Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
Anh Hùng Lê Văn Ngôn
Tiểu Đoàn 92
B.Đ.Q / BIÊN PH̉NG
Ta Biệt Động quân nung rèn chí trai
Khí phách hiên ngang diệt thù xây tương lai .
Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Pḥng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại B́nh Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Pḥng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại B́nh Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại úy Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uư Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tṛn 24 tuổi.
Thật ra th́ ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà đă nh́n thấy trước ư đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đă tŕnh lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lư do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lănh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đă nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. V́ thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu.
Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Việt cộng tấn công ngay ngày hiệp định Paris có hiệu lực (28/01/1973), người anh hùng tử thủ là Trung tá Lê Văn Ngôn cùng Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng.
Sau gần một năm rưỡi trời giữa ṿng vây trùng điệp, lại bị tấn công liên miên, đương nhiên TĐ 92 BĐQ phải kiệt sức. Cho tới khi t́nh trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ c̣n đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Công Quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đă về được tới An Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một số lớn đă về được An Lộc. Đây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc hành quân lui binh sâu trong ḷng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến TĐ 92 BĐQ đă làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bi đát.
Cuộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này đă khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng TĐ 92 BĐQ đă “thương lượng” với Cộng Quân, bằng ḷng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn. Quả thật, việc TĐ 92 BĐQ phá được ṿng vây về được đến An Lộc phải coi như một phép lạ nên “dư luận” thương thuyết không phải là không có lư. Vả lại, đây cũng là một trong ba giải pháp mà BTL/QĐ III đă đề nghị lên thượng cấp cách đó không lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng Quân tung ra để đỡ bị mất mặt v́ TĐ 92 BĐQ đă vượt khỏi ṿng vây như chỗ không người.
Thật sự, TĐ 92 BĐQ đă chỉ giết giặc chứ không bao giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công v́ tinh thần kỷ luật cũng như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù hàng binh Cộng Quân đă cho thấy không hề có chuyện “thương lượng”. Một hồi chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12/4 tại Tống Lê Chân đă thuật lại khá chi tiết về biến cố này. Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có chiến xa yểm trợ đă mở các cuộc tấn công mạnh. TĐ 92 BĐQ không c̣n đạn dược và nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng và Trung tá Lê Văn Ngôn chỉ c̣n 259 binh sĩ đă chiến đấu đến cùng và phải mở đường máu rút lui. Tống Lê Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12/4 nhưng v́ hàng rào pḥng thủ quá kiên cố, lại có nhiều băi ḿn, hơn nữa Cộng quân sợ TĐ 92 BĐQ c̣n tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều thiệt hại như những lần trước nên măi tới ngày 13/4 chúng mới vào được trại. Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đă rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân đă bị đặt chất nổ phá hủy. Địch chỉ t́m thấy xác của 2 BĐQ và bắt sống một người khác.
Một bằng chứng rơ ràng khác là bản báo cáo của Cộng quân bị QLVNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng Quân có nhiệm vụ chặn đường rút lui của TĐ 92 BĐQ đă bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại những vị trí đă ấn định v́ sợ bị phi pháo VNCH tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo cáo c̣n đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh sĩ TĐ 92 BĐQ rất cao, c̣n cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng Quân có nhiệm vụ tấn công.
Cũng cần biết thêm, để dứt điểm căn cứ này, quân Việt cộng phải huy động Công trường 9, cùng trung đoàn 271, một Trung đoàn pháo, một Trung đoàn pḥng không cũng như một Lữ đoàn xe tăng. Chưa kể quân trừ bị và chận viện. Cuộc chiến dứt điểm bắt đầu từ 05/04/1974 đến sáng ngày 13/04/1974 mới chiếm được đồn.
Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Việt cộng tấn công, bao vây dồn dập trong 512 ngày từ 28/01/1973 đến 13/04/1974.
Sau khi đem đơn vị về đến An Lộc, Trung tá Lê Văn Ngôn được cử đi học khoá Tham Mưu Trung Cấp được cử về Sư Đoàn 5 Bộ Binh ở trách nhiệm trung đoàn phó. Sau ngày 30/4/1975, Trung tá Ngôn cũng như biết bao chiến sĩ khác, lọt vào tay giặc và bị đưa ra miền Bắc. Một tối mùa thu 1977, ông lặng lẽ qua đời tại liên trại Yên Báy. Nhà văn quân đội Phan Nhật Nam đă đem người đàn em vắn số của ḿnh ra mộ huyệt chôn cất.
Gương chiến đấu của anh hùng Lê Văn Ngôn cùng các chiến sĩ Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng măi măi sáng ngời trong quân sử Việt Nam cận đại.
Bookmarks