Page 11 of 30 FirstFirst ... 78910111213141521 ... LastLast
Results 101 to 110 of 299

Thread: TIN LIBYA: Những diễn biến đang xảy ra

  1. #101
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tin Tổng Hợp , Tóm Tắt Các Diễn Biến Gần Nhất



    Quân ta hạ phi cơ phe ḿnh !


    Một phát-ngôn-viên của chánh-phủ Libye, Mousar Ibrahim, vừa cải chánh hôm nay,thứ bảy 19.03 việc một phi-cơ chiến-đấu của chánh-phủ bị quân phiến-loạn bắn hạ và quân-đội chánh-phủ đă oanh-tạc một thành-phố then chốt do quân phiến-loạn kiểm-soát!

    Các đài truyền-h́nh Al-Jazeera và thông-tấn-xă AP cho biết một phi-cơ chiến-đấu đă bị bắn hạ vào sáng thứ bảy trong vùng ngoại-ô Benghazi.

    Thông-tín-viên của AP,AFP đă nh́n thấy phi cơ bị bốc cháy,phi cơ bị lực lượng pḥng không của quân phiến-loạn bắn hạ.

    Quân nổi dậy đă reo ḥ khi thấy phi cơ bị bắn cháy và rơi xuống một vùng có dân cư,lúc đầu họ tưởng đó là phi cơ của phe theo Kadhafi! Nhưng đến trưa thứ bảy,phe đối-lập chống Kadhafi xác nhận đó là phi cơ của phe nổi dậy,và quân nổi dậy đă bắn lầm phi cơ nhà!

    Các nhà lănh-đạo các quốc-gia Ả-Rập,Hoa-Kỳ và các nước tây-phương khác đă họp ở Paris vào ngày thứ bảy để thảo-luận về những hoạt-động quân-sự chống lại Libye,sau khi chánh-phủ nước này tuyên bố ngưng bắn vào ngày thứ sáu.Nhưng phe nổi dậy cáo buộc là thành-phố Misrata,thành phố lớn thứ ba của Libye do quân nổi dậy kiểm-soát vẫn tiếp tục bị phe chánh-phủ pháo-kích mặc dù lệnh ngưng bắn được loan báo!

    Ngược lại,chánh-phủ Libye,qua lời thứ-trưởng ngoại-giao Khaled Kaim,đă cải-chánh việc quân chánh-phủ vi-phạm lệnh ngưng bắn và yêu-cầu bốn nước Đức,Trung-Hoa,Thổ-Nhĩ-Kỳ và Malte gởi các quan-sát-viên tới để kiểm-soát tại chỗ (trong bốn nước này,Trung-Hoa đă biểu-quyết chống nhưng không dùng quyền phủ-quyết,Đức không biểu-quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ),Thổ-Nhĩ-Kỳ chống việc can-thiệp quân-sự vào Libye và Malte không cho phép xử-dụng các căn-cứ không-quân của ḿnh để thực-hiện việc cấm bay ở Libye).

    Theo ông Kaim,quân chánh-phủ đóng ở ngoài Benghazi và chánh-phủ không nghĩ đến việc ra lệnh cho họ vào thành phố. Nhưng có tin tức cho biết cuộc ngưng bắn chỉ là việc câu giờ,quân theo Kadhafi đă tập hợp quanh Benghazi và trong sáng thứ bảy đă tiến vào khu ngoại-ô và trong buổi trưa thứ bảy,các chiến xa đă có mặt trong thành phố!

    *Vào ngày thứ bảy,Paris đă có một cuộc họp giữa một số quốc-gia tây phương,các quốc-gia Ả-Rập và Hoa-Kỳ để có những hành-động quân-sự đối với Libye.Tại HĐBA LHQ,Pháp đă có một vai tṛ tích-cực và quyết-định trong việc phê-chuẩn một quyết-nghị vào chiều thứ năm, cho phép dùng bạo-lực đối với chế-độ Kadhafi.

    Trong ngày thứ sáu,Pháp cho biết sẵn sàng để can-thiệp quân-sự trong ṿng vài tiếng đồng hồ như theo lời phát-ngôn-viên chánh-phủ François Baroin trên radio RTF:"Cuộc tấn công sẽ xảy ra nhanh chóng..trong vài giờ " nhưng không cho biết các chi-tiết!

    Trong tối thứ năm,HDBA đă biểu quyết một quyết nghị với 10 phiếu thuận/15 phiếu cho phép thiết-lập vùng cấm bay trên lănh-thổ Libye.

    Trước đó,vào ngày 10.03,Pháp đă là nước đầu tiên thừa nhận Hội-Đồng Quốc-Gia Libye như đại diện duy nhất cho Libye,kế đó là Anh.Các quốc-gia Âu-Châu khác chỉ coi Hội-Đồng này như 'người đại diện đáng tin' hoặc 'người đại diện ưu đăi'. Trong cuộc họp G8,Pháp t́m cách thuyết-phục các nước này về sự cần thiết phải can thiệp quân sự vào Libye nhưng không thành công(Trong những nước này,Đức,Nga,Trung Hoa hoàn toàn chống).Nhưng ở Hội Đồng Bảo An,ông Juppé đă thành công trong việc thuyết phục này và 10 trong số 15 thành viên đă bỏ phiếu thuận,Nga và Trung Hoa không đồng ư nhưng không phủ quyết,trong số các nước không thuận,có 4 nước thuộc khối các quốc gia đang trỗi dậy BRIC (Brésil,Nga,Ấn Độ và Trung Hoa.).Ngay sau khi biểu quyết chấp thuận quyết-nghị lập vùng cấm bay,Pháp cho biết đă sẵn sàng để tấn công bằng không quân. Sau cuộc biểu quyết của HĐBA,Ngoại trưởng Moussa Koussa của Libye cho biết Libye đă ra lệnh ngưng bắn,cho biết nước Libye là thành viên của LHQ, bó buộc phải chấp nhận quyết nghị của HĐBA! Phát ngôn viên bộ ngoại giao Pháp Bernard Valéro cho rằng Kadhafi đă sợ nhưng t́nh h́nh trên chiến trường chưa có ǵ thay đổi!


    *Phản ứng sau quyết nghị của HĐBA.

    Ban Ki-moon, TTK LHQ coi đó là quyết-nghị 1973 là ' lịch sử,cụ thể và thiết-thực' theo đó HĐBA LHQ cho phép thiết lập một vùng cấm bay trên lănh thổ Libye,cho phép các quốc-gia thành-viên dùng mọi biện-pháp cần thiết để bảo-vệ thường dân chống lại các cuộc tấn-công do các lực lượng trung-thành với nhà lănh-đạo Moummar Kadhafi của Libye.

    Trong khi đó,Liên đoàn Ả Rập tán đồng quyết nghị này.Tại Madrid,trong một cuộc họp báo chung vào ngày thứ sáu với thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Zapatero,ông Ban Ki-Moon đă nói rơ hơn: 'Quyết nghị cho phép dùng mọi phương tiện cần thiết kể cả việc thiết lập vùng cấm bay nhằm để tránh việc tổn thất lớn nhất và sự tử vong của những người vô tội'.

    Về phiá Pháp,Anh và Hoa-Kỳ đă gởi một công-hàm cho Kadhafi nói là sẽ dùng đến các biện pháp quân sự nếu Kadhafi không cho thực hiện việc ngưng bắn hoàn toàn!

    Trong ngày thứ sáu,một hội nghị quốc-tế gồm các nước Ả Rập và một số quốc gia tây phương và Hoa Kỳ,có cả sự hiện diện của ông Ban Ki-moon đă được tổ chức vào trưa thứ sáu tại Paris,ngay sau khi hội nghị kết thúc,Pháp đă gởi phi-cơ tấn-công Libye!

    Về phiá Đức,bà Merkel cho biết không-quân Đức sẽ hoạt động mạnh hơn ở Afghanistan để các lực lượng liên hợp có thể can thiệp quân sự ở Libye,nói khác đi,Đức không tham dự vào việc tấn công Libye! Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nhấn mạnh "sau khi nghiên cứu các nguy hiểm và hiểm tai, Đức không muốn đua binh sĩ Đức vào cuộc chiến Libye".

    Về phiá Ba Lan,vị thế của Ba Lan rơ ràng:Kiềm chế và đáp ứng b́nh tĩnh đối với một t́nh trạng như thế,theo lời thủ tướng Donald Tusk.Ba Lan có thể tham dự vào một hoạt động nhân đạo Liên-Âu dành cho các thường dân ở Libye!

    Thủ-tướng Hi Lạp sau khi tham khảo bằng điện-thoại với các đồng-sự Thổ-Nhĩ-Kỳ và Libye,đă nhấn mạnh với thủ tướng Libye Al-Baghdadi Ali Al-Mamoudi việc cần thiết thi hành quyết-nghị của HDBA,đặc biệt là ngưng bắn và ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách êm dịu!




    Dân quân chống Kadahfi vui mừng bên cạnh các xe tank của
    Kadhaf́ bị các chiến đấu cơ Pháp oanh tạc



    Ư đặt các phi trường của ḿnh ở phiá nam cho lực lượng liên hợp,yểm trợ các phương tiện tiếp liệu và kỹ thuật cần thiết kể cả việc trung-hoà radars của phi cơ địch!

    Canada tham dự hành quân với 6 phi cơ khu-trục CF-18.

    Ngoại trưởng Hilary Clinton nói không để bị các lời nói gây ảnh hưởng và sẽ nh́n các hoạt động diễn ra ở trận địa;Trong khi đó ông Obama đă nói sẽ không gởi các lực lượng trên đất Libye!

    Chủ tịch hội đống Âu Châu Herman Van Rompuy và phó chủ tịch Ủy Ban Âu Châu kiêm đại diện ngoại giao Liên Âu Catherine Aston đă ca ngợi việc phe chuẩn quyết nghị tại HĐBA.

    Trong khi đó,ngoại trưởng Ai-Cập Menha Bakhom nói rơ Ai Cập không tham-dự bất cứ hành-động quân-sự nào chống lại Libye.

    Trung Hoa,từ chối không biểu quyết tại HĐBA,cũng như Đức,Nga,Ba-Tây,Ấn Độ và Nga,tuyên bố có những dè dặt nghiêm trọng về một phần của bản quyết nghị."Chúng tôi yểm trợ việc phe chuẩn của HĐBA một hành-động thích-đáng và cần-thiết để ổn-định sớm nhất nếu có thể được tỉnh h́nh ở Libye và làm chấm dứt các hành vi bạo động chống lại những người dân-sự" theo lời của đại diện của Trung Hoa tại LHQ Li Baodong.Nhưng ông này nhấn mạnh " Trung Hoa luôn luôn nhấn mạnh rằng trong những hành động loại này,HĐBA phải theo Hiến Chương LHQ và các tiêu chuẩn theo công pháp quốc-tế và tôn trọng chủ quyền,độc lập,thống nhất và toàn vẹn của Libye và giải quyết bằng đường lối hoà b́nh cuộc khủng hoảng hiện nay của Libye".

    Jiang Yu thuộc bộ ngoại giao Trung Hoa c̣n nói rơ hơn "Chúng tôi chống đối lại việc dùng bạo lực trong bang giao quốc tế và chúng tôi có những dè dặt nghiêm trọng liên quan đến một phần của quyết-nghị."

    Tổng thống Bolivie là Evo Moralès cũng bác khước mọi việc can thiệp quân sự nước ngoài vào Libye,kêu gọi một quyết nghị hoà-b́nh đối với cuộc khủng hoảng ở Libye: "Chúng tôi bác bỏ mọi can-thiệp quân-sự v́ điều này chỉ đem đến việc chết chóc nhiều hơn.Đây không phải là một giải-pháp hoà-b́nh"

    Ấn Độ cho biết họ mong muốn thấy công dân các nước Bắc Phi và Trung Đông có những quyết định của chính họ ngoài tầm can thiệp của nước ngoài!

    Về phiá Nga ,tướng Nicolai Makarov đă nói 'niet' (không) cho việc tham dự một chiến-dịch quân-sự!

    Trong khi đó,đối với OTAN,tổ chức này cũng do dự.Phát ngôn viên của OTAN,Oana Lungescu cho biết "về mọi cuộc hành quân của OTAN,cần phải chứng tỏ sự cần thiết để Liên Minh hành động,phải có một sự hỗ trợ trong vùng thực sự,và một căn bản pháp lư rơ ràng,như là các tổng trưởng quốc pḥng của khối OTAN đă quyết định".

    Nhưng dù có hay không có OTAN,lực lượng tưởng cũng đă quá mạnh với Libye: Hoa Kỳ với 34 Awacs,Anh 7 và Pháp 4,họ đă có đủ phi cơ radars cho cuộc hành quân mà chẳng cần tới OTAN.Pháp đă mở tức khắc cuộc không tập ở Libye ngay sau hội nghị ba bên (tây phương,Liên đoàn Ả Rập và Liên Phi) ở Paris kết thúc.Cùng lúc Anh và Pháp đă có những oanh kích bằng đại bác và hoả tiễn từ các chiến hạm ở Địa Trung Hải vào Libye.



    Hỏa tiễn Tomahawk phá tan đại bản doanh của Kadhafi


    - hoả tiện Mỹ phóng từ các hạm đội Mỹ trên Biển Địa Trung Hai



    Phe của Kadhafi trèo lên trên các doanh trại hy sinh làm dàn " chắn hỏa tiễn "




    Các chiến đấu cơ Pháp oanh tạc quân Kadhafi quanh Benghazi


    Đô đốc Mike Mullen của Mỹ cho biết hài ḷng về các kết quả cuộc oanh tạc của Anh,Pháp,Mỹ vào các vị trí của Kadhafi và coi vùng cấm bay đă thực hiện được trong ngày 20.03.Nhưng,ông cho biết cuộc tấn công này có thể đi vào ngơ bí!

    Trong lúc đó,chánh phủ Libye đă phân phối vũ khí cho dân chúng.Saïf al-Islam Kadhafi ngạc nhiên về việc tấn công này và cho biết Tây phương đă bị lạm dụng v́ một sự 'hiểu lầm'.

    Nhưng, Ông Moussa, TTK liên đoàn Ả Rập đă phản ứng mạnh mẽ,chỉ trích cuộc oanh tạc "Điều xảy ra ở Libye khác hẳn với mục tiêu là áp đặt một vùng cấm bay,và điều chúng tôi mong muốn là bảo vệ thường dân chứ không phải oanh tạc số thường dân khác "




    Nhữ đ́nh Hùng tổng hợp tin tức / 20.03.2011


    *Un avion de abattu à Benghazi/msn.fr/19.03.2011 : http://news.fr.msn.com/m6-actualite/monde/photo.aspx?cp-documentid=156209874 &page=2
    *Le gouvernement libyennie qu'un avion de combat ait été abattu par les rebelles/xinhua/19.03.2011 :http://french.cri.cn/781/2011/03/19/41s240542.htm*La France en première ligne dans la décision onusienne
    d'intervention en Libye/xinhua/19.03.2011
    *Réaction mitigée à la résolution onusienne sur l'établissement d'une zône d'exclusion aérienne au-dessus de la Libye/ xinhua/19.03.2011
    *Le recours à la force en Libye a divisé l'ONU... et l'Europe/lexpress.fr/18.03.2011
    *Les Etats-Unis n'excluent pas "une impasse"/ msn.com/20.03.2011:http://news.fr.msn.com/m6-actualite/monde/photo.aspx?cp-documentid=156209874 &page=2

  2. #102
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thêm nhiều nước tham gia chiến dịch lập vùng cấm bay



    Các quốc gia tây phương tham gia một liên minh để thực thi lệnh của Liên Hiệp Quốc thiết lập vùng cấm bay ở Libya

    Súng pḥng không nhả đạn lên bầu trời thủ đô Tripoli của Libya, với ít nhất một vụ nổ làm rung chuyển thành phố trong lúc có thêm nhiều quốc gia tây phương tham gia một liên minh để thực thi lệnh của Liên Hiệp Quốc thiết lập vùng cấm bay trên lănh thổ Libya.

    Người ta nghe thấy tiếng súng pḥng không và vụ nổ tại Tripoli sau khi màn đêm buông xuống hôm thứ Hai. Truyền h́nh nhà nước Libya loan tin thủ đô lại bị một vụ tấn công mới từ các chiến đấu cơ của liên minh.

    Trước đó Tư lệnh Bộ chỉ huy của Hoa Kỳ phụ trách châu Phi cho biết máy bay chiến đấu của liên minh đă thực hiện thêm các vụ tuần pḥng trên không phận Libya trong ngày, với 7 quốc gia tham gia vào chiến dịch cùng với Hoa Kỳ.

    Lên tiếng từ tổng hành dinh đặt tại nước Đức, tướng Carter Ham cho hay những quốc gia khác gồm Bỉ, Anh, Canada, Đan mạch, Pháp, Ư và Tây Ban Nha.

    Ông nói trọng tâm của chiến dịch này, bắt đầu bằng các cuộc không kích hôm thứ Bảy và Chủ nhật, giờ đây đă chuyển sang việc mở rộng khu vực cấm bay từ miền đông Libya sang tới Tripoli ở miền tây.

    VOA

  3. #103
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tổng thống, Thủ tướng Nga bất đồng về Libya

    Trong một sự kiện hiếm thấy, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gọi các nhận xét của Thủ tướng Vladimir Putin về cuộc không kích của quốc tế hiện nay tại Libya là “không thể chấp nhận được.”



    Căng thẳng giữa Tổng thống Medvedev (phải) và Thủ tướng Putin bắt đầu lộ ra công khai về vấn đề Libya


    Cặp bài trùng đang cai trị nước Nga giống như biểu tượng của đất nước: đại bàng có hai đầu. Tổng thống Medvedev hướng về phía Tây. Người d́u dắt của ông, Thủ tướng Putin, hướng về phía Đông.

    Từ 3 năm qua, hai ông cố giấu đi những khác biệt để cùng nhau lănh đạo đất nước.Nhưng bây giờ th́ căng thẳng bắt đầu lộ ra công khai, về vấn đề Libya.

    Hôm thứ Hai Thủ tướng Putin tố giác nghị quyết Liên Hiệp Quốc cho lập vùng cấm bay ở Libya là “cuộc thập tự chinh thời Trung cổ.”

    Các máy bay thực thi nghị quyết Liên Hiệp Quốc thuộc các nước Anh, Pháp, và Ư.

    Dưới thời Trung cổ, các hiệp sĩ của Anh, Pháp và Ư tổ chức một thập tự chinh Ky-tô giáo chống lại các nước Hồi giáo ở miền Đông Địa Trung Hải.

    Để trả lời, Tổng thống Medvedev khoác một áo da của phi công oanh tạc, chủ tŕ một cuộc họp báo để phản biện lời lẽ của thủ tướng.

    Ông nói: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chấp nhận được khi đưa ra những phát biểu có thể dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, chẳng hạn như thập tự chinh.”

    Ông bênh vực quyết định của Nga khi bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông cho rằng nghị quyết này chỉ có sơ hở phần nào nhưng nghĩ cho cùng, ông nói ông “không tin nghị quyết này là sai trái.”

    Trước đó, ông Putin gọi nghị quyết này là “hỏng và sai sót.” Ông c̣n nói rằng “bây giờ th́ người ta lại dùng chiêu bài bảo vệ thường dân ở Libya, vậy th́ logic và lương tâm ở đâu?”

    Ông Fyodor Lyukanov, biên tập viên của tờ báo Nga Global Affairs nhận định: “Có vẻ như ông Putin không bằng ḷng khi thấy đại diện của Nga không dùng quyền phủ quyết đối với nghị quyết.”

    Trở lại với cuộc họp báo của Tổng thống Medvedev, ông này nói rằng hành động quân sự của phương Tây tại Libya là “kết quả của thái độ ghê tởm đối với lănh đạo Libya v́ họ đă phạm tội với chính nhân dân nước họ.”

    Một năm nữa, nước Nga sẽ bầu tổng thống. Các chuyên viên theo dơi t́nh h́nh đang xem sự rạn nứt của cặp bài trùng này để dự đoán xem ứng cử viên chính thức của cuộc bầu cử sẽ là ai.

    Phía chính phủ Mỹ hiện nay không giấu giếm họ thích ông Medvedev hơn.
    Cách đây hai tuần, khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Moscow ông ca ngợi Tổng thống Medvedev đến 7 lần trong một bài diễn văn quan trọng tại đây.

    Vào ngày mai, thứ Ba, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates đang đi thăm Moscow theo lịch sẽ gặp Tổng thống Medvedev và các giới chức cao cấp khác. Lịch của ông Gates không ghi gặp Thủ tướng Putin.

  4. #104
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thủ đô Libya bị bắn phá trong đêm thứ ba



    Chính phủ Libya cho hay thêm nhiều thường dân thiệt mạng trong cuộc oanh tạc đã kéo sang đêm thứ ba của liên quân nhằm tăng cường lệnh cấm bay của LHQ.

    Các vụ nổ và bắn pháo phòng không vang lên gần đại bản doanh của Đại tá Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli.

    Chiến sự tiếp tục giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy, tuy trước đó hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn.

    Ở phía đông đất nước, binh lính trung thành với Gaddafi đã đẩy lùi phiến quân khỏi thị trấn Ajdabiya.

    Quân nổi dậy tại thành phố lớn thứ ba đất nước là Misrata nói với BBC rằng họ đang bị quân đội chính phủ tấn công.

    Trong khi đó Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng chuyển giao vai trò lãnh đạo tại Libya nhằm bảo đảm các nước cùng chia sẻ trách nhiệm thực thi Nghị quyết LHQ.

    Ông cũng nói Mỹ muốn thấy Đại tá Gaddafi bị lật đổ, nhưng chiến dịch hiện thời có mục tiêu là bảo vệ dân thường.

    Bị bao vây

    Phóng viên BBC Allan Little có mặt tại Tripoli nói bầu trời thành phố sáng rực pháo phòng không trong đêm thứ Hai.

    Phóng viên của chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn ở rất gần, và một số tiếng nổ nhỏ hơn sau đó. Hãng thông tấn AFP thì cho hay đã có nổ gần tòa dinh thự của Đại tá Gaddafi ở Bab al-Aziziya.

    Truyền hình Libya loan tin rằng thủ đô đang bị "những kẻ thù Thánh chiến ném bom" và một số địa điểm đã bị tấn công.

    "Những cuộc tấn công này sẽ không làm cho nhân dân Libya khiếp sự."

    Người phát ngôn cho chính phủ, Moussa Ibrahim, nói tại một cuộc họp báp rằng thị trấn miền nam Sebha đã bị tấn công hôm thứ Hai.

    Ông nói liên quân cũng tấn công một cảng cá nhỏ có tên Vùng 27, gần Tripoli.

    Nhân chứng nói với hãng AFP rằng căn cứ hải quân Libya ở Bussetta, cách Tripoli khoảng 10km về phía đông, đã bị ném bom.

    Kênh truyền hình al-Jazeera thì loan tải rằng các trạm radar tại hai căn cứ không quân phía đông Benghazi cũng bị đánh phá.

    Ông Ibrahim nói trong cuộc không kích hôm thứ Hai nhiều dân thường đã chết hoặc bị thương, nhất là tại cảng Sirte.

    Ông cũng nói quân chính phủ đã chiếm thành phố Misrata, nhưng phe đối lập bác bỏ điều này.

    Về phía đông, binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi đã huy động xe tăng đẩy lùi cuộc tiến công của phe nổi dậy bên ngoài Ajdabiya.

    Trong khi đó Tổng thống Obama nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối chiến dịch ở Libya, nhưng trong nội bộ tổ chức này vẫn còn nhiều chia rẽ. Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc Nato nắm quyền lãnh đạo.

    Trách nhiệm

    Ông Obama, phát biểu trong chuyến thăm Chile, nói rằng một khi các mục tiêu ban đầu đã đạt được thì sẽ có quá trình chuyển giao vai trò trong việc thiết lập vùng cấm bay, và quá trình này sẽ diễn ra "trong một vài ngày chứ không phải một vài tuần".

    Ông Obama nói Mỹ sẽ chỉ là "một trong số các đối tác".

    Ông nói: "Rõ ràng là tình hình đang biến chuyển tại hiện trường, nên việc chuyển giao diễn ra nhanh hay chậm tùy theo khuyến cáo của các chỉ huy quân đội khi hoàn thành chiến dịch".


    Ông nói trong quá khứ Mỹ đã từng hành động "đơn phương, không có sự trợ giúp đầy đủ của quốc tế" và cuối cùng phải gánh vác trách nhiệm một mình.

    Ông tổng thống cũng nói Nato sẽ đóng vai trò điều phối, nhưng ông nhường cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu quân đội Mỹ Mike Mullen giải thích về quá trình này.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates trong chuyến thăm Nga cũng nói Mỹ sẽ giảm dần sự tham gia trong hoạt động của liên quân.

    Thế nhưng sau một cuộc họp ở Brussels, Nato tỏ ra chưa khắc phục được bất đồng nội bộ về vấn đề này.

    Để chuyển giao chiến dịch cho Nato kiểm soát đòi hỏi sự chuẩn thuận của toàn bộ 28 thành viên.

    Phóng viên BBC Chris Morris tại Brussels nói Thổ Nhĩ Kỳ và Đức tỏ ra ngần ngại trước việc Nato lãnh quyền chỉ huy. Pháp cũng không mấy mặn mà.

    Phóng viên của chúng tôi nói có thể nguyên nhân chính là các nước này sợ sẽ bị các quốc gia Ả rập chỉ trích.

    Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói các nước Ả rập không muốn chiến dịch hoàn toàn nằm trong tay của Nato, nhưng ông trông đợi Nato sẽ nhận vai trò phụ trợ trong một vài ngày tới.

    Thủ tướng Anh David Cameron thì nói rằng chiến dịch ở Libya sẽ có lợi nếu như bộ máy đã được kiểm nghiệm của Nato giành quyền chủ động.

    BBC

  5. #105
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Giặc tới nhà đàn bà phải đánh.

    Hoan hô và cảm ơn nữ phóng sự Tigon tuy đóng đô tại gia, nhưng đă không thiếu sót một tin tức nào từ chiến trường Libya.

    Bây giờ phải ráng làm sao chuyển lửa cho nhiều về VN để đốt tiệt bọn quỷ CS càng sớm càng tốt nhen chị Tigon.

    SH.

  6. #106
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tin Chiến Sự Của VOA: Liên minh tấn công Libya 3 đêm liên tiếp



    Thùng nhiên liệu của nhà máy điện bị bị bốc cháy ở vùng ngoại ô của thành phố Ajdabiya, phía nam Benghazi, ngày 21/3/2011

    Các lực lượng liên quân đă tấn công Libya 3 đêm liên tiếp tính tới đêm hôm qua, tiếp tục nỗ lực nhằm phá hủy hệ thống pḥng không của nhà lănh đạo Libya Moammar Gadhafi và bảo vệ thường dân trước lực lượng của ông.

    Tướng Hoa Kỳ Carter Ham ngày hôm qua nói rằng liên quân sẽ mở rộng vùng cấm bay được Liên Hiệp Quốc cho phép mà họ đang thực thi trên bầu trời Libya.

    Tuy nhiên, ông nói rằng các vụ đánh bom của liên quân có phần chắc sẽ giảm bớt trừ khi có diễn biến bất thường.

    Phe nổi dậy bị lực lượng ủng hộ ông Gadhafi đẩy lui trước các vụ tấn công vẫn chưa tận dụng được t́nh thế trong chiến dịch này, khiến ngày càng có nhiều quan ngại rằng cuộc xung đột có thể sẽ bước vào một giai đoạn bế tắc.

    Các chiến binh nổi dậy thiếu tổ chức đang t́m cách chiếm lại thị trấn Ajdabiya ở phía đông nói rằng họ bị đẩy lui hôm thứ hai v́ rocket và hỏa lực từ các xe tăng của lực lượng trung thành với chính phủ vẫn kiểm soát các cửa ngơ vào thành phố.

    Tướng Ham nói rằng liên minh không được phép hỗ trợ trực tiếp cho phe đối lập, những người đă bắt đầu tiến hành cuộc nổi dậy hồi tháng trước nhằm chấm dứt sự cai trị kéo dài 42 năm của ông Gadhafi.

    VOA

  7. #107
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến đấu cơ Hoa Kỳ bị rớt ở Libya



    Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ trước khi cất cánh từ căn cứ không quân NATO tại Aviano, ngày 21 tháng 3, 2011

    Quân đội Hoa Kỳ cho biết một chiến đấu cơ của Không lực đă bị rớt ở Libya giữa lúc thực hiện một chiến dịch quân sự quốc tế nhằm phá hủy hệ thống pḥng không của nhà lănh đạo Libya Moammar Gadhafi và bảo vệ thường dân trước lực lượng của ông.

    Môt người phát ngôn của Tư lệnh Hoa Kỳ ở Châu Phi Vince Crawley nói rằng vụ tai nạn có phần chắc là do trục trặc kỹ thuật chứ không phải do trúng đạn.

    Ông Crawley nói rằng một quân nhân đă b́nh phục và quân nhân thứ hai đang 'trong quá tŕnh' phục hồi.

    Lực lượng liên quân đă tấn công Libya trong 3 đêm liên tiếp tính đến đêm thứ Hai

    VOA.

    *Reuters nói thành viên thứ hai từ máy bay bị rơi ở Libya đă được cứu.
    Last edited by Tigon; 22-03-2011 at 11:04 PM.

  8. #108
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lực lượng và quyền tư lệnh chiến dịch Libya



    Khu trục hạm USS Preble của Mỹ bắn hỏa tiễn vào Libya

    Dù Anh và Pháp đang tỏ ra đi đầu trong chiến dịch quân sự nhằm vào Libya, nhiều người tự hỏi có đúng là hai nước này đang đóng vai trò chỉ huy hay không, như bài phân tích của Jonathan Marcus, BBC World Service sau đây:

    hi cơ của Pháp đã bắt đầu loạt oanh kích đầu tiên tại Libya nhưng cũng vẫn là Hoa Kỳ ở vị trí quân sự trọng yếu ngay tại giai đoạn đầu với khả năng tạo ra sức tàn phá với các cơ sở phòng không của Libya.

    Hôm Chủ Nhật vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates nói Washington sẽ trao lại quyền kiểm soát chiến dịch cho một liên minh mà Pháp, Anh và Nato dẫn đầu chỉ trong vài ngày tới.

    Nhưng điều này có thể không dễ dàng.

    Bộ Tư lệnh châu Phi

    Vào thời điểm này, chiến sự vẫn được chỉ huy từ Bộ Tư lệnh châu Phi của Ngũ Giác Đài ở căn cứ đóng trên đất Đức.

    Nằm tại Stuttgart, Bộ Tư lệnh này còn chỉ huy binh đoàn không quân đóng trong căn cứ Mỹ ở Ramstein, cũng trên đất Đức.



    Bộ chỉ huy quân sự ở đâu không chỉ là vấn đề thực tế đòi hỏi mà còn có ý nghĩa chính trị.

    Các bộ tư lệnh đều có cơ sở và hệ thống thông tin liên lạc nhằm kiểm soát hoạt động quân sự một cách có hiệu quả.

    Chính vì thế, khi động binh, người ra cần những bộ chỉ huy đã hoạt động tốt.

    Với một sứ mệnh đa quốc gia như trận chiến Libya, Nato hiển nhiên trở nên đối tác lý tưởng, vì cũng đã từng lãnh trách nhiệm chỉ huy chiến dịch đuổi quân Serbia ra khỏi Bosnia.

    Bộ tư lệnh Centcom, vốn từng chỉ huy cuộc xâm lăng Iraq để lật đổ Saddam Hussein cũng có thể đóng vai trò tương tự.

    Nhưng việc lựa chọn Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom) là dễ hiểu nhất.

    Là một trong sáu bộ tư lệnh vùng của Hoa Kỳ, Afticom được thành lập mới vào năm 2007, cho thấy các quyền lợi an ninh của Mỹ tăng lên ở lục địa châu Phi.

    Ý định ban đầu là để Africom nằm tại một nước châu Phi nhưng sau cùng người ta không thể nào đạt được thỏa thuận đó.

    Vì thế, nó được hình thành từ phần phình ra của Bộ Tư lệnh châu Âu thuộc Ngũ Giác Đài, và nay nằm ở châu lục này.

    Tới đây, Hoa Kỳ hy vọng sẽ chuyển sang vị trí hỗ trợ, cung cấp tin trinh sát và các việc khác cho liên quân tiếp tục chiến dịch Libya.

    Vậy cơ quan nào có thể đảm nhận vai trò của Africom?

    Khối Nato sẽ làm gì?


    Phát biểu tại Hạ viện Anh, Thủ tướng David Cameron nêu rõ ý định của mình khi nói rằng ông muốn thấy "quyền chỉ huy được chuyển sang cho khối Nato".

    Theo ông, Nato đã từng được thử thách, có thể kết hợp các nước với nhau, và đã từng quản lý vùng cấm bay trong quá khứ.

    Nhưng chọn Nato cũng có nhiều vấn đề.

    Một trong các lý do khiến Nato không chỉ huy được là vì các nước thành viên chưa đồng ý xong về cách làm đó.

    Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ không thoải mái cả về mục tiêu và tầm vóc của chiến dịch Libya.



    Nữ quân nhân Pháp trước phi cơ Mirrage 2000 chuẩn bị không kích Libya


    Các nước khác cũng có nỗi ngần ngại riêng.

    Chẳng hạn Na Uy cho hay sáu phi cơ tiêm kích của họ sẽ không tham gia bất cứ phi vụ nào chừng nào không rõ quốc gia nào sẽ chỉ huy.

    Ý cũng cảnh báo họ sẽ xem lại chuyện cho dùng các căn cứ nếu như Nato không nắm quyền chỉ huy.

    Trước mắt, kế hoạch quân sự của Nato vẫn tiếp diễn nhưng trên cơ sở phối hợp tác chiến cấp thời.

    Cũng chưa thấy phía chính trị bật đèn xanh nên như Nato nói vào lúc này, "các thảo luận đều mang tính không chính thức".

    Còn một vấn đề chính trị nữa với Nato: nhờ có Liên đoàn Ả Rập ủng hộ mà nghị quyết 1973 thông qua được tại Hội đồng Bảo an LHQ.


    Kể từ đó, trước dấu hiệu thoái lui từ ông Amr Moussa, tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập (nay ông lại mới nói ông ủng hộ hoàn toàn vùng cấm bay), đã có các cố gắng lôi kéo thêm không quân từ một số nước Ả Rập tham gia.

    Qatar đồng ý vào cuộc và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng nói sẽ tham dự.

    Qatar có thể góp mặt bằng một số phi cơ Mirage do Pháp sản xuất, bên cạnh các phi đội của Pháp.

    Nhưng các chính phủ Ả Rập không thích sự lãnh đạo của Nato, vì Nato đang hiện diện quá rõ ở Afghanistan trong chiến dịch gây ra nhiều điều tiếng ở không ít quốc gia Ả Rập.

    Ngoại trưởng Pháp, Alain Juppe nói:

    "Liên đoàn Ả Rập không mong muốn chiến dịch sẽ hoàn toàn do Nato đảm nhận trách nhiệm."

    Nhưng ông Juppe cũng đồng ý rằng cần để Nato đóng một vai trò.

    Như thế, một giải pháp 'tham gia không đầy đủ' xem ra lại khả thi nhất.

    Michael Clark, Giám đốc Viện nghiên cứu 'Royal United Services Institute' ở London kết luận về chuyện này:

    "Trao lại quyền chỉ huy cho một nước thuộc Nato nhưng vẫn dùng cơ chế điều hành của Nato sẽ có ý nghĩa cả về chính trị và quân sự."

    Theo ông, vì chiến dịch xảy ra ngay bên kia bờ Địa Trung Hải và không bị thách thức nhiều về hậu cần, cách làm này xem ra ít nhiều hợp lý hơn ca



    Anh Quốc động binh: Tướng David Richards (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox tại London sau cuộc họp về Libya

    BBC

  9. #109
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tin Cập Nhật Về Lực Lượng Liên Quân

    Lực lượng liên quânHoa Kỳ: Phi cơ ném bom tàng hình B-2; phi cơ EA-18G Growler và AV-8B Harrier; Khu trục hạm USS Barry và USS Stout bắn tên lửa tự tìm mục tiêu Tomahawk; tàu xung kích thủy bộ USS Kearsage; tàu chỉ huy USS Mount Whitney và các tàu ngầm.

    Pháp: phi cơ chiến đấu Rafale và Mirage aircraft; phi cơ tiếp dầu và do thám; hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle và các tàu hộ tống.

    Anh: phi cơ Typhoon và Tornado, máy bay tiếp dầu và do thám; tàu ngầm hạng Trafalgar bắn hỏa tiễn Tomahawk; chiến hạm HMS Westminster và HMS Cumberland.

    Ý: máy bay Tornado và các căn cứ không quân.

    Canada: phi cơ F-18 và tuần dương hạm HMCS Charlottetown.

    Tây Ban Nha: phi cơ F-18; máy bay tiếp dầu và do thám, một tàu tuần dương, một tàu ngầm và các căn cứ quân sự.

    Bỉ, Đan Mạch: máy bay F-16.

    Qatar : một số phi cơ Mirage do Pháp sản xuất, bên cạnh các phi đội của Pháp

    Na Uy : 6 phi cơ tiêm kích ( có anh chị nào hiểu chữ " tiêm kích " này có nghĩa là ǵ không ? )

    Tin tổng hợp

  10. #110
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trung Quốc yêu cầu ngưng bắn ở Libya

    Trung Quốc hôm nay yêu cầu ngưng bắn ngay tức khắc ở Libya, nơi một vùng cấm bay của Liên hiệp quốc đang được chấp hành. Sau khi bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hồi tuần trước trong cuộc biểu quyết về hành động quân sự, Trung Quốc giờ đây cho biết họ muốn thực hiện ngay các cuộc đàm phán để chấm dứt bạo động. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Peter Simpson của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây



    Phát ngôn viên Khương Du nói Trung Quốc phản đối “việc sử dụng vũ lực có thể dẫn đến thêm cái chết của thường dân và một cuộc khủng hoảng nhân đạo

    Kể từ khi bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết tại Hội đồng Bảo an về hành động quân sự để chấp hành một vùng cấm bay ở Libya, Trung Quốc đă liên tục bày tỏ sự phản đối đối với những vụ ném bom do Hoa Kỳ, Pháp, và Anh thực hiện.

    Theo lời phát ngôn viên Khương Du của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh quan tâm sâu sắc về thương vong của thường dân phát sinh từ những vụ không kích và cảnh báo về khả năng xảy ra thảm họa nhân đạo.

    Bà Khương Du nói rằng mục tiêu nguyên thủy của nghị quyết của Hội đồng Bảo an là bảo đảm an toàn cho người dân Libya. Bà nói thêm rằng Bắc Kinh phản đối điều mà bà gọi là sự lạm dụng vũ lực, gây thêm thương vong của thường dân.

    Người phát ngôn của Trung Quốc nói rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự làm cho thảm họa nhân đạo trở nên nghiêm trọng hơn, và Trung Quốc không tán thành một số điều khoản trong nghị quyết của Liên hiệp quốc.

    Các cường quốc Tây phương đă bắt đầu thực hiện những vụ không kích ở Libya hôm thứ Bảy trong một chiến dịch được Liên hiệp quốc ủy nhiệm để phá hủy hệ thống pḥng không của Libya nhằm chấp hành một vùng cấm bay và bảo vệ cho thường dân trước những vụ tấn công của các lực lượng của lănh tụ Moammar Gadhafi.

    Chính phủ Trung Quốc, cùng với Nga - một hội viên khác trong 5 nước hội viên thườøng trực của Hội đồng Bảo an, đă bỏ phiếu trắng. Nhưng kể từ đó cho tới nay Bắc Kinh đă không ngừng phê phán việc áp dụng hành động quân sự.

    Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát tố cáo các nước ủng hộ những vụ không kích vi phạm luật lệ quốc tế và gây thêm xáo trộn trong vùng Trung Đông.

    Khi bị các nhà báo chất vấn, bà Khương Du đă không cho biết một cách chính xác tại sao Trung Quốc đă không dùng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an để ngăn chận nghị quyết này.

    Bà nói rằng chính phủ ở Bắc Kinh đă xem xét tới những mối quan tâm của các nước trong khối Ả rập và điều mà bà gọi là những điều kiện đặc biệt ở Libya.

    Bà không cho biết thêm chi tiết và không chịu trả lời câu hỏi là phải chăng Trung Quốc xem những hành động quân sự của các thành viên khác của Hội đồng Bảo an là vi phạm luật lệ của Liên hiệp quốc.

    Bà Khương Du nói rằng Trung Quốc luôn luôn phản đối việc sử dụng vũ lực trong bang giao quốc tế.

    Bà cho biết Liên hiệp quốc vẫn đang xem xét tới những hành động dài hạn về vấn đề Libya, và đặc sứ của Trung Quốc về Trung Đông, ông Ngô Tây Khắc, sẽ đến thăm khu vực Trung Đông trong tuần này.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 12
    Last Post: 16-12-2011, 11:53 AM
  2. Những diễn biến đang xảy ra ở Libya
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 203
    Last Post: 23-11-2011, 02:46 AM
  3. Replies: 17
    Last Post: 23-10-2011, 03:54 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 24-02-2011, 05:10 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2011, 07:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •