Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận hơn là thảo luận .
Tranh luận là phải có " thắng " có " thua" , người tham gia tranh luận dễ dàng đi vào ngơ cụt của việc cố sức " thắng " được đối phương đưa đến kết cuộc là việc không từ thủ đoạn nào từ chê bai , mạt sát , miệt thị ... cho đến văng tục , chửi thề . Đây là một điểm đen trong văn hoá của người Việt ta .
Hiếm thấy người Việt Nam nào giữ được cái đầu lạnh và nụ cười thân thiện , cùng thái độ phục thiện trong tranh luận .
Văn hóa tranh luận, nỗi xấu hổ của văn hóa Việt
Nguồn: Blog Quê Choa
Trong một cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm văn pḥng Quốc Hội đă nói: “Báo chí đă thực sự đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp, đồng thời đóng góp rất lớn và phát triển của đất nước khi mà tranh luận xă hội đă đi cùng với phát triển trước những vấn đề lớn của đất nước, bước đầu đă h́nh thành văn hóa tranh luận trên báo chí…” Một lời khen đắng ngắt, trải qua gần hai thế kỉ báo chí nước nhà mới h́nh thành văn hóa tranh luận, quá buồn nhưng có vẻ như lời khen hơi quá.
Liệu chúng ta đă h́nh thành văn hóa tranh luận hay chưa? Câu hỏi thật khó trả lời. Không phải không có những cuộc tranh luận có văn hóa, nhiều là đằng khác nhưng nó quá ít, như muối bỏ bể, nếu xét trên cái nền chung văn hóa tranh luận nước nhà hiện thời. Những đạo lư lỗi thời tồn đọng từ xưa tới nay trong tâm thức người Việt, nguyên nhân của sự bất b́nh đẳng trong tranh luận, nói khác đi, khó có thể có văn hóa tranh luận khi mà sự vâng lời, tính tuân thủ, thói quen chấp hành vô điều kiện giữa lớn và bé, cao và thấp, to và nhỏ đang là triết lư sống của người Việt.
Chưa bàn đến việc đó, ngay cả khi hoàn toàn được quyền tranh luận b́nh đẳng, không có sự cản trở nào của đạo lư cổ truyền hay các luật lệ đương thời, th́ người ta cũng không đủ được b́nh tĩnh để bảo toàn cuộc tranh luận, không chóng th́ chầy nó trở thành cuộc căi lộn, chửi rủa, thóa mạ nhau. Mục đích tối thượng của tranh luận là t́m kiếm chân lư đă không được coi trọng, người ta đánh đồng liêm sĩ với chân lư, bảo vệ ư kiến của ḿnh không c̣n là bảo vệ một chân lư khoa học mà bảo vệ liêm sĩ của cá nhân ḿnh, khốn thay.
Đấy là lư do để người ta không chịu tranh luận mà ngụy biện, tháu cáy lí lẽ, bẻ quẹo các khái niệm và đổ vấy đối phương bằng sự chụp mũ trắng trợn và thô bạo. Một nhà văn hóa đă nói: “Việc cá thể hóa một tranh luận là điểm khởi đầu hoàn hảo để biến nó thành chiến tranh.” Hoàn toàn chính xác. Một khi đánh đồng sự đúng sai với phẩm hạnh hay tŕnh độ của người tranh luận th́ kết cục tất yếu của mọi cuộc tranh luận sẽ là khinh rẻ và thù hằn nhau, không thể khác.
Kể từ khi văn hóa mạng phát triển, các cuộc tranh luận ngày càng lâm vào t́nh trạng hỗn loạn, lắm khi không c̣n ra thể thống ǵ nữa. Một người lấy tên thật phải đối phó với hàng trăm, hàng ngàn kẻ lấy nick name ảo. Có nhiều lư do để người ta lấy nick ảo, nhưng với những kẻ giấu tên thật chỉ để chửi nhau, thóa mạ nhau cho dễ th́ người có tên thật khác nào đương cự với đám đông những kẻ ném đá giấu tay. Xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc chửi rủa, thóa mạ bất tử. Không cần phải lư lẽ, nếu mày nói ngược lại điều tao muốn th́ mày bị ăn chửi. Thật không ǵ tệ hại hơn.
Về một bài viết nổi tiếng của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đă làm cho anh quá mệt mỏi không phải v́ những chỉ trích nghiêm túc, chỉ v́ anh không thể nói chuyện được với những kẻ “mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ….muốn ỉa quá!” và “thóa mạ anh bằng thứ ngôn từ hàng chợ, gọi anh là “giáo sư cừu gặm cỏ”. (Theo nhà báo Trương Duy Nhất).
Có lẽ đó là lư do Ngô Bảo Châu buộc phải đóng cửa blog Thích học toán của ḿnh, cũng là lư do v́ sao văn hóa tranh luận nước nhà bị coi là nỗi xấu hổ của văn hóa Việt.
http://quechoa.info/2011/04/15/van-h...-vi%E1%BB%87t/
Bookmarks