Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 40 of 40

Thread: LỊCH SỬ - VIỆT NAM

  1. #31
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Đại chiến Việt Xiêm (1705-1845) - Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam
    Minh Bảo • 19:30, 12/05/20• 196 lượt xem


    Nguyễn Hữu Cảnh kinh lư miền Nam, khiến lănh thổ nước nhà mở rộng chưa từng thấy. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Miền Nam hai tiếng thân thương là địa danh chỉ phần đất màu mỡ, trù phú nhất của Tổ quốc. So với niên đại hàng mấy ngh́n năm của miền Bắc th́ miền Nam c̣n rất trẻ trung - khi mới có hơn 300 năm tuổi đời. Lịch sử miền Nam chủ yếu gắn liền với chế độ phong kiến cuối cùng của nước ta, nhà Nguyễn…

    Đây chính là triều đại có công lớn nhất trong việc khai phá, mở rộng lănh thổ Việt Nam trong suốt mấy trăm năm. Nhưng v́ họ thất bại trước cuộc chiến tranh xâm lược của người Pháp vào thế kỷ 19 mà cho đến nay đa phần người Việt vẫn có cái nh́n khá thành kiến với triều đại phong kiến này. Tuy nhiên, lịch sử vẫn ghi nhận công lao của Nhà Nguyễn với một quá tŕnh mở cơi và bảo vệ quốc gia thành công suốt hơn một thế kỷ, mà chiến tích huy hoàng nhất chính là cuộc chiến 5 lần chống lại đế quốc Xiêm La trong suốt 140 năm (1705-1845), dài hơn bất kỳ cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nào trong lịch sử dân tộc.

    Phần 1: Chiến tranh Việt Xiêm lần 1 (1705)

    Thành hầu kinh lư đất Phiên An; Quân Xiêm đại bại trận Sầm Khê

    Nước Quảng Nam hùng mạnh
    Kể từ khi Tiên chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, đến thời vị Chúa thứ 6 là Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, th́ Nam Hà (lúc đó c̣n gọi là nước Quảng Nam) đă trở thành một thế lực cường thịnh trong khu vực. Bấy giờ, phía Nam nước ta lănh thổ được mở mang đến tận biên giới Chân Lạp. Trong nước việc nội trị, vơ bị, giáo dục được phát triển khá mạnh. Đến nỗi năm 1702, khi sứ Nam Hà sang cầu phong, triều thần nhà Thanh từng nhận xét rằng: “Nước Quảng Nam hùng trị một phương, Chiêm Thành, Chân Lạp đều bị thôn tính, sau tất sẽ lớn. Tuy nhiên nước An Nam c̣n có nhà Lê ở đó, chưa thể phong riêng được”.

    Năm Mậu Dần 1698, lănh thổ Nam Hà đă vươn lên một bước rất dài trên bản đồ Đại Việt.

    Sử chép:
    “Năm Mậu Dần (1698) mùa xuân, chúa sai Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược Chân Lạp, lấy đất Đồng Phố, đặt làm phủ Gia Định phân chia đất ấy, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài G̣n làm huyện Tân B́nh, dựng doanh Phiên Trấn. Mở đất ngh́n dặm, dân được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính trở vào nam cho ở đất ấy. Đặt xă, thôn, phường ấp, khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ đinh. Đến lúc về, Hữu Cảnh lại lĩnh trấn như cũ”.


    Bản đồ Nam Kỳ với các địa danh giữa thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia)
    Binh uy b́nh Chân Lạp
    Lẽ dĩ nhiên là vương quốc Chân Lạp sẽ không thần phục dễ dàng, và vùng đất mới sẽ luôn phải tổn hao xương máu mới giữ vững được. Nhưng may là chúng ta có tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh, một vị tướng giỏi nên đă nhanh chóng dẹp yên biên cảnh. Sử chép:
    “Kỷ măo, năm thứ 8 (1699), mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Trần Thượng Xuyên đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên. Mùa đông, tháng 10, lại sai Nguyễn Hữu Kính (Tức Nguyễn Hữu Cảnh) làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lănh quân hai dinh B́nh Khang, Trấn Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi đánh.
    Tháng 2, Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê (Rạch Cá), sai người ḍ xét thực hư, chia đường tiến quân.
    Tháng 3, Thống binh Trần Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc thúc các quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. Nặc Yêm (con vua thứ hai của Nặc Nộn) ra hàng, Hữu Kính vào thành, vỗ yên dân chúng. Mùa hè, tháng 4, Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lư việc biên giới”.
    (Đại Nam Thực Lục tiền biên - quyển VII).

    [IMG]Tượng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong đ́nh B́nh Kính, xă Hiệp Ḥa, Biên Ḥa[/IMG]
    Tượng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong đ́nh B́nh Kính, xă Hiệp Ḥa, Biên Ḥa. (Ảnh: Wikipedia)
    Xiêm La bại trận Sầm Khê
    Chuyện phải đến đă đến, thế lực của Nam Hà vươn dài vào phương Nam rồi cũng sẽ đụng phải Xiêm La - hay c̣n gọi là đế quốc Ayutthaya, một lực lượng có thể nói là mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á khi đó. V́ để ngăn quân chúa Nguyễn ảnh hưởng đến Chân Lạp mà hai bên Việt Xiêm đă nổ ra trận chiến đầu tiên vào năm 1705 tại Sầm Khê. Sử chép:

    “Ất Dậu, năm thứ 14 [1705 - tức thời Lê Vĩnh Thịnh năm 1, Thanh Khang Hy năm 44], Sai Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân (con Nguyễn Cửu Dực) đánh Chân Lạp và đưa Nặc Yêm về nước. Yêm là con Nặc Nộn. Trước là Nặc Nộn chết, Nặc Thu phong Yêm làm chức Tham Đích Sá Giao Chùy, đem con gái gả cho. Sau Thu v́ tuổi già, truyền ngôi cho con là Nặc Thâm. Thâm ngờ Yêm có chí hướng khác, nổi binh đánh nhau, lại nhờ Xiêm La giúp. Yêm chạy sang Gia Định cầu cứu với triều đ́nh. Chúa bèn sai Vân lănh quân thủy bộ Gia Định tiến đánh Nặc Thâm. Vân đến Sầm Khê gặp quân Xiêm, đánh vỡ tan. Thâm cùng em là Nặc Tân chạy sang Xiêm. Nặc Yêm lại trở về thành La Bích. Bấy giờ Xá sai ty Phiên Trấn là Mai Công Hương làm tào vận tới sau, bị quân giặc chặn lại, lính vận tải sợ chạy. Hương bèn đục thủng thuyền làm đắm lương thực, rồi nhảy xuống sông chết. Giặc không được ǵ hết. Chúa nghe tin, sai phong Hương làm thần “Vị quốc tử nghĩa”, dựng đền để thờ. Chân Lạp dẹp xong, Vân nhân khẩn ruộng ở Cù Ao (thuộc tỉnh Định Tường), làm gương cho quân dân noi theo. Lại v́ giặc thường đến đất này quấy rối sau lưng quân ta, bèn đắp lũy dài để vững pḥng ngự.”
    (Đại Nam thực lục).

    Lời bàn:
    Nguyễn Hữu Cảnh kinh lư miền Nam, khiến lănh thổ nước nhà mở rộng chưa từng thấy. Các tướng lănh nhà Chúa c̣n dùng binh thần tốc mà vỗ yên Chân Lạp, đánh tan Xiêm La trong ṿng vài năm ngắn ngủi khiến cho biên cương được yên b́nh. Công lao của quân dân và ư chí sáng suốt của nhà Chúa quả đáng phục thay, nhờ đó mà hàng triệu con dân Việt có thêm nơi để mà sinh sống lập nghiệp, nước ta cũng có cơ trở nên cường thịnh. Nhưng vẫn c̣n đó kẻ địch mạnh dẫu thua nhưng lúc nào cũng lăm le t́m cơ phục hận. Chiến thắng Sầm Khê chỉ là khởi đầu cho chuỗi chiến công gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt để bảo vệ vùng biên cương mới của tổ quốc mà thôi, bánh xe lịch sử sẽ xoay vần ra sao, hăy chờ xem phần sau.

    (c̣n tiếp...)

    Minh Bảo

  2. #32
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Câu chuyện phong thủy của nhà họ Quách thời Lê Sơ
    Trần Hưng•Thứ Tư, 13/05/2020 • 8.2k Lượt Xem
    Tổ tiên người Việt từ ngàn xưa luôn dạy con cháu rằng muốn thành công thì phải có đức. Ngay cả trong giới phong thủy chân chính, vốn có thể dựa vào địa lý hay long mạch mà cải mệnh, vẫn luôn lưu truyền câu nói: “tiên tích đức, hậu tầm long”. Có không ít câu chuyện được ghi chép lại là minh chứng cho điều này, trong đó phải kể đến chuyện hai anh em nhà họ Quách thời Lê sơ.

    “Tiên tích đức, hậu tầm long”
    Trong thời Lê Sơ ở xă Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái B́nh có một người họ Quách tính t́nh thật thà chất phác, không tranh căi với ai. Một lần khi cuốc đất, anh ta tìm thấy một đĩnh vàng. Vốn tin vào đạo lý của trời đất, nghĩ rằng số vàng này không phải của ḿnh nên không thể lấy được, nhưng không biết của ai, người họ Quách liền đem cất riêng ở một chỗ.

    Mấy tháng sau có một người từ phương Bắc đến chỗ khu đất ấy kêu khóc, người họ Quách đến hỏi th́ người khách đáp rằng tổ tiên có của để lại ở chỗ này. Người họ Quách bèn trả lại số vàng đă đào được.

    Người khách cảm tạ nói: “Tôi biết qua địa lư, ở đây có hai ngôi huyệt tốt: một ngôi đời đời kế tiếp làm công khanh; một ngôi đỗ Tiến sĩ một đời. Ông thích ngôi nào, tôi sẽ để giúp để báo ơn đức.”

    Người họ Quách thật thà nói rằng: “Nhà tôi nhiều đời nghèo túng, có đâu dám mong quá phận định, chỉ muốn con cháu một đời đỗ Tiến sĩ, công danh hiển hách, thế là đủ rồi.” Vị khách liền để đất giúp.

    Người họ Quách đó chính là ông nội của Quách Đình Bảo. Quách Đình Bảo là một vị danh thần tài đức của nhà Lê Sơ, thông minh nức tiếng sánh ngang Lương Thế Vinh thời bấy giờ. Em Quách Đình Bảo là Quách Hữu Nghiêm cũng là một vị quan tài hoa. Hai anh em ông thật sự ứng với câu nói: “…chỉ muốn con cháu một đời đỗ Tiến sĩ, công danh hiển hách, thế là đủ rồi.”

    Quách Đình Bảo và Lương Thế Vinh
    Vua Lê Thánh Tông xem trọng hiền sĩ, chú trọng khoa bảng. Khoa thi năm Quư Mùi 1463, sĩ tử các nơi nô nức dự thi.

    Trước kỳ thi Hội khoảng 3 tháng, Lương Thế Vinh nghe tiếng Quách Đ́nh Bảo từ lâu nên có ư định ghé thăm, đến hàng nước trước cổng làng ḍ hỏi th́ biết rằng Đ́nh Bảo đang đọc sách. Lương Thế Vinh nghĩ: “Kỳ thi gần đến nơi, hăy c̣n cố sức học, chỉ có tiếng hăo thôi, chắc là anh này trong bụng chẳng có uẩn súc ǵ cả”, liền quay trở về, không gặp Đ́nh Bảo.


    Lương Thế Vinh tìm gặp Quách Đình Bảo. (Tranh minh họa của họa sĩ Đức Ḥa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ư của tác giả)
    Lúc Đ́nh Bảo ra hàng nước th́ được nghe nói lại chuyện này, đoán biết người đó là Thế Vinh liền quyết định đến thăm. Thế nhưng khi đến nơi th́ Lương Thế Vinh không có nhà, khi hỏi th́ được biết Thế Vinh đang thả diều ngoài đồng cùng đám trẻ con. Đ́nh Bảo nghĩ: “Tài học người này, ta không thể theo kịp được”. Trở về nhà, ông cũng không dùi mài khổ sở nữa.


    Kỳ thi Hội năm đó Quách Đ́nh Bảo vượt qua Lương Thế Vinh và tất cả các sĩ tử khác, đứng đầu thi Hội tức Hội nguyên.

    Đến kỳ thi Đ́nh th́ Lương Thế Vinh lại đỗ đầu tức Trạng nguyên, Quách Đ́nh Bảo đỗ Thám hoa, người đỗ Bảng nhăn là Nguyễn Đức Trinh. Đây đều là những người hay chữ từ nhỏ, vua Lê Thánh Tông trực tiếp ra bài thi văn sách rất vui mừng v́ t́m được những nhân tài xuất chúng, bèn sai làm 3 lá cờ, mỗi người một lá, trong cờ thêu 4 câu sau:

    Trạng nguyên Lương Thế Vinh,
    Bảng nhăn Nguyễn Đức Trinh,
    Thám hoa Quách Đ́nh Bảo,
    Thiên hạ cộng tri danh.

    Truyền kỳ về khí phách của vị Trạng nguyên Tam nguyên đầu tiên trong sử Việt
    (Tranh minh họa: Bìa sách về Trạng nguyên, NXB Kim Đồng)
    Ba năm sau đến khoa thi năm 1466, em trai của Đ́nh Bảo là Quách Hữu Nghiêm dự thi và đỗ Hoàng Giáp.

    Điều thú vị là hai anh em họ Quách đảm nhận những chức vụ tương tự nhau. Quách Đ́nh Bảo làm đến Lễ, H́nh bộ, Thượng thư kiêm Đô ngự sử, th́ sau đấy người em là Hữu Nghiêm cũng nối gót đảm nhận chức vị ấy.

    Quách Hữu Nghiêm giữ chức Tả thị lang bộ lễ, năm 1484 được phong phó Đô ngự sử Ngự sử đài, năm 1500 được thăng Thái thường tự khanh. Năm 1502, ông được cử làm Chánh sứ đi sứ nhà Minh, rồi thăng làm Đô ngự sử.

    Vua sáng, tôi hiền, Giang Sơn cực thịnh
    Vua Lê Thánh Tông là vị Vua sáng suốt, anh minh, rời xa nịnh thần, quư trọng hiền tài giúp cho Đại Việt lên đến thời kỳ cực thịnh. Được làm quan trong môi trường ấy, hai anh em họ Quách cũng thi thố hết được tài năng của ḿnh. (Xem bài: Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”)

    Năm 1484, Lễ bộ Thượng thư Quách Đ́nh Bảo tâu với Vua nên dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm khuyến học t́m được hiền tài trong nước. Vua chuẩn tấu cho dựng bia tiến sĩ ghi lại họ tên, thứ bậc những người thi đậu cả những khoa thi các đời Vua trước.

    Năm 1494, vua Lê Thánh Tông lập ra hội Tao Đàn tập hợp 28 v́ sao sáng về thơ văn trong bầu trời Đại Việt (gọi là nhị thập bát tú) trong đó có cả Quách Đ́nh Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Lương Thế Vinh.


    (Tranh minh họa từ baophapluat.vn)
    Sự tài năng của hai anh em họ Quách khiến nhà Vua tin tưởng, luôn đem các ông theo bên ḿnh trong các trận chiến lớn. Trong cuộc tiến quân đánh Chiêm Thành, quân Đại Việt thắng lớn, Quách Hữu Nghiêm làm bài vịnh hào khí ba quân. Lúc đó ông t́nh cờ gặp người con gái tên Hồ Thị Thành, vốn là ḍng dơi Hoàng tộc, quốc sắc thi hương th́ đem ḷng yêu mến. Được Vua và anh của ḿnh vun vén, hai người đă nên duyên vợ chồng.

    Năm 1471 quân Đại Việt đánh vào kinh thành Chà Bàn bắt được vua Chiêm, khiến nạn Chiêm Thành quấy nhiễu Đại Việt không c̣n nữa. Quách Hữu Nghiêm được cho về quê vợ, không bao lâu sau th́ có được con trai đặt tên là Quách Quư Công, sau trở thành Anh Kiệt tướng quân và thành tổ chi họ Quách Hữu ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Anh Kiệt tướng quân sau này được cử làm thượng tướng, coi quân cẩm y vệ, luôn hầu giá bên vua.

    Lê Quý Đôn đánh giá Quách Hữu Nghiêm “là người phóng khoáng, có tài bàn luận”.




    Cuốn “Đại Việt lịch triều đăng khoa lục” ghi chép lại rằng khi Quách Hữu Nghiêm đi sứ sang nhà Minh. Một lần thấy trên sân rồng có ánh nắng chiếu qua do cái lọng bị thủng một lỗ, Vua Minh ra câu đối rằng:

    Ốc lậu nhật xuyên h́nh như kê noăn tam tam tứ tứ.

    Nghĩa là:

    Nhà thủng mặt trời xuyên qua, h́nh như trứng gà ba ba bốn bốn.

    Quách Hữu Nghiêm đối rằng:

    Giang trường phong lộng thế tự long lân điệp điệp trùng trùng.

    Nghĩa là:

    Sông lớn gió thổi giống như vẩy rồng trùng trùng điệp điệp.

    Vua Minh thấy ông đối rất chỉnh lại hùng khí lẫm liệt th́ hết lời khen ngợi.

    Quách Hữu Nghiêm cũng đă thể hiện tài thông minh, ứng đối mau lẹ qua các bài biểu, bài tâu đối trí, những lần được mời lên trên điện. Vì thế vua Minh ban cho ông áo đại hồng có thêu con dê thần và đám mây bằng kim tuyến xen chỉ tơ sống, chỉ gai. Đồng thời khi trở về, vua Minh cũng sai cấp cho đoàn sứ bộ một thuyền lớn.

    Vua Minh c̣n ban cho Hữu Nghiêm 4 chữ: “Tam Đại Di Tài”. Tam Đại là ư chỉ 3 triều đại lớn là Hạ, Thương, Chu. Ư vua Minh ví ông như những nhân tài tuấn tù thời 3 Triều đại này.

    Vua Minh tiễn đoàn sứ thần Đại Việt trở về nước rất trọng thể, kết quả chuyến đi rất tốt đẹp



    Đền Thái Phúc thờ hai anh em họ Quách. (Ảnh từ Wikipedia)
    Thời kỳ vua Lê Thánh Tông là thời kỳ thịnh trị, nhà Vua trọng người hiền tài, tránh xa kẻ xấu. Trong Triều đ́nh chỉ có “Vua sáng, tôi hiền”, quả là môi trường tốt để những bậc hiền thần như anh em họ Quách dốc ḷng phục vụ cho Giang Sơn Xă Tắc. Đại Việt lên đến thời kỳ toàn thịnh.

    Trần Hưng

    Tham khảo tư liệu từ “Kiến văn tiểu lục”, “Tam khôi bị lục”

  3. #33
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 2
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 15/05/20• 153 lượt xem


    Và đất Hà Tiên phải trải qua nhiều năm binh lửa tôi rèn nữa mới có thể nằm vững trong lănh thổ Đại Nam. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lư miền Nam, lănh thổ do chúa Nguyễn cai quản tiếp tục được mở rộng vào tới Thủy Chân Lạp (Nam Bộ hiện nay). Nhà chúa không ngừng gây ảnh hưởng sang vùng Lục Chân Lạp phía Tây nên phải xung đột với đế quốc Ayutthaya - nước láng giềng cận kề phía Tây Chân Lạp cũng đang muốn gây ảnh hưởng tại đây...

    Phần 2: Chiến tranh Việt Xiêm lần 2 (1718)
    Chân Lạp nhị vương tranh nhất quốc
    Quân Xiêm thừa dịp cướp Hà Tiên

    Chân Lạp nội loạn, quân ta vây La Bích
    Bản thân nước Chân Lạp cũng trong t́nh trạng loạn lạc v́ tranh chấp nội bộ. Từ năm 1700, chúa Nguyễn đưa một hoàng tử Chân Lạp là Nặc Yêm lên làm vua Chân Lạp (quản lư phần lănh thổ phía Đông). Một hoàng thân khác là Nặc Thu cũng xưng vương và quản lư phần phía Tây Chân Lạp. Hai thế lực liên tục gây chiến để t́m cách giành quyền quản lư toàn đất nước.

    Nặc Thâm con Nặc Thu vốn trẻ tuổi hiếu chiến, được hậu thuẫn của Xiêm La nên không chấp nhận chia quyền trị nước với Nặc Yêm, rốt cục đă chủ động gây chiến:
    “Tân Măo, năm thứ 20 [1711]. Mùa đông, tháng 10, Nặc Thâm nước Chân Lạp (con Nặc Thu) từ nước Xiêm về, cùng với ốc Nha Cao La Hâm mưu hại Nặc Yêm. Nặc Yêm sai người Ai Lao là Nặc Xuy Bồn Bột chạy báo hai dinh Trấn Biên, Phiên Trấn xin quân cứu viện. Phó tướng Nguyễn Cửu Vân và Tổng binh Trần Thượng Xuyên đem việc báo lên...
    Giáp Ngọ, năm thứ 23 [1714] Mùa đông, tháng 10, Nặc Thâm nước Chân Lạp cùng bầy tôi là Cao La Hâm dấy binh vây Nặc Yêm rất gấp. Nặc Yêm cầu Xuy Bồn Bột ứng tiếp. Xuy Bồn Bột chọn trong quân của ḿnh 2.000 người kéo về theo đường bộ. Bấy giờ số quân của Nặc Thâm có 4 vạn, mà số quân của Nặc Yêm và Xuy Bồn Bột không đầy 1 vạn, Nặc Yêm lo quân ít, phải cầu viện với hai dinh Phiên Trấn, Trấn Biên. Đô đốc Phiên Trấn là Trần Thượng Xuyên phát binh qua Sài G̣n, phó tướng Trấn Biên là Nguyễn Cửu Phú phát binh đóng ở Lôi Lạp, thủy quân th́ đóng ở Mỹ Tho, để làm thanh viện ở xa. Sai người đem việc báo lên. Chúa trả lời rằng: “Việc ở ngoài biên ải, ủy thác cả cho hai khanh, phải xét nên đánh hay nên giữ, sao cho yên nơi phiên phục”. Nhân sai Cai cơ Tả bộ dinh B́nh Khang là Nguyễn Cửu Triêm lănh 26 thuyền quân thủy bộ của dinh B́nh Khang để ứng tiếp, lấy quân 4 thuyền cơ Tả thủy dinh Quảng Nam để tiếp giữ dinh B́nh Khang. Lại sai chọn các dân thuộc Nội phủ ở dinh Trấn Biên để sung binh số và dụ rằng khi xong việc lại vẫn y lệ cũ.
    (Đại Nam thực lục).


    Nhân sai Cai cơ Tả bộ dinh B́nh Khang là Nguyễn Cửu Triêm lănh 26 thuyền quân thủy bộ của dinh B́nh Khang để ứng tiếp. (Ảnh: Shutterstock)
    Quân Nam Hà tinh nhuệ với ưu thế về binh lực và hỏa lực đă dễ dàng dập tắt cuộc phản loạn của các hoàng thân Chân Lạp:

    “Tháng 11, lấy Cai cơ Trương Văn Dực làm Chưởng cơ, Kư lục Chính dinh là Lê Quang Hiến làm Nha úy, Kư lục Quảng B́nh là Thanh Minh làm Kư lục Chính dinh. Tướng sĩ hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn cùng với Xuy Bồn Bột và Nặc Yêm hợp quân vây Nặc Thâm ở thành La Bích. Cao La Hâm đă trốn đi trước. Nặc Thu đưa thư xin chịu tội, nói v́ Nặc Thâm tin dùng nịnh thần Cao La Hâm mà thành anh em không ḥa, gây nên mối loạn. Nay xin lập vua mới lên giữ nước, để khỏi giết hại nhân dân.
    Ất Mùi năm thứ 24 [1715], mùa xuân, tháng giêng, Nặc Thâm nước Chân Lạp ở thành La Bích, ngày thêm cùng quẫn, bèn phóng lửa đốt nhà cửa trong thành, rồi ra cửa Nam trốn đi. Nặc Thu nghe tin cũng trốn. Trần Thượng Xuyên và Nguyễn Cửu Phú đốc quân vào thành, thu hết các đồ khí giới, ḍ xét biết Nặc Thu sợ không dám ra, xin nhường ngôi cho Nặc Yêm. Hai tướng đem sự trạng báo lên. Chúa sai phong Nặc Yêm (lại tên là Kiều Hoa) làm vua nước Chân Lạp… Lại thấy rằng Nặc Thâm và Cao La Hâm nhất thời trốn loạn, hoặc c̣n quấy rối, mật dụ cho Nặc Yêm an tập nhân dân để pḥng bị”..

    (Đại Nam thực lục).

    Giành ảnh hưởng, Xiêm La thừa cơ cướp Hà Tiên
    V́ quân nhà chúa Nguyễn đă trợ giúp cho Nặc Yêm lên ngôi, tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp với người Xiêm nên đế quốc Ayutthaya đă điều quân tấn công vào Hà Tiên để trả đũa. Thời điểm này Hà Tiên dưới quyền quản trị của Mạc Cửu. Sử chép:


    Tuy không phải người Việt, nhưng họ Mạc đă đóng góp công sức vô cùng lớn mở cơi và bảo vệ biên cương cùng với quân dân nhà Chúa. (Ảnh: NTD Việt Nam Tổng Hợp)
    “Mùa đông năm Ất Mùi (1715), vua Xiêm sai bọn Phi nhă Bồ Diệt đem 1500 quân đưa Thâm về Cao Miên xin giảng ḥa. Yêm không chịu, đem quân chống lại ở phủ Tầm Bôn.
    Mùa xuân năm Bính Thân (1716), bọn Bồ Diệt kéo nhau về Xiêm, Thâm xin vua Xiêm sai em của y là Tân (Tôn) về trước để chiêu tập binh 2 phủ Tầm Bôn và Vô Lật. Yêm ḍ biết bèn cùng với quân ta tiến đánh tên Tân ở phủ Vô Lật; vua Yêm bắn trúng vai của Tân. Tân chạy về núi Sư Sinh dưỡng bệnh.
    Mùa đông năm Đinh Dậu (1717), Phi nhă Chất Tri ở Xiêm đem 10.000 quân bộ đến đồn trú ở Tầm Bôn.
    Tháng 2 năm Mậu Tuất (1718), Phi nhă Cù Sa đem 5.000 thủy binh hợp đồng với quân Thâm cướp đường kéo xuống Hà Tiên cướp phá. Mạc Thống binh (Mạc Cửu) không địch nổi phải tạm xuống Lũng Kỳ, gặp khi có cơn gió lớn thổi mạnh, thuyền bè của quân Xiêm bị ch́m, người chết rất đông, Cù Sa bèn thu tàn quân trở về Xiêm La, chỉ c̣n Thâm th́ chạy đến chỗ binh thứ của Tân ở thủ phủ Bô Bô. Khi ấy một ḿnh Yêm chống với Thâm và lén sai sứ nạp lễ cống cho vua Xiêm. Quân của Chất Tri ở lâu mà không làm được ǵ, nhân đó mới đem bọn Thâm, Tân cùng về Xiêm La, từ đấy nơi biên cảnh mới yên tĩnh”...
    (Gia Định thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).


    Lời bàn:

    Lần này lănh thổ của nước ta mở rộng đến tận Hà Tiên hoàn toàn nhờ vào công khai phá và kinh doanh của nhà họ Mạc. Tuy không phải người Việt, nhưng họ Mạc đă đóng góp công sức vô cùng lớn mở cơi và bảo vệ biên cương cùng với quân dân nhà Chúa. Và đất Hà Tiên phải trải qua nhiều năm binh lửa tôi rèn nữa mới có thể nằm vững trong lănh thổ Đại Nam. Cục diện lịch sử tại dải đất phương Nam sẽ ra sao? Hăy chờ xem phần sau vậy.

    Minh Bảo

  4. #34
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Cuộc hải chiến giữa người Việt và người Tây phương vào thế kỷ 17
    Trần Hưng•Chủ Nhật, 17/05/2020 • 22.1k Lượt Xem
    Thế kỷ 16, người Tây phương với vũ khí hiện đại đă ḍm ngó và thôn tính các vùng đất ở phương Đông. Năm 1563 người Bồ Đào Nha xâm nhập Ma Cao, năm 1568 người Tây Ban Nha chiếm Philippines, người Hà Lan chiếm đảo Java.

    Vào thế kỷ 19, người Pháp xâm chiếm Đại Nam, mở đầu bằng trận đánh tại bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Nhiều người cho rằng đây là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Tây phương. Thế nhưng thực tế là hơn 200 năm trước, vào thế kỷ 17, người Tây phương đă có cuộc đụng độ với người Việt cả trên bộ lẫn trên biển…

    Bối cảnh
    Vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đă mở thương cảng sầm uất nổi tiếng thế giới lúc đó ở Hội An, rất nhiều thương gia phương Tây đến buôn bán tại đây. Đầu tiên là người Bồ Đào Nha với nhiều chuyến tàu mua bán.

    Đặc biệt, một người Bồ Đào Nha là Jean De La Croix đă giúp chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên mở ḷ đúc đại bác, giúp trang bị quân đội Đàng Trong thêm hùng mạnh, không chỉ đánh bại cuộc xâm lăng của chúa Trịnh mà c̣n giúp Cao Miên đánh bại quân Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay), mở đường cho cuộc di dân vào Nam.


    Bức vẽ Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (Vượt biển buôn bán với người Giao chỉ) do người Nhật ở Hội An là Chaya Shinroku vẽ.
    Người Hà Lan cũng muốn nhanh chóng có chân ở Đại Việt. Năm 1637, họ được chúa Nguyễn Đàng Trong cho mở hiệu buôn ở Hội An. Trong khi đó tại Đàng Ngoài họ được chúa Trịnh cho mở hiệu buôn ở Phố Hiến (Hưng Yên).

    Việc cạnh tranh giữa các thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan khiến họ quay sang dựa vào mối quan hệ với chính quyền bản địa nhằm chiếm lợi thế trong kinh doanh. Người Bồ Đào Nha có quan hệ tốt với chúa Nguyễn Đàng Trong nên t́m cách nhờ cậy chúa Nguyễn; các thương nhân Hà Lan th́ t́m cách gây ảnh hưởng đến chúa Trịnh với lời hứa giúp đỡ về vũ khí.

    Nửa đầu thế kỷ 17, hai chúa Trịnh – Nguyễn đua nhau tăng cường sức mạnh cho thủy quân. Chúa Trịnh bố trí 68 tàu chiến tại cửa sông Cả. Chúa Nguyễn cũng có cả trăm tàu chiến ở cửa sông Nhật Lệ.

    Chúa Trịnh đă 3 lần đem đại quân tiến đánh Đàng Trong nhưng đều thất bại. Nhận thấy Đàng Trong được người Bồ Đào Nha giúp đúc đại bác, uy lực rất mạnh , nên chúa Trịnh cũng t́m cách có được vũ khí phương Tây từ người Hà Lan.

    Chúa Trịnh Tráng v́ mưu lợi cho ḿnh mà sẵn sàng nhượng cả đất đai cho người Hà Lan. Nhà sử học Li Tana đă t́m được bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1637:


    “… Các ông có thể cho chúng tôi 2 hoặc 3 chiếc tàu, hoặc 200 lính thiện xạ… Thêm vào đó, xin gởi cho chúng tôi 50 chiến thuyền cùng với số lính tuyển chọn và những khẩu súng mạnh, và chúng tôi sẽ gửi một số lính tin cậy đến hướng dẫn các chiến thuyền của các ông tới Quảng Nam. Đồng thời đạo quân của chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hóa… Sau khi chiến thắng chúng tôi sẽ ban tặng cho binh lính các ông 20.000 tới 30.000 lạng bạc. Về phần các ông, chúng tôi sẽ trao xứ Quảng Nam cho các ông cai trị. Các ông có thể chọn một số lính để xây dựng và canh gác thành, chúng tôi sẽ truyền lệnh cho người dân ở đó làm lao dịch cho các ông. Các ông có thể thu hoạch các sản phẩm trong vùng và gởi một phần cho triều đ́nh chúng tôi, như thế cả hai đều được hưởng lợi…”

    Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, là mẫu công ty đầy quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ như phát động chiến tranh, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, thành lập thuộc địa v.v… Ngày 14/5/1641, Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan cho chúa Trịnh Tráng biết rằng họ đă sẵn sàng đưa tàu chiến đến để giúp chúa Trịnh đánh Đàng Trong.


    Tàu Hà Lan tấn công tàu Anh trong chiến dịch ở Chatham 1667. (Tranh của Jan-van-Leyden vẽ năm 1669)
    Rất có thể nhà Nguyễn biết được điều này nên năm 1641, chúa Nguyễn Phúc Lan hạ lệnh bắt giam các thủy thủ trên 2 tàu Hà Lan bị nạn ngoài biển. Bên cạnh đó, tại Hội An, một chủ cửa hiệu Hà Lan bị mất đồ, đă nghi ngờ và đánh chết một người Việt làm công ăn lương. Tin tức loan ra khiến nhiều người phẫn nộ, dân cùng quan phủ bắt giữ người Hà Lan và đốt cháy mọi thứ trong cửa hiệu.

    Đầu năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan lợi dụng các thuyền chiến hiện đại đă đến vùng biển phía Nam bắt 120 người ở Đà Nẵng, bố ráp từ vịnh Quy Nhơn trở ra, đốt hàng trăm ngôi nhà cùng các kho thóc gạo, bắt 49 cư dân ven biển nhằm yêu cầu chúa Nguyễn phải thả người (theo sách “Xứ Đàng Trong – lịch sử kinh tế-xă hội Việt Nam thế kỷ 17-18” của tác giả Li Tana, Nguyễn Nghị dịch).

    Sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan đàm phán cùng chúa Nguyễn nhằm trao đổi người, trong khi phía Hà Lan trả hết người th́ phía chúa Nguyễn chưa trả người, lư do là v́ bên chúa Trịnh cử đại diện của họ đến gặp công ty Đông Ấn Hà Lan bàn việc đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn yêu cầu bên Hà Lan phải giao người đại diện của chúa Trịnh th́ mới chịu thả người.

    Thế nhưng sau đó chúa Nguyễn Phúc Lan trực tiếp xem xét sự việc và đă hạ lệnh thả hết số người Hà Lan. Tuy nhiên phía Công ty Đông Ấn của Hà Lan không hề biết việc thả người này. Phải đến năm 1643, họ mới biết được việc này.



    Cuộc chiến đầu tiên giữa Đại Việt và Tây phương
    Không biết chúa Nguyễn đă thả người, nên 5 tàu chiến Hà Lan với khoảng 200 thủy thủ và quân sĩ dưới sự chỉ huy của Van Liesvelt thẳng tiến đến Đà Nẵng, tấn công quân đồn trú, bắt thêm người nhằm gây áp lực để chúa Nguyễn thả người Hà Lan đang bị bắt giữ. Tuy nhiên cư dân đă phát hiện sớm và báo cho quan viên địa phương. Khi thuyền Hà Lan cập bến đổ bộ lên bờ th́ bị tấn công bất ngờ. Cuộc chiến diễn ra cả trên biển lẫn trên bộ, Van Liesvelt cùng nhiều binh sĩ bị tử trận.


    Hạm đội Công ty Đông Ấn Hà Lan, nhiều trọng pháo được đặt thành hàng bên hông tàu. (Tranh của Jonhnny Van Haeften)
    Đây có thể được xem là cuộc đụng độ đầu tiên giữa Đại Việt là quân Tây phương, kết quả quân Hà Lan bị thất bại thảm hại.

    Cuộc hải chiến lịch sử
    Sau sự việc này, Hà Lan quyết định hợp quân với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Năm 1643 đội tàu chiến của Hà Lan đến Đàng Ngoài hội quân với chúa Trịnh, chia làm hai nhóm:

    Nhóm tàu chiến Hà Lan thứ nhất đă đến trước hợp cùng 10 vạn quân của chúa Trịnh Tráng chuẩn bị đánh Đàng Trong.
    Nhóm thứ hai gồm 3 tàu chiến lớn của Hà Lan dưới sự chỉ huy của Pieter Baeck khởi hành sau.
    Thuyền của Hà Lan trên đường gặp băo, thay v́ phải đến Đàng Ngoài th́ lại bị gió băo băo đánh dạt về hướng cảng Eco (tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay).

    Theo các sách sử ghi chép lại th́ lúc này chúa Nguyễn Phúc Lan cũng nhận được tin chiến thuyền Hà Lan ra Đàng Ngoài, nhưng chưa dám quyết định có nên chặn đánh bằng đường biển hay không v́ các tàu chiến của Tây phương được trang bị rất hiện đại. Các quan không ai dám lên tiếng v́ e ngại sức mạnh của các tàu Tây phương.

    Chúa bèn t́m hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho ḿnh, th́ người này trả lời rằng: “Tàu Hà Lan chỉ sợ mănh lực và quân đội của trời thôi”. Lúc này Thế tử Nguyễn Phúc Tần liền dẫn quân đi đánh.

    Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:

    “Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hà Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức th́ mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của ḿnh tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển th́ thuyền của thế tử đă ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ”.

    Khi cách sông Gianh 5 dặm về phía Nam, quân Hà Lan bất ngờ khi thấy khoảng 50 thuyền chiến Đàng Trong đang đợi sẵn. Thế nhưng quân Hà Lan cũng không lo lắng quá v́ tàu chiến của họ rất mạnh và hiện đại, được trang bị trọng pháo, đă chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.


    Tàu chiến Hà Lan. (Ảnh từ congly.vn)
    Thế tử Nguyễn Phúc Tần lệnh cho các thuyền chiến bao vây tấn công 3 tàu chiến Hà Lan. Các tàu Hà Lan trút hỏa lực tối đa. Một số tàu bị trúng đạn, nhưng số tàu khác vẫn tiến lại gần tàu chiến Hà Lan. Nhờ nhỏ nhẹ nên tàu chúa Nguyễn tiến rất nhanh.

    Thấy t́nh thế nguy ngập, một tàu Hà Lan t́m cách tháo chạy, một tàu khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu và người ch́m xuống biển. Tàu lớn nhất không chạy kịp ở lại chống cự quyết liệt, quân chúa Nguyễn áp sát tràn được vào tàu.

    Tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ. 7 thủy thủ nhảy xuống biển cố bơi thoát nhưng đều bị bắt.

    Đây được xem là cuộc hải chiến đầu tiên giữa thủy binh Đại Việt với phương Tây.

    Thời điểm đó, việc tàu chiến hiện đại phương Tây bị một nước phương Đông đánh bại được xem là một bất ngờ khiến các nhà sử học phương Tây rất ấn tượng và đi vào nghiên cứu, TS Li Tana viết:

    “Những người Hà Lan sống sót đă chỉ trích nặng nề viên chỉ huy của họ là đă không lường trước được cuộc tấn công của kẻ địch. Trong cả hai trận chiến (1642 và 1643 – PV), các cuộc tấn công bất ngờ của họ Nguyễn đă đặt người Hà Lan vào thế thủ ngay từ giây phút đầu. Theo Tiền biên, họ Nguyễn đă chuẩn bị kỹ lưỡng v́ đă nhận được báo cáo từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải, thêm vào là các trạm gác dọc bờ biển…”.

    Trần Hưng

  5. #35
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Các đời chúa Nguyễn mở rộng lănh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành
    Trần Hưng•Chủ Nhật, 29/03/2020 • 29.6k Lượt Xem
    Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lănh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến Quảng Nam. Thế nhưng các đời chúa Nguyễn thông qua khai khẩn đất đai tiến về phía Nam, đă khiến lănh thổ Đại Việt dần dần mở rộng.


    Tượng chúa Nguyễn Hoàng. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.co m)
    Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc, một số trung thần với nhà Lê chạy sang nước láng giềng lánh nạn, chờ cơ hội trở về khôi phục nhà Lê, trong số đó có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim.

    Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao (ngày nay thuộc Lào, giáp với các tỉnh miền Trung của Việt Nam) được vua Xạ Đẩu giúp đỡ, cho mượn đất Sầm Châu để dựng bản doanh, chiêu mộ quân sỹ. Nguyễn Kim t́m con cháu nhà Lê, cuối cùng t́m được Hoàng thất Lê Duy Ninh, tôn lên làm vua, hiệu là Lê Trang Tông.

    “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
    Sau khi đánh dẹp nhà Mạc về phương Bắc, vua Lê Trang Tông lên ngôi, phong cho Nguyễn Kim là Thái Sư, nắm hết quyền lực. Dưới trướng của Nguyễn Kim có viên tướng là Trịnh Kiểm lập được nhiều công lao, v́ thế Nguyễn Kim quyết định gả con gái của ḿnh cho Trịnh Kiểm.

    Năm 1545 Nguyễn Kim bị Quan Tổng Trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc giết chết. Lúc này mọi quyền lực nhà Lê đều lọt vào tay Trịnh Kiểm.

    Tuy nhiên các tướng nhà Lê cho rằng người nắm quyền bính phải là con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, v́ thế việc Trịnh Quyền nắm quyền bính được xem chỉ là tạm thời, rồi sẽ phải trao quyền lại cho Nguyễn Uông.

    Nguyễn Uông trở thành cái gai trong mắt Trịnh Kiểm, và đột nhiên một hôm bị chết không rơ nguyên nhân. Em của Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng (tức con thứ của Nguyễn Kim) linh cảm đây là âm mưu diệt cỏ tận gốc của Trịnh Kiểm, người tiếp theo chắc chắn là ḿnh, nên nội vă đến t́m gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy.

    Trạng Tŕnh đáp rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Hoành sơn một dăy, dung thân ngàn đời”.

    Dăy Hoành Sơn thuộc địa phận Thuận Hóa, nên Nguyễn Hoàng liền nhờ chị ruột là Ngọc Bảo (tức vợ Trịnh Kiểm) xin anh rể cho ḿnh được trấn thủ ở Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn không có ai tranh giành với ḿnh nên đồng ư cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực Nam bấy giờ là Thuận Hóa và Quảng Nam, lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.

    Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và các binh tướng thân tín đi về phương Nam, dừng chân ở cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt). Nguyễn Hoàng cho quân đóng trại ở g̣ Phù Sa, xă Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

    Các đời chúa Nguyễn mở rộng lănh thổ - P1: Đánh Chiêm Thành
    Lănh thổ Đại Việt khi Nguyễn Hoàng vừa đến trấn thủ Thuận Hóa, lănh thổ chỉ đến Quảng Nam. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.co m)
    Nơi đây chưa được khai phá nên rất hoang sơ nghèo nàn, là nơi tụ tập của giặc cỏ và cướp biển. Đóng quân ở đây Nguyễn Hoàng cùng binh sỹ phải đối mặt với cướp cũng như lực lượng quân Chiêm Thành, Chân Lạp thường xuyên đánh phá.

    Tuy nhiên điều thuận lợi là các quan địa phương đều chào đón Nguyễn Hoàng. Tổng trấn Thuận Hóa là Tống Phướng Trị vái chào Nguyễn Hoàng đồng thời dâng lên bản đồ và sổ sách trong xứ. Người dân nơi đây cũng vui mừng chào đón một vị quan lớn từ kinh thành đến. Nguyễn Hoàng được tôn là chúa Nguyễn.



    Đánh bại quân Chiêm Thành, khai khẩn về phía Nam
    Nguyễn Hoàng đưa ra các chính sách khai khẩn, cho người nào khai khẩn được bao nhiêu th́ được sở hữu đất ấy, nhờ thế mà đất đai cứ dần dần được mở rộng. Công cuộc khai khẩn của Nguyễn Hoàng thành công nhờ sự giúp đỡ của nhiều người dưới trướng, đặc biệt là thái phó Nguyễn Ư Dĩ.

    Năm 1578, Chiêm Thành đưa quân đến tiến đánh, Lương Văn Chánh vâng lệnh chúa Nguyễn cầm quân đánh chặn. Sau khi đánh bại quân Chiêm, Lương Chánh Văn đưa quân tiến vào Hoa Anh đánh thành An Nghiệp, đây là một trong những kinh thành đồ sộ và kiên cố nhất trong lịch sử Chăm Pa. Dù thế quân chúa Nguyễn vẫn hạ được thành, đẩy quân Chăm Pa về phía Nam.

    Năm 1597, Nguyễn Hoàng cùng 4.000 lưu dân khai khẩn vùng đất mới lấy được từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Ḥa), nhờ đó mà h́nh thành nên những ngôi làng đầu tiên ở sông Đà Diễn, sông Cái.

    Năm 1611, quân Chiêm Thành lại quấy rối vùng biên giới Hoa Anh, chúa Nguyễn cử Văn Phong đánh bại quân Chiêm đồng thời đuổi quân Chiêm Thành về phía Nam đèo Cả, chiếm được vùng đất Hoa Anh, đồng thời đổi tên Hoa Anh thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Ḥa và Đồng Xuân.

    Chúa Nguyễn cũng cử hai tướng Vũ Th́ An và Vũ Th́ Trung chiếm hữu Băi Cát Vàng trên biển Đông (tên gọi của quần đảo Hoàng Sa).

    Lănh thổ Việt Nam


    Khu lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng ở xă Hương Thọ, thị xă Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh từ baovanhoa.vn)
    Năm 1613 chúa Nguyễn Hoàng bệnh nặng, biết ḿnh sắp mất liền cho gọi Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về để kế vị và căn dặn:

    “Nếu Bắc tiến được th́ tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cơi về phía Nam.

    Đất Thuận Quảng này phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng vơ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời.”

    Ông cũng dặn ḍ các cận thần rằng: “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đă lâu, muốn dựng lên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên cùng ḷng giúp đỡ, cho thành công nghiệp”.

    Chúa Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi, ông để lại một vùng đất cho con cháu từ đèo Ngang tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, phía nam Phú Yên.



    Khi chúa Nguyễn Hoàng mất, lănh thổ Đại Việt kéo dài thêm đến cực nam Phú Yên. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.co m)
    Ban đầu lănh thổ của Chúa Nguyễn chỉ đến vùng Quảng Nam, trong đó Thuận Hóa và Quảng Nam chưa được khai khẩn. Thế nhưng chúa Nguyễn Hoàng khi đến nơi đây không chỉ giúp khai khẩn hai vùng này, mà lănh thổ được mở thêm vùng Quảng Ngăi, B́nh Định và Phú Yên. Tiền đề để sau này lănh thổ được tiếp tục mở rộng về phương nam.

    (C̣n tiếp)

    Trần Hưng

  6. #36
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    ÍT ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÀ GIÁO DỤC CHU VĂN AN (TỪ MAI TRẦN HUY BÍCH)
    Tháng 5 16, 2020 Lượt xem: 303

    P1
    ‘…Với phẩm cách cao quư, Chu Văn An rất được kính ngưỡng, đă trở thành một biểu tượng về văn hóa của dân tộc từ bao đời. Buông lời hỗn xược đối với ông trong khi không nêu được lư do là một hành động dại dột, rất khó được dư luận tha thứ…’


    Tượng Chu Văn An trên bàn thờ tại Văn miếu –
    Quốc tử giám Hà Nội
    (Những chữ Hán trên đôi câu đối sẽ được giải thích ở cuối bài)

    Trong ít hôm vừa qua, cộng đồng mạng người Việt huyên náo hơn mức b́nh thường.

    Một YouTube được đưa ra, trong đó người thực hiện và tŕnh bày đánh giá Chu Văn An, một nhà giáo dục được tôn kính từ thế kỷ 14 là “rất tệ,” là “tối,” rồi đưa tới một lời miệt thị rất nặng, “thằng cha đó là một thằng cà chớn.” Phản ứng lập tức đến từ rất nhiều phía, bộc lộ một niềm phẫnnộtới cùng độ.Trong những phản đối ấy có một vài quá đáng, tuy lăng mạ mạnh mẽ nhưng chưa vạch được rơ người đưa ra lời phê phán đă sai ở những điểm nào. Giữa hàng trăm, hàng ngànlời buộc tội, người viết những ḍng này đọc được một lời bênh. Nhưng người bênh có một điểm sai, tưởng Chu Văn An làm đến chức Tể tướng và có quyền rất lớn trong triều Trần. Để đạt được một nhận định vô tư và khách quan, bài này xin được duyệt lại sử sách Việt Nam các đời trước, xem tiền nhânđă chép về Chu Văn An ra sao, cùng t́m hiểu thêm xem trong thời của ông (qua bốn triều vua Trần Minh tông, Hiến tông, Dụ tông, Nghệ tông), Chu Văn An đă có vị trínhư thế nào.

    Để làm được việc ấy, chúng tôi xin chép nguyên văn hay tóm lược những đoạn viết về Chu Văn An trong:

    - Hai bộ chính sử: Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (từ sau xin gọi tắt là Toàn Thư, bộ sử của nhà Lê, do Ngô Sĩ Liên và một số sử quan sau ông biên soạn), và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (từ sau xin gọi tắt là Cương Mục, bộ sử của nhà Nguyễn, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn).

    - Hai bộ sử danh tiếng của học giả tư nhân: Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ (1726-1780), một đại thần, cũng là một trí thức, sử gia rất có danh vọng cuối đời Lê; và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả, sử gia, và nhà giáo dục có uy tín trong nửa đầu thế kỷ 20.

    - Hai bộ truyện kư: Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trưởng của Hồ Quư Ly, sống sau Chu Văn An không bao lâu; và Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đ́nh Hổ (1768-1839) và Nguyễn Án (1770-1815), hai danh sĩ sống vào cuối thế kỷ 18 qua đầu thế kỷ 19.
    - Hai bộ sách nghiên cứu: Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, thiên “Nhân vật chí,” của Phan Huy Chú (1782-1840), một học giả uyên bác đầu triều Nguyễn; và Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam do Trần Văn Giáp (1902-1973), một học giả nghiêm túc cận đại làm chủ biên.

    - Chúng tôi cũng xin ghi thêm một bài về Chu Văn An trong một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh Việt Nam bậc Tiểu học cho tới năm 1945. Đó là cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ đẳng (lớp Ba những năm sau), tác giả là bốn nhà giáo dục có uy tín trong thời kỳ Pháp thuộc: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận.

    Trước hết, ĐVSK Toàn Thư chép về Chu Văn An như sau:

    “An (người Thanh Đàm ), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa ḿnh trong sạch, bền giữ tiết tháo,

    không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học tṛ đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ... Kẻ nào xấu th́ ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào... Minh tông mời ông làm Quốc tử giám Tư nghiệp, dạy Thái tử học. Dụ tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy...”

    Chu Văn An được mời ra làm quan trong đời Trần Minh tông, giữ chức Quốc tử giám Tư nghiệp. Khi mất năm 1370 trong đời Trần Nghệ tông, ông vẫn ở chức ấy. Toàn Thư chép:

    “Quốc tử giám Tư nghiệp Chu An mất, được truy tặng tước Văn Trinh công, cho ṭng tự ở Văn miếu.” ¹

    (Danh hiệu ông thực ra là Chu An, sau khi mất được ban tên thụy là Văn Trinh và tặng tước Văn Trinh công. Thời xưa thường tránh nêu tên húy, nên sử sách nhiều đời gọi ông là “Chu Văn Trinh công.” Dần dần ông được quen gọi là Chu Văn An).

    Cương Mục chép như sau:

    “Chu An tính cương trực, thanh cảnh, giữ tiết khắc khổ thanh tu, không cầu danh lợi hiển đạt. Ở

    nhà đọc sách, học nghiệp tinh thâm, thuần túy. Gần xa nghe tiếng, đến học rất đông. Học tṛ nhiều người thi đậu cao, làm quan to, như Phạm Sư Mạnh và Lê Quát đă làm đến Hành khiển, thời thường lui tới thăm hỏi, vẫn cứ thụp lạy ở bên giường thày, hễ được thày nói chuyện một chút th́ lấy làm mừng lắm. Hễ kẻ nào làm điều lầm lỗi trái ư th́ thày quở trách ráo riết, có khi quát mắng đuổi ra...Dưới triều Trần Minh tông, ông được vời làm Quốc tử Tư nghiệp, dạy Thái tử học. Đến Trần Dụ tông ham mê chơi bời, xao lăng chính sự, bọn quyền thần làm nhiều sự trái phép. Chu An can không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ có thế lực và được cưng chiều cả. Bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên, không được trả lời, Chu An liền treo trả mũ áo, trở về điền viên... Thiên hạ đều khen là người có khí tiết cao. Được tin Trần Nghệ tông lên làm vua, Chu An mừng lắm, chống gậy đến bái yết, xong lại xin về, rồi mất ở nhà. Nhà vua sai quan đến tế viếng, đặt tên thụy là Văn Trinh, được thờ phụ ở Văn Miếu.” ²

    Tác giả chính của bộ Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên, b́nh luận thêm như sau:

    “Tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ... Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà nho nước Việt ta mà thờ vào Văn Miếu.” ³

    Xin được bổ túc: Khi Trần Minh tông trao cho ông việc dạy Thái tử, đó là Thái tử Trần Vượng, sau nối ngôi là vua Hiến tông. Nhưng Hiến tông chẳng may mất sớm khi mới 22 tuổi, người em lên ngôi là Dụ tông. Những năm đầu của triều Dụ tông chưa suy sút lắm v́ Minh tông vẫn c̣n trên ngai Thái Thượng hoàng. Chỉ sau khi vua Minh tông qua đời, Dụ tông ham vui chơi, bỏ bê chính sự, gần bọn tiểu nhân, triều chính mới suy. Trong phần sau sẽ xin tŕnh bày rơ hơn về những điểm ấy.

    Việt Sử Tiêu Áncủa Ngô Thời Sĩ chép:

    “Quan Quốc tử Tư nghiệp là Chu Văn An mất, Vua sai quan dụ tế, cho tên thụy là Văn Trinh, được thờ ở Văn miếu theo hàng tiên hiền.”

    Sau khi nhắc lại những chi tiết Toàn Thư và Cương Mục đă nói tới, “người thanh tĩnh, giữ tiết hạnh khắc khổ, không cầu lợi lộc cao sang, chỉ ở nhà đọc sách, có nhiều học tṛ làm nên,” và việc “vua Dụ tông ham chơi, nhiều quyền thần làm điều phạm pháp, ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần ...” Ngô Thời Sĩ cung cấp thêm chi tiết sau:

    “Khi b́nh xong nội nạn (chỉ việc Dương Nhật Lễ muốn dứt ngôi nhà Trần), ông mừng lắm, chống gậy lên yết mừng vua (Nghệ tông), rồi lại trở về núi.” ⁴

    Trong Việt Nam Sử Lược, học giả Trần Trọng Kim cho biết rơ hơn về t́nh trạng gian thần lộng hành trong triều vua Dụ tông:

    “Hiến tông không có con, Minh tông thượng hoàng lập người em tên là Hạo lên làm vua, tức là vua Dụ tông. Trong những năm Thiệu-phong, tức mười mấy năm đầu, tuy Dụ tông làm vua, nhưng quyền chính trị ở Minh tông Thượng hoàng quyết đoán, cho nên dẫu có mấy năm tai biến mất mùa nhưng việc chính trị c̣n có thứ tự. Từ năm Đại-trị nguyên niên (1358) trở đi, Thượng hoàng mất rồi, bọn cựu thần như ông Trương Hán Siêu, ông Nguyễn Trung Ngạn cũng mất cả, từ đó việc chính trị bỏ trễ nải. Kẻ gian thần mỗi ngày một đắc chí.

    Vua Dụ tông về sau cứ rượu chè chơi bời, xây cung điện, đào hồ đắp núi, rồi cho gọi những người nhà giàu vào trong điện để đánh bạc. Bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống được một trăm thăng th́ thưởng cho hai trật. Chính-sự như thế, cho nên giặc cướp nổi lên như ong ... Dân t́nh khổ sở. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy từ đấy.” ⁵

    Toàn Thư cũng cho biết từ năm Đại Trị nguyên niên (1358) trở đi, vua Dụ tông “chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu.” Có lần vua ngự thuyền nhỏ đi chơi khuya, măi canh ba mới về, tới khúc sông vắng, bị cướp mất ấn báu, gươm báu. “Vua tự biết ḿnh không sống lâu, càng thả sức chơi bời.” ⁶

    Sau khi dâng biểu can ngăn không hiệu quả, Chu Văn An đành dâng “Thất trảm sớ.” Tuy thế, những kẻ ông xin chém là những tên gian nịnh, đă kết thành bè đảng, lấy được ḷng tin của vị vua bê tha và ham vui. Nếu không có uy tín thật cao, Chu Văn An đă bị họ sát hại. Có khi cũng v́ lẽ ấy ông phải lui về núi ẩn cư. Nếu c̣n ở kinh đô, không khỏi bị họ coi là “cái gai trong mắt.”

    Tập truyện kư đầu tiên chép về Chu Văn An là Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trường. Chu Văn An trung với nhà Trần trong khi thân phụ Hồ Nguyên Trừng là Hồ Quư Ly cướp ngôi nhà Trần. Tuy thế, Hồ Nguyên Trừng vẫn viết về Chu Văn An với đầy trân trọng và thương tiếc:

    “Chu An, hiệu Tiều Ẩn, người Thượng Phúc...Tính ông liêm khiết cương trực. Ở nhà thường thích đọc sách, học vấn tinh thuần, tiếng vọng xa gần. Học tṛ đầy cửa ... An điềm đạm, ít ham muốn, không đi thi. Khoảng năm Chí Nguyên, Trần Minh vương bái mời làm Quốc tử Tư nghiệp, dạy Thế tử học ...Minh vương mất, con là Dụ vương chơi bời, bỏ chính sự, quyền thần làm nhiều điều trái phép. An nhiều lần can ngăn không nghe, lại dâng sớ xin chém bảy tên gian thần đều hạng quyền thế, người đương thời gọi là “Thất trảm sớ.” Dâng lên không trả lời, An treo mũ từ quan, về với vườn ruộng. Sau Dụ vương mất, nước có loạn. Quần thần đón lập Nghệ vương. An nghe rất mừng, chống gậy yết kiến, rồi lại về làng, từ chối không nhận chức tước. Ban cho hiệu Văn Trinh tiên sinh, hậu lễ tiễn đưa. Chẳng bao lâu, An mất ở nhà. Nhân sĩ đô thành cảnh ngưỡng cao phong, không ai là không thở than thương tiếc.” ⁷

    Trong Tang Thương Ngẫu Lục viết vào đầu thế kỷ 19, sau khi Chu Văn An tạ thế đă trên 400 năm, hai tác giả Phạm Đ́nh Hổ và Nguyễn Án cũng nhắc lại những chi tiết như trong các tài liệu trước. Hai ông thêm lời b́nh luận, “Sĩ phu đều kính ngưỡng như núi Thái sơn, sao Bắc đẩu,” và chép lại bài thơ ca tụng Chu Văn An của Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán (tôn thất đời Trần, 1325 hay 1326 – 1390) mà câu đầu là:

    Phủ miện hoàn khuê tâm dĩ hôi

    (Đối với mũ áo của triều đ́nh và ngọc hoàn khuê cầm tay [y phục của đại thần khi vào chầu thiên tử], ḷng đă nguội lạnh như tro). ⁸

    Lịch Triều Hiến Chương Loại Chícủa Phan Huy Chú là một tác phẩm đồ sộ, chia làm 10 thiên. Thiên thứ II, “Nhân vật chí” từ Quyển VI đến Quyển XII. Cuộc đời Chu Văn An được chép ở đầu Quyển XI, “Các nhà nho có đức nghiệp.”

    Sau khi nhắc lại một số điều chúng ta đă biết qua các tài liệu trước, nhà bác học họ Phan viết thêm: “Khi Dụ tông mất, ngôi nhà Trần sắp tuyệt. Nghe tin quần thần đón lập Nghệ tông, ông rất mừng, chống gậy lên yết kiến. Rồi lại xin về làng, phong chức ǵ cũng từ chối không nhận. Vua lấy lễ tôn kính, sai quần thần đưa về. Không bao lâu ông chết ở nhà.” Phan Huy Chú b́nh luận, “Cái học của ông tinh túy chân chính... Đạo đức ông làm khuôn mẫu, đương thời ai cũng tôn trọng... Ai cũng khen phong độ của ông là cao thượng.” ⁹

    Phan Huy Chú cũng trích dẫn một bài thơ của Trần Nguyên Đán (đă nhắc tới ở trên) làm sau khi Chu Văn An được vua Trần Minh tông “bái phong” làm Quốc tử Tư nghiệp. Xin được dẫn 3 câu đầu trong bài thơ 8 câu ấy:

    Học hải hồi lan, tục tái thuần
    Thượng tường sơn đẩu đắc tư nhân
    Cùng kinh bác sử công phu đại ...
    (Xoay luồng sóng trong biển học để phong tục lại được thuần hậu
    Nhà trường đă được bậc đạo đức như Thái sơn, Bắc đẩu đến dạy
    Đọc hết kinh, xem rộng sử, công phu rất lớn ...) ¹⁰

    Học giả Trần Văn Giáp (thân phụ của các Gs. Trần Văn Dĩnh, Trần Văn Kiện, giáo sư tại Đại học Luật khoa Sàig̣n trước năm 1975) là một nhà nghiên cứu uyên bác nhưng cẩn trọng, mỗi chữ, mỗi câu đều có cân nhắc. Trong cuốn Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam do ông chủ biên, phần về Chu Văn An chiếm gần hai trang với lời tóm lược như sau: “Ông là người tính nết ngay thẳng, trong sạch, có tài văn chương, uyên thâm về đạo lư nho học ...Khi ông mất, được thờ tại Văn miếu, cùng hàng với các bậc hiền triết, và có đền thờ riêng nơi nhà ở ẩn của ông trên núi Phượng Hoàng.” Trong sách cũng nói qua về việc dựng đền, các câu đối trong đền, cùng liệt kê các tác phẩm của Chu Văn An. ¹¹

    Những người Việt được đi học từ lớp tuổi 65, 66 trở lên đều đă học qua, hay ít nhất biết qua, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư do các cụ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận soạn. Bộ này được Nha Học Chính Đông Pháp xuất bản, và được dùng làm tài liệu giáo khoa chính thức trong các trường tiểu học cho tới năm 1945, làm tài liệu tham khảo ít nhất cho đến năm 1954. Bài về Chu Văn An là bài thứ 34 trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ đẳng. Nửa sau của bài ấy như sau:

    “Vua nghe ông là bậc đạo đức mô phạm, triệu vào kinh cho làm quan để dạy Thái tử. Sau ông thấy chính sự trong triều suy đồi, bọn quyền thần lắm kẻ làm bậy, ông dâng sớ xin chém người gian nịnh. Vua không nghe lời. Ông bèn từ chức, không thiết ǵ đến công danh quyền lợi nữa.

    Người trong nước ai cũng khen ông là bậc cao hiền. Khi ông mất, vua cho đem vào thờ trong Văn miếu, ngang hàng với các bậc tiên nho.” ¹²

  7. #37
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    ÍT ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÀ GIÁO DỤC CHU VĂN AN (TỪ MAI TRẦN HUY BÍCH)
    Tháng 5 16, 2020 Lượt xem: 303

    P2



    Trong tất cả các tài liệu kể trên, suốt một ḍng thời gian 600 năm, từ tác phẩm đầu tiên của Hồ Nguyên Trừng (sinh năm 1374) đến tác phẩm cuối dưới sự chủ biên của Trần Văn Giáp (mất năm 1973), Chu Văn An đều được tŕnh bày là một nhân vật đáng kính ngưỡng với cốt cách thanh cao.

    Trong Quyển V của Kiến Văn Tiểu Lục, bàn về tài năng, phẩm hạnh con người, nhà bác học Lê Quư Đôn viết, “Chu An dâng sớ xin chém bọn nịnh thần, làm rung động cả trong triều ngoài quận, rồi cáo quan trả mũ áo về nhà, không chịu tước lộc bó buộc, vua chúa phải tôn trọng, công khanh phải kính phục, đấy là bậc thanh cao nhất.” ¹³

    Trong kho tàng văn học Việt Nam, thơ văn và câu đối ca tụng Chu Văn An rất nhiều. Để làm tiêu biểu, xin được dẫn một bài thơ của Đặng Minh Khiêm (1456? – 1522?) trong Việt Giám Vịnh Sử Tập:

    Thất trảm chương thành tiện quải quan
    Chí Linh chung lăo hữu dư nhà
    Thanh tu khổ tiết cao thiên cổ
    Sĩ vọng nham nham ngưỡng Thái San

    (Thất trảm sớ dâng rồi, giải quan
    Chí Linh cao ẩn giữa thanh nhàn
    Sửa ḿnh, khí tiết soi thiên cổ
    Kẻ sĩ trông vời hướng Thái San).

    Câu đối ở đ́nh làng Thanh Liệt (quê của Chu Văn An):

    Thất trảm sớ c̣n thơm, gương sử thẹn cho phường mại quốc
    Lục kinh tro chửa nguội, bảng huỳnh treo măi chốn danh hương.

    Những chữ Hán trong cặp câu đối tại bàn thờ Chu Văn An ở Văn miếu Quốc tử giám giới thiệu phía trên (h́nh chụp không đủ chữ):

    Bác ư sử, cùng ư kinh, thánh đạo uyên nguyên khai -- --

    Hành dĩ lễ, tàng dĩ nghĩa, hiền nhân phong tiết thiệu -- --

    Nghĩa:

    Học rộng về sử, hiểu thấu nghĩa của kinh, chỗ vực sâu, chỗ khai nguồn của đạo thánh mở ra -- --

    Ra làm việc đời lấy chữ lễ (ngụ ư theo lệnh vua triệu khi ra làm quan), lui về ở ẩn theo chữ nghĩa (ngụ ư khi đời vô đạo th́ lui về), phong tư khí tiết của bậc hiền nhân tiếp nối -- --

    Tóm lại, trong suốt ḍng lịch sử dân tộc từ mấy trăm năm nay, Chu Văn An được vô cùng kính ngưỡng. Bên cạnh việc được thờ ở Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, ông c̣n đền thờ ở quê nhà, tại khu trường dạy học của ông ngày xưa, và đền thờ trên núi Phượng Sơn trong dăy núi Chí Linh, nơi ông về ẩn dật trong những năm cuối đời. Tên ông được đặt cho một trường Trung học quan trọng của Việt Nam, và trên nhiều đường phố ở Hà Nội, Sàig̣n, thị xă Quảng Yên, thành phố Uông Bí ...

    Chu Văn An không thành công trong việc khu trừ bọn gian thần chung quanh vua Dụ tông. Chúng ta có thể nêu nhận xét: ông “không giỏi về chính trị.” Nếu muốn, có thể coi ông là “thường, xoàng, không có mưu lược chính trị.” Tuy nhiên, nói như thế cũng có điểm bất công: từ trước tới sau, ông chỉ tự coi là một nhà giáo dục, và căn bản cũng chỉ là một nhà giáo dục. Sau khi lui về ẩn tại Chí Linh, ông lại tiếp tục làm công việc dạy học. Gọi ông là “rất tệ,” là “tối” đă có phần quá đáng. Không cách nào giải thích, không thể nào biện minh được cho việc gọi ông là “thằng cha,” “thằng cà chớn” một cách ngạo ngược và vô lễ. Cộng đồng phẫn nộ và phản ứng một cách gay gắt cũng là lẽ đương nhiên.

    Chúng ta không có tài liệu đầy đủ về quan chế đời Trần. Tất cả tài liệu về điển chương, chế độ trong hai triều Lư, Trần đă bị quân Minh tịch thu, thiêu hủy, hay đưa về Kim Lăng theo chỉ thị của Minh Thành tổ sau khi chiến thắng Hồ Quư Ly. Nhưng theo quan chế đời Lê, th́ Quốc tử giám Tư nghiệp ở hàng Ṭng Ngũ phẩm, dưới các chức Thượng thư (Ṭng Nhị phẩm), Đô Ngự sử (Chánh Tam phẩm), Thị lang (Ṭng Tam phẩm), Phó Đô Ngự sử (Chánh Tứ phẩm), Quốc tử giám Tế tửu (Ṭng Tứ phẩm), và Thái y viện đại sứ (Chánh Ngũ phẩm) ¹⁴. Theo quan chế thời Nguyễn th́ Quốc tử giám Tư nghiệp ở hàng Ṭng Tứ phẩm ¹⁵. Đời Trần chắc không khác bao nhiêu: các học quan chỉ làm công việc dạy học, không có quyền về hành chánh, ngạch trật thường không cao. Ngoại trừ bản “Thất trảm sớ,” Chu Văn An không c̣n phương tiện chính thức nào khác để có thể nói lên ư hướng muốn trừ bọn gian thần.

    Ở nước Tề đời Xuân Thu bên Trung Hoa, Quản Trọng làm Tướng quốc (Tể tướng) mà không trừng trị được ba kẻ tiểu nhân Thụ Điêu, Dịch Nha, Khai Phương, luôn luôn xu nịnh Tề Hoàn công. Ngạch trật và vị thế Chu Văn An thua Quản Trọng khá xa, số gian thần, tiểu nhân đông hơn, và Dụ tông là vị vua bê tha, không sáng suốt như Tề Hoàn công. Chúng ta cần thông cảm những chỗ khó của Chu Văn An, và không nên đ̣i hỏi quá đáng khi phê phán ông.

    Khi dâng “Thất trảm sớ,” Chu Văn An sống trong đời vua Dụ tông. Thượng hoàng Minh tông, người có t́nh “tri ngộ” triệu ông ra làm quan, đă qua đời. Vua Hiến tông, vị Thái tử được ông giáo huấn, đă qua đời quá sớm khi mới 22 tuổi. Giữa ông và Dụ tông không có tương quan ǵ đặc biệt. Vị vua trẻ ham uống rượu, thích đánh bạc, thích đắp núi, đào hồ, xây cung điện, chắc chắn gần với bọn tiểu nhân khéo chiều chuộng và xu nịnh hơn.

    Trở lại với YouTube trong đó Chu Văn An bị miệt thị, ta có thể thấy ngay người thực hiện YouTube ấy đă có một ngộ nhận quan trọng. Tưởng rằng Chu Văn An quyền chức cao, trong khi ông chỉ là một học quan ở Ngũ phẩm. Chê ông không biết bày mưu lập kế chia rẽ bọn gian thần, trong khi ông là một nhà giáo dục thẳng tính với tâm hồn cao khiết. Lầm lẫn ấy đưa tới một hậu quả đáng tiếc. Với phẩm cách cao quư, Chu Văn An rất được kính ngưỡng, đă trở thành một biểu tượng về văn hóa của dân tộc từ bao đời. Buông lời hỗn xược đối với ông trong khi không nêu được lư do là một hành động dại dột, rất khó được dư luận tha thứ.

    Phân tích nguyên động lực khiến người thực hiện YouTube có hành động như thế, một số người cho rằng đây là chỉ là “một phần trong một kế hoạch lớn, nhằm soi ṃn, triệt hạ những giá trị tinh thần của dân tộc Việt.” Đánh tan uy tín của vị “vạn thế sư” sẽ khiến dân Việt bị hoang mang, tan ră hết niềm tin, hầu “dễ bị đồng hóa.” Có người cho rằng Chu Văn An tiêu biểu tinh phần sĩ phu khảng khái của dân tộc Việt Nam. Đập tan uy tín của Chu Văn An là ư hướng của một nhóm cầm quyền độc tài, muốn dân Việt không ai là người khí khái nữa, sẽ dễ chịu khuất phục. Người viết những ḍng này chưa thấy vấn đề trầm trọng đến mức ấy. Cách hành xử của nhà giáo dục Chu Văn An quang minh chính đại, sáng rực rỡ như ánh mặt trời, khó ai có thể xuyên tạc. Dân tộc Trung Hoa có thành ngữ, “chó Đạo Chích sủa vua Nghiêu.” Uy tín của vua Nghiêu không thể tổn hại khi bị chó [của] Đạo Chích sủa.

    Có người cho rằng đây là hành động của một người cao ngạo, kiêu căng, luôn luôn nghĩ rằng ḿnh hơn đời, vậy cần phải “độc sáng,” khác đời. Nếu đúng thế, đây là một việc làm quá táo bạo, dựa trên một nhận thức thiếu chính xác. Việc làm ấy sẽ khiến mức tín nhiệm c̣n lại bị sụp đổ. Danh vọng, uy tín của một vĩ nhân như Chu Văn An bền vững đă trên 600 năm nay. Một người ở thời chúng ta, dù thông minh tới cỡ nào, làm sao lay đổ được?


    Tượng Chu Văn An tại trường Trung học Chu Văn An Hà Nội
    Người chụp: Quỳnh Trang
    Xuất xứ: Trang mạng VNExpress

    Từ Mai Trần Huy Bích

    Chú thích:

    1. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư/ Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích ; Hà Văn Tấn hiệu đính (Hà Nội : NXB Khoa Học Xă Hội, 1988), Tập II, trang 151-152.

    2. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục / dịch giả, Viện Sử Học (Hà Nội : NXB Giáo Dục, 1998). Ấn bản điện tử do Lê Bắc thực hiện, trang 293.

    3. Toàn Thư (sđd),Tập II, trang 153.

    4. Ngô Thời Sĩ. Việt Sử Tiêu Án / Bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu (San Jose, CA : Văn Sử, 1991), trang 252-253.

    5. Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược (Sài G̣n : Trung Tâm Học Liệu, 1971), trang 173-174.

    6. Toàn Thư (sđd),Tập II, trang 127, 144.

    7. Hồ Nguyên Trừng. Nam Ông Mộng Lục / Trần Nghĩa dịch và chú thích (Hà Nội : NXB Văn Học, 2001), truyện thứ 7.

    8. Phạm Đ́nh Hổ và Nguyễn Án. Tang Thương Ngẫu Lục / dịch giả, Đạm Nguyên (Sài G̣n : Bộ Giáo Dục, 1970), trang 109-110.

    9. Phan Huy Chú. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí / Tổ Phiên Dịch Viện Sử Học Việt Nam phiên dịch và chú giải (Hà Nội : NXB Khoa Học Xă Hội, 1992), Tập 1, trang 364.

    10. Phan Huy Chú (sđd), trang 365.

    11. Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam/ Trần Văn Giáp chủ biên (Hà Nội : NXB Văn Học, 2000), trang 174-175.

    12. Quốc Văn Giáo Khoa Thư : Lớp Sơ Đẳng / Trần Trọng Kim ... (Hà Nội : Nha Học Chánh Đông Pháp, 1935), trang 42.

    13. Lê Quư Đôn. Kiến Văn Tiểu Lục (Hà Nội : NXB Văn Hóa Thông Tin, 2007), trang 298.

    14. Phan Huy Chú.Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (sđd), trang 451-452.

    15. Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược (sđd), trang 189-192.

  8. #38
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 3
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 17/05/20• 17908 lượt xem


    Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đều xứng đáng trở thành những danh nhân mở cơi, khai phá phương Nam được dân ta đời đời tưởng nhớ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Năm 1771, Taksin biết được tin thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng và cũng đă nḥm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt - Xiêm lần thứ ba (1771-1772)...

    Xem lại Phần 1, Phần 2

    Phần 3: Chiến tranh Việt Xiêm lần 3 (1771-1772)
    Tông Đức bại trận lui Long Hồ
    Quân Xiêm san bằng Hà Tiên trấn

    Taksin đại đế lấy cớ diệt Hà Tiên
    Năm 1767, quân Miến Điện đánh vào kinh đô người Thái, kết liễu Ayutthaya, một đế quốc hùng cường khét tiếng có lịch sử hơn 400 năm. Sau đó, một viên tướng gốc Hoa tên là Taksin (Trịnh Quốc Anh) lănh đạo kháng chiến thành công, lên ngôi vua lập ra vương triều Thonburi, sử Xiêm La gọi là Taksin Đại đế.
    Không như Miến Điện vốn ở xa, Xiêm La là nước lớn mạnh nhất khu vực lại gần với nước ta nhất, chỉ cách có một đường bờ biển là vịnh Thái Lan và đường bộ tiếp giáp với Chân Lạp. Trong thời kỳ phát triển của ḿnh, đế quốc Xiêm La luôn nḥm ngó vùng đất đồng bằng màu mỡ Gia Định và đă nhiều lần tiến binh nhưng đều thất bại. Khi nhà họ Mạc thành công xây dựng Hà Tiên thành một trọng trấn phồn vinh với vị trí đắc địa tiếp giáp vịnh Thái Lan th́ ḷng tham của Xiêm La càng dâng cao hơn nữa, chúng quyết phải chiếm được vùng đất này. Do đó Mạc Thiên Tứ cùng quân dân trấn Hà Tiên non trẻ của nước ta đă phải đối đầu với lực lượng xâm lược hùng mạnh hơn nhiều lần do đích thân vua Xiêm Taksin đại đế chỉ huy.

    Năm 1771, Taksin biết được tin thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng và cũng đă nḥm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt - Xiêm lần thứ ba (1771-1772).


    Tháng 10 năm đó Taksin đem quân tiến đánh Hà Tiên. (Ảnh: Wikipedia)
    Tông Đức hầu kịch chiến Hà Tiên trấn
    Sách "Gia Định thành thông chí" ghi rất chi tiết cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt của quân dân Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ lănh đạo như sau:

    “Tháng 9 (1771), Phi Nhă Tân (tức Trịnh Quốc Anh-Taksin) thấy Chiêu Thúy (thái tử triều trước của Thái Lan) hiện đang trú ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu... [Nhân] thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mă làm người dẫn đường…

    Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ.

    Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, t́nh thế rất nguy cấp. Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa ḥ reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch th́ Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy.


    Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
    Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá ṿng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.

    Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm v́ không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, c̣n đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.”

    Cửu Đàm dẹp quân Xiêm, thu phục Chân Lạp
    Chúa Nguyễn nhận thấy t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng nên đặc biệt điều quân chủ lực tinh nhuệ vào cứu viện cho Hà Tiên và đánh bại quân Xiêm:

    “Sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn Cửu Vân) làm Khâm sai Chánh thống suất đốc chiến, Cai bạ dinh Quảng Nam là Trần Phước Thành làm Khâm sai tham tán, lĩnh 10.000 quân thủy và bộ thuộc hai dinh B́nh Khang và B́nh Thuận và 20 chiếc thuyền chiến để hành việc điều khiển.

    Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang; Lưu thủ Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn Hữu Nhân ốm, một ḿnh Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm tiên phong, tiến đến Nam Vang đánh phá được quân Xiêm. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên. Nặc Nộn chạy đến Cầu Vọt [Quân ta] bèn thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh, đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ đề pḥng bất trắc”...
    (Đại Nam thực lục).


    Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên. Nặc Nộn chạy đến Cầu Vọt [Quân ta] bèn thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. (Ảnh: Shutterstock)
    Hà Tiên hứng chịu cơn binh lửa

    Sau trận kịch chiến làm thất thủ Hà Tiên, quân đội chúa Nguyễn ở miền Nam đă đánh bại quân Xiêm, nhưng cũng phải trải qua nhiều trận chiến khốc liệt và hậu quả là Hà Tiên thành trấn bị quân Xiêm đốt phá tan hoang, thành quả mấy chục năm gây dựng bỗng chốc trở thành tro bụi:

    “Năm Quư Tỵ (1773), mùa xuân, Thiên Tứ sai người nhà là Mạc Tú mang thư sang Xiêm giảng ḥa. Vua Xiêm mừng quá đưa trả con trai con gái Thiên Tứ mà ḿnh đă bắt, và triệu Trần Liên về. Thành lũy nhà cửa Hà Tiên đều bị quân Xiêm tàn phá. Thiên Tứ bèn lưu lại Trấn Giang, sai con là Hoàng về Hà Tiên, tu sửa lại”...

    (Đại Nam liệt truyện).

    “Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đă phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn chỉ c̣n lại g̣ đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả, rồi tạm trú ở Trấn Giang, sau sai Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy”...
    (Gia Định Thành thông chí- Trịnh Hoài Đức).

    Lời bàn:
    Sau trận kịch chiến khiến cho Hà Tiên trấn bị quân Xiêm san bằng, có lẽ đủ chứng minh ḷng trung thành và tận tâm của nhà họ Mạc với nước ta.
    Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đều xứng đáng trở thành những danh nhân mở cơi, khai phá phương Nam được dân ta đời đời tưởng nhớ vậy. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, khi mà quân Xiêm sau ba lần đại bại vẫn ngày càng điên cuồng và chờ một cơ hội mới. Hăy xem phần sau sẽ rơ.

    Minh Bảo

  9. #39
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 4
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 22/05/20• 379 lượt xem


    Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ của miền Nam chính là đánh đổi bằng máu xương của bao quân dân và các vị danh tướng, danh thần suốt mấy trăm năm qua. (Ảnh: NTD Việt Nam)

    Cuối năm Quư Tỵ (1833), theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, vua Xiêm La sai tướng Chiêu Phi Nhă Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Chiêu Phi Nhă Phật Lăng (Phra Klang) đem 4 vạn quân cùng với 350 chiến thuyền, chia làm 5 đạo, bằng nhiều hướng đánh vào một số tỉnh ở miền Trung, Châu Đốc và Hà Tiên...

    Xem lại Phần 1, Phần 2, Phần 3

    Phần 4: Chiến tranh Việt Xiêm lần 4 (1833-1834)
    Vàm Nao diệt 4 vạn quân Xiêm
    Lừng lẫy uy danh Đốc Binh Vàng

    Xiêm vương quyết tâm cao, Phi Nhă Chất Tri tham chiến,
    Cũng cần nói thêm rằng Phi Nhă Chất Tri có thể được xem là danh tướng số một của Xiêm La lúc đó, người này vừa mới tiêu diệt vương quốc Viêng Chăn, tiếng tăm lừng lẫy.

    Tuy rằng cả 5 đạo quân cùng tiến, nhưng chủ đích của quân Xiêm La là cốt đánh Chân Lạp và Nam Kỳ, c̣n các đạo khác chỉ là để phân chia quân lực của nước Việt mà thôi. Vua Minh Mệnh hay tin phong cho Trần Văn Năng làm B́nh khấu Tướng quân cùng Hiệp biện đại học sĩ Lê Đăng Doanh và Vũ lâm dinh Tả dực Thống chế Nguyễn Văn Trọng làm Tham tán đại thần cùng với các tướng tá khác như Trương Minh Giảng, Nguyễn Văn Xuân… đi dẹp giặc.

    Xiêm quân hạ Châu Đốc Hà Tiên, miền Nam gặp nguy hiểm
    Tháng 11 (âm lịch) năm đó, hơn 100 thuyền chiến của nước Xiêm La đánh chiếm Hà Tiên, rồi chia thành hai đạo đánh hạ luôn đồn Châu Đốc (An Giang). Cả hai tỉnh ấy đều thất thủ. Trước t́nh h́nh nguy cấp này, quan quân nhà Nguyễn tức tốc lập pḥng tuyến ở Vàm Nao. Từ Châu Đốc, sau khi chuẩn bị xong, thủy quân Xiêm La theo ngả sông Tiền tiến xuống Vàm Nao. Nơi đây trở thành địa điểm then chốt của trận thư hùng chiến lược, nếu không chiến thắng ở đây th́ nhà Nguyễn nhiều khả năng sẽ vỡ trận và mất miền Nam. Nhà văn Sơn Nam cũng viết về cuộc chiến này như sau:

    “Trận thủy chiến trên Vàm Nao là trận ác chiến, mang tầm chiến lược quan trọng. Quân Xiêm dùng hỏa công, thả bè lửa, theo nước ṛng (thủy triều rút ra biển) chảy xiết để đốt chiến thuyền quân Việt. Trận chiến kéo dài từ khoảng 3 giờ khuya đến 10 giờ trưa mới dứt. Nếu quân Việt không ngăn được, quân Xiêm sẽ xuống Sa Đéc rồi Rạch Gầm, Mỹ Tho…”.


    Quân Xiêm dùng hỏa công, thả bè lửa, theo nước ṛng (thủy triều rút ra biển) chảy xiết để đốt chiến thuyền quân Việt. (Ảnh: NTD Việt Nam)
    Vàm Nao diệt quân Xiêm, chém chết đại tướng
    Sau khi hai tỉnh An Giang và Hà Tiên bị thất thủ, đồn Châu Đốc bị giặc uy hiếp. Trải qua nhiều trận giằng co, B́nh Khấu tướng quân Trần Văn Năng cùng các tham tán Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Hồ Văn Khuê… đă bàn bạc cùng nhau để dàn trận giáng cho giặc một đ̣n nặng ở trận quyết chiến Cổ Hủ và Vàm Nao nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến.

    Do đoán được quân Xiêm sẽ dùng hỏa công, quân ta liền thu hết các chiến thuyền về đậu ở hai bên bờ sông. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc quân đánh bắn, từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều. Thủy quân ta thuyền chiến nối nhau, lửa ở giữa sông không cháy lan lên được hai bên bờ. Khi bè lửa trôi qua rồi, quân ta thủy bộ đánh giáp lá cà. Quân Xiêm thua to. Chết mất một vị đại tướng chỉ huy là Phi Nhă Phật Lăng (c̣n gọi là PhraKlang Prayurawongse).

    Sách “Minh Mệnh chính yếu” c̣n chép như sau:

    “Giặc Xiêm dẫn binh thuyền hơn trăm chiếc, từ Thuận Cảng xuôi xuống, bày ngang giữa ḍng sông để chống lại thuyền của quân ta, lại đánh đồn của ta đóng bên tả ngạn. Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm chống đánh, chém kẻ cầm đầu của giặc là Phi Nhă Khổ Lặc. Giặc dựng trại ngang đồn, ngày đêm dùng đại bác bắn phá. Ta chờ quân chi viện, nhưng giặc ở phía thượng nguồn bèn nhân đêm tối, thừa lúc nước ṛng, noi theo hai bên tả hữu bờ sông, phóng lửa đốt thuyền quân ta, rồi giặc đem quân đến đồn phía tả ngạn mà đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau. Giặc liền lui…”.


    Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm chống đánh, chém kẻ cầm đầu của giặc là Phi Nhă Khổ Lặc. (Ảnh: NTD Việt Nam)
    Thu hồi lănh thổ, tiến quân Cao Miên
    Sau nhiều trận giao tranh dữ dội, quan quân Việt thu phục được đồn Châu Đốc, thành Hà Tiên… rồi vượt sang biên giới đánh đuổi quân Xiêm La ra khỏi thành Nam Vang (nay là kinh đô vương quốc Campuchia). Phần v́ tuổi già, phần v́ chinh chiến gian khổ, Trần Văn Năng lâm trọng bệnh phải giao binh quyền lại cho tướng Trương Minh Giảng để về nước trị bệnh. Thuyền chở Trần Văn Năng đến Bến Siêu (thuộc Cù Lao Tây, huyện Thanh B́nh, tỉnh Đồng Tháp) th́ ông qua đời (năm 1835), thọ 72 tuổi. Nghe tin ông mất, vua Minh Mệnh ra lệnh phải mang thi hài ông về kinh an táng. Sau đó, truy tặng ông chức Thái phó tước Tân Thành quận công, cho băi triều ba ngày và ông được nhà vua ban cho một bài thơ ngự chế. Đến nay vẫn c̣n đền thờ của ông ở miền Tây, nơi mà người dân gọi ông bằng cái tên thân thuộc: Đốc Binh Vàng.


    Đến nay vẫn c̣n đền thờ của ông ở miền Tây, nơi mà người dân gọi ông bằng cái tên thân thuộc: Đốc Binh Vàng. (Ảnh chụp màn h́nh Kênh Youtube Truyền H́nh Đồng Tháp)
    Lời bàn:
    Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ của miền Nam chính là đánh đổi bằng máu xương của bao quân dân và các vị danh tướng, danh thần suốt mấy trăm năm qua. Từ Nguyễn Hữu Cảnh cho đến Trần Văn Năng, các ông đều v́ nước mà xả thân, ghi dấu trong sử xanh với những chiến công nức ḷng dân tộc. Ấy thế mà dải đất phương Nam này vẫn phải bị tẩy lễ chiến tranh một lần khốc liệt nữa mới thấy được nền thái b́nh vững bền. Xin hăy xem hồi sau sẽ rơ.

    Minh Bảo

  10. #40
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 5
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 28/05/20• 284 lượt xem


    Cuối cùng vua Thiệu Trị đă quyết định rút quân, bỏ Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây, phục hồi vương quốc Cao Miên. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Vương triều nhà Nguyễn đến thời Minh Mạng đă đạt đến cực thịnh. Đặc biệt sau chiến thắng Xiêm La năm 1833-1834 th́ uy danh của Đại Nam đă vang khắp khu vực. Nước nhỏ nể phục, nước lớn tôn trọng. Năm 1836, vua Minh Mạng quyết định sáp nhập Chân Lạp vào lănh thổ Đại Nam gọi là Trấn Tây Thành...

    Phần 5: Chiến tranh Việt Xiêm lần 5 (1841-1845)
    Tướng sĩ triệt thoái khỏi Trấn Tây
    Quân Xiêm mưu đồ sang xâm lấn

    Xem lại Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

    Uy chấn hải nội, lập Trấn Tây Thành
    Mọi chuyện lẽ ra vẫn tốt đẹp, nếu nhà Nguyễn ra chính sách đúng và các quan lại cai trị Chân Lạp là những người đạo đức nhân nghĩa biết cảm phục ḷng dân. Tuy nhiên một loạt quyết định sai lầm về ngoại giao và cai trị tại Chân Lạp đă khiến cho quân Xiêm La một lần nữa can thiệp vào khu vực này kết hợp với nhiều cuộc nổi dậy của dân bản địa làm t́nh h́nh thêm rối ren.

    Quyết sách sai lầm, Xiêm La lợi dụng
    Loạt quyết định trị quốc đối nội sai lầm, không lấy dân làm gốc của nhà Nguyễn đă bị người Xiêm lợi dụng. Sử chép:

    “Vua Minh Mạng mất, để lại gánh nặng ở phía biên giới Việt Miên. Loạn lạc đă phát khởi ngay từ khi cuộc chinh phạt của tướng Trương Minh Giảng đang diễn ra tại phía Biển Hồ, tuy rằng về h́nh thức là dẹp xong nhưng mầm mống c̣n đó. Người Miên cư ngụ trên lănh thổ Việt Nam dường như sẵn sàng hưởng ứng, chống đối quan lại địa phương khi ở Cao Miên phong trào lên cao. Quân Xiêm lại khéo phao tin tuyên truyền. Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam kỳ lại bực dọc với chính sách “nhứt thị đồng nhơn” của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. Lại c̣n chủ trương cải cách tổ chức nông thôn cổ truyền của sóc Miên khiến họ mất quyền tự trị.


    Người Cao Miên lúc bấy giờ ở Nam kỳ lại bực dọc với chính sách “nhứt thị đồng nhơn” của vua Minh Mạng, bắt buộc họ phải lấy tên, lấy họ như người Việt để đồng hóa. (Ảnh: Wikipedia)
    Vùng biên giới Hà Tiên, An Giang bắt đầu xáo trộn khi vào năm 1838, một người tên Gi - làm chức An phủ cho ta - cấu kết với người Xiêm. Năm sau, viên quản cơ người Miên ở An Giang là Hàn Biện cùng đồng bọn làm phản rồi bỏ đi, một số đông lính Miên cũng chạy theo chúng nhưng rồi một số quay trở lại. Vua truyền lịnh tha tội những người biết hối cải. Năm 1840, t́nh h́nh thêm bi đát: người Miên ở Tịnh Biên (An Giang) nổi loạn khiến quan tri phủ bỏ trốn, loạn quân kéo về phía biên giới Hà Tiên đánh đồn Châu Nham (Đá Dựng), quan binh nhiều kẻ bị hại. Tháng 10 năm ấy, giặc từ Thất Sơn gồm hơn 2000 người kéo qua tận Kiên Giang, phá chợ Rạch Giá, đắp đồn ở hai bên bờ rạch này; vùng Xà Tón (Tri Tôn) cũng bị khuấy động. Năm Thiệu Trị nguyên niên, tất cả các vùng người Miên sống đông đúc đều nổi loạn, quan quân vô cùng vất vả”
    (Lịch sử khẩn hoang miền Nam-Sơn Nam).

    Chính sách đối ngoại thiếu hiểu biết gây mất ḷng dân:

    “Năm Minh Mạng 19 (1839) Nặc Ong Yêm (Ang Em, em của Ang Chan II và Ang Duong) đem 9.000 dân Khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Thái Lan chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Việt Nam cai quản), định xin triều đ́nh nhà Nguyễn cho được làm vua kế vị Ang Chan II, đă mất mà không có con trai nối ngôi. Trương Minh Giảng muốn giết đi, nhưng Minh Mạng chỉ cho phép bắt Ang Em về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam.
    Đến năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ, th́ Minh Mạng lại kể tội và đày ra Hà Nội. Rồi tham tán Trấn Tây là Dưỡng Văn Phong khép cho Ngọc Biện, em gái Ngọc Vân, tội mưu phản muốn trốn sang Xiêm, phải xử tử. Trương Minh Giảng đưa Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên, các con gái Ang Chan II về Gia Định an trí. Nên người Cao Miên thất vọng oán ghét quân Nam.”
    (Đại Việt địa dư toàn biên - Nguyễn Văn Siêu).


    Chân dung hoàng đế Minh Mạng. (Ảnh: Wikipedia)
    Hoàng đế băng hà, Xiêm La thừa cơ
    Năm 1840, mấy vạn quân Xiêm kéo vào đóng ở U Đông (Oudong), vua Minh Mạng sai tướng Phạm Văn Điển và Nguyễn Tiến Lâm mang quân sang đối phó nhưng không kết quả.

    Năm 1841, Minh Mạng qua đời, Thiệu Trị lên nối ngôi. Ông không có nhiều tham vọng về lănh thổ như tiên đế. Lúc bấy giờ, t́nh h́nh Trấn Tây thành đang rối ren v́ quân Đại Nam chiếm đóng gặp phải sự chống đối mănh liệt của người Chân Lạp. Tướng Trương Minh Giảng tỏ ra yếu kém về mặt b́nh định lănh thổ và năng lực trị dân. Lại thêm các hoàng thân Chân Lạp dưới sự ủng hộ của quân Xiêm liên tục nổi dậy. Cuối cùng vua Thiệu Trị đă quyết định rút quân, bỏ Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây, phục hồi vương quốc Cao Miên. Trương Minh Giảng phải theo lệnh rút quân về trấn thủ An Giang.


    Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch chéo là phần đất lập trấn Tây Thành. (Ảnh: Wikipedia)
    “Vua cho rằng từ khi Trấn Tây có việc binh đao đến giờ, sáu tỉnh Nam Kỳ, binh và dân đều nhọc mệt, triều đ́nh cũng khó nhọc tổn phí không biết đâu mà kể, ư đă chán việc binh đao, vả lại sang năm sau có việc tuần du ra Bắc, hăy tạm xếp việc Trấn Tây lại không nghĩ đến, cũng chẳng hại ǵ, mới dụ rằng: “Sự thế hiện nay buộc phải như thế, chuẩn cho theo lời bàn mà làm. Các viên từ Kinh lược, Tướng quân cho đến Tán lư và Hiệp lư không làm được công trạng ǵ, đều giao cho bộ H́nh nghiêm ngặt nghị tội từng viên có khác nhau”
    (Đại Nam thực lục).

    Lời bàn:
    Xưa có câu “vật cực tất phản”, “thịnh cực ắt suy”. Nhà Nguyễn đạt đến đỉnh cao của ḿnh vào thời Minh Mạng rồi sẽ phải suy, đó là tất yếu. Khá khen cho Xiêm La trải trăm năm binh bại nhiều lần mà vẫn kiên tŕ xâm lấn nước ta, quả là một kẻ địch đáng nể. Cũng may ḷng Trời vẫn c̣n thương dân ta, quân tướng nhà Nguyễn anh dũng nên tuy gian khó buổi đầu nhưng rốt cục cũng đánh lui ngoại xâm nội phản một cách vinh quang. Muốn biết chiến quả thế nào, xin xem hồi sau sẽ rơ.

    Minh Bảo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •