(http://www.webdoithoai.net/index.php...ivoa&Itemid=69)
Với riêng tôi, tài liệu để lại nhiều ấn tượng nhất là một mẩu bản án được đánh máy với nhiều chi tiết để trống của Giải phóng quân thị xă Tây Ninh vào năm 1965. Mẩu giấy bao gồm các chi tiết:
BẢN ÁN
Tên:…………………. Là……………….
Nối giáo cho giặc làm hại nhân dân và Cách-Mạng đă:.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Xét v́ tên………………..đă nhiều lần tranh-thủ kêu gọi không từ ḅ.
Để gỡ thế kèm kẹp giải-thoát cho đồng bào.
Nhân dân Thị-Xă quyết định lên án………………………….
Các lực-lượng đặc-biệt phối-hợp cùng nhân-dân mà thi-hành quyết-định.
Ngày………tháng……….năm 1965
Giải-Phóng Quân Thị-Xă T.N.

Đọc mẩu bán án đánh máy sẵn như vậy, thú thực, tôi lạnh cả người. Thấy rơ hơn tính chất tàn khốc và tàn bạo của chiến tranh. Cứ tưởng tượng, một người cán bộ hay bộ đội nào đó, nhét mẩu giấy ấy trong túi, chỉ cần ghét một người nào đó, bèn điền tên người ấy vào chỗ trống, rồi “bùm” một phát, một mạng người ngă gục, vợ con xúm vào gào khóc thảm thiết; sau đó, anh ta nộp tờ giấy ấy lên cấp trên. “Thành tích” của cách mạng lại dày thêm một tí. Với máu.
Ai cũng biết công việc gọi là “trừ gian” ấy thực chất là một h́nh thức khủng bố.
Đối tượng của sự khủng bố ấy không phải chỉ là những người làm việc trong guồng máy chính quyền miền Nam mà, theo Anthony James Joes, một chuyên gia về chiến tranh Việt Nam, c̣n bao gồm cả một số thành phần dân sự, từ bác sĩ, y tá đến giáo viên và nhân viên xă hội, những người tương đối có trí thức và có ảnh hưởng trong xă hội. Mục tiêu chính cộng sản nhắm tới không phải chỉ là trừng phạt mà c̣n nhằm thu hút sự chú ư của dư luận, tạo không khí bất an và hoảng sợ trong quần chúng, gây ấn tượng là chính quyền Sài G̣n không đủ sức để bảo vệ ai cả.
Theo Walter Laqueur, trong cuốn Guerrila, a Historical and Critical Study, do Weidenfeld và Nicolson xuất bản tại London năm 1977, h́nh thức khủng bố ở thành thị có vai tṛ quan trọng ở Việt Nam hơn bất cứ một cuộc chiến tranh du kích nào khác ở châu Á, kể cả Trung Hoa (tr. 262 & 271).
Trong cuốn The War for South Vietnam 1954-1975 do Praeger xuất bản tại New York năm 1989, Anthony James Joes tổng kết: Các cuộc khủng bố ấy đă “cướp sinh mạng của 20% số viên chức làng xă ở miền Nam vào năm 1958. Chỉ riêng năm 1960, quân khủng bố đă giết 1.400 viên chức và dân sự. Đến năm 1965, toàn bộ số dân sự bị giết chết lên đến 25.000 người.” (tr. 46).
Bookmarks