http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2...tran_lam.shtml
Mời nghe Luật Sư Trần Lâm b́nh luận vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ
Tigon
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2...tran_lam.shtml
Mời nghe Luật Sư Trần Lâm b́nh luận vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ
Tigon
. Vợ chồng ông Vũ đều trong ngành luật
Theo dự kiến, phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ được tổ chức ngày 4 tháng Tư tại Ṭa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Nhưng vợ ông cho biết đến cuối ngày 31/3 vẫn chưa được thông báo rõ ràng là phiên xử có công khai và gia đình có được vào dự hay không.
Bà Nguyễn Thị Dương Hà nói với BBC qua điện thoại trong ngày rằng có nhiều điều bà cho là "sai về tố tụng".
''Trong tố tụng hình sự thì phiên tòa của chồng tôi buộc phải xử công khai. Nhưng trong quyết định đưa ra xử ngày 24 tháng Ba không có ghi rõ là xử công khai hay xử kín, và không có ghi tên luật sư.''
Bà Hà cho biết chồng bà đã yêu cầu phải ghi rõ tên của các luật sư và các nhân chứng mà các luật sư và bản thân bị cáo đã yêu cầu.
''Nếu buộc người ta vào tội chống lại Nhà nước thì phải có đại diện của Nhà nước,'' bà Hà giải thích.
Phiên tòa vì vậy được hoãn lại với lý do để có thêm thời gian để thỏa mãn những yêu cầu của bị cáo.
Bà Hà nói chồng bà có toàn những yêu cầu chính đáng.
'Vi phạm tố tụng'
''Ví dụ ông ấy yêu cầu đưa cho ông ấy cái cáo trạng là thứ không thể không đưa được và ông ấy chỉ nhận khi có luật sư.''
Ông Hà Vũ đấu tranh thì sau đó có luật sư cụ thể nhưng bà Hà nói cho đến nay người ta vẫn chưa đưa cáo trạng cho các luật sư và bị cáo.
''Cái đó là vi phạm tố tụng,'' bà nói.
Bà Hà nói dĩ nhiên là gia đình muốn tham dự phiên xử nhưng cũng không hy vọng là nhận được giấy mời.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt từ đầu tháng 11/2010, sau đó bị truy tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Báo chí đăng tin theo quan điểm nhà nước như tờ Thanh Niên đã đưa tin rằng ông Hà Vũ bị bắt cùng "40 đầu tài liệu, trong đó có một số bài viết, trả lời phỏng vấn có nội dung đ̣i xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN VN, đ̣i đa nguyên, đa đảng".
Ngoài ra, các tài liệu này, vẫn theo truyền thông Việt Nam "đã xuyên tạc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược".
Theo luật Việt Nam, ông có thể bị phạt tù từ ba đến 12 năm tù giam, nếu bị tòa xử là có tội.
Vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ tuy chưa diễn ra nhưng đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội hôm trước cho biết họ sẽ tổ chức hai buổi thắp nến cầu nguyện vào ngày 2 và 3 tháng 4, trước lúc diễn ra phiên xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
BBC
HÀ NỘI (TH) - Vợ của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bà Nguyễn Thị Dương Hà, và em gái của ông, bà Cù Thị Xuân Bích, vừa phổ biến một “Lời kêu cứu” gửi tới “Toàn thể nhân dân Việt Nam” và “Những người yêu chuộng công lư-sự thật, v́ sự tiến bộ và toàn vẹn lănh thổ của đất nước Việt Nam.”
Phóng ảnh “Lời kêu cứu” của hai bà Nguyễn Thị Dương Hà và Cù Thị Xuân Bích là vợ và em Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Trong lời kêu cứu này, hai bà tŕnh bày rằng “khi vụ án xét xử ông Cù Huy Hà Vũ sắp đến gần” mà các đơn thư khiếu nại, tố cáo khẩn cấp của họ gửi đến các cấp thẩm quyền trong ngành ṭa án, Quốc Hội và những kẻ cầm đầu chế độ, đều bị lờ đi.
Các đơn thư nêu ra tính chất trái luật, trái Hiến Pháp từ khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt giam ngày 5 tháng 11, 2010 đến nay.
Hai bà nói rằng: “Bất chấp các văn thư phản đối, tố cáo, khiếu nại mà chúng tôi gửi đi, thậm chí là không được hồi âm, bất chấp sự phản đối của dư luận nhân dân và dư luận quốc tế, ṭa án nhân dân thành phố Hà Nội vẫn quyết định đưa ra xét xử ông Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4 tháng 4, 2011.”
V́ thấy các sự phản đối, tố cáo, đề nghị không được phản hồi như luật lệ của chế độ qui định, hai bà kêu gọi mọi người “quan tâm, ủng hộ, cầu nguyện cho ông Cù Huy Hà Vũ trước các khó khăn hiện nay.”
Đặc biệt, hai bà kêu gọi “hăy đến cùng TS Cù Huy Hà Vũ trong ngày ông ra ṭa để chứng kiến một phiên ṭa xét xử người công chính.”
Bà cũng kêu gọi “lương tâm, trách nhiệm của những người thực thi pháp luật, hăy hành động để lương tâm ḿnh được thanh thản.”
Ngày 27 tháng 3, 2011 vừa qua, Luật Sư Vương Thị Thanh, một trong 5 luật sư sẽ bào chữa cho ông Vũ gửi một văn thư đến ṭa án thành phố Hà Nội đ̣i hỏi phải giải quyết xong một số vấn đề trước khi phiên ṭa có thể tiến hành.
Bà đ̣i hỏi phải cho biết trước phiên ṭa sẽ “xử công khai hay xử kín,” “họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên ṭa,” và “vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên ṭa.”
Nếu các điều vừa kể chưa được giải quyết mà phiên ṭa vẫn tiến hành vào ngày 4 tháng 4, 2011 th́ “phiên ṭa này sẽ không bảo đảm tính khách quan và c̣n vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=128878&z=157
Thông Báo: Thánh Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện cho Ls Cù Huy Hà Vũ
và cho Công Lư Sự Thật tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội
Thánh Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện cho Ls Cù Huy Hà Vũ, cho Công Lư và Sự Thật tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Gx Thái Hà, Hà Nội vào hai tối thứ Bảy và Chúa Nhật
Kính thưa cộng đoàn Dân Chúa Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà, Hà Nội
Chiều nay 29/03/2011, gia đ́nh Luật sư Cù Huy Hà Vũ xin cầu nguyện cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ đă bị bắt, bị tạm giam, bị truy tố và sắp đưa ra xét xử trái pháp luật vào ngày 04/4/2011 tại Ṭa án nhân dân thành phố Hà Nội – 43 Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Nhà Ḍng và Giáo xứ Thái Hà sẽ Dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện Thánh lễ tối thứ bảy và tối Chúa Nhật ngày 2, 3 /4/ 2011.
Kính mời quư ông bà anh chị em khắp nơi đến hiệp dâng Thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ, và cho Công Lư và Sự Thật.
- Thánh Lễ Tối Thứ 7 lúc 19 giờ
– Thánh Lễ Chúa Nhật lúc 20 giờ
Ḍng Chúa Cứu Thế, Giáo Xứ Thái Hà
www.giaoxuthaiha.org
Tổ chức Theo dơi Nhân quyền, tên tiếng Anh là Human Rights Watch, đ̣i 'thả ngay lập tức' Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 4/4.
Trong Bấm tuyên bố gửi truyền thông trong ngày hôm nay, 2/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền phát biểu:
"Cù Huy Hà Vũ bị xét xử v́ đă thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn ḥa với t́nh trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường.
"Chính quyền đă biến những nghĩa vụ quốc tế của chính ḿnh về nhân quyền thành tṛ cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lư để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đ̣i hỏi một nền pháp trị."
Tổ chức Theo dơiNhân quyền nói trong năm năm qua Tiến sĩ Vũ "đă trở thành một trong những nhà bảo vệ văn hóa, môi trường và nhân quyền nổi tiếng nhất ở Việt Nam."
Ông Vũ là con của cố thi sỹ, Bộ trưởng Cù Huy Cận và có quan hệ rộng trong giới trí thức, con em lãnh đạo cao cấp tại Hà Nội.
Human Rights Watch nói nhờ vị trí khá nổi của ông mà chính quyền không sờ tới vị tiến sỹ cho tới gần đây.
Kiện thủ tướng
Ông Hà Vũ bị công an bắt ngày 5/11/2010 ở Saigon và đến ngày 17/12, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đă ra cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Tổ chức Theo dơi Nhân quyền nói Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an, tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một năm 2010 rằng Tiến sĩ Vũ bị khởi tố về tội "làm ra nhiều tài liệu chống phá nhà nước Việt Nam..., tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lư, đ̣i lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp."
Tiến sĩ Vũ cũng bị quy kết tội đă "làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lănh đạo và quản lư của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lănh đạo Nhà nước."
Human Rights Watch nói trong các tài liệu Trung tướng Tư liệt kê có hai lá đơn Ts Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2009 và tháng Mười năm 2010.
'Tội danh mập mờ'
Trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí hôm 2/4, Human Rights Watch cũng nói:
"Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật h́nh sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo.
"Trong đó có thể kể tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (điều 79 luật h́nh sự); "phá hoại chính sách đoàn kết" (điều 87); "tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88); "phá rối an ninh" (điều 89); "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" (điều 91); "gây rối trật tự công cộng" (điều 245); và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để "xâm phạm lợi ích nhà nước" (điều 258).
Trước phiên xử ông Vũ vào ngày 4/4, một số luật sư cũng lên tiếng nói rằng các điều luật mà Việt Nam áp dụng để xét xử những người bất đồng chính kiến đều vi phạm hiến pháp và trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đă tham gia.
Theo các thông tin cho tới nay chỉ có hai nhà báo nước ngoài sẽ được vào xem phiên xử ông Hà Vũ nhưng không được mang theo phiên dịch.
Một Bấm văn bản được lưu truyền trên internet mà BBC chưa thể kiểm chứng đă ghi lại chỉ đạo về việc 'tuyên truyền' đối với báo chí trong đó có nói "sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này th́ không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư."
Ngoài các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi, hầu hết những người ở Việt Nam mà BBC liên hệ, trong đó có cả những đại biểu Quốc hội đều tránh né b́nh luận về vụ xử tới đây.
VOA
Đêm thắp nến cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ
Ông Cù Huy Hà Vũ có thể bị kết án tới 12 năm.
Ngày 4 tháng Tư, nếu không có thay đổi hoặc tŕ hoăn ǵ thêm ở phút cuối, phiên ṭa sơ thẩm xét xử Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ với tội danh cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật h́nh sự, sẽ được tiến hành ở Ṭa án Nhân dân TP Hà Nội .
Hai ngày trước phiên xử nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng vốn bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng từ ngày 15 tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times dẫn lời của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhận định vụ xử của ông Vũ "có thể tiến triển thành một trong những vụ án quan trọng nhất liên quan tới một nhà bất đồng chính kiến trong lịch sử đương đại của nước CHXHCN Việt Nam."
Bài báo từ Bangkok của tờ The New York Times hôm 2 tháng Tư cho rằng vụ bắt giữ của luật gia từng được đào tạo tại Pháp đă nhận được sự quan tâm của nhiều công chúng:
"Vụ án đă phổ biến trên mạng Internet, thu hút sự ủng hộ với ông Vũ của nhiều bloggers quan tâm chính trị, từ giới học giả, các nhà báo, cho tới nhiều Đảng viên cộng sản và quần chúng nói chung," bài báo cho hay.
Tờ The New York Times cũng đưa tin nhiều nhà thờ công giáo trong nước đă tổ chức các cuộc thắp nến cầu nguyện cho vị luật gia sinh năm 1957.
"Nhiều nhà thờ công giáo La Mă đă gửi hoa tới phu nhân của ông Vũ để bày tỏ sự cảm tạ v́ những ǵ mà ông Vũ đă làm để bảo vệ các giáo dân," tờ báo tường thuật.
"Các bloggers trên mạng cũng kêu gọi quần chúng tập trung trước ṭa án, thậm chí một bản đồ của khu vực đă được cung cấp," vẫn theo bài báo.
"Thiếu chỗ ngồi"
Nhân dịp này tờ báo Mỹ khẳng định vụ bắt giữ luật gia, họa sỹ, thạc sỹ văn chương Cù Huy Hà Vũ "có thể là một phần của động thái thắt chặt các kiểm soát trong suốt năm 2010 tới nay đối với tự do ngôn luận và thể hiện chính kiến" mà theo The New York Times bao gồm việc đe dọa, bắt bớ các nhà văn, tác giả, các nhà hoạt động chính trị, các luật sư và giới bloggers.
Tờ báo cũng trích thuật lời của ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hồi tháng Mười năm ngoái khi bà viếng thăm Hà Nội: "Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn ḥa, các vụ trấn áp các nhóm tôn giáo, việc phong tỏa kiểm soát tự do Internet, bao gồm các bloggers."
Nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm
Hăng tin Đức DPA
Trước đó hôm 31 tháng Ba, hăng tin của Đức, DPA, phản ứng về việc Chính quyền hạn chế sự có mặt và đưa tin của báo chí và truyền thông tại phiên ṭa hôm thứ Hai tới.
"Chỉ hai nhà báo phương Tây được phép tham dự phiên ṭa xét xử một nhà hoạt động luật pháp nổi tiếng."
Hăng tin này nhấn mạnh và dẫn lời giải thích của một quan chức chính quyền đề nghị được ẩn danh, nói rằng đây là do nguyên nhân "thiếu chỗ ngồi."
Một điều khác mà hăng tin Đức băn khoăn và đặt câu hỏi là "Không có phiên dịch được phép trợ giúp ngôn ngữ cho các nhà báo trong phiên xử," và hăng tin này cũng dự đoán "nếu bị kết án, ông Vũ có thể bị tù giam tới 12 năm."
"Không sai"
Hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tư, từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC Việt ngữ rằng việc chỉ trích Thủ tướng và kể cả ư định lật đổ chế độ của ông Vũ, nếu có, là không có ǵ sai.
'"Việc người dân chỉ trích thủ tướng hay các vị lănh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam là chưa có tiền lệ".
"Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đ̣i lại quyền công dân chính đáng của ḿnh, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ", Tiến sỹ Thanh Giang nói.
"Lănh tụ tối cao của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh từng nói rằng nếu có độc lập mà không có tự do, dân không được hạnh phúc th́ cái độc lập đó cũng chẳng có ư nghĩa ǵ"
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đ̣i lại quyền công dân chính đáng của ḿnh, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ
TS Nguyễn Thanh Giang
"Chính phủ mà không làm trọn nhiệm vụ của ḿnh, và không thỏa măn yêu cầu của người dân th́ người dân có quyền lật đổ chính phủ đó".
"Cái đó không phải là của phương Tây hay nơi xa lạ mà là từ ư nguyện của lănh tụ cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam".
"Không vi phạm"
Trước đó, hôm 1 tháng Tư, trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, hai luật gia Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyền đều khẳng định tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ "không vi phạm pháp luật" trong mọi hành vi của ông, trái với các cáo buộc của cơ quan điều tra vốn bắt giữ ông Vũ từ năm ngoái.
"Những bài viết của ông Hà Vũ được đăng trên Internet hay qua các bài trả lời phỏng vấn các Đài phát thanh quốc tế, th́ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đă thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chiếu theo Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam," ông Nguyễn Bắc Truyền, cựu tù nhân lương tâm nói với đài RFA.
Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những ǵ đă và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được
LS Nguyễn Văn Đài nói với truyền thông quốc tế
"Về những việc như kiện ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh về sự lạm quyền th́ ông Cù Huy Hà Vũ đă thực hiện Điều 74 của Hiến pháp, như vậy ông đâu có làm ǵ vượt quá những điều mà pháp luật cho phép," cử nhân luật này nói.
Trong khi đó, theo một nhà hoạt động v́ dân chủ khác, luật sư Nguyễn Văn Đài, người mới được phóng thích gần đây sau khi măn hạn tù v́ cùng cáo buộc "vi phạm điều 88," th́ ông Vũ chỉ phản ánh sự thật:
"Tôi đă đọc tất cả bản cáo trạng mà Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đă dùng để truy tố ông Cù Huy Hà Vũ. Họ đă trích những câu mà họ cho rằng đó là chống phá nhà nước, tôi đối chiếu với tất cả những thực tiễn đă và đang xảy ra tại Việt Nam th́ (lời của ông Hà Vũ) hoàn toàn đúng với thực tế," luật sư Đài nói với đài RFA.
"Ông Cù Huy Hà Vũ chỉ phản ánh sự thật, khách quan, những ǵ đă và đang diễn ra mà thôi. Do vậy một người dân như thế là một người dân yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước. Chứ không thể nói một người dân làm như thế là phạm tội được," từ trong nước ông Đài khẳng định.
Chỉ đạo
Mới đây, một văn bản mà đài BBC có được qua một nguồn tin chưa kiểm chứng, cho thấy dường như đă có sự chỉ thị sát sao từ chính quyền trung ương liên quan tới vụ xử luật gia Cù Huy Hà Vũ.
Một công văn được tin là xuất phát từ đài truyền h́nh kỹ thuật số VTC hồi tuần cuối tháng Ba, quán triệt các bộ phận hữu quan trong nội bộ cơ quan truyền thông này, về việc lưu ư các chi tiết khi đưa tin về vụ xét xử ngày thứ Hai.
Theo đó, có vẻ như chính quyền rất quan tâm tới việc kiểm soát theo định hướng tác động của vụ xử án.
Trên trang blog Dân Làm Báo, văn bản này cũng được nhắc tới với các chi tiết cụ thể:
Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này th́ không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư
Một chỉ thị được cho là liên quan tới ngành tuyên giáo
"Dân Làm Báo vừa nhận được một văn bản có nội dung ghi lại những chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo Trung ương tại cuộc họp Giao ban Báo chí hôm 29/03 vừa qua của bộ Thông tin Truyền thông được tổ chức," trang Blog viết.
"Nguồn văn bản được xác định có xuất xứ từ Đài truyền h́nh kỹ thuật số VTC, có nội dung: “tiếp thu ư kiến chỉ đạo của Lănh đạo” nhằm “lưu ư” những thông tin cần tuyên truyền trong tuần (từ 29/03/2011 đến 05/4/2011).
"Đáng chú ư, trong đó có chỉ đạo: đề nghị “không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư” khi nói đến phiên xử vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới," blogger Dân Làm Báo trích thuật và nhấn mạnh.
BBC
Theo dơi trực tiếp tin tức tại đây:
http://vietnamdanchu.multiply.com/jo...item/7669/7669
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tố cáo về tội gọi là 'tuyên truyền chống nhà nước xă hội chủ nghĩa Việt Nam'. Nếu bị ṭa xét là có tội, nhân vật tranh đấu này có thể bị tuyên án 13 năm tù
Phiên ṭa h́nh sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 sắp tới đă và đang thu hút sự chú ư của rất nhiều người từ trong đến ngoài nước, kể cả các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế . Tội danh chính của ông Vũ là có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lư, đ̣i lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng”.
Diễn tiến vụ án này, từ lúc khởi đầu cho tới nay, đă được nhiều người tường thuật, bởi vậy, tôi khỏi phải nhắc lại. Chỉ xin xoáy vào hai điểm chính: mục tiêu của chính quyền và ư nghĩa của vụ án.
Về mục tiêu, có lẽ ai cũng đồng ư, khi ra lệnh bắt và đem Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, chính quyền Việt Nam nhắm đến ba điểm chính:
Một, ngăn chận các nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ của ông Vũ qua việc ông liên tiếp lên tiếng tố cáo và phê phán tính chất độc tài của chính phủ, trong đó nổi bật nhất là hai sự kiện: ông đ̣i bỏ điều 4 trong Hiến Pháp quy định vai tṛ của đảng Cộng sản trong việc lănh đạo nhà nước và xă hội Việt Nam, và khởi đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một điều ông cho là xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi quốc gia.
Hai, đe dọa ông Vũ cũng như tất cả những người cùng lư tưởng và chí hướng với ông Vũ.
Và ba, dập tắt xu hướng đấu tranh cho tự do và dân chủ đang rục rịch nổi lên, đặc biệt trong giới trí thức.
Thật ra, để đạt được ba mục tiêu ấy, chính quyền không cần phải bắt và mang ông Vũ ra ṭa. Họ có thể chọn một biện pháp nhanh gọn hơn: dàn dựng một kiểu tai nạn ǵ đó để giết ông. Có điều biện pháp ấy khá nguy hiểm. Thứ nhất, ông Vũ là người nổi tiếng và khá có uy tín, không những ở năng lực mà c̣n ở gia thế của ông nữa: ông là con ruột và là con nuôi của hai trong số những nhà thơ được yêu mến nhất Việt Nam: Huy Cận và Xuân Diệu. Cả hai đều là những công thần của chế độ. Thứ hai, Việt Nam bị khá nhiều ràng buộc của quốc tế, nhất là sau khi được gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện thứ nhất có thể gây ra sự công phẫn trong xă hội Việt Nam và sự kiện thứ hai có thể gây ra công phẫn trong cộng đồng quốc tế. Cả hai sự công phẫn ấy có thể biến Cù Huy Hà Vũ thành một thứ thánh tử đạo, từ đó, thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng trong quần chúng.
Không thể giết lén, nhà cầm quyền bèn bắt ông Vũ và đưa ông ra ṭa.
Mang Cù Huy Hà Vũ ra ṭa, chính quyền Việt Nam c̣n nhắm đến một mục tiêu khác, có thể gọi là mục tiêu thứ tư: chứng tỏ với mọi người, trong và ngoài nước, là Việt Nam coi trọng pháp luật, muốn giải quyết những điều họ xem là “vi phạm” luật pháp bằng chính luật pháp.
Vấn đề là: chính quyền Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu ấy không?
Theo tôi, đó là điều bất khả.
Trước hết, thử h́nh dung: kết quả phiên ṭa sẽ ra sao?
Nó chỉ có thể sẽ rơi vào một trong ba khả năng:
Thứ nhất, tha bổng. Tôi nghĩ khả năng này tuy rất đáng mơ ước nhưng rất khó xảy ra v́ một là, nó chứng tỏ chính quyền thất bại trong cả ba mục tiêu đầu; và hai là, nó dễ bị xem là một cách gián tiếp khuyến khích các nhà bất đồng chính kiến khác.
Thứ hai, xử nhẹ với lư do ông Vũ có nhân thân tốt. Tuy nhiên điều này cũng khá nguy hiểm v́ nó cũng có làm giảm tác dụng răn đe, đặc biệt đối với những nhà bất đồng chính kiến sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, hầu hết đều có “lư lịch” rất tốt, hoặc bản thân hoặc bố mẹ đă từng tham gia cách mạng ngay từ đầu. Bởi vậy, khả năng này chỉ có thể thành hiện thực với một điều kiện: ông Vũ phải nh́n nhận “tội lỗi” của ông và công khai xin khoan hồng. Nếu ông Vũ đứt khoát không nhận tội và không chịu xin khoan hồng như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đă làm trước đây, một án nhẹ hơn mức b́nh thường có thể bị/được diễn dịch như một thế yếu của chính phủ.
Thứ ba, xử nặng. Trong trường hợp này, chính quyền sẽ đạt được mục đích trừng phạt và răn đe nhưng lại đối diện với một nguy cơ khác: trở thành một thứ nhà nước khủng bố dưới mắt quốc tế. Trong quá khứ, Trung Quốc đă từng chọn biện pháp tương tự và cũng phải gánh chịu hậu quả tương tự. Có điều, là một cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có thể đương đầu với các áp lực từ bên ngoài. C̣n Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, đang mong muốn nương nhờ các thế lực phương Tây để giảm bớt sức ép về chính trị và cả về quân sự từ Trung Quốc, chắc chắn không đủ sức mạnh và sự điên rồ để thách thức dư luận thế giới như vậy. Ở đây, cũng cần ghi nhận sự khác biệt giữa Cù Huy Hà Vũ và một số nhà bất đồng chính kiến đă bị xét xử trước ông như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Khác ở tầm vóc trí thức. Khác ở lư lịch. Khác ở uy tín. Khác ở cách thức hoạt động: Cù Huy Hà Vũ không tham gia vào tổ chức chính trị nào; ông chỉ thuần sử dụng các biện pháp tranh đấu công khai và hợp pháp. (Điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam ghi rơ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu t́nh theo quy định của pháp luật.”) Và cũng khác ở cách thức vận động bênh vực cho Cù Huy Hà Vũ: thân nhân và những người ủng hộ ông đă khôn khéo quốc tế hóa vụ án bằng cách yêu cầu các cơ quan truyền thông thế giới, nơi ông Vũ thường được phỏng vấn, xuất hiện như các chứng nhân.
Cho đến khi phiên ṭa kết thúc, chúng ta khó biết chính quyền Việt Nam sẽ chọn khả năng nào trong ba khả năng nêu trên. Có điều, dù chọn khả năng nào th́ riêng việc mang Cù Huy Hà Vũ ra ṭa, chính quyền Việt Nam cũng đă chọn một tṛ chơi khá liều lĩnh: tṛ chơi dân chủ. Tṛ chơi ấy diễn ra ở ṭa án, dưới chiêu bài luật pháp và trở thành tâm điểm chú ư của rất nhiều người, không những người Việt Nam mà c̣n cả người ngoại quốc, đặc biệt những người quan tâm đến Việt Nam và t́nh h́nh nhân quyền trên thế giới, trong đó có không ít quốc gia vốn thường xuyên phê phán tính chất thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị và xă hội Việt Nam.
Đưa Cù Huy Hà Vũ ra xét xử, bất cứ lời phát biểu nào tại ṭa, từ phía công tố đến phía biện hộ, đều làm nổi bật lên tính chất thiếu dân chủ và khát vọng tự do ở Việt Nam: Chúng trở thành những lời buộc tội chế độ. Hăy tưởng tượng cảnh Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông biện hộ cho lập trường đ̣i cắt bỏ điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam. Họ sẽ nói ǵ? Bất kể lư lẽ của họ như thế nào, một quan điểm như thế, khi được phát biểu công khai, cũng trở thành một đe dọa hăi hùng cho chính quyền.
Dĩ nhiên, chính quyền có thể tránh được đe dọa ấy bằng cách xử kín.
Nhưng xử kín th́ lại phản bội lại cái tṛ chơi dân chủ mà họ đă lựa chọn. Và cũng vô hiệu hóa âm mưu ban đầu của họ: trừng trị và răn đe các nhà đồng chính kiến bằng luật pháp để chứng tỏ với mọi người là họ không phải là những kẻ độc tài như Cù Huy Hà Vũ đă tố cáo. Bất cứ một thủ đoạn nào của họ trước ṭa, dù nhỏ đến mấy, như không cho thân nhân hay các phóng viên tham dự hay đưa ra những lời kết tội vu vơ, đều là một cách thừa nhận, với minh họa cụ thể, là Cù Huy Hà Vũ nói đúng.
Mà không phải chỉ có Cù Huy Hà Vũ mới nói đúng. Cả bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975, cũng nói đúng khi cho “Ở Việt Nam ta đă có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”.
Và ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án ṭa tối cao (nhiệm kỳ 1997- 2002), cũng nói đúng nữa, khi thừa nhận trước Quốc Hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử ḥa cũng được, xử thắng cũng được”.
Tất cả những cái đúng ấy chứng minh một cái đúng khác nữa: Việt Nam quả là một quốc gia không những không có dân chủ mà c̣n sẵn sàng chà đạp lên mọi quyền căn bản của con người.
Trong bất cứ t́nh huống nào th́ mục tiêu thứ tư ở trên cũng không thể thực hiện được.
Phiên ṭa xử Cù Huy Hà Vũ, do đó, trở thành phiên ṭa xét xử chính chính quyền Việt Nam.
VOA
Ông Cù Huy Hà Vũ, một nhà tranh đấu chính trị của Việt Nam sẽ bị đưa ra xét xử trước ṭa án tại Hà Nội vào ngày thứ Hai v́ các tội danh ủng hộ tuyên truyền chống chính phủ.
Là người có cha từng phục vụ trong chính phủ lâm thời năm 1946 của ông Hồ Chí Minh, ông đang phải đối mặt với mức án 12 năm tù giam nếu bị ṭa cho là có tội "tuyên truyền chống nhà nước."
Đây là cáo trạng vẫn thường được chính phủ sử dụng để gán ghép cho những người bất đồng chính kiến tranh đấu cho dân chủ.
Ông Cù Huy Hà Vũ năm nay 53 tuổi đă bị bắt cuối năm ngoái, trong một vụ đàn áp những nhân vật tranh đấu và những kư giả viết bài trên internet do nhà chức trách thực hiện trước đại hội đảng Cộng Sản.
Một cáo trạng buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ sử dụng các bài viết và các cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài bôi xấu chính phủ.
Những cáo trạng nhắm vào ông Cù Huy Hà Vũ bắt nguồn từ vụ ông kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009 đ̣i huỷ bỏ một kế hoạch khai thác bâuxít ở tây nguyên gây nhiều tranh căi.
Những người chống đối kế hoạch lư luận rằng những thiệt hại về môi trường và xă hội do việc khai thác bâuxít gây ra cho những địa phương quanh mỏ này tại cao nguyên Trung phần quá lớn so với lợi ích của nó.
Vụ ông Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng đă nhanh chóng bị hủy bỏ, và theo các nhà tranh đấu nhân quyền quốc tế cho biết th́ một cố gắng thứ nh́ để đưa vụ kiện này ra trước ṭa tối cao đă bị làm ngơ.
VOA
There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)
Bookmarks