Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 37 of 37

Thread: Người Trung Quốc Xấu Xí

  1. #31
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Không hiểu được hài hước

    Hồi Tuyên Xứ
    " Tín báo ", Hương Cảng, ngày 23/1/1985



    Trong báo " Bách tính " kỳ này có một bài văn nhan đề " Người Trung Quốc hèn hạ " của Vương Diệc Lệnh. Sau khi đọc Bá Dương ông này tuyên bố : " Trong ḷng tức tối không thể không nói được ".

    Bài văn mang tính bút chiến này đă công kích Bá Dương một cách thậm tệ. Giọng văn nhuần nhuyễn nhưng văn phong ác liệt, không hề có cái đôn hậu, ḥa nhă trong truyền thống tốt đẹp, cao quư của Trung Quốc. Ông ta sử dụng những thứ như " thối không ngửi được ", " vô phương cứu chữa ", " đồ hèn hạ ", " xem lao tù là cái đất mạ vàng ",v.v...Có thể nói thật là khe khắt.

    Nếu cái thuyết " người Trung Quốc xấu xí " của ông Bá Dương có cơ sở th́ ông Vương qua bài văn này lại bị chính gậy ông đập lưng ông, và không những không phản bác được lư luận của ông Bá Dương mà c̣n cung cấp thêm bằng chứng cho nó.

    Bộ mặt xấu xí của Vương Diệc Lệnh là bộ mặt thật của người Trung Quốc cả ngh́n năm nay. Đó là một bộ mặt thiếu vắng phần hài hước.

    Bá Dương chửi người Trung Quốc là xấu xí, nhưng có phải v́ ông ta làm công tác nghiên cứu nhân chủng học và hy vọng đoạt được giải Nobel không ?

    Người viết tạp văn, cốt ư gây ra phản ứng nơi người khác để kích động tranh luận, hoàn toàn khác với các chuyên gia viết có chứng cớ rơ rệt của các ngành học thuật. Người Trung Quốc có xấu xí hay không cũng chẳng quan trọng ǵ, nhưng có người tức quá, la làng lên, đă tiêu phí không biết bao nhiêu tế bào năo, đó mới là điều thật quan trọng.

    Cũng cùng trong số " Bách tính " này có bức thư độc giả họ Lương. Ông này sau khi đọc " Người Trung Quốc xấu xí " của Bá Dương đă tỏ vẻ bị xúc động sâu xa, nên buồn bă chán nản mà rơi lệ.

    Nhưng theo tôi thấy th́ nước mắt của ông này và sự phẫn nộ của ông Vương Diệc Lệnh cũng chỉ là một thứ thằng điếc cười thằng câm.

    Cả hai người đều có cái tinh thần của những người theo học thuyết Lăo Trang, trong bụng đầy những quan niệm quá ư là siêu thoát. Cho nên họ chưa có thể đọc được những ǵ ở giữa những hàng chữ của Bá Dương để lĩnh hội ra cái thú vị của hài hước, mà chỉ rơi vào mấy cái ví dụ mỹ miều, sinh động với những lời chú giải hoang đường cổ quái thôi.

    Đọc văn chương Bá Dương thực ra cần có sẵn một ít tinh thần hài hước. Ông ta phá rối, làm tṛ, đem cái lưỡi dao của trí tuệ se sẽ lấp loáng trước mắt chúng ta. Người đầu óc linh hoạt có thể nắm bắt được tinh túy, những kẻ quá nghiêm nghị, ra vẻ trịnh trọng, th́ lại hoàn toàn bị oóc-dơ.

    Dân tộc Trung Quốc có một lịch sử lâu đời, làm sao tất cả đều có thể hoàn mỹ không tỳ vết ? Ông Bá Dương t́m những thứ này ra chế diễu, kỳ thực là tự trào, gây ra cho chúng ta một ít tác dụng cảnh tỉnh. Vả lại nói xấu mà không nói đẹp, đó cũng là một cách tự khiêm.

    Không hiểu được hài hước lại cho rằng ông ta đi ngoáy dao vào vết thương của ḿnh th́ thật là phụ cái ḷng đau khổ của Bá Dương. Tuy thế, e rằng Bá Dương cũng không thích ǵ mấy cái việc người đọc bài ḿnh phải khóc sụt sùi.

    Nói tóm lại, dân tộc Trung Quốc là một dân tộc lớn, nói đẹp đẽ th́ đẹp đẽ hơn bất cứ dân tộc nào, nói xấu xí th́ cũng xấu xí hơn bất cứ dân tộc nào.

    Nhưng có lẽ nên nói ra cái xấu vẫn tốt hơn là ca tụng cái đẹp của nó. Nói một cách khác, cho dù có xấu, cũng có cái đẹp của cái xấu chứ !

  2. #32
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Có cái văn hóa không có văn minh?

    Hồ Cúc Nhân
    Báo " Luận đàn ", Los Angeles, ngày 6/2/1985



    " Văn minh " và " Văn hóa " là hai khái niệm hay bị nhầm lẫn. Văn minh thật ra là ǵ ? C̣n cái ǵ gọi là văn hóa ? Định nghĩa như thế nào ? Thường thường mỗi người mỗi cách.

    Một vài người trí thức Trung Quốc sô-vanh có cách nói rất cổ quái ly kỳ là Tây phương không có văn hóa, chỉ có văn minh. Hoặc xua tay một cách khinh miệt : " Nước Mỹ không có văn hóa ! ", nhưng không hề nghe họ nói nước Mỹ không có văn minh.

    Giả sử chúng ta lại hỏi một câu : Trung Quốc có một văn hóa ưu tú, nhưng không có văn minh ư ? Hoặc hỏi : Thế văn minh quan trọng hay văn hóa quan trọng ? Không có văn minh làm sao có văn hóa ?

    Kỳ thực văn minh và văn hóa tuy hai mà một, tuy một mà hai, không thể tách rời ra được. Chúng ta có thể nói cái tương quan của chúng như sau : văn minh là sự thể hiện của văn hóa, văn hóa là bà vú nuôi của văn minh.

    Văn hóa khi được biểu hiện cụ thể trong sinh hoạt và xă hội, cái đó là văn minh. Lấy một ví dụ giản dị nhất : lễ phép là sự biểu hiện của văn minh. Mà Khổng Tử hệ thống hóa chữ " lễ ", chính đó là văn hóa.

    Tại Trung Quốc từ hơn 2.000 năm nay cái nghi lễ của Khổng giáo được thể hiện trong chế độ xă hội, trong lời nói và việc làm, ở sinh hoạt thường ngày của nhân dân cũng như qua dịp lễ tiết quanh năm bốn mùa và những nghi thức khác. Tất cả những cái đó chúng ta phải hiểu là văn minh Trung Quốc. Văn minh chính là cuộc sống.

    Nếu chúng ta chấp nhận cách nói này th́ người Trung Quốc xem ra rất đáng bị chê cười. V́ ngay cả văn minh Trung Quốc chúng ta cũng không có, nói ǵ đến có thể có cái thứ xa xỉ là văn hóa. Bởi v́ cái văn minh của chúng ta (nếu như có) th́ đối với cái văn hóa của chúng ta nó thật không tương ứng tư nào. Vậy làm sao nó thể hiện được cái văn hóa của chúng ta ?

    Nói thế có nghĩa là cái mà chúng ta thể hiện trong sinh hoạt hôm nay không phải là các giá trị của văn hóa Trung Quốc mà chỉ là những thứ đến từ văn hóa khác.

    V́ vậy văn minh Trung Quốc ngày nay, nếu có nó, th́ nó là một thứ con tư sinh mà đối với mẹ nó - văn hóa truyền thống Trung Quốc - không có ǵ gọi là liên hệ huyết thống nhiều lắm.

    Gần đây tôi có đọc tác phẩm mới của ông Bá Dương là " Dẫm lên đuôi nó ", trong đó nói đến ấn tượng của ông khi sang thăm nước Mỹ. Ông thấy rằng nếu so sánh th́ người Mỹ lễ phép hơn người Trung Quốc. Điều này cũng là ấn tượng của tôi khi đi du lịch ở Mỹ.

    Người Trung Quốc so sánh với người Mỹ - những người b́nh thường trong cuộc sống hàng ngày - th́ trở thành những người " nguyên thủy ", " man rợ ", v́ chúng ta ngay cả " Cảm ơn ! ", " Xin lỗi ! " đều cũng không biết nói.

    Điều này hoàn toàn không phải tôi đặt điều. Nhân dân Trung Quốc, về lễ độ - biểu hiện của văn minh - không thể nào sánh được với nhân dân Mỹ, cũng không thể sánh được với Nhật Bản và Nam Hàn.

    Nếu không có cái văn minh sinh hoạt cơ bản, làm sao có thể c̣n huênh hoang được về cái văn hóa của tổ tiên đă bị mai một rồi ?

    Không có văn minh làm sao có được văn hóa ?

    Cho dù có văn minh th́ cũng chỉ là một thứ văn minh lai căng, c̣n nói cái văn hóa Trung Quốc nào nữa ?

  3. #33
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc

    Lưu Tiền Mẫn
    Báo " Luận Đàn ", Los Angeles, ngày 6/3/1985




    Tại Đài Loan, những người biết tiếng ông Bá Dương không phải ít. Ngay cả tôi, tuy chưa hề đọc tác phẩm nào của nhà văn này, nhưng v́ nghe đồn đại măi về sự từng trải, cảnh ngộ của ông rồi cũng thành ra biết.

    Hai mươi năm trước Bá Dương viết tạp văn ở Đài Loan. Thời ấy xă hội Đài Loan c̣n là một xă hội đóng kín, khô khan, nhạt nhẽo. Tạp văn của ông đương thời đă là một thang thuốc mát mẻ thích ứng với những ḷng người bị ngột ngạt. Chính v́ thế tạp văn của ông đă làm ông nổi tiếng.

    Nhưng ở đời thường những sự thuận lợi dễ dàng nhiều khi vẫn mang lại cái rủi ro rất lớn. Ông viết rất nhiều, trên trời dưới biển không chuyện ǵ không động đến, lại không biết che đậy dấu diếm, sao tránh được việc xúc phạm vào vùng đất cấm, vào các húy kỵ của thời đại. Kết quả là sau đó ông bị tống đi Lục Đảo để đóng cửa nghiền ngẫm sự đời.

    Đến khi được phóng thích, tiếng tăm của ông lại càng lẫy lừng; thừa thắng xông lên, cái ngang ngược của ông lại càng ghê gớm. Chửi bới một nhóm người chưa đă, ông bèn vung roi, phê kim b́nh cổ. Ngay cả cái văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc cũng bị ông đánh tơi bời.

    Gần đây tôi được đọc trên báo " Luận Đàn " bài diễn thuyết của Bá Dương tại Đại học Iowa (Mỹ) nhan đề " Người Trung Quốc xấu xí " ; đọc xong ḷng đầy xúc cảm. Đúng thế ! Một nước to lớn như Trung Quốc, mà người cứ nghèo, chí cứ thấp, cùng quẫn lâu dài th́ sẽ không thể nào thống nhất được măi, đến lúc nào đó sẽ không khỏi bị tan ră. Ngay ngày hôm nay cũng đă có một bộ phận người Trung Quốc ở ngoài nước vượt được qua tŕnh độ đại học đă không c̣n thừa nhận ḿnh là người Trung Quốc, và tuyên bố thẳng thừng là chẳng c̣n ǵ dính líu đến nước này nữa.

    Hiện nay trên thế giới có lẽ ngoài cái loại người như Bá Dương, không có một người dân thường nào ở các quốc gia nghèo khổ, v́ nịnh nọt hoặc oán hận lại vội vàng đi bôi nhọ đồng bào và văn hóa mà ḿnh vẫn c̣n sống nhờ vào đó.

    Nhà khoa học lớn người Hy Lạp Ác-Si-Mét có nói : " Hăy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả quả đất ". Đại khái Bá Dương cũng mơ t́m được một điểm tựa - cái văn hóa hũ tương của ông - và dùng điểm tựa này để tấn công vào vận mệnh văn hóa của một nước lớn hơn một tỷ người.

    Tại những nước giầu có, người dân nói về sự xấu xa của quốc gia ḿnh th́ cũng đă có hai quyển sách đă chào đời. Sau Đệ nhị Thế chiến, có một vị người Mỹ viết một quyển gọi là " Người Mỹ xấu xí ". Một vị khác người Nhật sau đó vài năm cũng vội vàng viết cuốn " Người Nhật xấu xí ". Hai tác giả này cảm thấy người nước ḿnh hoặc v́ tính t́nh kiêu xa, hoặc v́ thiếu lễ độ đạo đức, mới viết văn cảnh tỉnh mọi người.

    Đặc biệt để nhấn mạnh những điều không đồng t́nh, ông tác giả Nhật bất chấp đang ở giữa nhiệm kỳ đại sứ tại nước ngoài, đă cho in luôn. Việc phải đến tất đến, cái hành vi sai trái của một nhân viên nhà nước ấy đă làm ông mất chức. Nhưng qua việc này ta có thể thấy được tấm ḷng thành của ông ta đối với đất nước như thế nào.

    Tôi đă sống ở Mỹ hơn 10 năm, không lạ ǵ chuyện người Mỹ khá bận rộn trong cuộc sống thường ngày. Hàng ngày, v́ việc này việc nọ bận đến không có thể rứt ra, nên một quyển sách dẫu hay như quyển " Người Mỹ xấu xí " có lẽ cũng chẳng làm cho người Mỹ b́nh thường nào cảm thấy thích thú được. Theo tôi, số người Mỹ biết đến quyển sách này không nhiều, đọc được kỹ nó có lẽ c̣n ít hơn nữa.

    T́nh h́nh ở Đài Loan lại khác hẳn. Dù công thương nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, dù cuộc sống thường ngày của người dân chẳng được nhàn hạ ǵ, nhưng cái thú ṭ ṃ hiếu kỳ nơi con người lại không hề giảm thiểu.

    Nếu các ngài không tin th́ cứ đến khu chợ Tây Môn Đỉnh, vừa đi chầm chậm vừa ngửa cổ nh́n lên trời, th́ tôi bảo đảm với các ngài rằng chỉ trong khoảnh khắc những người chung quanh cũng sẽ đều nghển cổ nh́n lên trời xem có ǵ không.

    Người dân sống ở Đài Loan đối với những sự vật xung quanh ḿnh đều rất ṭ ṃ. Cho nên quyển sách của Bá Dương vừa ra đời một cái, dù không như giấy quư Lạc Dương, nhưng chắc chắn bán rất chạy.

    Nhiều người Trung Quốc khi căi nhau mồm miệng thường thường không lựa lời, chửi nhau đến cả ba đời tổ tông. Nguyên nhân v́ người Trung Quốc rất trọng chữ hiếu, nên động đến tổ tông tức có thể làm cho đối phương đau và giận nhất.

    Nhưng Bá Dương - trong quyển sách ông viết - đă chứng tỏ kỹ thuật chửi của ḿnh c̣n tinh thâm hơn. Ông dè bỉu cả một nền văn hóa. Đó là cách trút giận hay nhất bằng cách tóm cổ cả bọn Trung Quốc cùng một lúc.

    Nếu rập khuôn theo công thức của Bá Dương mà nói th́ " Đất nào quả nấy, xă hội nào nhân tài ấy ", và nhân tài Bá Dương đúng là đă làm được cái ḿnh muốn. Ông đă chửi cả bàn dân thiên hạ người Trung Quốc.

    Lịch sử hiện đại Trung Quốc là lịch sử của một dân tộc đầy rẫy tai họa. Xâm lăng từ bên ngoài, loạn lạc bên trong, nghèo khó, khổ nạn lâu dài làm cho đức tự tin dân tộc của người Trung Quốc đă bị suy giảm.

    Quốc gia chúng ta ngày nay bị chia đôi. Trung Cộng ở lục địa th́, ôi thôi, nghèo khổ, lạc hậu ! Ở Đài Loan t́nh trạng hiện nay có khá hơn với lợi tức trung b́nh hàng năm hơn 3.000 đô-la Mỹ, nhưng so với hai nước Mỹ, Nhật th́ thật ra vẫn c̣n là một xứ sở bần cùng.

    V́ vậy người Trung Quốc ở giai đoạn này nên chú trọng đến một câu thích hợp với cái t́nh thế của ḿnh hơn, đó là " Bần nhi vô xiển " (nghèo nhưng không nịnh), c̣n cái câu " Phú nhi vô kiêu " (giầu nhưng không kiêu), hoặc " Phú nhi hảo lễ " (giầu mà biết cư xử) chưa phải là chuyện ngay trước mắt, e rằng cái đó c̣n phải chờ đến một nửa thế kỷ nữa. Đến lúc đó có nói đến quyển " Người Trung Quốc xấu xí " của Bá Dương cũng vẫn chưa muộn.

    Nhưng đáng tiếc là Bá Dương lại quá quan tâm đến danh lợi trước mắt nên không nghĩ như vậy. Ông ta muốn bắt chước người Nhật, người Mỹ để làm người Trung Quốc đầu tiên bêu riếu cái xấu của người Trung Quốc ra, càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó.

    Kế hoạch của ông ta rất lớn, ông không chỉ chuẩn bị nó theo kiểu một người một ngựa, mà hy vọng mọi người cũøng nhất tề xông vào cùng ông tham chiến, cùng giúp ông làm cái việc bôi nhọ Trung Quốc cho được rầm rộ thêm.

    Có lẽ v́ có được cái kinh nghiệm phải trả giá đắt ở trong tù, Bá Dương biết rằng phàm việc ǵ muốn thành công phải suy nghĩ kỹ và có mưu sâu. Ông mời mọi người cùng viết với ông, để thứ nhất : gây thanh thế lớn, tăng thêm hiệu quả việc bôi nhọ này ; thứ hai : nhỡ không may gặp phải tai vạ sau này th́ c̣n có người đưa cơm nước vào nhà lao cho. Đúng là nhất cử lưỡng tiện.

    Bây giờ chúng ta hăy thử xem chiến dịch bôi nhọ văn hóa Trung Quốc do Bá Dương tiến hành gây ảnh hưởng đến những người dân lương thiện như thế nào bằng cách lấy ngay những ví dụ mà Bá Dương đă đơn cử :

    Chuyến đi Mỹ của vợ chồng Bá Dương đến Iowa một phần do chủ nhà hàng Yến Kinh là ông Bùi Trúc Chương tài trợ. Bá Dương tuyên bố ông Bùi đă thổ lộ với ḿnh như thế này :

    " Trước khi đọc sách của ông, tôi cho rằng người Trung Quốc là ghê gớm lắm. Sau khi đọc sách của ông xong, quan niệm của tôi đă thay đổi. V́ vậy tôi muốn mời ông đến để gặp mặt ".

    Bá Dương nói thêm :

    " Lúc ông Bùi đă thấy văn hóa chúng ta có vấn đề mới tự hỏi phải chăng đấy là do phẩm chất của người Trung Quốc chúng ta có vấn đề ? "

    Đối với câu hỏi của ông Bùi, Bá Dương đă dùng cái kiến thức uyên thâm để trả lời như thế này :

    " Tôi không nghĩ rằng phẩm chất chúng ta có vấn đề, đó không phải là một điều an ủi. Người Trung Quốc có thể là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới.

    Tại các đại học Mỹ những người xếp hạng đầu bảng thường là người Trung Quốc, nhiều nhà khoa học lớn - gồm cả người cha đẻ của nền khoa học nguyên tử lực Trung Quốc Tôn Quan Hán, được giải Nobel như Dương Chấn Ninh, Lư Chính Đạo đều là những bộ óc hàng đầu.

    Tôi cho rằng người Trung Quốc chúng ta vốn có phẩm chất cao quư ".

    Một phẩm chất cao quư ? Th́ ra cái phẩm chất mà ông ta muốn nói đó chỉ là thứ phẩm chất sinh lư (sinh vật) chứ không phải là phẩm chất văn hóa.

    Nhưng trên phương diện sinh vật học, các dân tộc và các giống người trên trái đất đều có một bộ năo không hơn kém nhau mấy về kích cỡ. Các nhà khoa học đều không tin vào thuyết có sự sai biệt về phẩm chất của bộ óc giữa các dân tộc. Tại sao có dân tộc vào một thời kỳ nào đó lại biểu lộ óc thông minh đặc biệt, nhưng về sau lại bị suy đồi, tàn lụi đi ? Tại sao người Anh ở thời đại Newton (Newton) nhân tài không ngừng xuất hiện, mà bây giờ lại như tuổi già sắp chết, không c̣n sinh khí nữa ? Người Anh thời nay và người Anh ở thời đại Newton đầu óc không giống nhau hay sao ?

    Chúng ta thấy một điều là người mù thường vẫn có một thính lực phi thường. Kỳ thực các tế bào thính giác của họ cũng chẳng khác ǵ những người khác, chẳng qua v́ người mù cần phải khai thác tiềm năng thính giác của họ nhiều hơn so với người b́nh thường mà thôi.

    Người Trung Quốc học rất giỏi. Năng lực trí tuệ vào bậc nhất. Nhiều nhà xă hội học, tâm lư học, giáo dục học đang t́m hiểu xem việc này có phải do nguyên nhân văn hóa Trung Quốc không. Hễ dân tộc nào mà uống vào cái văn hóa có đầy tính dẻo dai, bền bỉ mà mạnh mẽ cứng cỏi này đều có khả năng trị được bệnh lười và bệnh ngu. Giống như Nhật Bản, Nam Hàn đều là những ví dụ rành rành trước mắt.

    Giở những tạp chí khoa học có uy tín của Mỹ như " Vật lư quan sát " ta sẽ thấy mỗi một kỳ số lượng các bài người Trung Quốc gửi đăng nhiều kinh khủng. Cho nên có thể nói rằng văn hóa là một yếu tố của phẩm chất thông minh.

    Mỗi khi tôi đi trên mảnh đất lớn của Trung Quốc, bất kỳ ở xó xỉnh nào, đối diện với đám đông người, nơi tâm linh tôi thường rạo rực cảm thấy một thứ trí tuệ mênh mông không bờ bến.

    Cái " Hũ tương luận " của Bá Dương đă chà đạp văn hóa Trung Quốc rất nhiều. Nhưng muốn mà vẫn không thể hạ thấp được trí thông minh của người Trung Quốc, nên ông đành phải tách nó ra khỏi phẩm chất văn hóa của Trung Quốc. Đấy là v́ Bá Dương không nh́n lại vấn đề nhân quả, " Hũ tương luận " là hậu quả của một sự " xét đoán " thiếu suy nghĩ trên nhiều mặt.

    Bá Dương nói rằng người Trung Quốc đă cống hiến rất ít cho văn hóa nhân loại. Từ thời Khổng Tử về sau mấy ngh́n năm cũng không sản sinh được thêm một nhà tư tưởng nào lớn nữa. Cái văn hóa này như một đầm nước ao tù. Đó là cái hũ tương văn hóa. Hũ tương bị thối làm cho người Trung Quốc biến thành xấu xa. Cái cách suy luận này nếu nói cho có vẻ thanh nhă th́ nó rất nghèo nàn, dung tục; c̣n nếu nói một cách sỗ sàng th́ nó là một sự giỡn mặt, đùa dai.

    Học tṛ trung học đều biết : sau Khổng Tử có Mạnh Tử, sau đó lại có Chu Hy, Vương Dương Minh, v.v...là những nhà lư học lớn (triết gia duy tân). Những vị này đều là những nhà tư tưởng lớn, nhưng không phải không có thể đếm được trên đầu ngón tay.

    Ta hăy thử bàn một tư về Mạnh Tử.

    Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được nói đến trong thiên " Lễ vận " của " Lễ kư " rất cụ thể, có hệ thống ; nhưng hệ thống tư tưởng này không phải không có chỗ sai sót, sơ hở, và nó đứng vững được như một quốc sách hay không cũng vẫn c̣n là một vấn đề cần phải đắn đo, cân nhắc.

    Khổng Tử bàn về vua, luận về dân, nhưng đáng tiếc ông đă không làm sáng tỏ cái quan hệ giữa hai bên với nhau. Đến thời Mạnh Tử, cái lư luận chính trị của nhà nho mới tiến lên một bậc và đi đến được chỗ đột phá.

    Mạnh Tử nói : " Vua sai lầm lớn th́ phải can gián. Nếu lại cứ tiếp tục sai mà không nghe lời can ngăn tức phải truất ngôi. " (Quân hữu đại quá tắc gián, phản phục chi nhi bất thính, tắc dịch vị). Lại nói : " Dân mới quư, và sau đó mới đến nước nhà, c̣n vua th́ không có ǵ là quan trọng " (Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh). Mạnh Tử nói rơ rằng quốc gia và chế độ quân chủ đều do dân mà ra, nếu làm vua một nước mà không xứng đáng với chức vụ của ḿnh th́ phải phế bỏ đi.

    Cái cơ bản nhất trong tư tưởng trác tuyệt của Khổng Tử là câu " Thiên hạ là của mọi người " (Thiên hạ vi công), mà chủ nghĩa lấy dân làm gốc của Mạnh Tử đă nói rơ cái chữ " Công " này nghĩa là " Dân ". V́ vậy, " Thiên hạ vi công " có thể được tóm lược vào hai ư niệm dân chủ là " của dân " và " v́ dân ".

    Dân tộc Trung Quốc suốt 2.000 năm cùng xưng tụng Khổng Tử và Mạnh Tử v́ thực ra Mạnh Tử đă phát huy rộng răi và làm sáng tỏ tư tưởng của Khổng Tử.

    Nếu nói đến vấn đề người Trung Quốc cống hiến rất ít cho văn hóa nhân loại th́ theo tôi cần phải giải thích từ một góc độ khác. Sự truyền bá của văn hóa nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào vấn đề thông tin. Mà ở thời cổ đại sự thông tin đều dựa trên sức người, qua lối giao thông đường thủy hoặc đường bộ mà lan ra.

    Cho nên yếu tố địa lư đối với sự phát triển, truyền bá văn minh cổ đại là một vấn đề then chốt. Cho tới ngày nay t́nh trạng này cũng vẫn vậy. Một nước nhỏ ở dưới chân núi Hy-ma-la-ya như nước Bu-Tan (Bhutan) thử hỏi làm sao có thể phát triển công thương nghiệp như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ?

    Địa thế Trung Quốc nằm ở đại lục Đông Á, phía tây có sa mạc lớn chạy dài, các đường giao thông với Tây phương đều xa vời và hiểm trở. Cái điều kiện bất lợi về địa thế này làm cho phạm vi hoạt động của Trung Quốc bị giới hạn vào một góc Á châu.

    Từ mấy ngh́n năm nay người Trung Quốc phàm việc ǵ cũng phải tự lực cánh sinh. Ở vào hoàn cảnh thiếu sự tiếp xúc với bên ngoài, nền văn hóa Trung Quốc trở thành một thứ văn hóa riêng biệt, rất lẻ loi, trơ trọi.

    Thế giới Tây phương lại hoàn toàn khác hẳn. Các khu vực, các dân tộc cả ngh́n năm có giao lưu, nối liền với nhau, tập trung trí tuệ rộng răi nên thu được nhiều kết quả lớn. Văn hóa Tây phương v́ vậy đă năm lần bảy lượt có những bước đột phá để đến được thành tựu như ngày hôm nay.

    Nếu ví thử từ xưa đến giờ không tồn tại những trở ngại địa lư đối với việc trao đổi văn hóa giữa Đông-Tây, hoặc giả Trung Quốc là một nước nằm từ xưa ở Châu Âu, th́ chúng ta có lư do để tin tưởng rằng sự cống hiến của người Trung Quốc sẽ cực kỳ nhiều và trọng đại đối với văn hóa nhân loại.

    Cái tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho gia Trung Quốc từ 2.000 năm nay chắc chắn có ảnh hưởng tích cực đối với sự giải phóng các xă hội La Mă, Hy Lạp thời kỳ nô lệ. Tần Thủy Hoàng sau khi băi bỏ được chế độ phong kiến đă triển khai một chế độ chính trị trong đó những người dân b́nh thường cũng được tham dự vào việc chính trị. Sự kiện này có lẽ cũng đă thức tỉnh được Âu châu trong thời trung cổ phong kiến.

    Lại c̣n có một loạt phát minh lớn lao của người Trung Quốc, như kỹ thuật ấn loát, nếu được đưa vào Âu châu sớm hơn 500 năm th́ thế giới thế kỷ XX này chắc chắn không như ngày hôm nay.

    Văn hóa Trung Quốc phát triển đến một đỉnh cao nào đó th́ ngừng lại, như đă nói, chủ yếu v́ bị hạn chế bởi hoàn cảnh địa lư; và v́ thế mang lấy cái thiệt tḥi của một nền văn hóa riêng lẻ.

    Nhưng người Trung Quốc không phải là một dân tộc dẫm chân tại chỗ. Thật ra đối với văn hóa tư tưởng từ bên ngoài đến, Trung Quốc không phải là nước bài ngoại mạnh. Một trăm năm gần đây tại Trung Quốc phát sinh một loạt những sự kiện lịch sử đầy kịch tính. Cách đây bẩy mươi năm, cái chế độ quân chủ lâu đời từ mấy ngh́n năm đă sụp đổ chỉ bởi tiếng súng của cuộc khởi nghĩa Vơ Xương.

    Khổng Tử - trong 2.000 năm đă thâm nhập và chiếm giữ cái địa vị tối cao trong ḷng người Trung Quốc - nhưng rồi đă không chịu nổi những tiếng ḥ hét của đám thanh niên học sinh trong phong trào Ngũ Tứ, và phút chốc bị mất chỗ đứng.

    Sau phong trào Ngũ Tứ, chủ nghĩa Mác có gốc gác từ Âu châu, vừa được đề xướng đă lập tức vang dội khắp nước Trung Quốc để trở thành một loại học thuyết lẫy lừng. Chiến tranh Trung-Nhật chấm dứt, sau bốn năm nội chiến, Chính phủ Quốc gia (Quốc Dân Đảng) rút ra Đài Loan th́ Trung Quốc lục địa đă trở thành một nước cộng sản chủ nghĩa.

    Qua 34 năm của chế độ cộng sản, chính phủ của một tỷ người Trung Quốc lại tuyên bố một cách chính thức với mọi người rằng chủ nghĩa Mác không thể giải quyết được những vấn đề Trung Quốc vốn có.

    Người Trung Quốc dám làm, dám chịu, dám thay đổi. Trung Quốc bây giờ mà thành ra nông nỗi này không phải v́ nó chỉ khư khư ôm lấy cái " hũ tương " của ḿnh mà không dám đập vỡ.

    Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc lại chính là một trường hợp trong đó người ta phủ nhận hoàn toàn giá trị văn hóa truyền thống, cho nên mới chịu cái hậu quả khốn khổ đến như vậy.

    Bá Dương bảo : " Cái bẩn của người Trung Quốc là một trong những cái xấu xí của họ ", và lại c̣n bảo : " Có lẽ so với người Ấn Độ lại c̣n bẩn hơn một tư ". Tôi cho rằng tuyệt đại đa số người Trung Quốc sẽ không đồng ư với cách nh́n của Bá Dương.

    Nếu so sánh các nước ở Á Đông, ta thấy mức độ sạch sẽ của người Nhật chẳng thua bất cứ nước nào trên thế giới, nước Trung Quốc dân quốc ở Đài Loan tuy có phần kém hơn, nhưng Ấn Độ th́ phải nói là tệ nhất.

    Mấy năm trước, lúc tổng thống Mỹ Carter đi thăm nước Ấn, trong chương tŕnh tin tức buổi tối ở truyền h́nh Mỹ chiếu cảnh tiệc chiêu đăi của chính phủ, trong đó ai cũng thấy một chiêu đăi viên Ấn đứng sau lưng Các-tơ tay cầm một cái vỉ để đập ruồi cho vị thượng khách. Nếu đem so sánh điều kiện kinh tế, Nhật Bản là nước giầu nhất, Đài Loan ở mức trung b́nh, c̣n Ấn Độ th́ vào loại nghèo. Như vậy chúng ta có thể nói t́nh trạng vệ sinh của một dân tộc gắn liền với điều kiện kinh tế của nước đó.

    Ở Los Angeles có hai khu phố Tàu (Chinatown), một cái ở trung tâm (nơi ông Bá Dương bảo tất cả đều có xu hướng bẩn, loạn) và một cái ở khu công viên Mông-tơ-rây (Monterrey Park). Khu phố Tàu thứ hai sạch sẽ hơn khu thứ nhất nhiều. Cả hai khu này đều do người Trung Quốc làm ra, nhưng phải thấy là sự khác biệt giữa hai khu này lại tùy thuộc vào mức độ giáo dục và thu nhập của người Trung Quốc ở mỗi nơi.

    Người Trung Quốc khi tán gẫu rất ồn ào to tiếng. Cái chuyện không b́nh thường này cũng được Bá Dương quét vào trong cái thùng tính xấu của người Trung Quốc. Ông bảo :

    " Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to ? Bởi trong ḷng họ không cảm thấy được yên ổn. Cứ tưởng tiếng càng to th́ lư lẽ càng mạnh. Chỉ cần to tiếng, cao giọng th́ lư lẽ sẽ về ḿnh, nếu không tại sao cứ phải gân cổ lên như thế ? "

    Ông Lương Thực Thu trong bài " Nhă xá tiểu phẩm " nói rằng vấn đề người Trung Quốc nói to có thể v́ cơ bản họ vẫn c̣n là người ở một nước nông nghiệp. Nông dân buổi sáng ra đồng thường chào hỏi nhau từ những khoảng cách xa nên phải lớn tiếng.

    Có người lại bảo tiếng họ to v́ vấn đề âm điệu của tiếng Hoa. V́ người Tô Châu nếu dùng tiếng Ngô Nùng (vùng Chiết Giang), âm điệu rất thấp, th́ cả lúc căi nhau thanh âm cũng vẫn cứ nhỏ.

    Theo tôi v́ tiếng Trung Quốc là tiếng đơn âm, chữ đồng âm quá nhiều, mỗi âm lại có đến bốn âm tiết khác nhau (tiếng tiêu chuẩn). Cho nên lúc nói nếu không đủ to th́ rất khó hiểu. Nhất là khi nói nhanh, nếu không nói lớn lại càng không có cách nào hiểu được.

    Chúng ta đều có kinh nghiệm khi đi xem xi-nê bằng tiếng Trung, thường thường nếu cùng lúc không có phụ đề bằng chữ Hán trợ giúp, mà chỉ nghe tiếng không thôi, th́ không thể hiểu được. Đó là v́ lư do trên.

    Về mặt văn phạm, tiếng Trung Quốc lại cũng chẳng giống loại tiếng nào cả. Nó không có thể giả định (Subjunctive mood) như tiếng Anh, khiến người Trung Quốc lúc nói thường phải hoa chân múa tay để giúp mồm miệng lên bổng xuống trầm cho ư tưởng diễn đạt của ḿnh được rơ ràng hơn. Nói tiếng Trung, nếu muốn nói nhỏ, phải nói thật chậm và rơ ràng, kéo dài phần phát âm của từng chữ ra th́ người nghe mới hiểu rơ.

    Theo tôi nhận thấy cái bệnh nói to của người Trung Quốc chẳng có thuốc nào chữa được. Nếu đă không có thuốc chữa th́ chúng ta cũng có thể xem cái đức tính nói oang oang này là một loại quốc hồn quốc túy. Như vậy không được hay sao ?

    Cái giao thông hỗn loạn ở Đài Loan th́ ai cũng biết rồi. Đó là một sự thực không thể chối căi. Nhưng đối với Bá Dương, người lấy điểm xuất phát là những cái xấu xa, th́ nó lại là một yếu tố để quy tội cho cái văn hóa Trung Quốc. Ông ta bảo :

    " Cũng chính v́ cái hũ tương sâu không lường được này nên đối với biết bao vấn đề người Trung Quốc đều không dùng tư duy của ḿnh để tự giải quyết, mà phải bắt chước, phải dùng cái tư duy của kẻ khác. Cái nước ao tù này, cái hũ tương này có vứt mứt đào vào cũng sẽ biến thành cứt khô.

    Những thứ ngoại lai một khi vào Trung Quốc cũng biến chất. Người ta có dân chủ, chúng ta cũng có dân chủ. Nhưng dân chủ của chúng ta là " mày là dân, tao là chủ ". Người ta có pháp chế, chúng ta cũng có pháp chế. Người ta có tự do, ta cũng có tự do. Người ta có ǵ, ta có nấy. Anh có chỗ dành riêng cho bộ hành sang đường, tôi cũng có, dĩ nhiên, nhưng chỗ dành cho bộ hành của chúng tôi là chỗ để dụ dỗ họ đến cho xe cán chết ".

    Tôi cũng đă suy nghĩ về vấn đề này nhiều năm, xin đưa ra đây vài ư kiến để đóng góp với những người quan tâm đến nó. Cái trật tự giao thông ở Đài Loan mỗi năm mỗi tiến bộ, v́ số xe cộ càng ngày càng đông. Trên đường cứ càng nhiều xe th́ áp lực ngày càng tăng đối với người lái xe, làm cho họ phải càng tôn trọng luật đi đường, đó là cái hậu quả tất yếu của việc " vừa sống vừa học tập ".

    Tại Mỹ trừ những người lái xe b́nh thường ra, tôi vẫn thường nghe nói c̣n có loại người lái xe " tự vệ ". Những người lái xe " tự vệ " này khác những người lái xe " tiêu chuẩn " ở chỗ họ có thêm hai đức tính : không sử dụng quyền ưu tiên của ḿnh, và đối với những người phạm luật khác họ không t́m cách trả đũa.

    Ở Đài Loan những người lái xe b́nh thường ít nhiều cũng có một hoặc hai đức tính này, nhưng bản thân họ vẫn chưa phải là những người lái xe " tiêu chuẩn " thông thường. V́ vậy giao thông Đài Loan mới phát sinh cái hiện tượng " bất loạn trong cái đại loạn ", và cái " đại loạn rất là kinh dị trong cái bất loạn đó ". Tại sao có chuyện người Trung Quốc và người Mỹ khi lái xe lại khác nhau ?

    Nếu chúng ta so sánh cách thi bằng lái xe ở hai bên bờ Thái B́nh Dương th́ sẽ thấy ngay manh mối của việc này.

    Người Mỹ học lái xe ngay ở ngoài đường, từ lúc bắt đầu đă phải học và tuân theo các quy tắc an toàn của giao thông. Đến lúc đi thi cũng thi ngoài đường, ngoài vấn đề lái ở những nơi có rất nhiều xe c̣n phải kiểm soát tốc độ, cự ly sau trước, qua ngă tư, chọn tuyến phải trái, chuyển đường, giữ ưu tiên, v.v... Như vậy trong tâm lư người thi đồng thời h́nh thành được cái khuôn phép của một người lái xe " tiêu chuẩn " để có thể dùng vào việc lái xe trong thực tế sau này.

    Tại Đài Loan lại không như thế. Lúc học lái xe trong những khuôn viên cố định của nhà trường, người tập lái học các động tác bẻ lái, đạp phanh, nhấn ga v.v... Sau đó lúc đi thi họ được trắc nghiệm bởi những thiết bị điện của Sở Lục lộ. Đỗ xong cái mảnh bằng đó, thay v́ gọi là bằng lái, nhẽ ra phải gọi là bằng " thao tác " th́ mới đúng. Đến khi lái ra đường lớn, trong ḷng hoàn toàn chưa có khuôn phép, vẫn rẽ ngang đảo dọc như một kẻ dă man không theo một quy tắc nào cả.

    Ngay đến những người đă lái xe mười năm hoặc mấy mươi năm, trong ḷng tuy đă có khuôn phép thành thục, nhưng đều cũng không phải là những tay lái tiêu chuẩn, nên tùy lúc, tùy thời đều có thể biến dạng. Tôi gọi đùa đó là kiểu tài xế " cao su ".

    V́ vậy có thể nói vấn đề giao thông ở Đài Loan cuối cùng không phải là vấn đề con người, càng không phải vấn đề văn hóa nào đó, nhưng là một vấn đề chính sách. Do chính sách không đúng ngay từ đầu, chính quyền sau này khó có thể cải tiến cho nó khá hơn được.

    Viết đến đây tôi lại nhớ đến một chuyện mấy năm trước, lúc ông Alexander Solzhenitsyn (A-lếch-xan-đơ Giôn-xê-nhít-xin) - một cây bút người Nga được giải thưởng Nobel về văn học - được phóng thích đến Mỹ.

    Ông được mời đến diễn thuyết trong một buổi lễ đón tiếp. Ai cũng chờ đợi ông sẽ nói đến những điều hay ho về vấn đề tự do, nhân quyền. Nhưng trước sự ngạc nhiên của mọi người, ông lại quay sang phê b́nh về kinh tế Mỹ. Ông công kích những nhà buôn Mỹ v́ lợi nhuận đă táng tận lương tâm, bỏ vào thức ăn những chất hóa học dùng bảo quản thực phẩm rất độc hại.

    Ông diễn thuyết vừa xong th́ tờ báo lớn của Mỹ The NewYork Time (Thời báo New York) đă lên tiếng. Tờ báo viết :

    " Dù ông Solzhenitsyn (Giôn-xê-nít-xin) ở tại Liên-xô đă kinh qua mọi khổ nạn mà không hề khuất phục, việc này làm cho mọi người rất ngưỡng mộ, nhưng không phải v́ vậy mà ông có quyền được tùy tiện phê phán xă hội Mỹ ".

    Từ đó về sau không ai c̣n nghe ông Solzhenitsyn diễn thuyết cái kiểu đó. Có thể ông đă tự câm như hến, hoặc có thể không ai muốn mời ông diễn thuyết nữa.

    Trong một nước có chế độ tự do ngôn luận, mọi người đều có khả năng phát biểu ư kiến của ḿnh, ngay cả nói những điều phương hại đến kẻ khác mà chính phủ hay pháp luật không thể ngăn cấm được. Nhưng một tờ báo lớn lại có thể trở thành một sức mạnh trọng tài, và có khả năng làm cho người nói kia ăn không ngon ngủ không yên.

    Người Trung Quốc chúng ta chưa có cái loại báo chí có thứ quyền uy như thế, song chúng ta có dư luận quần chúng.

    Vậy, những người Trung Quốc c̣n lương tâm xin hăy đứng lên, v́ người Trung Quốc chúng ta, v́ văn hóa Trung Quốc mà nói vài câu cho lẽ phải.

  4. #34
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Văn hóa Trung Quốc : bôi nhọ hay đánh phấn

    Trương Thiệu Thiên
    " Luận đàn báo ", Los Angeles, ngày 3-9 tháng 4 năm 1985



    Mấy tháng trước ông Bá Dương nói chuyện ở Iowa về " Người Trung Quốc xấu xí " làm cho cộng đồng người Hoa ở Mỹ xôn xao, măi đến bây giờ vẫn c̣n gợn sóng. Từ hai tháng nay trên tờ " Luận đàn báo " cơ hồ mỗi kỳ đều có một hai bài thảo luận về áng văn " xấu xí " của Bá Dương.

    Trong số ra gần đây nhất tôi lại được đọc bài của ông Lưu Tiền Mẫn nhan đề " Không thể bôi nhọ văn hóa Trung Quốc ". Ngoài vấn đề chỉ trích ông Bá Dương đă bôi nhọ văn hóa Trung Quốc, ông c̣n đưa ra rất nhiều giải thích sách vở về các khuyết điểm của người Trung Quốc. Bài văn này của ông Lưu đă chứng tỏ ông mất khá nhiều công phu để suy nghĩ về vấn đề văn hóa Trung Quốc, lại cũng nói lên cái nhiệt t́nh của ông đối với nó.

    Sự nghiên cứu và cái nhiệt t́nh này của ông làm tôi rất khâm phục. Nhưng có nhiều luận điểm của ông tôi lại không thể chấp nhận được. Cho nên ở đây xin thảo luận như sau :

    1- Ông Lưu bảo người Trung Quốc trước hết nên " bần nhi vô xiển " (nghèo nhưng không nịnh), c̣n " phú nhi vô kiêu " (giàu nhưng không kiêu) th́ chưa cần kíp lắm.

    Theo thiển ư của tôi th́ hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả rất lớn. Giả sử một người có tiền, có quyền, hết sức kiêu căng, lại thích người ta nịnh nọt ḿnh th́ nhất định sẽ có những chuyên gia nịnh hót (mà Bá Dương gọi là " phái đoàn vẫy đuôi ") vây quanh người đó. Chỉ khi nào các vị có tiền, có quyền, biết tôn trọng bạn bè nghèo th́ những bạn bè nghèo mới có thể bắt đầu không nịnh nọt được.

    2- Ông Lưu bảo nước Anh ở thời đại Newton mới phát xuất nhân tài, c̣n thời nay chẳng khác nào một nước không c̣n sinh khí, như đến tuổi già sắp chết.

    Vậy để xem thử cái " tuổi già sắp chết " của nước Anh bây giờ ở mức độ nào, ta cứ tiện tay dở danh mục các người đoạt giải Nobel từ năm 1960 cho đến năm 1984 (không nói đến cái tỷ lệ cao của Đại đế quốc Anh lúc vẫn c̣n hưng thịnh trước năm 1960). Ta sẽ thấy trong 25 năm đó tổng cộng trên 153 người đoạt giải ở lĩnh vực khoa học (vật lư, hóa học, sinh vật và ba loại y học) th́ người Anh đă chiếm 25 giải rưỡi [năm 1975 một nửa giải hóa học được chia cho một người quốc tịch Úc làm việc hoàn toàn ở Anh là John Cornforth. ]

    Từ trước đến nay người gốc Hoa được giải vật lư có 3 vị, nhưng v́ đều là quốc tịch Mỹ, làm việc nghiên cứu ở Mỹ nên trong danh sách họ chẳng được xem là người Trung Quốc nữa. Như vậy tỷ lệ số người Anh đoạt giải chiếm đúng 1 phần 6 của tổng số thế giới, và chỉ đứng sau nước Mỹ.

    Đúng là sau Thế chiến Thứ nhất, nước Anh đă mất địa vị ưu thế trong lănh vực khoa học kỹ thuật của thời Newton, nhưng nếu nói là nước này đang ở vào t́nh trạng " không c̣n sinh khí " th́ chẳng hóa ra là quá phóng đại lên không ?

    3- Ông Lưu bảo v́ phạm vi hoạt động của người Trung Quốc thủa xưa chỉ loanh quanh ở một góc châu Á, cho nên không có lợi cho sự phát triển văn hóa.

    Tôi thấy điều này rất buồn cười, chẳng khác nào ông bảo trước khi Tân Thế Giới bị chiếm làm thuộc địa th́ phạm vi hoạt động của người Tây phương không bị giới hạn trong một góc Âu châu vậy.

    Trung Quốc so sánh về đất đai và nhân khẩu cũng xấp xỉ tương đương với Âu châu. Thêm vào đó lịch sử Trung Quốc c̣n có một cục diện thống nhất trong một thời gian lâu gấp đôi Âu châu (Âu châu từ thời Trung cổ về sau đă chia thành bao nhiêu nước, mỗi nước có riêng một thứ tiếng, một văn hóa, chính trị, tôn giáo,... chả có cái nào giống cái nào), cho nên sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực với nhau đâu phải được dễ dàng thuận lợi hơn Trung Quốc như ông Lưu nói.

    Thế tại sao Thời đại Phục hưng, Thế kỷ Ánh sáng, nền Chính trị Lập hiến Dân chủ, cuộc Cách mạng Công nghiệp, tất cả đều đă ra đời tại cái góc Âu châu đó ?

    Theo thiển ư th́ văn hóa và công nghiệp Trung Quốc cho đến thời nhà Tống đă dừng lại, không tiến được v́ bị g̣ bó bởi tư tưởng của các nhà Lư học.

    Ngay từ thời Hán trở xuống, cái Nho học nhà nước đă hoàn thành việc dựng lên nhiều trở ngại rất lớn đối với học thuật và tự do tư tưởng.

    Thời Tống, những người như Tŕnh Di, Chu Hy, v.v...đều là những nhà Lư học lớn, nhưng lại đem thu nhỏ phạm vi của Nho học lại. Họ cho rằng mỗi cá nhân, ít nhất mỗi cá nhân những người đèn sách, đều phải suốt đời không có con đường nào khác ngoài con đường học làm những ông thánh.

    Cho đến lúc Lư học trở thành cái ḍng chính của Nho học th́ sức sống của văn hóa Trung Quốc liền bị chà đạp. Đồng thời tầng lớp sĩ phu, để củng cố quyền lợi, địa vị cá nhân, đă phân chia một cách độc đoán xă hội thành 4 giai tầng : sĩ, nông, công, thương, và đẩy địa vị xă hội của những nhân tài chuyên nghiệp (công), những nhà buôn (thương) xuống bùn đen. Các phát minh về công nghiệp thường thường bị xem là thứ " tranh dâm tranh xảo " (Đua đ̣i tà dâm và xảo trá), " điêu trùng tiểu kỹ " (tiểu xảo dùng tạc nên các con trùng - rồng phượng), và rất ít được báo đáp khích lệ.

    Với tâm lư xă hội như vậy, những kẻ có tài cao đều nghĩ đến việc làm quan. C̣n lại những kẻ kém tài hơn mới đi làm công-thương-nghiệp.

    Một xă hội khinh rẻ công-thương-nghiệp như vậy làm sao có thể hy vọng phát triển được khoa học kỹ thuật, công nghiệp làm sao tiến được ?

    Kỳ thực vào thời Nam Tống, Trung Quốc đă có thể có đủ điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Nếu như thời ấy có tự do trong lĩnh vực học thuật, nhà nước khích lệ công thương, cách mạng công nghiệp rất có khả năng xảy ra tại Trung Quốc trước khi ra đời tại nước Anh.

    4- Ông Lưu đặt câu hỏi : " Một nước dưới chân rặng núi Hy-ma-la-ya như nước Bu-tan làm sao có thể phát triển công thương nghiệp như Đài Loan được ? "

    Tôi có thể đáp như thế này : " Cái đó chỉ tùy thuộc vào con người ! "

    Ông không thấy nước Thụy-Sĩ ở dưới chân núi An-pơ (Alpes) hay sao ? Diện tích c̣n nhỏ hơn cả Bu-tan, không những nước này có công thương nghiệp phát triển, mà trong nhiều ngành nghề c̣n đứng vào hàng đầu thế giới.

    Nếu căn cứ vào cái lư luận dựa trên vị trí địa lư th́ tại sao Tây Ban Nha, Ư, Hy-Lạp, Ai-Cập đều là nhng nước có địa thế thuận lợi lại không thể phát triển công thương nghiệp như Thụy-Sĩ là một nước nằm giữa lục địa dưới chân núi. Chưa kể đến các nước như Na-Uy, Thụy-Điển là những nước nằm trong một góc rất biệt lập của Âu châu ?

    5- Ông Lưu bảo Trung Quốc đă thay đổi quốc thể, chính thể và chính sách kinh tế một cách rất dễ dàng. Ông muốn chứng minh rằng người Trung Quốc đối với tư tưởng ngoại lai cũng không đến nỗi là những kẻ bảo thủ.

    Tôi muốn hỏi ông Lưu :

    Thế tất cả những thứ thay đổi ông nói ở trên đó có phải đă được thông qua một cuộc trưng cầu ư dân hoặc là sản phẩm của một quốc hội chân chính do dân bầu, nghĩa là bằng những tŕnh tự hợp pháp của một quốc gia hay không ?

    Nếu đúng như thế, th́ luận điểm của ông Lưu mới đứng vững được.

    Nhưng nếu những thay đổi này chỉ là pháp lệnh của những kẻ nắm quyền, hoặc được thông qua bằng h́nh thức " con dấu cao su " của kẻ thống trị, th́ điều đó chỉ minh chứng một điều là Trung Quốc thiếu nhân quyền . Những kẻ thống trị sau khi nắm chính quyền, với súng đạn hễ chọn chính thể nào th́ áp đặt chính thể đó, chẳng cần biết nhân dân có đồng ư hay không.

    " Văn hóa đại cách mạng " (Cách Mạng Văn Hóa), tuy khẩu hiệu th́ hô hào nhằm lật đổ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhưng bản thân lại nói lên rất rơ cái tính chất độc tài chính trị truyền thống và thói quen xâu xé lẫn nhau của người Trung Quốc.

    V́ vậy, tôi vẫn cho rằng Cách Mạng Văn Hóa đúng là sản phẩm 100 % của cái " văn hóa hũ tương ", nó không thể nào có thể phát sinh ở một nước tôn trọng nhân quyền và dân chủ được.

    6- Ông Lưu bảo người Trung Quốc nói to v́ trong tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, nên vừa phải nói to vừa phải hoa chân múa tay mới diễn đạt được ư nghĩa muốn nói.

    Nếu ư của ông Lưu mà đúng th́ chúng ta không thể nào giải thích được làm sao người Trung Quốc có thể dùng điện thoại để nói chuyện với nhau, v́ lúc đó họ không thể hoa chân múa tay mà cũng không thể nói thật to được.

    Các độc giả không tin cứ thử gọi ngay dây nói cho người thân hay bạn bè thử xem. Lúc đó mới thấy được cái lư luận của ông Lưu có tính thuyết phục hay không.

    Theo ư tôi, người Trung Quốc nói to là v́ họ không được dậy dỗ về cung cách nói chuyện và tŕnh tự của hội nghị, không biết tôn trọng sự phát ngôn của người khác, nên thường khi đối phương nói chưa dứt đă vội át lời, bác bẻ lại luận điểm của người ta.

    Cái hiện tượng giữa chừng ngắt lời kẻ khác trong xă giao thông thường là một việc luôn luôn xảy ra ở Trung Quốc. Bởi v́ trong lúc nói ai cũng tranh nhau phát ngôn cùng một lúc, nên mọi người bắt buộc phải gân cổ càng to càng tốt.

    7- Ông Lưu đă tốn khá nhiều mực để giải thích sự hỗn loạn giao thông ở Trung Quốc. Ông cho rằng v́ người Trung Quốc học lái xe tại những khu riêng biệt của trường dạy lái, không như những người Mỹ học lái xe một cách thực tế ở ngoài đường. V́ vậy người Trung Quốc mặc dù thi đậu được bằng lái xe, nhưng vẫn tiếp tục xem ngoài đường như khu vực riêng của trường lái, và vẫn cứ tiếp tục lái ngang, đâm dọc.

    Mặc dù tôi biết rất ít về t́nh h́nh dạy lái xe ở Đài Loan, nhưng tôi có thể h́nh dung được khi dạy lái xe chẳng ai dạy cứ phải luôn luôn bóp c̣i hoặc đừng nhường người đi bộ ở chỗ dành cho bộ hành qua đường (nếu không tuân theo lời dạy th́ làm sao đậu bằng được ?)

    Thế tại sao khi lái xe ra đường họ lại không hề rời cái c̣i và không hề tôn trọng người bộ hành ở lối dành cho người đi bộ qua đường tư nào cả ? Xin ông Lưu giải thích giùm tôi.

    Trên đây là một vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi sau khi đọc bài viết của ông Lưu.

    Ông Lưu bảo ông Bá Dương bôi nhọ văn hóa Trung Quốc. Tôi th́ cho rằng ông Lưu lại đi tô son cho những cái vết bẩn của văn hóa Trung Quốc.

    Nhưng dù có nhấn mạnh trên những khuyết điểm hay che đậy sai lầm của văn hóa Trung Quốc chúng ta, tôi tin rằng cái động cơ của cả hai ông đều phát xuất từ tấm ḷng thành.

    V́ thế tôi cho rằng khi ông Lưu nói Bá Dương xu nịnh nước ngoài th́ ông không những làm tổn thương đến sự trung hậu của ông Bá Dương mà c̣n không đúng với lô-gíc.

    Nếu Bá Dương là loại người xu nịnh th́ đối tượng nịnh của ông ta tất phải là Quốc Dân Đảng chứ đâu phải là người Tây phương.

    Một người có tài như Bá Dương, lại vốn là người của Cứu Quốc Đoàn (ông đă từng là Tổng cán sự của " Hiệp hội Các nhà văn Thanh niên " trong Cứu Quốc Đoàn), chỉ cần nịnh nọt nhà đương cục một tư là ông cũng có thể trở thành người được tin dùng từ bao đời nay rồi.

    Hà tất ông phải chọn con đường mưu sinh bằng cách đi viết tạp văn đả kích thói hư tật xấu của xă hội, cuối cùng xúc phạm đến Quốc Dân Đảng, để cho cái đảng này bắt nhốt ông trong ṿng 10 năm.

    Một người mang t́nh cảm và tư tưởng như ông, có thể c̣n có thái độ kiêu ngạo là đằng khác, đâu lư nào lại đi nịnh nọt.

    Không biết ông Lưu có thấy thế không ?

  5. #35
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Người Trung Quốøc Vĩ đại

    Châu Quế
    " Luận đàn báo ", Los Angeles, ngày 13-3-1985,
    " Tự lập văn báo ", Đài Bắc, ngày 12-4-1985,
    " Bách tính bán nguyệt san ", Hương Cảng, ngày 16-5-1985



    Ông Bá Dương có một bài nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí ". Ư kiến của tôi hơi trái ngược lại, tôi xin gọi nó ở đây là " Người Trung Quốc vĩ đại ".

    Bất cứ nơi nào có người Trung Quốc tụ tập sinh sống, việc điều đầu tiên ai cũng thấy được là " đông, ồn, bẩn, loạn ". " Đông " v́ chen chúc nhau mới vui nhộn, " ồn " v́ người Trung Quốc thích ra oai hù dọa đối phương, " bẩn " v́ không có bụi bay th́ làm sao thấy được nắng đẹp, " loạn " v́ tinh thần tự do, tự tại.

    Mối quan tâm của người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác, được biểu hiện qua ḷng hiếu kỳ. Bởi vậy họ thích xem những cuộc hành h́nh, người chết, đám cháy, nước lụt, hoặc tai nạn xe cộ. Cảnh ngộ của người khác càng thê thảm chừng nào th́ họ lại càng thấy thích thú chừng nấy. Nếu không thế tại sao khi lỡ dịp xem một thảm cảnh đối với họ lại là mất đi một cơ hội lớn để hưởng thụ hạnh phúc của cuộc đời.

    " Liên ngă thế nhân, ưu hoạn thực đa ! " (Thương cho người đời ; buồn lo, hoạn nạn quá nhiều ! ) Nh́n những cái đau khổ của người đời, mà mừng rằng ḿnh may mắn không bị sa vào trong đó, chẳng phải là một điều hưởng thụ lớn nhất trong cuộc sống hay sao ?

    Mười mấy năm trước, lúc Đài Loan đang xây dựng đường cao tốc trên toàn đảo, từ Đài Bắc đi Cơ Long chỉ có một con lộ nhỏ. Có lần trước một trường tiểu học công lập ở Tịch Chỉ xảy ra một tai nạn xe cộ. Một đứa bé đi qua đường bị một chiếc xe chạy gấp cán chết ngay tại chỗ. Cái xe sau khi gây tai nạn trước mắt mọi người cứ thế đủng đỉnh bỏ đi.

    Cả hàng ngh́n vạn con mắt nh́n thấy sự việc trên, thế mà không có một người nào đứng ra chặn xe lại. Đến khi cảnh sát tới, lại cũng không ai có thể đứng ra làm nhân chứng để cho biết một tư đầu mối nào về hung thủ. Mà ngay cả cái số biển xe cũng không ai ghi lại.

    Trong phút chốc mọi người ào ào như ong vỡ tổ. Mặc dù cảnh sát hết sức mạnh tay ngăn chặn, quần chúng vẫn như một ḍng thác dời non lấp bể ùn ùn đến vây quanh cái thi thể bé nhỏ đó, và làm tắc nghẽn ngay con lộ.

    Trong đám đông bỗng thấy một người đàn ông tráng kiện, trạc độ tứ tuần, mặt mày phấn khởi, mồm miệng thô tục, vừa hùng hổ gạt đám đông ra chui vào vừa chửi đổng :

    "Đ. M. nó, lại cán chết người nữa rồi!".

    Anh ta chuẩn bị để thưởng thức một cảnh ngoạn mục hiếm thấy. Nhưng khi anh ta chen được đến chỗ nh́n th́ bỗng nhiên như bị một cú điện giật, rồi khóc rống lên.

    Đă mười mấy năm qua mà chỉ cần nhắm mắt lại là trong đầu tôi vẫn c̣n thấy rơ ràng cảnh tượng ấy !

    Mấy năm trước ở đoạn Tam Nghĩa trên xa lộ Đài Loan đă xảy ra một vụ đụng xe lớn, trong đó có khoảng từ 60 đến 70 xe xô vào đít nhau.

    Nguyên nhân đầu tiên của vụ này chỉ v́ có một chiếc xe bị tai nạn, nhưng những xe chạy sau đó vội vàng ngừng lại để xem. Thế là các xe từ phía sau đến phanh không kịp và đổ xô hết vào nhau gây nên một đống nát bét khổng lồ.

    Tại những nơi có người Trung Quốc, chỉ cần một tai nạn xảy ra th́ không bao giờ thiếu đám đông đến xem. Nhà cháy ngùn ngụt, lửa lên ngút trời, người bị nạn đang dậm chân kêu cứu trong biển lửa, nhưng giữa đội cứu hỏa và đám cháy thế nào cũng có một bức tường người đứng xem làm cản trở công việc cứu chữa.

    Trong núi có tai nạn mỏ, vô số thợ bị nạn c̣n nằm dưới mỏ, sống chết c̣n tùy vào không gian để thở. Ở vào thời điểm này, dù núi cao, đường xa thế nào đi nữa cũng sẽ có một đoàn người hiếu kỳ hỗn loạn từ xa lặn lội kéo tới lấp kín cửa mỏ, tranh giành đường đi với những người đến cứu nạn.

    Chỉ cần nơi nào có dây ra một tư đường, th́ chẳng quản khuất nẻo, thế nào đàn kiến cũng đánh hơi đến được. Xe lửa trật đường rầy, máy bay bị rơi, lụt làm vỡ đê, có người tự tử, hành quyết phạm nhân, người Trung Quốc đều như kiến t́m đường đến xem ngay.

    Hơn hai mươi năm trước, một người đàn ông, trong ḷng có điều uẩn ức, leo lên một mái nhà cao mười tầng ở Đài Loan tuyên bố sẽ nhảy xuống tự tử. Tức th́ người kéo đến xem đầy đường, chật phố. Cảnh sát như gặp phải quân giặc, một đằng lo chăng lưới hứng người phía dưới lầu, một đằng cho người lên thương thuyết, khuyên anh kia đừng nhảy.

    Kư giả các báo đến giương sẵn máy ảnh, chỉnh sẵn ống kính chờ đợi để chụp lấy cái giây phút hiếm có. Nhưng anh chàng nọ vẫn tác quái, mặc cho cảnh sát nói găy cả lưỡi, một mực vẫn nhất quyết bảo không nhảy không được, nhưng lại không nhảy ngay tức khắc, cứ kiểu đó kéo dài cả tiếng rưỡi đồng hồ.

    Phải nói cái quần chúng ṭ ṃ của Trung Quốc có ḷng kiên nhẫn trong thiên hạ không ai b́ kịp, ngửng đầu theo dơi hai, ba tiếng đồng hồ rồi, cổ đă mỏi nhừ mà cũng không ai cần nghỉ ngơi một giây phút nào cả.

    Khi cái đồng hồ nhà ga xe lửa đối diện gơ 11 giờ vẫn không thấy anh ta nhẩy, mà người xem vẫn chưa ai ra về. Trong đám người đứng đó, một bà nội trợ, tay xách cái làn không, mồm lẩm bẩm :

    " Bảo nhảy mà măi không nhảy cho rồi để cho người ta xem xong c̣n đi chợ chứ! "

    Tại sao người Trung Quốc lại thích xem tai nạn ? Bởi v́ người Trung Quốc một đời họ là một trường tai nạn. Một lần sinh làm người Trung Quốc là một lần phải hứng chịu những tai vạ lớn. Tai họa vĩnh viễn là đứa anh em sinh đôi của người Trung Quốc, có tránh cũng không nổi, chỉ có không biết là nó đến lúc nào và ở đâu thôi.

    Trong Đạo đức kinh của Lăo đam có viết :

    " Có và không đều cùng sinh ra lẫn nhau. Dễ và khó đều cùng đưa nhau đến một kết quả. Dài ngắn rồi cũng cùng tạo h́nh dáng của nhau. Cao thấp cũng đều khuynh loát lẫn nhau. Âm và thanh đều ḥa vào với nhau. Trước và sau đều tùy thuộc lẫn nhau " (Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương h́nh, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương ḥa, tiền hậu tương tùy).

    Khổ và sướng, hạnh phúc và tai họa không có ǵ tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối:

    " Người ta cưỡi ngựa tôi cưỡi lừa, nh́n về đằng trước th́ tôi không bằng, nh́n về đằng sau c̣n có người phải đẩy xe, so với phía trên th́ không đủ, so với phía dưới th́ tôi có thừa ".

    Những người khác gặp những đau khổ vô cùng lớn, riêng tôi may mắn được thoát nạn. Nh́n cảnh ngộ bi thảm của kẻ khác để rồi ngẫm nghĩ về sự may mắn của bản thân ḿnh (không bị hề hấn ǵ). Cái sự hưởng thụ đó trong cuộc đời này nào phải được nhiều nhặn ǵ cho cam ! Nếu không nắm lấy thời cơ mà hưởng thụ hết ḿnh th́ chẳng phải là tội lỗi hay sao ?

    Trong cuộc sống, người Trung Quốc thực sự luôn luôn phải sắm vai chính của những bi kịch, nên hễ gặp ai đang diễn bi kịch th́ làm sao có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội xem cho được ?

    Tôi c̣n nhớ thời kỳ Kháng chiến chống Nhật, trên một bến phà bên bờ sông ở Triêu Thiên Môn tại Trùng Khánh, mùa đông nước cạn, phà không thể cập sát bờ, để lên phà phải qua một cầu nổi thô sơ.

    Hôm ấy phà vừa cặp bến th́ những người khách cứ theo thói quen dùng cái tài năng đặc biệt của người Trung Quốc là xung phong hăm trận, tranh nhau xuống trước, liều mạng chen lấn. Có một bà cụ già v́ thế bị xô đẩy rơi ṭm xuống sông, lúc ch́m lúc nổi.

    Dưới nước cả trăm chiếc thuyền lớn bé vẫn thản nhiên, trên bờ cả trăm ngh́n người ai cũng chỉ đứng giương mắt nh́n mà không một kẻ nào nghĩ đến chuyện cứu người.

    Lúc đó bỗng trong đám đông có một quân nhân Mỹ bước ra, cởi bỏ áo ngoài, nhảy ùm xuống sông. Sau một hồi rất chật vật, khó khăn, cuối cùng anh ta cũng cứu được người đàn bà ấy lên bờ.

    Người lính Mỹ, sau khi hoàn thành cái việc nghĩa cứu người, bèn quay lại chỗ ḿnh cởi bỏ áo để t́m, th́ ôi thôi ! Cái áo đă không cánh mà bay mất tự bao giờ !

    Vị quân nhân Mỹ kia chỉ bị mất một cái áo, nhưng việc tôi gặp phải sau đây có thể c̣n thảm thương hơn nhiều.

    Đó là câu chuyện ba mươi lăm năm trước, song nó c̣n đeo đẳng tôi không biết đến bao giờ. Hôm ấy ở ga xe lửa Đài Trung, tôi thấy một người lạ đi một ḿnh bỗng đột ngột bị bạo bệnh ngă xuống trước cửa ga.

    V́ t́nh thế lúc đó quá gấp rút, tôi kêu bừa một xe ba gác đến chở ông ta đi nhà thương cấp cứu. Đến bệnh viện, chưa làm xong thủ tục nhập viện th́ người ấy đă qua đời. Bệnh viện bảo tôi phải thanh toán lệ phí thủ tục nhập viện rồi đem thi thể đi ngay, sợ ảnh hưởng đến thanh danh của họ.

    Tôi chỉ trơ trọi có mỗi một ḿnh ở đấy, không quen biết ai, cũng chẳng ai có thể cho tôi biết phải đem một tử thi vô danh đi nơi nào.

    May mà nhà thương đă kêu cảnh sát lại. Cảnh sát dĩ nhiên bắt tôi khai tên tuổi người chết, nguyên nhân cái chết, lại bắt tôi phải đem thi thể đến một nơi thích hợp để chờ thầy thuốc pháp y đến khám nghiệm. Dĩ nhiên để trả lời, bằng mọi cách phải biết được lai lịch người chết. Rà đi rà lại cả ngày, phải khó khăn lắm tôi mới t́m được gia đ́nh người chết.

    Người nhà tới, lập tức nêu lên một vấn đề rất nghiêm trọng. Họ bảo rằng người chết có mang theo ḿnh 50 quan tiền mà bây giờ không t́m thấy nữa. Tôi liền bị cảnh sát gọi đi lấy khẩu cung, viết giấy cam đoan, rồi t́m cả người bảo lănh. Tất cả những thứ thủ tục này làm tôi mất đứt một tháng trời. May mắn là tổ tiên tôi c̣n để đức lại, nên gia đ́nh người chết cuối cùng cũng nói sự thực.

    Họ thú nhận rằng vốn sợ phải hoàn lại số tiền xe và tiền nhập viện mà tôi đă ứng trước nên đă dựng đứng lên chuyện trong người kẻ xấu số có 50 quan tiền, để cứ gọi là " tương " trước cho tôi " một quả " cái đă.

    Ngh́n may ! Vạn may ! Họ vẫn là người nhà quê thật thà, chỉ nói mất có 50 quan tiền. Chứ chẳng may họ lại bảo là mất 5 vạn quan tiền th́ suốt đời, có lẽ đến bây giờ, tôi vẫn c̣n nằm trong nhà lao mất.

    Người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác thường có kiểu ṭ ṃ một cách trắng trợn, thích thú mà có vẻ đồng t́nh, nhưng đối với những thành tựu và hạnh phúc của kẻ khác th́ giữ kín như bưng, cực kỳ bí ẩn, tâm địa đố kị cực kỳ ác độc.

    Người Trung Quốc dù khoan hồng đại lượng cũng tuyệt đối không thể chấp nhận chuyện người ḿnh quen lại khá hơn ḿnh, tuyệt nhiên không thể chịu đựng được bất cứ phần tử nào ở cùng trong cái biển khổ ấy lại thoát ly ra được. Đó là cái gọi là " không muốn thấy cháo của người nghèo đóng váng " (Cùng phường ăn mày mắng nhau dầy chiếu).

    Mọi người đều cùng khổ, nấu cháo húp qua ngày, vạn nhất có người nấu nhiều hơn một tư, cháo nấu đặc hơn một tư, trên mặt bát đóng một lớp váng mỏng th́ cái đó sẽ không khỏi gây ra vấn đề và không ai chịu được cả. Không đánh cho nó gục th́ không được.

    Lúc mọi người đều ăn mỳ canh x́ dầu th́ rất là vui vẻ, không có việc ǵ xảy ra. Chẳng may t́nh h́nh biến đổi, tôi chỉ có thể ăn mỳ ruốc, mà anh lại được ăn mỳ sườn, như thế làm sao tôi có thể chịu nổi ? " Ḿnh đói người khác cũng phải đói " th́ lúc ấy mới không thấy được ḿnh đói. " Ḿnh chết đuối th́ người khác cũng phải chết đuối " th́ lúc đó mới không cảm thấy ḿnh đang chết đuối. Nếu phải nhẩy xuống giếng tự tử tất phải t́m được người nhảy xuống trước để làm đệm cho ḿnh.

    Trong xă hội Trung Quốc, từ miệng kẻ bị thất bại vẫn nghe thấy nói có người thành công nào đó phải biết ơn anh ta, bởi v́ nhờ có anh ta người nọ mới thành công được. Bạn bè cũ hoàn toàn không thể trở thành người làm của kẻ đă thành công. Người đă thành công cũng không thể nào có thể dùng bạn cũ của ḿnh để làm việc cho ḿnh được.

    Trung Quốc là một dân tộc không biết sùng bái anh hùng. Người Trung Quốc chỉ sùng bái những con ma xui xẻo bị thất bại. Quan Công v́ sơ xuất bị ám hại ở Kinh Châu, nên được người đời thắp hương cúng bái. Sở Bá Vương v́ cùng đường phải tự cứa cổ nên được xem là anh hùng cái thế. Gia Cát Lượng v́ cúc cung tận tụy dưới trướng Lưu Bị nên được tôn thờ là thần cơ diệu toán. Nếu Quan Công giữ được Kinh Châu, Sở Bá Vương có được thiên hạ, Gia Cát Lượng phục hưng được nhà Hán th́ người đời sau chắc sẽ không sùng bái họ như vậy.

    Đối với người chết c̣n như thế, huống hồ những người đang sống. Cùng xuất thân, cùng một hạng người như nhau mà nó lại cứ dám ngoi lên cao. Nếu không kéo cho nó xuống ngựa th́ làm sao chịu được ? Cái tinh thần " phản người cùng một tổ " này là một trong những thứ truyền thống " ưu tú " của dân tộc Trung Quốc từ mấy ngh́n năm nay.

    Người Trung Quốc đối với những người nước ngoài to khỏe xưa nay vẫn chăm chú đến việc giữ ḥa b́nh, nhất là đối với những kẻ địch hung hăn. Dầu cho họ có cưỡi lên đầu lên cổ ḿnh th́ cũng cứ khoan hồng đại lượng, thản nhiên chịu đựng.

    Duy chỉ đối với giữa người ḿnh với nhau th́ lại không thể để cho ai làm dù một hạt bụi bay vào mắt, không thể để ai nói điều ong tiếng ve ǵ về ḿnh. Nếu có chuyện đó xảy ra tức th́ phải đập cho vỡ đầu, hạ độc thủ, phóng ám khí.

    Những thủ đoạn bôi mặt đá nhau này hễ dùng đến th́ không thứ nào không dùng đến mức tối đa. Nhất là kiểu bịa đặt, thư nặc danh, tung tin đồn, báo cáo mật, ... càng là những tuyệt kỹ mà người Trung Quốc xưa nay vẫn đoạt giải quán quân trong thiên hạ. Người Trung Quốc đặc biệt nghiện những thứ này. Bất kỳ dưới chính quyền nào, hễ trong tay họ nắm được quyền sinh sát là y như bị tật nghiện giống như nghiện ma túy, rất khoái được báo cáo mật về kẻ khác, nghe rồi tin những báo cáo ấy như một người mù.

    Từ thời Tần (221-207 trước Công nguyên) Thương Ưởng đă làm một đạo luật gọi là " vu cáo phản tọa " (Vu oan cho người tội ǵ th́ bị khép vào tội ấy), người Trung Quốc vốn là kẻ vẫn ǵn giữ lại bất cứ thứ ǵ, thế mà không hiểu sao lại vứt cái đạo luật này đi ?

    Một bạn cũ của tôi là ông Trưởng Cung, một con người tài hoa, viết chữ đẹp, vẽ đẹp, khắc đẹp, một người mến yêu cổ đạo, tâm địa tốt, ḷng dạ ngay thẳng nghĩ thế nào nói thế ấy. Vào thời quân phiệt Bắc Dương, ông bị người mật báo với tội danh " thuộc đảng Cách mạng ", bị xử tử h́nh. Cũng may là ngay lúc c̣n chưa bị hành h́nh th́ cuộc Bắc Phạt thành công. Đến thời Măn Châu Quốc (những năm 1930) ông lại bị mật báo là " phần tử Trùng Khánh ", cũng lại bị khép vào án tử h́nh. Chỉ c̣n một ngày nữa bị đem bắn th́ quân Nhật đầu hàng, nếu không th́ chắc chắn đă chết rồi.

    Lúc quân cộng sản chiếm Đông Bắc ông lại bị mật báo là " Hán gian " và " gián điệp Quốc Dân Đảng ". Cùng một lúc hai tội danh này lại đưa ông đến một lần thứ ba bị tuyên án tử h́nh. Sau đó nhờ cuộc trao đổi tù binh ông được đem ra Đài Loan. Nhưng ở đây ông lại bị mật báo là " phỉ điệp " (gián điệp của thổ phỉ, tức gián điệp cộng sản), bị xử 7 năm tù. Ông Trưởng Cung năm nay đă 82 tuổi, không biết rồi c̣n có thể bị chụp thêm một cái mũ nào nữa lên đầu hay không ?

    Một người Trung Quốc, như một cá nhân th́ thông minh tài trí ; nếu nói về năng lực, tinh thần hăng hái th́ chẳng thua ai. Nhưng lạ thay, điều khiển một tỷ người Trung Quốc lại cũng dễ như lùa một đàn cừu.

    Anh chỉ cần để cho tất cả mọi người cùng chịu khổ, cùng bị hà hiếp như nhau th́ họ sẽ chịu đựng được những cực khổ và những sự ức hiếp đến độ không loại người nào có thể chịu được.

    Nếu thi tài chịu đựng khổ cực, gánh vác tội vạ đồng thời ngậm đắng nuốt cay, nhất định người Trung Quốc đoạt giải quán quân.

    Họ giỏi những thứ đó cho nên thường chỉ bị người dùng roi da quất lên lưng, bắt tụ tập lại thành hàng ngh́n, hàng vạn giống một đàn kiến thợ để làm những công việc của bọn nô lệ, như xây Vạn Lư Trường Thành, đào Đại Vận Hà (kênh đào liên tỉnh Hà Bắc - Sơn Đông - Giang Tô - Chiết Giang - ND).

    Nhất thiết anh đừng mong cải thiện cuộc đời họ. Cách tốt nhất là anh chịu khó lắng nghe họ kể khổ, làm phúc một tư cho họ bằng cách cho họ tưởng anh cũng khổ và đồng t́nh với họ. Chỉ cần như thế là họ thỏa măn lắm rồi !

    Chuyện " đập vỡ nồi để mọi người đều không có cơm ăn ", người Trung Quốc nào cũng làm được. Nhưng " nhặt củi để đốt cho đống lửa chung cháy to lên " th́ không người Trung Quốc nào làm nổi.

    Khi xem xi-nê, đến đoạn cô nhi quả phụ gặp bước đường cùng, bi thương tuyệt vọng, tất cả người xem kẻ th́ lau nước mắt, người chùi nước mũi, hết đợt này đến đợt khác. Cả rạp sụt sùi chẳng khác nào cuộc đời của chính bản thân ḿnh đang được chiếu trên màn bạc vậy. Lúc đó người Trung Quốc mới thông cảm làm sao cái tâm trạng " người đói cũng như ta đói, người chết đuối cũng như ḿnh chết đuối " (Nhân cơ kỷ cơ, nhân nịch kỷ nịch), cái t́nh cảm đó lúc ấy thể hiện đến cùng cực.

    Nhưng lúc tan phim đi về, ra đến ngoài đường, bỗng thấy bên vỉa hè bao nhiêu trẻ thơ tàn phế đang ḅ lê ḅ càng, người già yếu bệnh hoạn đang van xin bố thí. Những nhân sĩ hảo tâm mắt c̣n đỏ hoe v́ vừa mới khóc trong rạp kia vội vàng hiên ngang đi lướt qua thật mau như không hề nh́n thấy ǵ.

    Đó đúng là người Trung Quốc. Họ sống ở hai thế giới khác nhau, vĩnh viễn mang trong người một nhân cách song đôi. Một mặt là thế giới hiện thực đầy rẫy chiến tranh, đói khát, đau khổ, chết chóc, người với người quyết liệt kiểu " mày chết tao mới sống ". Ở đó, dù cho có là vua Đường, Nghiêu, Ngu, Thuấn cũng không thể cho ai một cái bánh nướng. Những thứ của Kinh Thi hay lời dạy của Khổng Tử cũng không thể đem bỏ vào cho đầy nồi, nấu lên cho thành cơm được. Tu (thân), tề (gia), trị (nước), b́nh (thiên hạ) chỉ là những thứ của nhà người khác. Khi đói th́ chỉ có mỗi cái bụng của ḿnh là thứ quan trọng nhất.

    Dân tộc Trung Quốc là một dân tộc lâu đời, có lịch sử văn hóa 5.000 năm, mà cũng có cả kinh nghiệm của 5.000 năm sống khốn khổ. Những ông thánh hiền xưa để lại cho chúng ta một lô lư luận về cách làm người phải như thế nào. Nhưng 5.000 năm sống gian khổ kia cũng mài dũa ra một lô kinh nghiệm quư báu về cách phải làm như thế nào để sinh tồn.

    Trên lư luận th́ phải làm như thế này mới đúng, nhưng trong thực tế lại phải làm như thế kia mới có hy vọng sống c̣n. " Lư tưởng " và " thực tiễn " vĩnh viễn tương phản nhau. Đă không thể vứt lư tưởng đi, lại không thể không chú ư đến thực tế. Thế là chỉ c̣n có cách cứ phải sống cùng một lúc trong cả hai cái thế giới đó, mang lấy cái nhân cách nhị trùng trong một thân phận.

    Người Trung Quốc trong thế giới lư tưởng th́ giảng đạo đức, nói nhân nghĩa, nhất thiết có đủ cả những đức tính trung, hiếu, nhân, ái, tín nghĩa, ḥa b́nh. Người Trung Quốc trong thế giới hiện thực lại luôn luôn giăy dụa bên bờ đói khát, nằm giữa ranh giới của sự sống và cái chết.

    Trong đời người chuyện lớn nhất là làm sao giữ được mạng sống của ḿnh. Để giữ được nó, không có việc ǵ mà không dám làm, dù phải lừa dối lẫn nhau, dù gặp sao hay vậy, sống tạm bợ cho qua ngày. Cái đạo lư làm người trong thế giới lư tưởng chỉ là tấm gương để cho người khác soi, là lời để cho người khác nghe. Cái hành vi trong thế giới hiện thực mới là cuộc sống thật của ḿnh.

    Bởi vậy anh măi măi không tài nào có thể đoán được ư đồ của người Trung Quốc qua lời nói của họ được. Một người Trung Quốc bảo anh ta chúa ghét khách sáo, nhưng anh đừng tưởng thật mà tùy tiện với anh ta được. Anh ta bảo rằng hôm nay anh ta chẳng hứng nói chuyện ǵ cả, tuy vậy anh không thể không mời anh ta nói chuyện được.

    Nếu chỉ có thế th́ cũng đơn giản thôi. Chúng ta chỉ cần đảo ngược những lời anh ta nói, tất sẽ đúng ư anh ta, có phải thế không ? Nhưng thực ra lại không phải hiển nhiên như vậy.

    Người Trung Quốc nói, nhiều khi có nghĩa ngược lại, nhưng có lúc nó lại thật là như vậy. Anh có là con giun trong bụng anh ta cũng chưa chắc có cách ǵ biết đúng được ư của anh ta.

    Lăo Trương và lăo Vương là bạn cũ. Con trai của lăo Trương cưới vợ nhưng không gửi thiếp mời lăo Vương. Việc này làm cho lăo Vương nắm chắc lư lẽ trong tay, nên sau đó lúc gặp lăo Trương, khí thế đùng đùng, bắt đầu hỏi tội :

    - " Anh xem bạn bè bằng nửa con mắt, có đúng không ? Sao con lấy vợ mà không báo cho người ta một tiếng ? "

    - " Đó là chuyện của con trẻ, tôi chẳng dám phiền đến ông anh làm ǵ ".

    - " Nói ǵ lạ thế ! Chúng ḿnh là chỗ thâm giao, sao lại có thể không báo cho nhau một tiếng nhỉ ? "

    - " Thôi, xin lỗi ! Xin lỗi ! Chủ nhật tuần sau đứa con thứ hai của tôi cũng sẽ lấy vợ mà. Cho dù thế nào đi nữa, nhất định cũng mời anh vui ḷng đến dự cho ! "

    - " À ! Ờ ! "

    Thế là sau đó lăo Vương đi nói khắp nơi rằng lăo Trương liên tục mượn cớ con lấy vợ để làm tiền. Rồi lại lén đến mật báo Cục Hành chính Nhân sự là lăo Trương vi phạm vào " Mười điều Quy định đổi mới của ngành giáo chức ".

    Các nhà hiền triết Trung Quốc đặt tiêu chuẩn cho con người quá cao, cái đ̣i hỏi của họ đối với con người quá khắc nghiệt, đặt ra quá nhiều quy phạm cho hành vi con người mà một kẻ trần tục hoàn toàn không thể tuân theo, nhất là càng không thể làm nổi trong một xă hội hiện thực.

    Cứ chiếu theo các quy tắc của họ mà nhất nhất làm theo, nếu không bị gọi là đồ ngốc th́ chắc chắn cũng sẽ đi đến chỗ bị diệt vong. Vả lại họ c̣n nhất quyết cho rằng " nếu không thành thánh hiền, thà làm cầm thú " (Bất vi thánh hiền, tiện tác cầm thú). Thánh hiền trong đền miếu chỉ là những thứ thần tượng làm bằng đất, gỗ ; cầm thú với con người thực ra có nhiều sự khác nhau. Người vẫn là người, tuy rằng có khuynh hướng muốn trở thành thánh hiền, nhưng xét cho cùng vẫn không phải là thánh hiền. Người là loại động vật có thất t́nh và lục dục.

    Mục đích tối hậu của cuộc đời là sống c̣n. Mấy ngh́n năm gian khổ đă tôi luyện cho người Trung Quốc tinh khôn ra. Cứ cái nguyên tắc nào, cái lư tưởng nào giúp cho họ sống c̣n được tức là những thứ cao nhất, lớn nhất, hay nhất.

    Người Trung Quốc đều hy vọng mọi người nhiệt tâm v́ công ích, ham làm việc nghĩa, xem việc thiên hạ cũng như việc ḿnh, ít nhất có thể thấy bất b́nh th́ tuốt gươm tương trợ, bênh vực lẽ phải, ủng hộ chính nghĩa. Nhưng mấy ngh́n năm đó lại dạy cho con người tuyệt đối chớ chuốc lấy những việc không đâu, v́ kết quả của nó, nếu nặng có thể đưa đến chuyện mất mạng như chơi, nếu nhẹ cũng đưa đến những chuyện hết sức phiền toái.

    Để sống c̣n, phương pháp duy nhất là sống như con rùa, lúc phải rụt đầu th́ rụt đầu. " Tuyết trước nhà ai người nấy quét, chớ có lo đến sương trên mái ngói nhà người khác " (Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngơa thượng sương), " nghề có thể nuôi thân th́ theo, việc không dính đến ḿnh chớ mó " (Nghiệp khả dưỡng thân tu trước kỷ, sự vô can kỷ mạc lao tâm).

    Trừ phi chán sống mới đi bắt chước Kinh Kha, Nhiếp Chính (Hai người hiệp khách đời Chiến Quốc, Kinh Kha đâm Tần Thủy Hoàng, Nhiếp Chính đâm Hàn Tường - ND). Tôi lại xin kể ra đây vài chuyện khác để nói về quy tắc sống đó :

    Tại ngă tư, một người cưỡi xe máy bị xe đâm ngă lăn quay ra giữa đường, máu chảy lênh láng, nguy cấp trăm phần. Kẻ gây tai nạn đă cao chạy xa bay. Những xe qua lại đều ṿng sang một bên mà đi thật nhanh, chẳng ai muốn rước phiền phức vào thân.

    Đột nhiên có một anh tài xế tắc-xi tốt bụng đi qua thấy không đành ḷng mới vội vàng dừng xe lại, ôm người bị thương lên xe đưa ngay đến nhà thương, đồng thời nộp hộ cả tiền nhập viện, chỉ cốt làm sao có thể cứu được một mạng người.

    Người bị thương sau khi từ cửa địa ngục trở về (tai qua nạn khỏi) liền tố ngược lại, vu oan cho ân nhân cứu mạng chính là hung thủ đă làm ḿnh bị thương.

    Lư do anh ta đưa ra rất đơn giản : nếu không phải là người đă gây ra tai nạn th́ có lư ǵ mà vốn không quen biết bỗng nhiên đem một người bê bết máu lên xe ḿnh đưa đến nhà thương, lại c̣n trả dùm cả tiền nhập viện nữa ?

    Quan ṭa cũng coi đó là lư do đầy đủ. Thế là vị lái xe tốt bụng ấy cuối cùng bị mắc vào ác báo, phải bán cả xe đi để bồi thường cho cái lỗi lầm đă cứu người của ḿnh, lại c̣n bị xử ngồi tù thêm một năm trời nữa.

    C̣n chuyện kiểu thế này có lẽ nhiều người cũng đă từng chứng kiến : một hôm trời mưa, trên chuyến xe buưt chật ních người, các cửa xe đều đóng kín mít. Lúc ấy lại có một đứa du côn dở thuốc ra hút trong xe, khói thuốc cay xè. Mọi người trong xe chẩy cả nước mắt nước mũi, người th́ ho, người th́ nghẹt cả thở, thế mà không một ai dám đứng ra bảo cái đứa kia tắt thuốc đi.

    Tại Trung Quốc, chỉ cần sự việc xúc phạm một lúc đến hai người trở lên th́ tuyệt đối chẳng ai có thể đứng ra phản đối cả. Ai cũng nghĩ kẻ bị thiệt hại không phải chỉ có mỗi một ḿnh ta. Nếu mọi người đều có thể chịu đựng được, không có lư do ǵ ḿnh lại xuất đầu lộ diện để đối phó. Nếu phải thi sự nhẫn nại, chịu đựng th́ trong trường hợp này, không loại người nào có thể so với người Trung Quốc.

    Đối với việc xâm phạm vào quyền lợi của bản thân, chỉ cần có người khác cũng bị như họ th́ người Trung Quốc nuốt giận nín thinh, rút lui không dám đương đầu, không dám làm mếch ḷng kẻ đang gây thiệt hại cho mọi người, không muốn cho ai khác có thể được hưởng lợi lây nhờ hành động hoặc sự can thiệp của ḿnh.

    C̣n đối với những việc không liên quan đến quyền lợi bản thân, người Trung Quốc luôn luôn bo bo giữ ḿnh, đứng ngoài cuộc, làm kẻ bàng quan đứng xem bên ngoài, không bao giờ nhúng tay vào. - Người giỏi dại ǵ đi ngửi cứt chó ? Anh bảo tôi là loại máu lạnh ư ? Máu không lạnh th́ làm sao tôi có thể sống lâu trăm tuổi được ?

    Bất cứ vào thời đại nào, làm người Trung Quốc măi măi c̣n là một thứ tai họa. Từ 5.000 năm nay, người Trung Quốc luôn luôn giẫy dụa trong đói khát, luôn luôn vật vờ trước cửa địa ngục, dở sống dở chết.

    - " Ăn uống no đủ rồi mới biết đến vinh nhục; kho đụn có đầy th́ mới biết được đến lễ nghi " (Y thực túc nhi hậu tri vinh nhục, thương lẫm thực nhi hậu tri lễ tiết).

    Trong lúc c̣n đang sống chết, mất c̣n chưa biết thế nào th́ làm sao có thể ung dung vái chào ai được. Nếu bốn, năm ngày chưa có một hột cơm vào bụng, mắt mũi tối sầm, th́ bất kể thịt chó, thịt ḅ, mà thậm chí ngay cả đến thịt người anh cũng vẫn cứ phải ăn để mà sống. Các ông thánh Trung Quốc c̣n phán thế này :

    " Đừng lo ít, chỉ lo không đồng đều ; đừng lo nghèo, chỉ lo không được an thân ! " (Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất an)

    Đây là hai câu rất hồ đồ.

    Đă ít th́ làm sao mà đồng đều cho được ?

    Một quả táo nếu đem chia cho một vạn người ăn th́ làm sao mỗi người có được một phần bằng nhau ?

    Đă nghèo th́ làm sao mà yên thân được ?

    Nếu một người năm, sáu ngày không có một tư ǵ vào mồm th́ làm sao anh ta có thể vui vẻ vái chào mọi người ? Để rồi lui vào chờ chết chăng ?

    " Đừng lo ít, chỉ lo không đồng đều " là câu dùng để dạy mọi người phải cố gắng chịu đói chịu khổ như nhau.

    " Đừng lo nghèo, chỉ lo không được an thân " là để yêu cầu mọi người Trung Quốc từ nơi đói khổ xin được tiến vào Ngục Môn Quan (Cửa Địa Ngục) một cách ngoan ngoăn.

    Người giàu có chưa chắc đă rộng răi, nhưng kẻ bần cùng và người keo kiệt nhất định là hai anh em sinh đôi, cả hai trạng thái này đều đưa con người ta đến chỗ trở thành ích kỷ.

    Người Trung Quốc có ích kỷ không th́ tôi không biết. Nhưng tôi nhớ một chuyện thế này. Năm 1949, tại một công xưởng quốc doanh, một viên chức có đôi giầy đế bị thủng muốn t́m miếng da để chữa. Anh thấy ở trong một cỗ máy, chỗ bộ phận khởi động, có cái dây đai bằng da dài hơn 10 thước, khả dĩ có thể dùng được cho việc chữa giầy. Thừa lúc đêm đến máy ngưng chạy, anh lén cắt lấy khoảng 3 tấc.

    Kết quả là giầy anh sửa rất tốt, nhưng cỗ máy ở phân xưởng lại không chạy nữa. Nó nằm bất động trong một thời gian hơn hai tháng, v́ thuở đó những dây đai da như loại ấy c̣n phải nhập từ nước ngoài vào.

    Chuyện anh chàng này - chỉ v́ cắt một miếng da nhỏ nhưng làm hại cho cả một công xưởng - c̣n có thể có nguyên do : một phần v́ giầy hỏng cần sửa gấp mà lại không biết cách nào làm tốt hơn, một phần v́ bản thân vốn là thợ thuyền không được giáo dục đến nơi đến chốn, việc này c̣n có thể hiểu được.

    Nhưng một giáo sư đại học chắc chắn phải được giáo dục tốt hơn chứ ?!

    Năm đó, một phái đoàn giáo sư đến tham quan một cơ sở, thấy trên một ngôi đ́nh trong hoa viên nơi đây, hoa đậu tía (Wistaria, Glycine) đang nở rất tươi đẹp. Cái loại hoa này từ dưới đất chỉ có một thân gốc ḅ lên đến trên nóc đ́nh mới tỏa ra làm nhiều nhánh nhỏ, lan đi khắp nơi, rũ xuống thành một cái tàn hoa lớn. Một giáo sư nh́n thấy loại hoa đẹp này rất lấy làm ưa thích, nhân lúc không ai chú ư, lấy kéo sắc ra, bụp một cái, anh ta cắt ngay một đoạn thân chính để đem về nhà ươm trồng.

    Người Trung Quốc, nếu thấy một việc ǵ mang đến thuận tiện hay lợi ích cho ḿnh, th́ cứ làm chứ không cần biết đến những tai hại mà nó có thể gây ra cho những người khác.

    Con đê pḥng lụt là một thứ hệ trọng đến sinh mệnh và tài sản biết bao ngh́n, vạn người. Thế mà có kẻ chỉ v́ vài đồng bạc đă không ngần ngại cắt những giây thép trên cửa đê để đem đi bán cho đồng nát. Đến lúc lụt lội xảy ra làm hàng ngh́n người chết, tổn thất ức triệu tài sản th́ người đó chỉ nghĩ rằng " đó là việc của các người, chẳng can dự ǵ đến tôi ". Trận thủy tai năm 1959 là một chứng cứ rành rành của việc ấy.

    Chắc nhiều người hẳn vẫn c̣n nhớ câu chuyện xảy ra cách đây mấy năm. Có công ty nọ bán ra một lô thuốc kháng (trụ) sinh pê-ni-ci-lin dùng cho thú vật đă bị hư. Sau đó một nhà buôn mua được, đóng bao b́ lại thành loại pê-ni-ci-lin cho người dùng, rồi đem bán ra thị trường. Người mua tiêm vào bị chết liên tục. Thế mà việc này rồi cũng " ch́m xuồng " luôn, không ai biết được kẻ nào là thủ phạm !

    Hiện tại ở Đài Loan chẳng vẫn c̣n thấy có nhiều ống tiêm nhựa đă dùng ở nhà thương xong lại được đem ra bán trên thị trường hay sao ?

    Một bộ máy cơ khí trị giá hàng ngh́n, hàng vạn đô-la Mỹ là đồ công cộng, tài sản chung của mọi người, song nếu tôi cưa được một ống sắt từ trong đó ra để làm một cái gậy, dù cái gậy ấy không đáng giá tới vài chục đô nhưng nó là của tôi, th́ tôi cứ làm. Nếu anh không thấy rơ chuyện này, anh không xứng đáng là người Trung Quốc chút nào hết.

    Rất may thay ở các nơi công cộng bây giờ đều dùng cửa tự động. Việc này làm cho cơ hội mất mặt của người Trung Quốc đă bớt đi nhiều. Trước kia khi c̣n dùng cửa ḷ-xo, người Trung Quốc mỗi khi đi ngang chỉ cần lấy chân đạp một cái để mở cửa rồi bước phắt qua, mặc kệ không cần biết đằng sau có ai không, cứ thả cho cửa buông ra làm nhiều người đến sau dập mày, dập mặt. Đó cũng là một trong những " đức tính " của người Trung Quốc.

    Hiện nay Đài Loan đă có tiền rồi, ngành du lịch cũng được mở mang, người Trung Quốc lại càng có nhiều cơ hội để biểu diễn những truyền thống ưu việt của họ ở những nơi ăn uống đông du khách.

    Người Trung Quốc lúc nào cũng luôn mồm bảo " bị thiệt tḥi là được phúc ". (Ngật khuy thị phúc). Nhưng trên thực tế họ lại rất sợ bị thiệt tḥi.

    Tại những bàn tiệc ăn thả cửa, lúc lấy thức ăn, bất kể mặn ngọt chua cay, lại cũng không hề ước lượng xem ḿnh ăn được chừng nào ; cứ thấy có thứ nào bày trên bàn là nhồi cho thật đầy vào bát đến độ có thể làm bội thực được một con voi. Nhưng rồi lại không thể ăn nhiều hơn người khác, cuối cùng phải bỏ lại thừa mứa phí phạm biết bao nhiêu.

    " Trời đất là quán trọ của muôn loài " (Thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ); nhưng người Trung Quốc lại xem đất nước ḿnh là một quán trọ, chỉ là chỗ để trú chân tạm thời, không có ư định ở lâu dài. Họ chỉ thích những việc nhanh được lợi của một thứ " chụp giật chủ nghĩa " nhỏ nhen.

    Câu " Quan không sửa chữa công đường " (Quan bất tu nha) là ư nói không ai muốn làm việc ǵ để kẻ khác có thể trục lợi. " Trẻ tuổi không trồng cây hồ đào " (Thiếu bất chủng hồ đào), bởi v́ cây này (walnut, noyer) phải trồng mười mấy năm mới ra quả.

    Vật liệu mà người Trung Quốc dùng để xây nhà thường là đất, gỗ mặc dầu vẫn có những thứ bền bỉ hơn như gạch, ngói, đá, thép. Lịch sử Trung Quốc cả mấy ngh́n năm nhưng chỉ thấy c̣n lại rất ít những nhà cửa cổ kính, cái cổ nhất nhiều lắm may ra được vài trăm năm. Trong khi đó, nhà cửa của người Tây phương ở khắp nơi đều xưa cũ như lịch sử của họ.

    Người Trung Quốc không yêu mến một tư nào cái " quán trọ lớn " họ đang ở tạm trên trái đất này, cũng chẳng nghĩ ǵ đến những lữ khách sẽ đến đó một khi họ đă ra đi. Nguyên do cũng chỉ v́ quá nghèo khổ, nghèo khổ nên ở đâu, lúc nào cũng gần kề sự chết đói, chẳng thể nào nghĩ được đến một việc ǵ khác ngoài sự sống c̣n.

    Người Trung Quốc đối với những tài nguyên có tầm quan trọng sống c̣n của con người trên trái đất vẫn có thái độ " giết gà lấy trứng, tát đầm bắt cá ", chỉ cần có được cái lợi ngay trước mắt, không bao giờ nghĩ đến chuyện trường kỳ như kiểu nuôi cừu để lấy len.

    Hễ chỗ nào có người Trung Quốc ở qua, đất đai thường bị khai thác đến kiệt quệ, rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ, cầm thú bị săn bắn đến tuyệt chủng, cá tôm bị đánh bắt đến không c̣n sinh sản kịp. Mảnh đất trên đó vốn có một dây chuyền sinh thái của vạn vật đều bị người Trung Quốc bóc xé đến trơ trọi chẳng c̣n ǵ ngoài một vùng cát vàng mênh mông.

    Tại Vũ Cống, ở Cửu Châu (Ung Châu), nơi ngày xưa là " ruộng đồng bát ngát " ; ngày nay " chỉ có nước mà không có thuyền, mười quả núi th́ chín quả trọc ". Phía đông bắc Trung Quốc (Măn Châu) và Đài Loan ngày nay c̣n tương đối trù phú, bởi v́ hai miền đất này là nơi người Trung Quốc di dân đến muộn, v́ vậy tài nguyên vẫn c̣n chưa bị tàn phá đến cạn kiệt.

    " Người quân tử mà thích của cải th́ phải kiếm được nó bằng cách hợp đạo lư " (Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo). Cái câu nói của người xưa này xem ra vẫn c̣n có giá trị đến ngày nay. Con người phải theo đuổi lợi ích, nhưng không khi nào được quên chính nghĩa.

    " Nghĩa " và " lợi " vốn không hề xung khắc mà c̣n bổ túc cho nhau nữa. Nhưng xưa nay các ông thánh Trung Quốc cứ ra rả bảo " nghĩa " và " lợi " không thể đi đôi với nhau. Nào là " hăy giữ t́nh bạn cho trong sáng, không được mưu lợi ; hăy làm cho đạo lư sáng tỏ, không được tính toán công lao " (Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi, minh kỳ đạo bất kế kỳ công).

    Vẫn cứ cái thói đạo đức giả, nào là trọng nghĩa khinh tài, không màng đến chuyện thành công. Ở đầu lưỡi lúc nào cũng lớn lối nói toàn chuyện trên trời dưới biển, hoàn toàn chẳng giống với cái ǵ xảy ra trong cuộc sống thực tế cả.

    Mấy thế hệ người Trung Quốc được giáo dục trong tinh thần của " Nghĩa Ḥa Đoàn " (tên một hiệp hội đời Thanh, 1899 khởi nghĩa ở Thiên Tân, chủ trương pḥ Thanh diệt Tây phương, đưa đến việc tám cường quốc liên quân đánh Trung Quốc - Boxers - ND) hễ mở mồm ra là nói : " V́ cái chủ nghĩa thực dụng của Tây phương mù mịt, nên cái đạo đức của Trung Quốc bị đắm ch́m " (Do vu Tây phương công lợi chủ nghĩa đích di mạn, tài sử đắc Trung Quốc nhân đạo đức luân táng). Sự thực th́ lại hoàn toàn trái ngược. V́ trên thế giới này không có loại người nào lại thực dụng bằng người Trung Quốc.

    Người Trung Quốc làm bất cứ việc ǵ, trước tiên bao giờ cũng nghĩ đến một vấn đề :

    " Chuyện này có chỗ nào ḿnh lợi dụng được không ? "

    Ông bác học người Anh Newton trước khi t́m ra " Định luật vạn vật hấp dẫn " (c̣n gọi là " Thuyết trọng lực ") đi đồng th́ phân rơi vào hố xí, sau khi phát minh định luật này, lúc đi đồng phân vẫn cứ rơi vào hố xí. Hoàn toàn không phải là trước khi phát minh th́ đi đại tiện cứt bay lên đầy trời. V́ vậy dân tộc Trung Quốc không bao giờ " phát minh " ra được một " thằng ngốc " như Newton cả.

    Ga-li-lê t́m được " Nguyên lư rơi tự do của vật thể ", đối với người Trung Quốc đấy chỉ là cái tṛ chơi mất th́ giờ, chẳng có giá trị thực dụng ǵ cả. Những người " hiền " chẳng ai chơi cái tṛ đó !

    Người Trung Quốc khấn Bồ-tát phù hộ cho họ trúng số độc đắc. Nếu họ trúng th́ họ sẽ diễn ngay cái tuồng đền ơn, trả nghĩa. Nếu không trúng th́ họ sẽ rủa Bồ-tát là đồ tượng gỗ, tượng đất. Chỉ cần có ǵ hay th́ thần thánh nào họ cũng thờ. Bằng không th́ họ chẳng tin thánh thần nào cả, chỉ tin vào chủ nghĩa thực dụng của họ mà thôi.

    Người Trung Quốc không có cái cuồng tín tôn giáo, không hề có những thánh tử v́ đạo, lại cũng không thể để xảy ra chiến tranh v́ tín ngưỡng.

    Người Trung Quốc lại càng không có những chuyện t́nh trong đó những người yêu nhau chết v́ t́nh yêu. Người Trung Quốc học đạo " Trung Dung ", học " sự tự kiềm chế ", học cái ǵ cũng phải một vừa hai phải. Nói trắng ra tất cả lại vẫn xuất phát từ quan điểm thực dụng. Không thể buông thả cho nhiệt t́nh bộc lộ, càng không thể quả quyết về một việc nhỏ nhen nào. Bất cứ cái ǵ cũng cân nhắc lợi hại, đắn đo xem có đáng hay không đáng.

    " Cần ǵ ! " (Hà tất !) là một câu đầu lưỡi nói lên cái nguyên tắc chỉ đạo tất yếu của người Trung Quốc khi buộc phải khuất phục một thế lực xấu.

    Anh bị người ta gài bẫy, bị oan tày đ́nh, tan cửa nát nhà, vợ con ly tán. Anh phải báo thù, phải đ̣i cho được lẽ phải.

    Lúc đó bạn bè sẽ khuyên anh :

    " Cần ǵ ! Sự việc đă thế rồi, dĩ nhiên anh phải rửa oan, báo thù. Nhưng người đă chết rồi có sống lại được nữa đâu ? Kẻ đă ly tán rồi làm sao có thể đoàn tụ được ? Đối với anh (hành động bây giờ) phỏng có ích chi ? "

    " Cần ǵ phải làm như thế ! ", " Có ích lợi ǵ đâu ! ". Hai câu này khiến cho xă hội Trung Quốc vĩnh viễn không có chính nghĩa, làm cho người Trung Quốc vĩnh viễn không thể giữ vững được nguyên tắc.

    Bị chủ nghĩa thực dụng chi phối, hễ có người đụng một tư vào những việc khó khăn hay mạo hiểm là người Trung Quốc liền cho rằng đó là những thằng điên.

    Châm ngôn của người Trung Quốc là :

    " Thân ngh́n vàng (của ta) không thể ngồi trong ngôi nhà sắp đổ " (Thiên kim chi tử, tọa bất thùy đường), và " Tay không đánh nhau với cọp, không thuyền mà lội bừa qua sông lớn th́ có chết cũng không ai thương tiếc, nhưng ta th́ không thể nào như vậy ! " (Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ giă -lời Khổng Tử khuyên Tử Lộ là học tṛ lỗ măng).

    Trên thế giới này biết bao việc mạo hiểm như nhảy dù từ trên không, đi thuyền qua thác nước, đi mô-tô qua tường lửa, v.v... đó chỉ là những thứ của mấy thằng khờ khạo, kiến thức nông cạn. Người Trung Quốc chân chính không thể nào làm những thứ đó. Bởi v́ theo họ nghĩ, ngoài việc t́m lấy những cảm giác mạnh ra, làm những thứ đó chẳng đem lại được một lợi ích thực tế ǵ.

    Người Trung Quốc lúc dự hội nghị không bao giờ dám nói ngay ra một cách thẳng thắn và chính xác ư kiến của ḿnh. Hội nghị kết thúc rồi cũng tuyệt đối không dám bỏ đi những ư kiến riêng của ḿnh.

    Nói chuyện về đạo lư với người Trung Quốc chỉ là chuyện uổng công. Lúc bắt đầu xin góp ư về một việc nào đó th́ mọi người không ai có ư kiến ǵ cả, nhưng khi sự việc đă được quyết định rồi th́ tất cả mọi người đều muốn có ư kiến.

    Nói tóm lại một câu : người Trung Quốc măi măi không thể nào một ḷng đoàn kết, vĩnh viễn không thể chủ động giữ vững được các quy tắc, cho nên chỗ nào có người Trung Quốc nhất định là có khả năng xảy ra hỗn loạn.

    Người Trung Quốc không bao giờ quư trọng t́nh cảm của người khác, cũng không bao giờ quan tâm đến sự sống chết của kẻ khác. Lúc người Trung Quốc nói, họ muốn cả thế giới nghe được lời họ. Lúc đang nói, v́ muốn toàn thế giới lắng nghe, nên họ phải gào lên thật to cho tiếng rền mái ngói, cho tất cả đối phương đều khiếp sợ oai ḿnh. Chỉ cần có hai người Trung Quốc ở một chỗ là có thể ồn ào đến chết người được.

    Nơi nào người Trung Quốc đă đặt chân đến th́ không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được ?

    Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại c̣n thêm cái tật " thích xem " (người khác đau khổ), hoặc " chỉ quét tuyết trước nhà ḿnh mà không động tư ǵ đến sương trên mái ngói nhà người khác ".

    Họ luôn mồm " nhân nghĩa " mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu : " Phải tử tế với người và súc vật ! ", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau.

    Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm ?

  6. #36
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555

    Hủ Lậu Ăn Bả Của Xú Lậu

    One of my friends majored in East Asian studies. Bạn tôi đọc xong Người Trung Quốc Xấu Xí ( Xú Lậu Đích Trung Quốc Nhân ) bằng chữ Tàu, nói với tôi là bạn đó thấy một số người VN bảo thủ theo kiểu hủ nho có 70% - 80% những điều xấu xí của người Tàu trong sách Xú Lậu Đích Trung Quốc Nhân :eek: . Chắc những người VN kia là hủ lậu mê ăn bả của đám xú lậu :D . LMAO :D

  7. #37
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    2

    Có phải chăng đây là tính cách của người TQ hiện nay????

    Đối vời trẻ em mà c̣n như thế ,th́ không biết với người lớn th́ c̣n như thế nào đây???

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 30
    Last Post: 13-06-2017, 03:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2012, 01:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 26-01-2012, 08:11 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-06-2011, 05:07 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 06-09-2010, 12:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •