Này hiền muội Tiếng Xưa,
Có những cái "Tột cùng"mà loài người muốn đạt tới:
Chuyện Albert Einstein với định luật tương đối là kết quả của trí tuệ của con người. Khi đạt được tới rồi thì Einstein lại quay về vui với công việc phục vụ cho hoà bình và hạnh phúc của con người. Đầu câu chuyện nhắc đến mục đích của Triết Lã Tử và Khổng Tư, cuối câu chuyện nhắc đến tâm hồn, trn thái giữa tỉnh và mơ của Trang Tử "Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh". Do đi có thi sĩ đã làm thơ :
"chao ơi là mộng hay là thực,
Là thực hay là mộng mất đây?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào trời đất, sống vào nhau."
NIềm hạnh phúc đích thực của hai người trong câu kết:
Từ Thức ôm Giáng Hương đang cưỡi phi thuyền Thiên Thai bay trong vũ trụ hạnh phúc.
- Chuyện NHAN SẮC CỦA THỊ NỞ là thái cực của nhan sắc một phụ nữ đi đôi với cái cùng cực của nấc thang xã hôi, địa vị và đời sống của Chí Phèo. Nhưng không phải thế là hết là tuyệt vọng, mà là cùng tắc biến, biến tắc thông. Cũng như trong khoa Tử Vi có vòng Trường sinh 12 sao, nó biiểu diễn một chu kỳ vòng hình sin. Thượng định của dương, sự cường thính là sao Trường Sinh, đáy sâu của Âm, của sự suy thoái là sao Tuyệt. Tuyệt không phải là đáy mồ sâu, trái lại sau Tuyệt sao Thai lại nảy sinh, khởi điểm của một chu kỳ mới. sau Thai là sao Dưỡng. Phải ứng của Thị Nở trong khi Chí Phèo tấn công, đã được Nam Cao, bằng ngọn bút thần đã phục hồi bản chất dịu dàng, khả ái của nữ tính. Ai đã nghiên cứu Kinh Dịch hẳn biết hai hào tôn quí nhất trong 384 hào là hào cửu ngũ trong quẻ bát thuần Kiền, được phê Phi Long Tại Thiên - Rồng đang bay trên trời -, và hào lục ngũ trong quẻ bát thuần Khôn, được phê Hoàng Thường Nguyên Cát - Cái váy của hoàng hậu, cực tốt - Quẻ tốt nhất trong Kinh Dịch.
Thiết thưởng nhà văn Nam Cao đã cho Chí Phèo và Thị Nờ đóng đúng vai vai trò của hai quể tốt nhất trong Kinh Dịch này.
HIền muội Tiếng xưa hiểu cho nha.
QUÍ MẾN ĐÃ GÓP Ý.
ct
Bookmarks