
Originally Posted by
Westminster
Thực sự cho đến nay, các nghi ngờ đa số đều là cảm nghĩ cá nhân, có thể được đẩy lên cao do sự bất măn người Mỹ, hơn là những chứng cứ cụ thể.
Các hồi kư cũng chỉ nên xem là những đóng góp một cái nh́n đa chiều, chứ không phải là kết luận cuối cùng, làm kim chỉ Nam cho chúng ta.
Ngoài ra, các cuộc đối thoại trong khi làm nhiệm vụ chỉ đơn thuần là chuyện bên lề, chứ không cung cấp dữ liệu thật chính xác.
Nhưng có những sự thật căn bản chúng ta nên đặt tầm quan trọng lên trên, bởi v́ không có nó chúng ta đi lạc trong mê cung của nghi ngờ.
Thứ nhất là ban đầu người Mỹ thực sự muốn thắng cuộc chiến ở Việt Nam. Rất đơn giản, bởi VN gần như là một bản sao của chiến cuộc Triều Tiên (1950-53). Trong thời kỳ này, chiến lược của Mỹ là phải ngăn chặn bằng được sự xâm lấn đáng sợ của CS tại Á Châu.
Thứ hai, nghĩ là trường hợp VN cũng giống trường hợp Triều Tiên mà Mỹ đă có kinh nghiệm, Mỹ nóng ḷng muốn "đánh nhanh thắng gọn".
Nhưng điều khác biệt vô cùng to lớn, và là yếu tố quyết định, là vị trí ba nước Đông Dương và đường ṃn HCM. CSVN đă khai thác quá tốt điều này.
Thứ ba, Mỹ thực sự bất ngờ với chiến cuộc VN, sau khi đă tung gần hết các quân bài, với hơn nửa triệu quân và sử dụng gần như tất cả các phương tiện quân sự họ có.
Họ đă sa lầy, dẫn đến bất măn lớn trong xă hội và mâu thuẫn tăng cao trong chính trường.
Thứ tư, chính v́ sự bế tắc ấy mà Mỹ cố t́m một giải pháp khác, và sự rạn nứt trong khối CS là Nga và Tàu đă giúp Mỹ t́m ra một lối thoát. Họ quyết định đi đêm với Tàu, hy sinh VNCH để đổi lại một cuộc rút quân "trông được" và những cái lợi chính trị khác.
Điều này là nguyên nhân VNCH bị phản bội và gây ra bất măn lớn trong lănh đạo và quân, cán, chính VNCH.
Nhưng xin nhấn mạnh là không hề có việc Mỹ "muốn thua" ngay từ đầu, hay trong suốt cuộc chiến Mỹ chỉ "đá cuội, bán độ, vẽ vời". Chính họ cũng te tua, lên bờ xuống ruộng lắm phen.
VNCH nằm trong tay Mỹ về kinh tế và quân sự, nếu Mỹ muốn bỏ th́ họ bỏ, cắt viện trợ là VNCH sụp đổ, chứ họ không cần phải vẽ ra nhiều chuyện thâm u mất thời giờ đâu.
Bookmarks