BÀI VI - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 4 VẦN BẰNG

Như chúng ta đă biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần.

Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại:
- Thất Ngôn Bát Cú 5 vần.
- Thất Ngôn Bát Cú 4 vần.

Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng th́ chúng ta đă cùng nhau thực hành ở Bài IV.

Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng.

Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc.

Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu:

- Câu 1 và 2 đối nhau.

- Câu 3 và 4 đối nhau.

- Câu 5 và 6 đối nhau.

Chỉ c̣n câu 7 và 8 không đối.

Sau đây là bảng luật thơ:


1. LUẬT TRẮC:

t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5)
b - B - t - T - B - B - T
t - T - b - B - T - T - B (vần)

Bài thơ thí dụ:

T̀NH SẦU

Lất phất hiên buồn mưa rả rích
Vi vu ngơ vắng gió lao xao
T́nh không chung mộng thiên thu nhớ
Duyên chẳng tṛn mơ vạn cổ sầu
Kiếp khác đôi ḿnh vui hội ngộ
Đời nầy hai đứa khổ xa nhau
Từng ḍng lệ tủi lăn trên má
Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu

Hoàng Thứ Lang


2. LUẬT BẰNG:

b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2)
t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - T - B - B (vần)

Bài thơ thí dụ:

TƯƠNG TƯ

Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ
Lặng lẽ lau ḍng lệ thảm rơi
Ngang trái yêu đương hờn cách trở
Lỡ làng mộng ước hận chia phôi
Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn
Đêm vắng thương h́nh khổ khó vơi
Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác
Đôi ta chung bước đẹp duyên đời

Hoàng Thứ Lang


******

Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng th́ không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc th́ không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật.