Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975
27/04/2020
p2
Tuy nhiên, tị nạn Việt Nam không chỉ là một chuỗi dài bi kịch trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa và những câu chuyện thương tâm trong những cuộc hành tŕnh gian khổ của người tị nạn. Đây cũng là lịch sử một cuộc ra đi có chính nghĩa của hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, tài sản và sự nghiệp chỉ v́ muốn thoát khỏi chế độ hà khắc của độc tài cộng sản. Chính nghĩa của cuộc ra đi không tiền khoáng hậu này đă được chứng tỏ bằng những khoản ngoại tệ (hay kiều hối) được chuyển về nước giúp cho thân nhân, bằng hữu hay đầu tư kinh doanh, những chương tŕnh giúp đỡ nhân đạo và cải thiện xă hội đang thực hiện khắp nước của các tổ chức phi chính phủ, không kể số lượng nhân tài chưa thể trở về giúp cho Việt Nam mau chóng trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực.
Đáng ghi nhớ là chính nghĩa này đă được chính các nhà lănh đạo cộng sản công khai thừa nhận từ giữa thập kỷ 1980 khi họ bừng tỉnh trước t́nh h́nh suy sụp mau chóng của các nước cộng sản Đông Âu, do đó đă quyết định “đổi mới hay là chết”. Nhân dân miền Nam không c̣n bị lên án là “ngụy” hay “phản động” và người tị nạn cũng hết bị nguyền rủa là “ma cô, đĩ điếm”. Một chính sách mới về “Việt kiều” được thiết lập, xoay 180 độ sang ca ngợi cộng đồng người Việt hải ngoại bằng những cụm từ hoa mỹ như “khúc ruột ngàn dặm”, “nguồn nội lực quan trọng” hay “bộ phận không thể tách rời” của dân tộc. Về điểm này, tác giả bài này đă nhấn mạnh trong lời kết bài thuyết tŕnh tại Đại học Columbia, New York, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tị nạn Việt Nam: “Hai mươi năm trước, chúng ta là những kẻ thất trận trong thời chiến. Ngày nay, năm 1995, chúng ta đă vươn lên thành những người thắng cuộc trong thời b́nh.” (2) Đặc biệt hơn nữa là gần 20 năm sau, nhà báo Huy Đức nổi tiếng ở trong nước cũng thẳng thắn phát biểu trong lời mở đầu cuốn sách Bên Thắng Cuộc : “Nhiều người thận trọng nh́n lại suốt hơn ba mươi năm, giật ḿnh với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.” (3)
Buổi ăn trưa tại Bộ Ngoại giao do ông Funseth khoăn đăi phái đoàn Văn Bút VN hải ngoại trước ngày lên đường đi VN kư thỏa hiệp định cư tù cải tạo. Dăy bên phải: nhà thơ Viên Linh, ông Funseth, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, GS Lê Xuân Khoa. Dăy bên trái: nhà văn Trà Lũ, cố nhà báo Chử Bá Anh (thứ 3). Nhửng người Mỹ c̣n lại là thành viên phái đoàn Funseth. (H́nh: Tác giả cung cấp)
Buổi ăn trưa tại Bộ Ngoại giao do ông Funseth khoăn đăi phái đoàn Văn Bút VN hải ngoại trước ngày lên đường đi VN kư thỏa hiệp định cư tù cải tạo. Dăy bên phải: nhà thơ Viên Linh, ông Funseth, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, GS Lê Xuân Khoa. Dăy bên trái: nhà văn Trà Lũ, cố nhà báo Chử Bá Anh (thứ 3). Nhửng người Mỹ c̣n lại là thành viên phái đoàn Funseth. (H́nh: Tác giả cung cấp)
Chính nghĩa tị nạn 1975 càng sáng tỏ hơn sau khi hai quốc gia Việt, Mỹ thiết lập quan hệ b́nh thường năm 1995. Do sự tan ră của các nước cộng sản Đông Âu và Liên Bang Xô-viết, cộng sản Việt Nam phải quay về núp bóng cộng sản Trung Quốc để duy tŕ chế độ nhưng không khỏi lo sợ nguy cơ đất nước bị Trung Quốc chiếm đoạt. Bởi vậy, Việt Nam cũng quyết định trông cậy vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ để có thể tồn tại độc lập và trở thành một quốc gia giàu mạnh và phát triển. Sự chuyển hướng chiến lược này đương nhiên nh́n nhận vai tṛ quan trọng của cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Điều này đă được những lănh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam long trọng xác nhận trong cả hai cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Washington, DC, giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Trương Tấn Sang năm 2013 và với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015.
Ngày 25.7.2013, trong cuộc họp báo công bố bản Tuyên bố Chung, khi TT Obama khẳng định “nguồn sức mạnh giữa hai quốc gia là những công dân Mỹ gốc Việt sống ở Mỹ nhưng có nhiều ràng buộc chặt chẽ với Việt Nam, và những quan hệ giữa người dân trong và ngoài nước chính là chất keo sơn gắn bó sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước.” CT Trương Tấn Sang “cám ơn Hoa Kỳ đă giang tay đón nhận người Việt Nam tới định cư và nay họ đă trở thành công dân Mỹ đang đóng góp vào công cuộc phát triển chung của nước Mỹ.”
Ngày 7.7.2015, sau cuộc họp với TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Obama lại cho giới truyền thông hay là khi đề cập đến những hoạt động hợp tác giữa người dân hai bên với nhau, TBT Trọng đă nhận định rằng “nước Mỹ có nhiều công dân gốc Việt và Việt kiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới và họ đă đóng góp lớn lao cho xứ sở này. Chúng tôi muốn mở rộng những trao đổi như vậy gồm cả những chương tŕnh thông qua đại học Fulbright đă được chấp thuận và sắp sửa khai mạc.” Tiếp theo, ông Trọng ngỏ lời chào mừng và thăm hỏi thân t́nh cộng đồng người Việt ở Mỹ, hi vọng rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ gia tăng hơn nữa.
Trong chuyến đi Mỹ lần này, TBT Nguyễn Phú Trọng đă đề cao vai tṛ quan trọng của người Mỹ gốc Việt nhiều hơn CT Trương Tấn Sang hai năm trước. Ngoài phát biểu trong bản Tuyên Bố Chung, lần đầu tiên “nh́n nhận sự thành công của người Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ”, TBT Trọng c̣n có bài diễn văn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trong đó ông đă dùng những từ “đặc biệt” và “hết sức quan trọng” để nói về “cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ” mà ông định nghĩa chính xác và thân thiện là “công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi”. Dù lănh đạo cộng sản nổi tiếng về nói dối và lợi dụng cơ hội, những lời phát biểu chính thức này cho thấy họ không phủ nhận được chính nghĩa yêu nước của người tị nạn.
Cũng cần nói thêm rằng chính nghĩa của người tị nạn không chỉ được chứng tỏ bằng tinh thần yêu chuộng dân chủ và nhân quyền mà các lănh đạo cộng sản đă phải nh́n nhận, dù miễn cưỡng, như một sự khác biệt cần được tôn trọng. Chính nghĩa đó c̣n được thể hiện như một thông điệp của người tị nạn nhắc nhở Hoa Kỳ về trách nhiệm đối với Việt Nam Cộng Ḥa, một cựu đồng minh đă phải hy sinh quá lớn về tài sản và nhân mạng trong vai tṛ “tiền đồn của thế giới tự do” trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương. Thông điệp này được gửi đi trong bản điều trần của IRAC trước Thượng Viện Mỹ ngày 22.9.1981. Khi đó, tác giả bài này đang là Phó Giám đốc Trung tâm Tác vụ về Tị nạn Đông Dương (Indochina Refugee Action Center, IRAC) (4) lần đầu tiên ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ. Đó cũng là lúc đang có một luồng dư luận trong giới chính trị gia bảo thủ cho rằng tị nạn Việt Nam chỉ là di dân kinh tế và nước Mỹ đă mệt mỏi t́nh thương (compassion fatigue). Bản điều trần của IRAC kịch liệt phản bác luận điệu sai lầm này, nhấn mạnh rằng trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam đă trải qua nhiều thời kỳ đói kém hay loạn lạc, nhưng chưa bao giờ nhân dân Việt Nam rời bỏ quê hương ra sinh sống tại nước ngoài cho đến khi bị cai trị bởi chế độ độc tài cộng sản. Sau khi chứng minh chính nghĩa của tị nạn Việt Nam và triển vọng đóng góp cho xă hội Hoa Kỳ, tác giả kết luận bài điều trần bằng một sự kiện đau thương nhằm thức tỉnh lương tâm các nhà lănh đạo Mỹ: “Xin đừng để các dân tộc trên thế giới phải đồng t́nh với cố thủ tướng Cam-bốt Sirik Matak khi ổng viết những ḍng chữ cuối cùng cho Đại sứ Mỹ, từ chối sang Mỹ tị nạn và chấp nhận bị Khmer Đỏ sát hại. Ông viết: ‘Lỗi lầm duy nhất của chúng tôi là đă đặt niềm tin vào nước Mỹ’. Xin hăy tiếp tục duy tŕ truyền thống bày tỏ t́nh đoàn kết và ḷng quảng đại của nước Mỹ đối với những nạn nhân của chế độ bạo tàn. Là một quốc gia và một nền kinh tế thịnh vượng, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ không bao giờ phải hối tiếc về sự mở ṿng tay đón nhận “những người đang khao khát được hít thở không khí tự do.” (5)
Chủ tọa buổi điều trần là Thượng nghị sĩ Alan K. Simpson (R-Wyoming) lập tức nhận định rằng đây là “một bài thuyết tŕnh đầy sức mạnh” (a very powerful presentation) (6). Từ đó, ông có thái độ cởi mở hơn đối với người tị nạn từ ba nước Đông Dương.
TIẾNG NÓI VÀ VAI TR̉ CỦA NGƯỜI TỊ NẠN
Ngoài việc thể hiện chính nghĩa yêu nước theo lư tưởng quốc gia, chống lại chủ nghĩa và chế độ độc tài cộng sản, những người tị nạn may mắn định cư ở những nước dân chủ đă sớm góp phần đáng kể vào các nỗ lực quốc tế cứu vớt người vượt biển, chống nạn hải tặc, giúp đỡ tị nạn c̣n kẹt trong các trại tạm trú. Khi thuyền tị nạn bị đẩy ra khơi, họ đă lên tiếng vận động các nước giải quyết những cuộc khủng hoảng về t́nh trạng tị nạn tạm trú và được chấp thuận định cư. V́ không đủ thông tin và dữ kiện về t́nh h́nh tị nạn ở các nước, tác giả sẽ chỉ viết về lịch sử người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ với giả định là vấn đề tị nạn Việt Nam trên thế giới về cơ bản có nhiều điểm giống nhau mà Hoa Kỳ là điển h́nh về mọi mặt. Ngoài ra, do những điều kiện thuận lợi của cá nhân và tổ chức do ḿnh chịu trách nhiệm, đă đến lúc người viết phải nhắc đến những kinh nghiệm bản thân trong các nỗ lực chung của nhiều cá nhân và tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhờ được đào tạo về sư phạm và nghiên cứu, người viết luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, khoa học, tường thuật và nhận định trong tinh thần tôn trọng sự kiện có thật hay có nguồn dẫn chứng cụ thể. Lịch sử tị nạn là một phần của lịch sử Việt Nam, của Hoa Kỳ và các nước định cư, do đó cần phải được ghi chép chính xác và đầy đủ hầu tránh được những thiếu sót hay ngộ nhận, nhất là những sự kiện quan trọng đă bị vô t́nh hay cố ư tŕnh bày sai sự thật về các hoạt động bảo vệ người tị nạn đă diễn ra mấy chục năm về trước.
Cuộc tị nạn bi thảm nhất thế kỷ 20 của thuyền nhân Việt Nam đă gây chấn động thế giới và Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc đă hai lần phải triệu tập hội nghị quốc tế tại Geneva, lần đầu để giải quyết cuộc khủng hoảng về tị nạn tạm trú khi thuyền nhân Việt Nam bị các nước ĐNÁ xua đuổi (1979), và lần thứ hai để t́m kiếm giải pháp tốt nhất có thể chấm dứt những cuộc ra đi cực kỳ nguy hiểm (1989). Như trên đă nói, người tị nạn và công dân Mỹ gốc Việt đă có tiếng nói và vai tṛ đáng kể trong cuộc vận động Hoa Kỳ và quốc tế ngay từ sau hội nghị Geneva lần đầu, sôi nổi nhất là những hoạt động trong thập kỷ 1980 dẫn tới hội nghị Geneva lần thứ hai, và cuối cùng đă giúp quốc tế khai thông được t́nh trạng bế tắc của Kế hoạch Hành động Toàn diện (CPA). Điều này cũng cho thấy giải pháp thật sự cho vấn đề tị nạn Việt Nam là giải pháp chính trị, tức là thỏa hiệp b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995. Sau đó, cộng đồng Mỹ gốc Việt vẫn không ngừng vận động định cư cho những người tị nạn c̣n sót lại ở Hong Kong và Phi-líp-pin, và những người đối kháng chế độ bỏ chạy sang Thái Lan.
Bookmarks