Hồng Kông: Nhà Nước Cảnh Sát Mới Nhất Của Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Hồng Kông: Nhà Nước Cảnh Sát Mới Nhất Của Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Việc Huawei tích trữ chip Mỹ đủ dùng trong hai năm nói lên điều ǵ?
Triệu Hiểu Đồng•Thứ Bảy, 30/05/2020 • 2.8k Lượt Xem
Mỹ đă đưa ra biện pháp phong tỏa mới chống lại Huawei. Trong lúc Huawei đang vội vă t́m kiếm chuỗi cung ứng thay thế, có nguồn tin tiết lộ rằng Huawei đă tích trữ được lượng chip Mỹ có thể dùng trong hai năm. Có quan điểm cho rằng cách làm của Huawei có thể khiến khả năng cạnh tranh của họ suy yếu, nhưng thực tế khả năng công nghệ của Trung Quốc chưa đủ để có thể tự chủ về chip trong ṿng 10 năm tới.
Lượng chip của Mỹ mà Huawei tích trữ có thể dùng trong hai năm, phải chăng họ chưa tự tin vào nghiên cứu phát triển? (Nguồn: Pixabay)
Huawei tích trữ chip Mỹ
Ngày 28/5, tờ Nikkei dẫn lời một số nguồn tin cho biết Huawei đă bắt đầu tích trữ các chip chủ chốt của Mỹ kể từ khi giám đốc tài chính của họ là Mạnh Văn Châu bị bắt ở Canada vào cuối năm 2018, hiện tại số hàng tích trữ này có thể đủ dùng cho một năm rưỡi đến hai năm. Những sản phẩm mà Huawei chủ yếu dự trữ là bộ xử lư trung tâm (CPU) của Intel, máy chủ và chip lập tŕnh của Xilinx sản xuất tại Mỹ, là những bộ phận quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực của Huawei.
Thông tin dẫn ư kiến chuyên gia phân tích cho biết, v́ những hạn chế mới của Mỹ nên có thể hăng chế tạo chất bán dẫn TSMC của Đài Loan không thể cung cấp sản phẩm cho hăng chip của Huawei là HiSilicon, nhưng nếu Huawei chỉ dựa vào chip đă được dự trữ trước đó th́ hệ quả là có thể làm tổn hại khả năng cạnh tranh của công ty. Theo thông tin, đối với các chip lập tŕnh do Xilinx cung cấp, rất khó để Huawei có thể t́m được nhà cung ứng bên ngoài nước Mỹ đủ sức cạnh tranh với họ trên thị trường, c̣n HiSilicon của Huawei hiện không thể thiết kế được chip có thể sánh được chip của Xilinx.
Với việc Mỹ phong tỏa Huawei, gây nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng chip của hăng này, tờ Nikkei dẫn lời các nguồn tin cho biết Huawei có kế hoạch mua lượng lớn chip của MediaTek, đơn đặt hàng sẽ tăng gấp ba năm trước. Về điều này có quan điểm được cộng đồng mạng xă hội Trung Quốc Đại Lục chất vấn: “Tại sao lại cần MediaTek trong khi đă có Kirin của riêng ḿnh?” “Chi phí nghiên cứu phát triển đă chi hàng trăm tỷ mỗi năm chạy đi đâu?”
Trong 10 năm tới Bắc Kinh sẽ tự chủ về chip?
Nghi ngờ của cư dân mạng không phải là không có lư. Một số nguồn tin truyền thông cho biết về khoa học công nghệ chip hiện nay Trung Quốc c̣n kém xa với tŕnh độ công nghệ tiên tiến quốc tế.
Tạp chí Phố Wall (WSJ) đă chỉ ra rằng mặc dù công ty thiết kế đĩa bán dẫn (wafer) HiSilicon của Huawei đang thiết kế và cung cấp một số lượng lớn wafer cho Huawei. Tuy nhiên, HiSilicon chỉ là một công ty thiết kế bán dẫn, không có nhà máy sản xuất riêng, họ phải dựa vào các công ty khác như TSMC để sản xuất wafer.
Ngoài ra, có phân tích từ truyền thông Hồng Kông chỉ ra rằng SMIC hiện là công ty chip công nghệ tiên tiến nhất ở Trung Quốc, nhưng tŕnh độ công nghệ của họ so với công ty công nghệ hàng đầu TSMC có khoảng cách xa ít nhất hai thế hệ. Công nghệ của TSMC có thể đáp ứng các chip 16 nanomet, 12 nanomet, 7 nanomet và 5 nanomet theo yêu cầu của điện thoại di động Huawei; trong khi SMIC chỉ có thể cung cấp chip 16 nanomet và 12 nanomet, có nghĩa là công nghệ này hiện không thể cung ứng chip cao cấp sử dụng cho điện thoại di động Huawei.
Không chỉ ở cấp độ kỹ thuật, năng lực sản xuất linh kiện công nghệ cao cũng bị thế giới bên ngoài nghi ngờ.
Theo Liberty Times Đài Loan dẫn dự đoán của Viện nghiên cứu IC Insights cho biết, tỷ lệ tự sản xuất chip của Trung Quốc trong 5 năm nữa sẽ chỉ đạt 20%, và lĩnh vực chip của Trung Quốc cũng khó phát triển thành lợi thế cạnh tranh và tự cung tự cấp trong ṿng 10 năm tới. IC Insights chỉ ra rằng tỷ lệ tự sản xuất chip của Trung Quốc vào năm 2019 là khoảng 15,7%, tăng nhẹ so với 5 năm trước đạt được 15,1%, ước tính đến năm 2024 tỷ lệ tự sản xuất chip của Trung Quốc có thể đạt 20,7%.
Ngoài ra IC Insights cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh không chỉ phải đối mặt nhu cầu cấp bách về kỹ thuật trong các lĩnh vực tương tự như mạch tích hợp tín hiệu hỗn hợp, vi xử lư và chip logic đặc biệt; họ cũng rất thiếu nhà sản xuất các thành phần như vậy; v́ lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Bắc Kinh ngày càng khó khăn hơn trong việc mua thiết bị bán dẫn tiên tiến, những vấn đề này sẽ cản trở sự phát triển tự chủ về chip của họ.
Triệu Hiểu Đồng
Thất nghiệp tại Trung Quốc tổn thất chưa từng có kể từ năm 2002
Bạo động tại Mỹ: Cơ hội tốt để truyền thông Trung Quốc lên án Washington
Biểu t́nh trên toàn nước Mỹ phản đối bạo lực cảnh sát, tiếp theo cái chết của George Floyd, một người da đen ở Minneapolis. Trong ảnh, tuần hành tại Raleigh, North Carolina, ngày 30/05/2020. REUTERS - JONATHAN DRAKE
Trọng Thành
Phong trào phản kháng bùng lên tại Mỹ, sau cái chết của một người da đen, nạn nhân của cảnh sát, được theo dơi rất sát tại Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, các cuộc biểu t́nh phản kháng tại Mỹ là một cơ hội tốt cho chính quyền Trung Quốc lên án đối thủ.
Hiện tại, Bắc Kinh chưa có tuyên bố chính thức, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc, từ hai ngày hôm nay, đưa tin dồn dập về các bạo động tại Mỹ. Thông tín viên Angélique Forget tường tŕnh từ Thượng Hải :
« Trên Đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc, các cuộc biểu t́nh tại Mỹ được đưa tin rộng răi, với nhiều phân tích và các diễn biến được theo dơi trực tiếp. Kênh truyền h́nh nhà nước Trung Quốc nói đến sự đối kháng chủng tộc, mô tả các thành phố, nơi người dân tập hợp biểu t́nh, như là ‘‘các khu vực có chiến tranh’’. Theo một nhà báo, nhân quyền theo kiểu Mỹ chỉ là đạo đức giả. Trên báo viết, cũng cùng một giọng công kích.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của phe cứng rắn trong đảng Cộng Sản Trung Quốc, đă so sánh các diễn biến nói trên với biểu t́nh ở Hồng Kông. Hồi tháng 9 năm ngoái, tổng thống Mỹ Donald Trump đă ra luật để ủng hộ phong trào phản kháng. Đối với tờ báo này, Washington tốt hơn hết là hăy tập trung vào t́nh h́nh tại Minnesota và các tầng lớp dân nghèo tại Mỹ.
Về phần ḿnh, Tân Hoa Xă, trên mạng Twitter, đă truyền đi một tấm h́nh về bạo động tại Mỹ, với hàng tít : ‘‘H́nh ảnh đẹp’’, để nhại lại một câu mà chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi hồi năm ngoái, đă dành để nói về các cuộc biểu t́nh tại Hồng Kông ».
Trừng phạt Hồng Kông: Báo chí Trung Quốc và chính quyền đặc khu đả kích TT Mỹ
Một cuộc biều t́nh đ̣i dân chủ tại Hồng Kông, ngày 27/05/2020. AFP - ANTHONY WALLACE
Trọng Nghĩa
Truyền thông nhà nước Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông vào hôm nay, 31/05/2020, đă lớn tiếng đả kích tổng thống Mỹ, sau khi ông Donald Trump tuyên bố chấm dứt chính sách ưu đăi dành cho Hồng Kông, nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với đặc khu hành chánh này.
Theo báo chí Trung Quốc ra ngày hôm nay, việc băi bỏ chế độ ưu đăi đối với Hồng Kông sẽ có hại cho Washington hơn là cho Bắc Kinh. Một bài xă luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cho rằng “Cây gậy về các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ đang vung lên sẽ không khiến Hồng Kông sợ hăi và sẽ không hạ bệ được Trung Quốc”. Tác giả bài xă luận sử dụng bút hiệu Trung Thanh (Zhong Sheng), có nghĩa là “tiếng nói của Trung Quốc”, thường được dùng khi tờ báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra lập trường về đối ngoại.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng khẳng định “Trung Quốc đă chuẩn bị đối phó với t́nh huống xấu nhất”.
Tại Hồng Kông, một phát ngôn viên chính quyền đặc khu đă lấy làm tiếc về việc mà họ cho là Mỹ tiếp tục “bôi nhọ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp” của Hồng Kông để bảo đảm an ninh.
Theo hăng tin Anh Reuters, như để cho thấy quyết tâm hành động của ngành ngoại giao Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ đă thông báo sẽ cho bán một trong những tài sản chính của Mỹ tại Hồng Kông, một khu dinh thự cao cấp trị giá tới 5 tỷ đô la Hồng Kông (650 triệu đô la).
Theo phát ngôn của lănh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông, quyết định này nằm trong khuôn khổ một chương tŕnh toàn cầu, nhằm củng cố sự hiện diện của chính phủ Hoa Kỳ tại Hồng Kông, thông qua việc tái đầu tư vào các lănh vực khác.
Riêng phong trào đ̣i dân chủ cho Hồng Kông cho biết là họ đang chống lại việc Bắc Kinh bóp nghẹt tự do và quyền tự trị của Hồng Kông bất chấp lời hứa trong thỏa thuận nhận lại vùng lănh thổ này vào năm 1997. Nhiều cuộc biểu t́nh được dự kiến vào những tuần lễ tới đây.
Hong Kong đối diện với ‘bờ vực thẳm’ trước sự kiểm soát của ĐCS Trung Quốc
B́nh luậnDu Miên • 09:35, 01/06/20• 94 lượt xem
Những người ủng hộ dân chủ xô xát với cảnh sát chống bạo động tại một cuộc biểu t́nh ở quận Causeway Bay, Hong Kong, vào ngày 27/5/2020. (Anthony Kwan / Getty Images)
Các nhà hoạt động và chuyên gia về nhân quyền cho biết, động thái mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong sẽ khiến thành phố này mất đi quyền tự trị và nền tự do dân chủ. Họ cảnh báo rằng nếu không có thế lực nào ngăn lại, chính quyền Bắc Kinh sẽ càng “được đà lấn tới” và có những hành động mạnh mẽ hơn để đặt Hong Kong dưới tầm kiểm soát của ḿnh.
Tuần trước, ĐCSTQ thông báo rằng họ sẽ thông qua luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, bỏ qua cơ quan lập pháp của đặc khu này. Quyết định này đă thu hút sự lên án của quốc tế, đồng thời kích động các nhóm biểu t́nh hoạt động rầm rộ tại đặc khu này, với kế hoạch thực hiện thêm nhiều cuộc biểu t́nh trong nhiều tuần tới.
Sau động thái của Bắc Kinh, vào ngày 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hong Kong không c̣n là “đặc khu tự trị” độc lập khỏi Trung Quốc đại lục, khiến ‘vị thế đặc biệt’ của Hong Kong trong các giao dịch thương mại kinh tế với Hoa Kỳ lâm nguy.
Ngày 29/5 (rạng sáng 30/5 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump tuyên bố một loạt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc liên quan đến luật an ninh quốc gia áp đặt lên Hong Kong. Biện pháp đầu tiên Tổng thống Trump đưa ra là chấm dứt quy chế đặc biệt dành cho Đặc khu hành chính Hong Kong.
Các nhà phê b́nh lo ngại rằng khi Luật an ninh quốc gia này được áp dụng tại Hong Kong, với các điều khoản cấm các hoạt động “ly khai, lật đổ và hoạt động khủng bố”, ĐCSTQ sẽ sử dụng nó như một công cụ phục vụ việc đàn áp và áp bức những “phần tử” mà chính quyền này cho là có ư kiến bất đồng với ḿnh. Các nhà hoạt động dân chủ địa phương và các nhà lập pháp lưu ư rằng luật an ninh quốc gia thường được sử dụng để truy tố và tống giam những người bất đồng chính kiến ở đại lục.
Luật này cũng đồng thời mở ra “cơ hội” cho các cơ quan an ninh của ĐCSTQ thiết lập các cơ sở và hoạt động tại Hong Kong.
Trao đổi với The Epoch Times, ông Thor Halvorssen, giám đốc điều hành của Tổ chức Nhân quyền phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington cho biết: “Hong Kong sẽ tràn ngập các đặc vụ của chính phủ Trung Quốc, và những người bị buộc tội vi phạm luật an ninh quốc gia có thể sẽ không thể tự bảo vệ ḿnh tại một ṭa án công bằng”.
Bức ảnh chụp từ trên không này được chụp vào ngày 23/10/2018 cho thấy các ṭa nhà thương mại và dân cư ở Hong Kong vào ban đêm. (Dale de la Rey / AFP qua Getty Images)
Kế hoạch của ĐCSTQ
Theo ông Wilson Leung từ Tập đoàn Luật sư Tiến bộ có trụ sở tại Hong Kong, hành động của chính quyền Bắc Kinh không hoàn toàn gây bất ngờ.
Trao đổi với The Epoch Times, ông Leung nói: “Kế hoạch của Bắc Kinh luôn luôn nhằm nắm quyền kiểm soát tuyệt đối đối với những nơi họ cho là khu vực thuộc về ḿnh. Họ coi Hong Kong là lănh thổ chính đáng của ḿnh, và không ai khác có thể lên tiếng [phản đối], kể cả người Hong Kong”.
Trước đó, một nỗ lực tương tự của Bắc Kinh để hợp pháp hóa một dự luật chống lật đổ chính quyền đương thời được ghi nhận lần cuối vào năm 2003, đă bị hủy bỏ sau khi nửa triệu người Hong Kong đă xuống đường biểu t́nh.
Ông Halvorssen cho biết hành động của ĐCSTQ là một nỗ lực nhằm chuyển sự chú ư ra khỏi những sai lầm của chính quyền này trong việc xử lư sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán và các vấn đề nội bộ khác.
“Bắc Kinh đang cư xử như một kẻ bắt nạt và làm vậy như để nói với cộng đồng quốc tế rằng ‘Chúng tôi không c̣n quan tâm nữa’”, ông Halvorssen nói.
Trong khi đó, ĐCSTQ đă “mất kiên nhẫn” với các “quân tốt” thân Bắc Kinh ở Hong Kong, v́ sau nhiều năm tŕ hoăn chính quyền Hong Kong vẫn thất bại trong việc ban hành Điều 23 - một dự luật chống các âm mưu lật đổ. ĐCSTQ đồng thời cũng không hài ḷng khi chứng kiến sự thành công của cuộc biểu t́nh năm ngoái ở Hong Kong để chống lại dự luật dẫn độ; và cả việc phía ủng hộ dân chủ đă chiến thắng trong cuộc bầu cử quận, theo ông Halvorssen.
Ông cho biết: “Người dân Hong Kong đang rầm rộ lên tiếng rằng họ muốn được tự chủ. Chính phủ Trung Quốc kết luận rằng họ phải chính tay xử lư vấn đề này thay v́ chờ đợi các đồng minh của họ ở Hong Kong thực hiện việc lập pháp”, ám chỉ Luật An ninh Quốc gia.
Cảnh sát chống bạo động bắt giữ những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ trong một cuộc biểu t́nh ở quận Causeway Bay vào ngày 27/5/2020 tại Hồng Kông, Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang cho biết hôm thứ Sáu trong Đại hội Nhân dân Quốc gia rằng Bắc Kinh sẽ thiết lập một hệ thống pháp lư và cơ chế thực thi hợp lư để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. (Ảnh của Anthony Kwan / Getty Images)
Ngày 27/5, hàng ngàn người Hong Kong đă cùng xuống đường để phản đối Luật an ninh quốc gia do ĐCSTQ áp đặt và một dự luật gây tranh căi khác sẽ h́nh sự hóa việc không tôn trọng quốc ca của Trung Quốc. Tính đến 6h chiều theo giờ địa phương, cảnh sát đă bắt giữ ít nhất 300 người.
Trong cuộc biểu t́nh ở Causeway Bay, Mục sư Chan nói với The Epoch Times rằng: “[Cán của] con dao này đang nằm trong tay của chính quyền [ĐCSTQ]. Bất cứ lúc nào họ cũng sẽ đâm vào cổ chúng tôi”.
Vấn đề cốt lơi
Theo ông Alan Leong, là một luật sư và là nhà lănh đạo của đảng ủng hộ Dân chủ tại Hong Kong, phần “lơi” quan trọng của vấn đề là cần tách rời các hệ thống pháp lư của Đại lục và Hong Kong.
Trong khi hệ thống pháp luật của Hong Kong tuân thủ luật pháp, th́ ṭa án đại lục phục vụ để cải thiện quyền lực cai trị của ĐCSTQ, ông Leong nói với The Epoch Times.
Vào ngày 25/5, Hiệp hội luật sư Hong Kong đă ban hành một tuyên bố (pdf) nhấn mạnh vào “một số điều khoản đáng lo ngại và có vấn đề” về phạm vi pháp luật trong điều luật an ninh quốc gia này. Tuyên bố này đưa ra luận cứ rằng, Luật cơ bản - bản tiểu Hiến pháp của Hong Kong, đă trao cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC) quyền ban hành luật chỉ trong các vấn đề liên quan đến “quốc pḥng và đối ngoại cũng như các vấn đề khác nằm ngoài giới hạn quyền tự trị” của Hong Kong, mà không phải an ninh quốc gia.
Ông Leong khẳng định: “Đề xuất [luật an ninh quốc gia Hong Kong] hiện tại... đă thực sự vi phạm mọi quy định của các thỏa thuận ban đầu”.
Maggie Chan, một đại biểu Hong Kong tại NPC - cơ quan lập pháp “bù nh́n” trực thuộc ĐCSTQ, đă đề nghị thành lập một ṭa án an ninh quốc gia trong đặc khu này. Đây sẽ là nơi các vụ án chỉ có thể được xét xử bởi các thẩm phán Trung Quốc.
“Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và [nó] đang đưa một yếu tố bên ngoài vào hệ thống tư pháp của Hong Kong”, ông Leong nói.
Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một nhóm người trong cuộc biểu t́nh ở quận Causeway Bay của Hong Kong vào ngày 27/5/2020, khi các cơ quan lập pháp của thành phố tranh luận về một đạo luật cấm xúc phạm quốc ca Trung Quốc. (Isaac Lawrence / AFP qua Getty Images)
Chen Daoxiang, chỉ huy đồn trú quân đội Trung Quốc tại Hong Kong, thông qua truyền h́nh Trung Quốc đă đưa ra lời cảnh báo rằng quân đội Trung Quốc đă sẵn sàng cho việc “bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Vào ngày 26/5, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga cố gắng đảm bảo với người dân Hong Kong vào ngày 26/5 rằng đạo luật này sẽ chỉ nhắm vào “một số ít người” liên quan đến khủng bố hoặc âm mưu lật đổ chính quyền. Tuy vậy, ông Wilson Leung từ Nhóm Luật sư Tiến bộ của Hong Kong nói rằng những tuyên bố đó là “hoàn toàn sai lầm” và “thuần túy để tuyên truyền”.
Ông Leung cho biết, khi các nhân viên an ninh đại lục đến để thi hành quyết định của Bắc Kinh, Hong Kong sẽ sớm thấy “các vụ giam giữ kiểu đại lục với tất cả các hành vi lạm dụng mà chúng ta đă thấy trên đại lục”, ám chỉ đến cuộc đàn áp liên tục đối với nhóm học viên Pháp Luân Công và việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở các trại tập trung Tân Cương.
“Đó là bản chất tự nhiên của chế độ độc tài khi nói rằng: ‘Ôi, đừng lo lắng về những điều luật khủng bố hoặc luật an ninh quốc gia. Nếu bạn không có ǵ sai, chúng tôi sẽ không nhắm bạn làm mục tiêu’. Nhưng nếu bạn thấy những ǵ đă xảy ra ở Trung Quốc, th́ nó thực sự hoàn toàn ngược lại”.
Chi phí kinh tế
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Law Ka-chung, một trợ lư giáo sư tại khoa kinh tế của Đại học Thành phố Hong Kong nói rằng, ĐCSTQ đang phạm phải một “sai lầm lớn” khi gây nguy hiểm cho vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hong Kong.
Sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với các luật lệ và quyền tự chủ của Hong Kong so với đại lục đă ở mức thấp kỷ lục sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng do dự luật dẫn độ hồi năm ngoái. Và ở hiện tại, nó có thể sẽ tiếp tục theo quỹ đạo đi xuống sâu hơn nữa, luật sư Ka-chung nói.
Vị luật sư này suy đoán rằng có thể ĐCSTQ sẽ không áp đặt luật an ninh một cách nghiêm khắc ngay lập tức, v́ đây là một động thái sẽ tạo ra một cú sốc bất ngờ có thể dẫn đến sự sụp đổ đối với nền kinh tế của Hong Kong. Nhưng dần dần các điều khoản hà khắc của Trung Quốc sẽ được phơi bày theo đường dài.
Ông Law cũng dự đoán việc di cư khỏi Hong Kong theo quy mô lớn có thể sẽ nổ ra, tương tự như khi đặc khu này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Ông Law nhận định rằng đạo luật này có thể sẽ mang lại sự bất ổn và gia tăng khoảng cách xă hội về lâu dài, khi tăng trưởng kinh tế của Hong Kong gắn kết hơn với đại lục: Người đại lục có thể thống trị các vị trí cấp cao trong các công ty, trong khi sự tham gia của các nhân tố nước ngoài vào các ngành có giá trị cao như kế toán, bảo hiểm và môi giới, có thể sẽ quy hẹp lại đáng kể.
Người biểu t́nh ở Hong Kong biểu t́nh phản đối luật an ninh quốc gia của Trung Quốc tại quận Mongkok ở Hong Kong, vào ngày 27/5/2020. (Billy H.C. Kwok / Getty Images)
Với thông báo của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo, danh hiệu “thành phố quốc tế” gắn liền với bản sắc riêng biệt của Hong Kong so với Trung Quốc Đại lục đang bị đe dọa.
Trước đây, theo luật của Hoa Kỳ, Hong Kong có các đặc quyền đặc biệt bao gồm trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và nhập cư.
Thành phố này cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ về rượu vang, thịt ḅ và các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Samuel Chu, người sáng lập và là giám đốc điều hành của nhóm vận động chính sách của Hội đồng Dân chủ Hong Kong có trụ sở tại Washington, khẳng định: “Một khi [luật] này thực sự đi theo đường lối mà ĐCSTQ đang đe dọa sẽ thực thi, nó sẽ kích động và di dời rất nhiều cộng đồng doanh nghiệp đă được cảnh báo vào thời điểm này. Một khi thực sự gây kinh động cho cộng đồng doanh nghiệp, bạn sẽ thấy được khoản chi phí để thực hiện các động thái nhằm bảo vệ bản thân họ về lâu dài”.
Phần lớn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc được chuyển thông qua Hong Kong. Sẽ không dễ dàng để ĐCSTQ t́m được một sự thay thế khi vị thế của Hong Kong đang đi xuống như hiện nay. Ông Law nói, kể từ đầu những năm 2000 “Bắc Kinh từ lâu đă có chương tŕnh xây dựng Thượng Hải. Tuy nhiên, sau 10 đến 20 năm, họ vẫn không thể khiến Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính quốc tế”.
Ông Leung khẳng định, kết cục của Hong Kong trong tương lai sẽ gây ra những hệ quả nhất định đối với thế giới.
Ông nhấn mạnh: “Hong Kong thực sự đang đi đầu trong cuộc đấu tranh giữa thế giới tự do và thế giới độc tài. Nếu Hong Kong sụp đổ, th́ bạn có thể chắc chắn rằng tiếp theo sẽ là Đài Loan… và rồi rất sớm thôi, bạn sẽ thấy nó [sức ảnh hưởng của ĐCSTQ] lan rộng khắp thế giới”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Bộ phim: "Móng Vuốt Của Rồng Đỏ" - Tiết lộ mối quan hệ giữa Huawei và ĐCS Trung Quốc
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks