4. BỆNH HẠC TẤT
Bệnh hạc tất sanh ra ngay trong từng câu thơ Thất Ngôn.
Bệnh danh xuất phát từ chữ thứ 4, là chữ mà làng thơ gọi là hạc tất nghĩa là đầu gối chim hạc.
Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ là bị bệnh hạc tất.
Thí dụ:
Nghe lời phi pháp tai làm điếc
Nghĩ nỗi nhân t́nh ruột lại đầy
(Khuyết danh)
Nghĩ câu năm nọ như ngày nọ
Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ
(Cựu thần nhà Lê)
Đă từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng phải xênh xang hội gió mây
(Nguyễn Công Trứ)
Trăng thanh gió mát là tương thức
Nước biếc non xanh ấy cố tri
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đầu tṛ tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(Nguyễn Khuyến)
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngơ trúc quanh co khách vắng teo
(Nguyễn Khuyến)
Bệnh hạc tất cổ nhân cũng ít lưu ư. Có nhiều câu đọc nghe chướng tai mà v́ chuộng ư thú hơn thanh vận, nên được nhiều người đề cao. Như câu thơ của Đỗ Phủ:
Ba phiêu cô mễ trầm vân hắc
Lộ lănh liên pḥng trụy phấn hồng
(Sóng trôi lúa cô mễ làm ch́m sắc đen của mây
Móc lạnh gương sen làm rụng màu hồng của phấn)
Câu "Lộ lănh liên pḥng trụy phấn hồng" cũng như câu "Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ", giọng thơ nghe găy cúp. Thế mà Diệp Mộng Đắc đời Tống khen câu thơ của Đỗ Phủ là "Hàm cái càn khôn" nghĩa là ngậm che cả trời đất, và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khen câu thơ của cựu thần nhà Lê là "ảm đạm trầm thống, văn chương do ở chí t́nh, khiến người sau mấy trăm năm, c̣n muốn chung một giọt nước mắt".
Câu của Nguyễn Bỉnh Khiêm "Trăng thanh gió mát... Nước biếc non xanh...", đọc nghe như bị ngút hơi mà Tản Đà cũng khen là "Tuy chưa thần tiên, cũng đă thanh cao đến tuyệt vậy".
Diệp Mộng Đắc và Tản Đà nặng về tánh t́nh mà nhẹ về thanh điệu. Nếu là những người theo chủ trương âm nhạc trước hết th́ mấy câu kia chắc không lọt tai Chu Lang.
Và cũng như bệnh phong yêu, bệnh hạc tất do 2 chữ thuộc đoản b́nh thanh gây nên, th́ chỉ đưa vào câu thơ một chữ trường b́nh thanh thay cho chữ thứ nhứt hoặc chữ thứ ba hoặc chữ thứ bảy th́ nguyên nhân phát sinh ra bệnh bị hóa giải ngay.
Phong yêu và hạc tất là hai bệnh thuộc về thanh. Trong bài nói về điệp thanh khuyên chúng ta tránh phạm lỗi "điệp thanh" chính là để tránh hai bệnh phong yêu và hạc tất nầy đó.
Trong bài nói về "điệp âm" và "điệp vận" khuyên nên tránh phạm hai lỗi nầy là để khỏi phải mắc những bệnh Bằng Nữu, Chánh Nữu là bệnh điệp âm và đại vận. Tiểu vận là bệnh điệp vận. Khuyên tránh trước rồi mới nói bệnh sau là cốt ư tránh gieo ấn tượng về bệnh mà xưa nay đă bị nhiều người đả kích.
Trong khi nói về bệnh, những điều đă nói được lập đi lập lại, hoặc khai triển thêm những điều mới nói đại lược, để cho các bạn thêm thấm nhuần, hầu có thể đi đến diệu xử của thanh vận.
Bookmarks