa và suy thoái (như đă tự thừa nhận), đưa đến một Chính phủ thiếu trách nhiệm và không hiệu quả, làm cho xă hội rệu ră, không phát triển và mất dần sức sống, người dân trở nên lơ láo, mất phương hướng và tích lũy nỗi bất b́nh. T́nh trạng này là điều kiện phù hợp ư muốn của kẻ xâm lược.

    2- Đường lối đối ngoại hiện nay, là thuộc về Đảng Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, chứ không phải do một Chính phủ của nhân dân, v́ thế đă không giữ được tư thế chính danh của một Quốc gia, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Các từ ngữ: hữu nghị, bạn, môi răng, đồng chí, anh em, 16 chữ vàng (*), 4 tốt…đă xóa tan tư cách và khoảng cách phải có của một quốc gia với một quốc gia. Mối quan hệ mang tính chất t́nh cảm quá đà và độc hại đó đă tràn ngập trong tư tưởng giới lănh đạo, quan chức, các đoàn thể, kể cả Đoàn Thanh niên Cộng sản mới lớn sau chiến tranh, thể hiện lời nói, phong cách trong các văn kiện cũng như trong cách hành xử, chứng tỏ một tinh thần dựa dẫm, bấu víu, lệ thuộc, thiếu tự tin của tâm lư nhược tiểu chưa trưởng thành về mặt quốc gia, làm mất quốc thể, của giới lănh đạo hiện nay. Lẽ ra, mối quan hệ không chính danh đó phải được chấm dứt, khi chiến tranh chấm dứt và đất nước thống nhất. “Ân đền oán trả” ǵ khi c̣n nằm trong rừng sâu suối lạnh, th́ cũng phải minh bạch trong chính sách ngoại giao, không “giáo dục” toàn dân theo cách “xóa tan biên cương” mập mờ như thế được! V́ thế, làm sao trách thái độ kẻ cả của Dương Khiết Tŕ khi bảo Việt Nam “quấy rối” chúng ở giàn khoan, hay kêu gọi Việt Nam “ đứa con đi hoang hăy sớm quay đầu về”, hoặc bí thư Quảng Đông gởi “danh mục công việc phải làm” cho Bộ Ngoại giao ta?

    Tôi sống ở miền Nam, và biết người dân miền Nam đều nhận thấy cực kỳ phẫn nộ về cách ngoại giao xa lạ như trên.

    Thưa các bạn,

    Văn hóa ngoại giao cũng là biểu hiện chiều sâu của thực thể. Lẽ nào tôi dám nói ép, nói oan cho các lănh đạo Việt Nam chăng, khi cho rằng mối quan hệ được biểu hiện như thế là xuất phát từ hành vi và tư duy lệ thuộc do quán tính, hoặc do “tận đáy ḷng”?

    Tôi không tán thành về mối quan hệ bất b́nh đẳng, được gọi là “hữu nghị” giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay, mà ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng níu kéo một cách vô vọng trong cô đơn và sợ hăi, có tác dụng cuốn cả đất nước rơi vào quỹ đạo của bành trướng Bắc Kinh. Tôi cho rằng Trung Quốc là không đáng sợ, một nước rộng về đất, đông về dân, mạnh về bạo lực, chứ không hề là một nước lớn với ư nghĩa là có sức mạnh văn hóa, văn minh và đáng nể trọng. Không tự cúi người xuống để phong Trung Quốc là đại ca vô địch. Cũng không thể có ư nghĩ đến việc có thể hay không thể “rinh” đất nước chạy đi nơi khác với lời than thở vô nghĩa: “Có ai chọn được láng giềng đâu!”. Thật ra đó là ư của một tướng Tàu đă nói ở Hà Nội các đây hai năm, nhằm đe nẹt Việt Nam đă lỡ nằm cạnh Trung Quốc, không thể “chọn” thân phận khác được đâu, lẽ ra không nên lặp lại theo cách áo năo như thế. Thủ tướng Nhật, chưa từng than van chuyện phải bê mấy ḥn đảo của ḿnh đi đâu. Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng không có một lời nào tương tự!

    Tôi chân thành bày tỏ, chia sẻ cùng các bạn về niềm tự tin và tự hào của dân tộc, trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông xưa, nay là trước sự hung hăng của quân Tập, với tinh thần là nhân dân phải biết làm chủ vận mệnh của ḿnh, thông qua một thể chế dân chủ bởi một Hiến pháp đứng đắn, và quan hệ b́nh đẳng không lệ thuộc Bắc Kinh. Đó là khẳng định căn bản và lâu dài, dù cho nay mai giàn khoan có thể rút đi, hay thay một chiếc khác. Mối quan hệ giữa “hai” dân tộc – theo nghĩa dân sự – xưa nay chưa từng có vấn đề, ngoại trừ bọn cầm quyền hung hăng mỗi lúc. Nhắc lại điều này với dân chúng cũng lại là một xa xỉ nữa.

    Hai điều nêu trên, không phải là vô cùng hệ trọng của hiện t́nh đất nước đáng trăn trở hay sao?
    Chúng ta không để sự thờ ơ của hôm nay là nỗi hối tiếc của ngày mai. Chúng ta không muốn một đồng bào nào của ḿnh phải tự thiêu như người Tây Tạng, không muốn những nhóm thanh niên ta đến lúc phải vung dao liều chết vào bọn Hán tộc ở các bến tàu như ở Tân Cương. Và chúng ta cũng cần tinh tường cảnh giác về những kẻ diễn hài nội địa.

    Một phương châm chân chính đă từng vang lên trong ḷng dân tộc: “Chúng ta yêu ḥa b́nh nhưng sẵn sàng chiến tranh” để bảo vệ Tổ quốc.

    Mong rằng tôi có nhiều cơ may được gặp các bạn, góp phần nhỏ bé của ḿnh cùng các bạn bước tới, cùng cả đất nước đứng hẳn lên đấu tranh, giữ vững độc lập trước sự khống chế và xâm lược của Bắc Kinh, xây dựng một xă hội dân sự vững chắc, công bằng và dân chủ.
    Ao ước thay!

    Trân trọng kính chào.

    Huỳnh Tấn Mẫm – một thanh niên nhiều tuổi.

    ——————————————————–

    (*) “Sơn thủy tương liên, lư tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” (!) – thập lục tự phương châm – do Trung Quốc đưa ra, dịch thành phương châm hành động: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.



    http://anhbasam.wordpress.com/2014/0...h/#more-134714

  10. #1590
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng nói dân oan: VNCH có đất có nhà, chế độ CS cướp đất cướp nhà!



    Facebook dân oan Phùng Thị Ly vừa phổ biến một đoạn video clip cho thấy những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và giới chức cầm quyền Long An liên quan đến việc cưỡng chiếm đất đai.


    Vụ việc xảy ra vào hôm 2/7/2014, lực lượng an ninh cùng các ban ngành đến khu đất của bà Mai Thị Kim Hương (Khu phố 3, thị trấn Thạnh Hoá, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) nhằm yêu cầu tháo dỡ các biểu ngữ có nội dung phản đối cướp đất.


    Hành vi cướp đất trắng trợn của nhiều quan chức huyện Thạnh Hóa và tỉnh Long An khiến sự phẫn uất của người dân bị đẩy lên cao trào. Đoạn clip cho thấy một phụ nữ liên tục lớn tiếng: “Đi ra ngoải đánh Trung Quốc mà lấy đất lại đi..., rồi về đây mà lấy đất tao”, “Đừng có hèn với giặc, ác với dân”


    Một người đàn ông tỏ ra gay gắt nói với đoàn cán bộ: “Sống chung với Việt Nam Cộng Ḥa mà có đất có nhà. C̣n sống với chế độ cộng sản này bị cướp đất cướp cướp nhà. Việt Nam Cộng Ḥa người ta đâu có cướp đất cướp nhà. C̣n chế độ cộng sản này cướp đất cướp nhà là sao?”


    Theo chị Phùng Thị Ly, thành viên Phong trào Liên đới Dân oan Đấu tranh Việt Nam cho biết: Vào năm 2009, UBND huyện Thạnh Hóa thu hồi đất đễ làm bờ kè và chỉnh trang đô thị. Khu vực nhà và đất nằm ở vị trí đối diện chợ, nhưng chủ tich UBND huyện cùng tỉnh Long An lại ban hành quyết định bồi thường đất nhà ở này 'thuộc vị trí tiếp giáp đề bao chống lũ', đây là thủ đoạn để áp đặt giá bồi thường rẻ mạt là 300 ngàn VNĐ trên một mét vuông, trong khi giá đất thực tế gấp hàng chục lần.


    Căn nhà bà Hương có diện tích 120 mét vuông, nhưng chỉ được bồi thường 75 mét vuôn. Phần diện tích c̣n lại thậm chí không được bồi thường mà c̣n bị UBND huyện vu cho 'lấn chiếm đất công', đồng thời ban hành quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế.


    Trước đó, ngôi nhà này đă bị cưỡng chế vào năm 2010, nhưng gia đ́nh bà Hương không đồng ư giao đất và tiếp tục đấu tranh bằng cách che mấy tấm tôn để ở. Sắp tới, giới chức địa phương sẽ tiếp tục thực hiện cưỡng chế lần hai đối với gia đ́nh bà Hương.


    Nội dung một số biểu ngữ chống cướp đất gồm có:


    “Đả đảo thằng Tạo ăn cướp đất - nhà ở. Đàn áp gia đ́nh tôi là có tội với Tổ Quốc Việt Nam...”


    “Yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Hóa, ông chủ tịch Nguyễn Văn Tạo phải ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ đúng vị trí đất nhà ở của chúng tôi theo đúng quy định pháp luật tại điều 8, 23, 73, 74 hiến pháp 1992 nước CHXHCNVN. Điếu 42, 50, 56 luật đất đai 2003. Điều 9 ND197CP. Điều 3, 47 NĐ84CP. Điều 1 tuyên ngôn độc lập năm 1945. Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.


    Nếu cố t́nh không thực hiện là chính UBND huyện Thạnh Hóa chống lại các điều luật đă nêu trên, chống đảng gây tội ác với nhân dân.


    Đồng kư tên dưới đây: Phùng Thị Ly, Phùng Văn Lâm, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Trung Tài”


    “Thông báo: Chống quyết định cưỡng chế của Nguyễn Văn Tạo, chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa.


    Gia đ́nh tôi sẵn sàng đáp trả những hành vi ngang ngược của thằng Tạo như Trung Quốc xâm lược”.


    Danh sách những quan chức cầm đầu vụ cướp đất tại Long An bị người dân tố cáo đích danh gồm có:


    Ông Phan Quang Nghiệp - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Thạnh Hóa
    Ông Nguyễn Văn Tạo - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa
    Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An.




    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •