Thương hoài Mekong. Kỳ 4: Thủy điện – cơn ác mộng tầm cỡ quốc tế. Tương lai nào cho ḍng Mekong?
B́nh luậnNguyên Vũ • 06:30, 28/05/20• 213 lượt xem
p1
Như vậy, các con đập thủy điện là những kẻ tạo ra vấn đề, chứ không phải người giải quyết vấn đề. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Chặn ḍng, chặt ḍng ra từng khúc là làm tắc nghẽn mạch máu, phong bế kinh mạch của Mẹ Đất. Và cũng như cơ thể người, khi máu ngừng chảy, mạch ứ tắc, cơ thể Mẹ Đất sẽ sinh bệnh, sẽ chết bán phần, rồi toàn phần. Lúc ấy th́ lợi ích nào bù đắp lại được? Những tai họa do phá hoại sông ng̣i và môi trường không c̣n là lời dự báo mà đang hiện hữu và tác oai tác quái.
Xem lại Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3
Ở Kỳ 3, chúng ta đă lần lên tận ngọn nguồn và t́m ra thủ phạm chính hạ sát ḍng Mekong là 11 đập thủy điện của Trung Quốc cũng như gốc rễ tư tưởng của việc ĐCSTQ hủy hoại môi trường đó là “văn hóa Đấu”: đấu Trời, đấu Đất, đấu người. Ở Kỳ 4 và cũng là kỳ cuối của loạt bài này, chúng ta cùng t́m hiểu về hiện trạng của các đập thủy điện trên thế giới cũng như cách ứng xử với chúng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, từ đó thử đề xuất một giải pháp để cứu lấy ḍng Mekong.
Nile và Amazon vĩ đại – những người bạn gốc Phi, Mỹ la tinh cùng chung cảnh ngộ với Mekong xứ Á
Năm 1971, công tŕnh đập nước ở thành phố Aswan, Ai Cập dài 3,6km, cao 110m được hoàn thành. Người Ai Cập hân hoan đón chào kỳ tích mới, lần đầu tiên họ chinh phục được sông Nile. Từ nay ḍng sông hung dữ này không c̣n có thể dâng lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Nile được nữa, ngược lại nó được cho rằng sẽ tạo ra đủ điện cho ¼ dân số Ai Cập.
Người Ai Cập hân hoan đón chào kỳ tích mới, lần đầu tiên họ chinh phục được sông Nile. (Ảnh: Three Lions/Getty Images)
Nhưng kết quả th́ sao?
100,000 người dân Ai Cập sống trong khu vực con đập phải di dời cùng với ngôi đền thiêng Abu Simbel. Nhưng điều mà người Ai Cập nhận lại không giống như những ǵ họ kỳ vọng. Sau khi bị ngăn ḍng, sông Nile không c̣n phù sa để bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ như hàng ngh́n năm qua. Hệ thống tưới tiêu được bổ sung, lần đầu tiên phân bón hóa học được sử dụng. Hệ thống tưới tiêu này làm tăng nồng độ muối và làm thoái hóa lớp đất mặt. Các vũng nước tù đọng h́nh thành trên vùng châu thổ là nơi sản sinh ra các loại côn trùng có hại cho nông nghiệp và đời sống dân cư. Cây cối bị con đập vùi lấp trở thành nơi sinh sôi hoàn hảo cho vi khuẩn, các vi khuẩn này hấp thụ thủy ngân trong đất trở nên cực kỳ độc hại v́ có chứa metyl thủy ngân, rồi đến lượt các loài cá sống trong đập cũng bị nhiễm độc thủy ngân ở mức độ báo động.
Con đập này đă phá hoại hệ sinh thái khổng lồ mà tự nhiên đă mất hàng trăm ngh́n năm để h́nh thành.
Nhưng sông Nile cũng chưa được yên nghỉ. Ethiopia quyết định xây dựng thủy điện Đại Phục Hưng ở thượng nguồn sông Nile kể từ năm 2011. Đây sẽ là đập thủy điện lớn nhất châu Phi với kinh phí lên tới 4,5 tỷ USD, có hồ chứa nước diện tích tương đương với thủ đô London (Anh). Cũng chẳng khác ǵ người Ai Cập, người dân Ethiopia hân hoan và kỳ vọng với những mối lợi lớn mà công tŕnh này sẽ đem lại cho đất nước họ.
Nhưng sông Nile cũng chưa được yên nghỉ. Ethiopia quyết định xây dựng thủy điện Đại Phục Hưng ở thượng nguồn sông Nile kể từ năm 2011. (Ảnh chụp màn h́nh Haiquanonline.com.vn )
Nhưng Ethiopia mà xây dựng thủy điện Đại Phục Hưng th́ Ai Cập ở vùng hạ lưu sông Nile sẽ “Đại Suy Thoái” v́ sự sống của cả đất nước Ai Cập trông vào sông Nile. Đập Aswan của Ai Cập cũng phải trông chờ vào Đại Phục Hưng ở bậc thang nằm trên nó th́ mới có nước.
Chính là v́ vấn đề này mà bao nhiêu căng thẳng đă diễn ra giữa Ai Cập – Ethiopia suốt 9 năm qua, thậm chí khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nước là hoàn toàn có thể.
Ai Cập đă chiếm đoạt nước của sông Nile để làm thủy điện c̣n Ethiopia cậy ḿnh ở đầu nguồn, “hớt tay trên” nguồn nước của Ai Cập. Thành thử sông Nile như “khúc ruột dài ngh́n dặm” nằm trên “bàn ăn” của mấy nước chung ḍng mà nước nào cũng lăm le “tay dao tay dĩa” tranh tranh đoạt đoạt phần béo bở và lại xỉa xói mắng mỏ lẫn nhau, cứ như ḍng sông và Mẹ thiên nhiên đă là vật sở hữu trong túi của họ.
Thành thử sông Nile như “khúc ruột dài ngh́n dặm” nằm trên “bàn ăn” của mấy nước chung ḍng mà nước nào cũng lăm le “tay dao tay dĩa”. (Ảnh: Wikipedia)
Chỉ có sông Nile bị băm chặt là đau khổ và chết dần chết ṃn.
Vào tháng 8-2003, Furnas - tập đoàn điện lực quốc gia Brazil và công ty cổ phần xây dựng Odebrecht của Hà Lan đă cùng đệ tŕnh một dự án phức hợp thủy điện và thủy lộ trên ḍng sông Madeira, một phụ lưu chính của ḍng sông Amazon. Quá nhiều kỳ vọng đă được đặt ra cho công tŕnh vĩ đại này. Tuy nhiên, tổ chức Các ḍng sông Quốc tế nhận định lịch sử của ḍng sông Amazon đă bước qua một trang mới đánh dấu bởi ḷng tham và những tính toán sai lầm của những người “cầm cân nảy mực”
Đồng thời, theo nghiên cứu của ông Philip Fearnside, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Amazon (Brazil), hai dự án đập Antonio và Jirau sẽ tạo ra những tác động khổng lồ về môi trường, thậm chí c̣n gây ra lũ lụt tại nước láng giềng Bolivia v́ ḍng nước của sông Madeira bị chặn lại. Việc thay đổi ḍng nước sẽ hủy diệt hệ sinh thái tự nhiên, ngăn cá di chuyển đúng chu kỳ và ảnh hưởng đến cả đa dạng sinh học lẫn đánh bắt thủy sản. Không chỉ thế, những dự án này c̣n khiến diện tích rừng Amazon bị đe dọa v́ nó chắc chắn sẽ buộc các chính phủ tiếp tục tàn phá rừng Amazon để mở đất nông nghiệp.
Vậy là Nile, Amazon - những ḍng sông lớn nhất nh́ thế giới cũng bị đem ra “ngả món” trong cơn khát năng lượng và sự bất chấp hậu quả của các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và Nam Mỹ.
Vùng rừng Amazon bị phá tại Brazil. (Ảnh: Wikipedia)
Quan điểm hiện tại về thủy điện ở các quốc gia phát triển phương Tây
“Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đă xây dựng nhiều đập thủy điện vào đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 20 khi chúng tôi không hiểu rơ về các ḍng sông và hệ sinh thái như bây giờ. Chúng tôi cũng không có luật môi trường như vậy, như ‘Đạo luật về Nước sạch’, ‘Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng’, hoặc ‘Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia’ vào thời điểm đó để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. V́ vậy, bằng cách xây dựng các con đập trong thời kỳ “nguyên thủy”, chúng tôi đă làm tổn hại nghiêm trọng nhiều hệ sinh thái. Chẳng hạn như sự suy giảm sản lượng đánh bắt cá hồi trong lưu vực sông Columbia và sự tuyệt chủng của ốc sên và các loài trai trong lưu vực sông Coosa. Bằng cách xây dựng các con đập, chúng tôi đă bóp nghẹt cuộc sống của các ḍng sông, do đó gây ra nhiều thiệt hại cho người dân, nền kinh tế địa phương và các loài cần ḍng sông khỏe mạnh để tồn tại. Chúng tôi hiện đang hoàn tác các thiệt hại mà chúng tôi đă gây ra bằng cách bắt đầu loại bỏ các con đập. Tuy nhiên, các nước đang phát triển đang có kế hoạch xây dựng các con đập không nên lặp lại những sai lầm mà chúng tôi đă gây ra.”
Tuyên bố trên của “Hiệp hội sông ng̣i Mỹ” cũng chính là quan điểm hiện nay của nước Mỹ về thủy điện.
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi được thực hiện bởi Giám đốc Tư vấn khoa học Christiane Zarfl và các đồng nghiệp tại Viện sinh thái nước ngọt và nghề cá nội địa Leibniz (Đức) năm 2014, 3.700 đập mới đang được xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển (khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi) sẽ không đáp ứng được nhu cầu điện của các nước đang phát triển nơi các đập được lên kế hoạch xây dựng. Thay vào đó, những con đập này sẽ mở đường cho những vấn đề sinh thái mới, giảm 21% số ḍng sông chảy tự do trên thế giới và thậm chí có thể gây ra xung đột giữa các quốc gia trên mặt nước.
Như vậy, các con đập thủy điện là những kẻ tạo ra vấn đề, chứ không phải người giải quyết vấn đề.
3.700 đập mới đang được xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Chấm màu đỏ là các đập đang lên kế hoạch xây dựng và chấm xanh là đang được xây dựng. (Ảnh qua Nbcnews.com)
Xu thế dỡ bỏ các con đập thủy điện của những quốc gia văn minh
Phương Tây chính là nơi những con đập thủy điện đầu tiên xuất hiện. Sớm nhất có đập Cragside, Rothbury, Anh quốc hoàn thành năm 1870; Đập Appleton, Wisconsin, Hoa Kỳ hoàn thành năm 1882.
Người Mỹ đă xây dựng rất nhiều đập nước từ đầu những năm giữa thế kỷ 20
Theo Hiệp hội Sông ng̣i Mỹ (American Rivers), từ năm 1912 đến năm 2016, nước Mỹ đă phá bỏ 1.384 đập nước. Tính riêng trong năm 2016, có 72 đập bị gỡ bỏ, phục hồi gần 3.400 km ḍng chảy. Theo một nghiên cứu của Đại học Porland (Mỹ) vào tháng 5/2018, nếu xu hướng gỡ bỏ các đập nước tiếp tục được thực hiện th́ tới năm 2050, nước Mỹ sẽ có khoảng từ 4.000 – 36.000 đập được gỡ bỏ.
nước Mỹ đă phá bỏ 1.384 đập nước. Tính riêng trong năm 2016, có 72 đập bị gỡ bỏ, phục hồi gần 3.400 km ḍng chảy.
(Ảnh chụp màn h́nh qua Trithucvn.net)
Trái với suy nghĩ bi quan của nhiều người, điều đáng ngạc nhiên và thú vị là sau khi các công tŕnh đập thủy điện được gỡ bỏ, các ḍng sông phục hồi mau chóng. Phần lớn các ḍng sông trở lại trạng thái ổn định chỉ trong một vài tháng hay một vài năm, mà không cần tới hàng thập kỷ, đặc biệt là khi các con đập được phá hủy hoàn toàn một cách nhanh chóng mà không phải phá dỡ theo từng giai đoạn.
Tổ chức Mạng lưới Sông ng̣i Quốc tế (International Rivers Network) cho biết, một năm sau khi gỡ bỏ đập thuỷ điện Edwards (năm 1999), loài cá di cư đă phục hồi phong phú như trước trên sông Kennebec của bang Maine. Hàng triệu con cá trích (một loài cá di cư phụ thuộc vào việc bơi ngược ḍng lên thượng nguồn để đẻ trứng) đă trở lại và phát triển khắp ḍng sông – nơi chúng đă không được nh́n thấy trong 160 năm trước đó.
Hàng triệu con cá trích (một loài cá di cư phụ thuộc vào việc bơi ngược ḍng lên thượng nguồn để đẻ trứng) đă trở lại và phát triển khắp ḍng sông
(Ảnh chụp màn h́nh từ baovemoitruong.org.v n)
Châu Âu cũng hưởng ứng mạnh mẽ xu thế gỡ bỏ các đập nước. Nước Pháp có những hành động đầu tiên, sau đó đến Tây Ban Nha, các quốc gia bán đảo Scandinavia và Đức cũng dần dần nghiên cứu và tiến hành gỡ bỏ các đập nước.
Vào năm 1985, khi một số đập lớn mới được đề xuất xây dựng dọc sông Loire (con sông dài nhất nước Pháp) và các chi lưu của nó, lo ngại cho sự sống của ḍng sông Loire cũng như loài cá hồi Đại tây Dương, người dân và các tổ chức môi trường nước Pháp đă kịch liệt phản đối dự án này.
“Loire Vivante” là chiến dịch về môi trường được sự ủng hộ và góp sức của các tổ chức môi trường quan trọng ở nước Pháp và Quỹ Động vật hoang dă Thế giới (World Wildlife Fund). Làn sóng phản đối và những hoạt động của cộng đồng cùng các tổ chức sau đó đă dẫn tới việc Chính phủ Pháp chấp nhận “Plan Loire Grandeur Nature” vào năm 1994. Kế hoạch này được coi là nền móng quan trọng cho việc thiết lập các quy định về quản lư nguồn nước nói chung và việc gỡ bỏ các đập nước nói riêng tại Pháp.
Từ năm 1996 đến năm 1998, nước Pháp tiến hành gỡ bỏ 3 đập lớn là: Kernansquillec (cao 15m, trên sông Léguer), đập Maison-Rouges (cao 4 m, dài 300m, trên nhánh sông Vienne) và đập Saint-Etienne-du-Vigan (cao 12m, trên nhánh Allier của sông Loire).
Nước Pháp tiếp tục gỡ bỏ các đập nước trên ḍng sông Loire trong các năm tiếp theo từ năm 2003 đến 2007. Sau nước Pháp, nhiều quốc gia châu Âu khác cũng tiến hành gỡ bỏ nhiều con đập. Theo tổ chức Gỡ bỏ đập nước châu Âu, đến nay đă có 3.450 đập tại các quốc gia ở châu lục này (gồm Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Sĩ và Pháp) bị gỡ bỏ. Nước Anh cam kết khôi phục hơn 1.500km sông. Một trong những ḍng sông lớn nhất Tây Ban Nha là Duero cũng đang phá bỏ các đập và công tŕnh chặn ḍng.
Tháng 4/2018, Tây Ban Nha phá bỏ đập Yecla Yeltes được xây dựng năm 1958 trên sông Huebra (tỉnh Salamanca); từ năm 2013 – 2016, gỡ bỏ đập Inturia (xây dựng năm 1913 trên sông Leitzaran; năm 2014, bỏ đập Robledo de Chavela (ngừng hoạt động từ năm 1990); năm 2013: bỏ đập Retuerta (được xây dựng trong những năm 1970) sau sự việc hệ thống nước xả của đập khiến cá ở khu vực hồ chứa và hạ lưu chết hàng loạt năm 2012…
Bookmarks