Hắc Y Nữ Hiệp
8 Thành Hoả Hầu

Ta v́ người thiên hạ- Người thiên hạ có v́ ta ?



----------------

Muốn có tiền để giải thoát cho mấy cô nường bị bán cho Cô Hồng Viện Trung Quốc

Muốn có tiền để có thể mua đồ hàng hiệu tặng bạn trai !

Muốn có tiền để có thể ủng hộ Cách mạng Dân chủ VN

Muốn có tiền để có thể chui vào ngao du Đổ Bác Trường, thả vài con cá độ...

Mời vô đây Vịt Lem............





Người Bán Liêm Sỉ

Tiểu Tử Kiếm Khách

Xin gọi ông ta là ông X. Để tránh phiền phức. Thời buổi bây giờ, con người dễ bị chụp mũ bất cứ lúc nào và bởi bất cứ ai. Ở trên chụp xuống là nhà cầm quyền – hạng này đông lắm và rất... vững tay nghề v́ đă từng hành nghề này cả mấy chục năm. Ở dưới chụp lên là kẻ tiểu nhơn – hạng này thường thấy xuất hiện khi có biến cố hay khi thấy chánh quyền đa nghi như Tào Tháo; hạng này hành động theo thời cơ nên tay nghề lắm khi c̣n vụng; họ không đông nhưng rất nguy hiểm bởi v́ họ giống như mọi người nên khó mà nhận diện ! Ở ngang với ḿnh mà chụp mũ ḿnh là mấy đứa mà ḿnh thường gọi là bạn hay chiến hữu hay đồng chí – hạng... mắc dịch này mới bắt tay ôm hôn ḿnh thắm thiết đó, vậy mà hôm sau đă “trở cờ xé lẻ” bởi v́ cái đít của họ đ̣i cái ghế và cái mặt của họ muốn được... bự bằng cái nia ( để được thấy là … đại diện ! ) ; hạng này không cần tay nghề khéo nên cách chụp mũ thiếu... tế nhị ! Nói chung, hạng chụp mũ nào cũng chỉ chụp người có tên tuổi đàng hoàng chớ chẳng ai chụp mũ một kẻ vô danh. Cho nên, gọi nhân vật trong chuyện sau đây là ông X để ổng trở thành kẻ vô danh, khỏi bị chụp mũ ! (Xin lỗi ! Tôi hơi dài ḍng ở đây tại v́ tôi muốn mọi người đều thấy tôi “rơ như ban ngày”, để đừng ai... chụp mũ tôi “có ư đồ này nọ”. Đa tạ).
Bây giờ th́ xin nói đến ông X.
Hồi thời trước – thời mà sau này “được” gọi là ngụy – ông X làm việc cho một hăng tư của ngoại quốc. Ông làm việc lâu năm và rất đắc lực nên ban giám đốc giao cho ông những chức vụ quan trọng với quyền hạn về tài chánh thật rộng răi. Để thực hiện những chương tŕnh xây dựng đồ sộ của hăng, ông thường xuyên giao dịch với chánh quyền. Nhờ vậy, ông “quen lớn” nhiều trong cả hai giới dân sự và quân sự.
Ở địa vị như của ông, con người dễ bị cám dỗ v́ tư lợi. Chẳng có ǵ khó hết. Chỉ cần “nhắm mắt” một chút là nhà thầu sẽ biết cách đền ơn. Chỉ cần “biết phải quấy” một chút là vô “áp phe” riêng cho ḿnh. Chỉ cần “bóp chẹt bắt bí” một chút là hất chân những đứa không theo bè cánh...
Ông X lại không thuộc hạng “biết làm ăn” như kể trên. Ông lớn lên trong một gia đ́nh theo Khổng giáo, lấy “nhân nghĩa lễ trí tín” làm phương châm, luôn đề cao giá trị đạo đức của con người. Cho nên làm việc cho hăng gần hai mươi năm mà không thấy ông... “xơ múi” chút ǵ hết ! Bạn bè có đứa chê ông nhát. Ông cười: “Thà tao nhát mà tao giữ tṛn liêm sỉ. Cái đó mới là cái khó. Người ta có thể chê tao như mày đă chê tao. Chớ không ai dám khi dể tao hết. Cái phách của tao là ở chỗ đó !”.
... 30 tháng tư 1975. Ông X đă không di tản. Nghĩ rằng ḿnh làm việc cho hăng tư, lại là hăng của ngoại quốc, chắc “họ không làm ǵ đâu”. Chẳng dè quân mũ tai bèo (Giải phóng miền Nam) và quân nón cối (bộ đội) vào Nam tiếp thu tuốt tuột. Hăng công hăng tư ǵ, lớn nhỏ ǵ cũng “đớp” hết ráo (Trước đó, họ có tuyên bố “không đụng tới cây kim sợi chỉ của dân”, và sự thật, họ đă làm đúng như vậy, mới chết ! Bằng cớ là họ đă lấy hết, chỉ chừa có... cây kim sợi chỉ ! Cho nên, có thấy ai thưa gởi rằng bị cách mạng... cướp mất cây kim sợi chỉ đâu ? Vậy mà sao ai cũng nói họ “nói một đàng mà làm một nẻo” hết ! Oan cho họ ! Có điều là với “cây kim sợi chỉ”, người dân không biết... “làm khỉ ǵ ăn”. Chỉ c̣n có nước may cái miệng lại để khỏi phải ăn, khỏi phải nói !).
Hăng của ông X bị quân mũ tai bèo mang bí số K7 tiếp thu. May cho ổng: người dẫn đầu toán tiếp thu là người chú bà con đi khu hồi kháng chiến 1945. Nhờ ông này can thiệp nên ông X không bị đi cải tạo, nhưng bị đổi đi “hạ tầng công tác” ở một kho hóa chất (Sự che chở người thân như vậy rất hiếm thấy trong chế độ. Và có lẽ v́ vậy mà chưa đầy sáu tháng sau, ông cán bộ đó bị cho “về vườn” mặc dầu chưa tới hạng tuổi !).
Bấy giờ, ông X ăn lương 80 đồng. Trong khi người tài xế cũ của ông lănh 90 đồng ! Ông được phát lương mỗi tháng hai kỳ. Mỗi kỳ là 40 đồng nhưng bị giữ lại 2 đồng để cho vào sổ tiết kiệm (Nhà Nước lo cho dân chí t́nh như vậy mà vẫn có người không bằng ḷng. Lạ thật !).
Bấy giờ, v́ tất cả ngân hàng đều bị tịch thu, nên tiền của mà ông X để trong ngân hàng của ổng kể như đă... cúng cô hồn ! Ông X trắng tay và... trắng mắt.
Bấy giờ, vợ con ông X ră ra đi làm trong mấy tổ hợp. Hai đứa nhỏ nhứt ở nhà dán bao giấy bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ gói đồ. Ông X bán lần xe cộ, bàn ghế tủ...
Nhiều khi ông thầm nghĩ: “Ḿnh đă tự hào giữ tṛn liêm sỉ từ mấy mươi năm. Bây giờ... đổi lấy cái ăn cũng không được. Phải chi hồi đó ḿnh nhắm mắt làm bậy, mánh mung chụp giựt đầy túi rồi bay ra ngoại quốc ở, th́ bây giờ ḿnh đâu có ngồi đây nh́n cái khổ cực của vợ con ! Riết rồi không biết là ḿnh khôn hay ḿnh dại nữa”.

Hôm nay là ngày ông đi bán chiếc xe đạp của ông. Ông đă tính kỹ: đạp xe ra chỗ thằng nhỏ sửa xe đạp ở góc đường xin nó cho đứng nhờ để bán; ở đó người qua lại cũng đông và người ghé vào bơm bánh hay sửa xe cũng thường; thế nào cũng có người hỏi mua. Sau khi lau chùi sạch sẽ chiếc xe, ông lấy một miếng b́a cứng viết lên đó “Bán xe đạp” rồi khoét lỗ xỏ sẵn dây để mang ra cột tại chỗ. Vừa làm ông vừa nghĩ đến thân phận của ḿnh, đến cái liêm sỉ mà ông đă đeo đẳng từ bao nhiêu năm. Ông cười chua chát: “Cái liêm sỉ không giá trị bằng chiếc xe đạp !”. Bỗng ông nẩy ra một ư, vừa hài hước vừa táo bạo: “Tại sao ḿnh không treo bảng bán cái liêm sỉ ? Cười chơi, sợ ǵ ?”. Vậy là ông lấy một miếng cạc-tông, nắn nót viết lên đó hàng chữ “Bán cái liêm sỉ. Bảo đảm 20 năm chưa sứt mẻ”. Khoét lỗ xỏ dây xong, ông cho hết vào túi xách, đạp xe ra ngơ.
Thằng nhỏ sửa xe tuổi độ mười hai mười ba. Ốm nhom, đen thui, cười hở lợi. Sáng nào nó cũng kéo chiếc xe hai bánh chở hai thùng gỗ nhỏ và mớ đồ nghề, ra... hành nghề cạnh trụ đèn ở góc đường. Sợ người ta không biết hay sao mà thấy nó có treo trên trụ đèn tấm bảng trắng sơn chữ đỏ “Tại đây sửa xe đạp đủ loại”.
Khi ông X xin đứng nhờ, nó vui vẻ nhận lời ngay:
- Dạ được ! Dạ được ! Ông Hai cứ dựng xe cạnh cột đèn đó, không sao hết. Chỗ này là chỗ “bá tánh” chớ phải của riêng cháu đâu mà ông Hai xin phép !
Rồi nó lấy cái thùng gỗ úp xuống, mời:
- Ông Hai ngồi. Cháu đang lỡ tay !
Nó làm như nếu nó không lỡ tay th́ nó có bổn phận phải ngồi... tiếp chuyện ông X vậy ! Ông thấy có cảm t́nh ngay với thằng nhỏ. Ông cảm ơn rồi lấy hai miếng cạc-tông ra, treo một tấm lên sườn xe đạp, tấm thứ hai đeo lên cổ của ḿnh một cách thích thú !
Ông ngồi xuống thùng gỗ phía sau lưng thằng nhỏ, đốt thuốc hút, ung dung. Thằng nhỏ đang ráp sợi dây sên vào chiếc xe đạp dựng ngược. Nó vừa làm vừa nói chuyện với ông X, mắt vẫn nh́n châm chú vào công việc.
- Ông Hai bán xe rồi lấy ǵ mà đi ?
- Th́... tôi đi chung xe với bà nhà tôi.
- Ông đèo bà hay bà đèo ông vậy ?
Ông X bật cười:
- Dĩ nhiên là tôi đèo bả chớ !
- Ư ! Bây giờ đổi đời rồi. Mấy bà chở chồng chạy bon bon thiếu ǵ, ông Hai.
Nói xong, nó cười hắc hắc. Ngừng một lúc, chừng như đang ngẫm nghĩ ǵ đó. Rồi nó nói tiếp, giọng ngang ngang:
- Bây giờ sao nhiều người bán đồ bán đạc trong nhà quá. Ở xóm của cháu, thấy có người cạy gạch bông nền nhà lên bán đặng ăn, ông Hai à !
H́nh ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói ǵ. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đă vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người... th́ c̣n lời ǵ để nói ? Im lặng, ông hít nhiều hơi thuốc dài...
Thấy sao “người đối thoại” của nó làm thinh, thằng nhỏ quay đầu nh́n lại. Bây giờ nó mới thấy tấm bảng ông đeo trước ngực. Nó ngạc nhiên:
- Ủa ! Ông c̣n bán cái giống ǵ nữa vậy ?
- Th́... cháu đọc coi.
- Cái... “liêm” ... Cái “liêm sỉ” là cái ǵ vậy, ông Hai ?
- Ờ... Cái liêm sỉ là... (Ông ngập ngừng t́m lời để giải nghĩa) Là ... Là cái mà thiên hạ ai cũng quí trọng hết. Người ta coi nó có giá trị như... có giá trị như...
- Như hột xoàn hả ông Hai ?
- Ờ ! Đại loại như vậy. Thiên hạ cho rằng người nào có cái liêm sỉ cũng thấy sáng ngời không kém.
Nổi tánh ṭ ṃ, thằng nhỏ chùi vội hai tay vào một miếng giẻ cũng dơ như tay của nó, rồi xoay hẳn người lại, hâm hở:
- Ông Hai cho cháu coi một chút được không ? Từ cha sanh mẹ đẻ cháu chưa nghe nói tới cái liêm sỉ bao giờ, chớ đừng nói thấy.
- À cái này không có coi được. Lớn lên rồi cháu sẽ biết.
Thằng nhỏ tiu nghỉu, quay trở về công việc mà nghĩ: “Chắc là đồ xịn lắm nên ổng sợ !”
Có hai thanh niên dừng lại bơm bánh xe. Cả hai đều đọc bảng treo trước ngực ông X. M ột anh hỏi anh kia:
- Cái liêm sỉ là cái ǵ vậy mậy ?
Thằng nhỏ nói hớt, vẻ sành sỏi:
- Là đồ nữ trang loại xịn. Mắc lắm đó !
Ông X mỉm cười, chua chát nghĩ: “Chế độ đâu có dạy con người phải có liêm sỉ. Bây giờ, chỉ thấy học đấu tranh, học hận thù, học giết chóc... chớ đâu thấy học làm người có đạo đức, trọng lễ nghĩa để mà biết liêm sỉ là ǵ ? ‘’
Một anh bộ đội, nón cối nghiêng nghiêng, tấp Honda vào hỏi mua “săm” xe đạp. Thằng nhỏ nói: “Sửa xe chớ không có bán đồ phụ tùng”. Chờ cho anh bộ đội đi khuất, nó quay lại cười cười nói với ông X:
- Ruột xe th́ nói ruột xe. Mấy chả nói “săm”. Hồi đầu cháu đâu có biết. Cháu chỉ qua bà xẩm bán nước sâm ở bên kia đường. Thấy cười quá ! Họ nói tiếng ǵ đâu không hà !
Một thanh niên chở một ông già, ngừng lại nhờ thằng nhỏ siết lại cái đầu bàn đạp. Sau khi nh́n ông X, anh thanh niên hỏi nhỏ ông già:
- Liêm sỉ là cái ǵ hả ông nội ?
Ông già tằng hắng rồi nói, giọng nghiêm trang:
- Là cái mà nó bắt con người ta phải cẩn thận trong suy tư trong hành động. Nó không cho con người ta làm bậy làm quấy, làm sai đạo lư. Nó bắt con người ta phải biết xấu hổ khi có ư xâm phạm thuần phong mỹ tục. Quí lắm, con thấy không ? Vậy mà thời buổi bây giờ có mấy ai biết nó là ǵ...
Trả tiền xong, người cháu đợi người ông ngồi đàng hoàng vững chăi trên pọt-ba-ga rồi mới đạp đi. Ông già quay đầu nh́n lại ông X, giống như nh́n một món đồ cổ !

Mặt trời đă lên cao. Cây me già cạnh đó đổ bóng mát rượi xuống chỗ “hành nghề” của thằng nhỏ. Gió thổi hiu hiu. Lá me lăng tăng rụng...
Một ông già râu tóc bạc phơ đạp xe lọc cọc ghé vô nhờ sửa cái thắng. Sau khi... “kiểm tra” lại bộ phận, thằng nhỏ găi găi đầu mặc dù tay nó dơ hầy:
- Cha... Vụ này hơi lâu à ông Hai. Cũng năm mười phút à !
- Không sao. Tao đợi. Tao thiếu ǵ th́ giờ.
Nó vội vàng lật úp cái thùng gỗ c̣n lại, đặt gần chỗ ông X:
- Ông ngồi đây. Có ông Hai này ngồi bán xe, từ sáng giờ không thấy ai hỏi hết. Chắc cũng buồn !
Đó là cách nó giới thiệu để hai người dễ dàng bắt chuyện với nhau, nếu muốn.
Ông già ngồi xuống, gật đầu chào ông X, rồi móc bọc thuốc rê, mời:
- Ông vấn một điếu chơi.
- Cám ơn. Tôi có đem theo thuốc vấn sẵn ở nhà.
Ông X lấy trong túi ra hộp thiếc giẹp màu vàng (loại đựng thuốc điếu 555 ngày xưa) móp méo trầy trụa, mở ra mời lại:
- Ông hút thử thứ này coi.
Ông già cất bọc thuốc vào túi lấy một điếu của ông X để lên môi, đốt. Ổng hít mấy hơi thật dài rồi gật gù:
- Ùm... Một phần Lạng Sơn hai phần G̣ Vấp.
- Đúng ! Ông rành quá !
- Một đời hút thuốc mà không rành sao được, ông bạn.
Hai người im lặng thở những hơi khói dài. Giờ đó, đường cũng vắng, chỉ nghe tiếng lách cách sửa xe của thằng nhỏ. Một lúc lâu sau, bỗng ông già tằng hắng rồi nheo mắt nh́n thẳng ông X, giọng ôn tồn:
- Ông bạn à. Tôi nghĩ nếu ông bạn c̣n chút liêm sỉ th́ nên dẹp tấm bảng bán liêm sỉ của ông đi. Chỉ có phường vô liêm sỉ mới khoe khoang khoác lác rằng ta là thế này, ta là thế nọ, ta hơn thiên hạ về đủ mọi mặt vv…. Sự thật, họ không có ǵ hết. Bọn vô liêm sỉ đó đă chà đạp mọi giá trị tinh thần của con người, đă chối bỏ truyền thống đạo đức của ông cha để lại từ không biết mấy ngàn năm.
Ông X im lặng gật gù nghe. Ông già ngừng một chút để hít mấy hơi thuốc. Rồi tiếp:
- Ông bạn à. Tôi tin rằng ông bạn là người có liêm sỉ. Trực giác cho tôi thấy như vậy. Bây giờ, đem rao bán cái liêm sỉ, ông bạn có thấy đó là hành động thiếu suy nghĩ không ? Nói khùng mà nghe, giả dụ ông bạn có bán được cái liêm sỉ, ông bạn sẽ “trắng tay”. Không c̣n liêm sỉ nữa th́ ông bạn sẽ thành cái ǵ ?
Ông già ngừng ở đó, nh́n ông X một chút rồi nói gằn từng tiếng:
- Ông bạn sẽ là thằng-vô-liêm-sỉ !
Đến đây, thằng nhỏ đă sửa xong cái thắng. Ông già đứng lên chào ông X, trả tiền rồi đạp xe đi thẳng.
Hút tàn điếu thuốc, ông X thở dài, đứng lên tháo hai miếng cạc-tông cho vào túi xách. Thằng nhỏ ngạc nhiên:
- Ủa ! Bộ ông Hai về hả ?
- Ừ !
- Sao về sớm vậy ?
- Ừ ! Về sớm.
Ông X nói bằng một giọng trống rỗng. Thằng nhỏ ân cần dặn:
- Ông Hai cẩn thận nghe ! Coi chừng tụi nó giựt cái liêm sỉ à. Mấy thằng lưu manh nó giựt bóp của người ta hoài, hà !
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như ch́. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn c̣ng lưng cơng nó để đi t́m một chân trời, một lối thoát, một chút ánh sáng ở cuối con đường hầm … !
Tháng 9,2011
Tiểu Tử Kiếm Khách

----------------
Hắc Y Nữ Hiệp

Bên hiên nhỏ, gió hờn cành trúc ngoài song cửa
Trong cơn mơ quay về Hà Nội xưa
Mười dặm thác Bản dốc , Chốn hoa nở thẳm sâu
Bóng nguyệt soi cung đàn u nhă
Thấp thoáng dáng người ngọc ngoảnh đầu
Nắm tay chàng đi giữa mưa khói Ải Nam Quan