* CÓ NÊN LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM 30 THÁNG TƯ MỖI NĂM?
Có người nghĩ nửa thế kỷ sau, có lẽ nên quên chuyện cũ, để hướng về tương lai.
Trái lại, muốn chuẩn bị tương lai, phải ôn lại quá khứ.
Một cộng đồng, một dân tộc không có quá khứ, sẽ không biết ḿnh là ai, không biết phải đi ngả nào. Không có quá khứ, sẽ không có hiện tại, không có tương lai. Ôn lại quá khứ, rút tỉa những kinh nghiệm xương máu, để t́m đường đi cho ḿnh và cho thế hệ sau.
Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư để không quên hàng trăm ngàn người đă bỏ mạng trên rừng, trên đường ṃn biên giới, trên biển cả với hy vọng được sống tự do.
Quốc gia văn minh nào cũng tưởng niệm những người đă hy sinh trong các cuộc chiến tranh Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế chiến, hay xa hơn nữa, bởi v́ người chết bị quên lăng sẽ chết lần thứ hai.
Forgive, but not forget. Có thể tha thứ, không có thể quên.
Người Việt có phong tục rất hay, là cúng giỗ. Đặt bàn thờ, hương hoa, hay cả thức ăn, không phải là dấu hiệu của mê tín dị đoan, trái lại, là một cách rất văn minh, để chứng tỏ người chết vẫn ở đâu đó, bên cạnh. Người chết không bao giờ thực sự chết.
Ngày 30/4 là ngày giỗ của hàng triệu gia đ́nh.
Người ta hy vọng, nhưng chắc khó toại nguyện, trong khi hàng triệu đồng bào của ḿnh đang khóc những người chết oan, tức tưởi, những người khác, nhất là những người cầm quyền, không nên nhẫn tâm reo ḥ, nhẩy múa. Đó là một thái độ man rợ nhất.
Dù hăng say chiến thắng tới đâu, vẫn c̣n 364 ngày mỗi năm, để tha hồ reo ḥ, mạ lỵ, chửi rủa, đấu tố, oán thù.
Một lư do nữa để tưởng niệm ngày 30/4: nhắc lại cho thế hệ sau những ǵ đă xẩy ra nửa thế kỷ trước, cho gia đ́nh, cho cha mẹ của họ.
Hàng triệu người đă liều mạng vượt biển, với cái hy vọng mơ hồ là trôi dạt đến một nơi nào đó có tự do.
Bỏ nước ra đi là một chuyện kinh thiên, động địa với một dân tộc gắn liền với đất nước - đất và nước - đa số chưa hề rời làng mạc, khu phố ḿnh đă sinh ra, lớn lên.
Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả.
Người Cộng Sản, sở trường trong việc viết lại lịch sử, đă bôi nhọ những người ra đi là chạy theo Mỹ, và sau đó, khi cần tiền họ gởi về, thân ái phong cho họ là những "khúc ruột ngàn dậm".
Howard Zinn nói "khi những con thỏ chưa có sử gia, lịch sử sẽ được viết bởi những người đi săn".
Tưởng niệm ngày 30/4 là nhắc lại sự thực lịch sử. Lịch sử của chiến tranh, lịch sử của một trong những cuộc di cư lánh nạn khủng khiếp, kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Câu hỏi và giải đáp của kư giả Từ Thức, Paris
* SOURCE: https://www.facebook.com/tuy.nguyen.7731
- H́nh sưu tầm
Bookmarks