http://tintuc.vnanet.vn/138N20110817...-sao-khong.htm
http://tintuc.vnanet.vn/138N20110818...-xuat-hien.htm
http://tintuc.vnanet.vn/138N20110819...ang-toi-te.htm
"...Sớm đưa ra nhận định FED khó tránh được QE3 ngay từ hồi tháng 5, cập nhật những diễn biến mới đây, nhà kinh tế học độc lập nổi tiếng Hồng Công Tạ Quốc Trung cho rằng QE3 là sai lầm, nhưng FED sẽ vẫn phải đưa ra, thời gian áp dụng QE3 sẽ là vào tháng 9 tới. Về h́nh thức, QE3 không nhất định được đưa ra dưới h́nh thức mua trái phiếu chính phủ như QE2 mà có thể FED sẽ tính tới việc sử dụng QE3 để mua các tài sản rủi ro như cổ phiếu công ty hoặc cổ phiếu bảo đảm bằng bất động sản. Tạ Quốc Trung tin rằng hiện nay thị trường chứng khoán là công cụ duy nhất có thể dẫn dắt kinh tế Mỹ. Bởi thị trường bất động sản Mỹ hiện vẫn có một lượng lớn hàng tồn kho không thể tiêu thụ được nên không thể phục hồi; các công ty doanh nghiệp thực sự có chút tiền mặt, nhưng do viễn cảnh ảm đạm nên sẽ rất cẩn trọng khi đầu tư, trong khi đó chính phủ liên bang đă không có cách nào để tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế. Chỉ có kích thích thị trường chứng khoán mới có thể tạo ra hiệu ứng giàu có, chấn hưng nền kinh tế. Bên cạnh đó, nếu thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, Obama sẽ khó có thể tái cử."
Last edited by tekong; 21-08-2011 at 11:19 PM.
Các điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá vàng:
- Libyan rebels launch battle for capital
- Israel faces Gaza rockets; tries to settle diplomatic flap with Egypt:
http://www.marketwatch.com/story/lib...tal-2011-08-21
(Không biết tin này có giúp ǵ cho thread kinh tế của các Bác không / Tigon )
Trụ sở Standard and Poors tại New York
Hôm qua, 19/08/2011, một lần nữa Standard & Poor’s, cơ quan thẩm định tài chánh của Mỹ lại hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam. Tuy sự kiện đó trước mắt, không tạo ra phản ứng ǵ từ phía giới lănh đạo kinh tế trong nước, nhưng theo giới phân tích, chính quyền Việt Nam cần phải quan ngại nhiều hơn đến quyết định này do tác động của nó trên giới đầu tư.
Trong bản thông cáo, Standard & Poor’s xác định là đă giảm điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng nội tệ của Việt Nam (tức là tiền Đồng) từ mức BB xuống thành BB-. Riêng điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn được giữ ở mức BB-, và điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ ngắn hạn cũng được duy tŕ ở mức B. Triển vọng về việc xếp hạng dài hạn là tiêu cực.
Cơ quan thẩm định tài chánh đă khẳng định rằng việc hạ điểm của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ lư do kỹ thuật, do việc “gần đây S&P đă sửa đổi phương pháp luận và các giả định của hăng trong cách xếp hạng các chính phủ”. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhật báo tài chánh Anh Financial Times vào hôm qua, các lưu ư kèm theo phần đánh giá có giá trị như những lời cảnh báo đối với cả chính phủ Việt Nam lẫn giới đầu tư.
Giải thích lư do v́ sao mà họ lại hạ điểm tín nhiệm đối với với các món nợ bằng tiền Đồng Việt Nam như kể trên, S&P cho biết đó là v́ “chế độ gắn chặt tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam (với đồng đo la Mỹ) đă hạn chế sự độc lập của chính sách tiền tệ vào lúc thị trường tài chính và vốn nội địa đang ở giai đoạn phát triển ban đầu”.
Ngoài ra, cho dù nhấn mạnh rằng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Việt Nam bằng đô la không thay đổi kể từ khi bị giáng xuống mức BB- vào tháng 12/2010, Standard & Poor’s cảnh báo rằng hệ thống ngân hàng c̣n rất yếu ớt của Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn và vốn tư bản bị thất thoát.
Theo Công ty chứng khoán Ho Chi Minh City Securities, một trong những nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam, các dấu hiệu gần đây về khả năng chính quyền có thể hạ thấp lăi suất đă đặc biệt làm cho các cơ quan thẩm định lo ngại vào lúc lạm phát hàng năm được dự báo sẽ tăng trở lại trong tháng Tám này sau khi đă lên đến 22% trong tháng Bảy vừa qua.
Đối với ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P, với khối tín dụng trong nước dự báo sẽ tăng lên đến mức 118% GDP vào cuối năm, và với lăi suất cao, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có nguy cơ bị khối lượng nợ xấu chồng chất đe dọa. Và như vậy, các ngân hàng nhà nước chủ chốt, động lực làm cho tín dụng ph́nh lên trong những năm gần đây, "có thể sẽ phải yêu cầu chính phủ tái cấp vốn".
Riêng về vấn đề triển vọng của vấn đề công nợ, hồi đầu tháng, cơ quan thẩm định tài chánh Fitch đă duy tŕ điểm B + đối với các món nợ của Việt Nam, kèm theo là triển vọng "ổn định". Tuy nhiên, đối với S&P, triển vọng xếp hạng các món nợ của Việt Nam là "tiêu cực" bởi v́ Việt Nam đang phải đối phó với rủi ro bất ổn kinh tế, tài chánh trong ngắn hạn. Nói cách khác, Việt Nam có nguy cơ tiếp tục bị Standard & Poor’s đánh sụt hạng tín dụng.
Trong t́nh h́nh đó, Standard & Poor’s dự đoán rằng năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chỉ đạt mức 5%, thấp hơn 2 điểm so với tỷ lệ b́nh quân 7% của 10 năm qua, và thấp hơn cả chỉ tiêu do chính quyền Việt Nam đề ra là 6%.
tags: Kinh tế - Phân tích - Việt Nam
RFI
The end of the line is coming:
http://m.gafin.vn/20110821021638193p...ng-len-cao.htm
There are currently 28 users browsing this thread. (0 members and 28 guests)
Bookmarks