Bắc Kinh và kinh tế : Hai thách thức lớn cho nhiệm kỳ hai của tổng thống Thái Anh Văn
Bà Thái Anh Văn (giữa) cùng nội các tới lễ nhậm chức chính thức tổng thống Đài Loan, tại Đài Bắc ngày 20/05/2020. VIA REUTERS - TAIWAN PRESIDENTIAL OFFICE
Minh Anh
Ngày 20/05/2020, bà Thái Anh Văn chính thức nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan. Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong sắp tới sẽ ra sao ? Làm thế nào vực dậy kinh tế đất nước sau dịch bệnh ? Theo giới quan sát, đây sẽ là hai thách thức chính cho nữ tổng thống Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn kết thúc nhiệm kỳ đầu tổng thống với một bảng thành tích đáng khích lệ. Ở trong nước, bà cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cải thiện hệ thống an sinh xă hội. Trong đối ngoại, h́nh ảnh của Đài Loan trên thế giới không ngừng mở rộng và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ.
Thế nhưng khi tuyên bố « Ḥa b́nh, B́nh đẳng, Dân chủ và Đối thoại » nhưng không chấp nhận nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » trong lễ nhậm chức, những lời lẽ kiên định này cho thấy rơ một lần nữa Thái Anh Văn vẫn tiếp tục thách thức chính quyền Trung Quốc. Tương lai quan hệ Trung – Đài có lẽ sẽ không sáng sủa ǵ hơn so với bốn năm nhiệm kỳ đầu tiên.
Theo một số nhà quan sát, Đài Bắc sẽ tiếp tục đương đầu với Bắc Kinh và t́m cách mở rộng ảnh hưởng ngoại giao của đảo bằng cách dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, với « Sáng Kiến Bảo Vệ Đồng Minh » ( Đạo luật về Đài Loan - Taipei Act) mà Washington ban hành vào tháng Ba năm nay là một ví dụ điển h́nh.
Việc thông qua văn bản này phản ảnh phần nào ư định của Mỹ ủng hộ Đài Loan gia nhập tất cả các định chế quốc tế nào mà không đ̣i hỏi phải có tư cách quốc gia và cấp quy chế quan sát viên cho ḥn đảo trong những cơ chế quốc tế thích hợp.
Chính sách này ít nhiều được thấy rơ trong những nỗ lực gần đây của chính quyền Thái Anh Văn trong việc vận động thế giới để phục hồi quy chế quan sát viên của Đài Loan tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Những hoạt động ngoại giao này của Đài Bắc đă khiến Bắc Kinh nổi đóa, cáo buộc Đài Loan lợi dụng dịch bệnh để tuyên bố độc lập.
Nhưng Đài Loan cũng ư thức được rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan cũng có những hạn chế do bối cảnh địa chính trị quốc tế. Mỹ ủng hộ và kêu gọi quốc tế là một chuyện, nhưng các nước khác có nghe theo và đồng t́nh hay không c̣n là một chuyện khác.
Washington có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, nhưng cũng duy tŕ các mối liên hệ không chính thức với Đài Loan và cung cấp vũ khí cho ḥn đảo tự trị này. Số đồng minh của Đài Loan cũng rơi rụng dần chỉ c̣n 15 nước trước các sức ép tài chính và ngoại giao của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo quan sát của ông Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên Cứu Chiến Lược tại đại học Tamkang ở Đài Bắc được South China Morning Post trích dẫn, tổng thống Đài Loan không hề muốn tiếp tục chính sách xích lại gần Trung Quốc của Quốc Dân đảng và cũng không muốn có quan hệ công khai hơn với Hoa Kỳ. Mối bận tâm chính của bà Thái Anh Văn là làm thế nào xây dựng một ư chí độc lập ở người dân, đặc biệt là giới trẻ nhằm thúc đẩy họ từ bỏ ư định hợp nhất với Hoa Lục.
Cuối cùng, ngoài vấn đề mối quan hệ giữa hai bờ eo biển, bà Thái Anh Văn c̣n phải đối mặt với một thách thức khác cũng không nhỏ : Khôi phục lại kinh tế đất nước đă bị dịch bệnh Covid-19 đánh gục.
Mức tăng trưởng trong quư I năm 2020 là 1,54%, tuy là mức cao nhất trong bốn con hổ châu Á – Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông, mức đây lại là mức tăng trưởng thấp nhất trong ṿng bốn năm gần đây. Thất nghiệp ở giới trẻ - thành phần cử tri ủng hộ bà Thái Anh Văn đông đảo nhất – sẽ phải ở mức kỷ lục 12%, một tỷ lệ tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Bookmarks