‘Ḿnh là ván cờ họ thí để đi ván cờ khác’- Hoàng Đức Nhă nh́n lại biến cố 30/4
01/05/2020
Hoài Hương-VOA
Ông Hoàng Đức Nhă, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi VNCH tại hội thảo ở trường Đại học Oregon 14-15/10/2019
45 năm sau khi Saigon thất thủ, những nhân vật từng đóng một vai tṛ trong giai đoạn dẫn tới biến cố lịch sử này ngày càng thưa dần… Trong những nhân chứng lịch sử hiếm hoi c̣n lại có ông Hoàng Đức Nhă, nguyên Tổng Trưởng Thông Tin, Dân vận và Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hoà. Ông Nhă, cựu Bí Thư và Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nh́n lại biến cố lịch sử 30/4/1975 trong cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ.
HĐN: “30 tháng Tư là một tổng hợp của rất nhiều yếu tố đă được cấu kết và thi hành từ bao năm, trước khi người Mỹ muốn ra khỏi cuộc chiến Việt Nam, không phải do họ thiếu năng lực mà v́ lúc đó họ đổi đường hướng, muốn có những sự dàn xếp ở cấp cao với Trung Quốc, với Nga, trên cục diện địa chính trị- geopolitics.
Ông nói khi quân đội Bắc Việt tràn vào chiếm miền Nam, th́ VNCH không c̣n súng đạn mặc dù trước đó 2 năm, chính phủ miền Nam đă kư hiệp định dựa trên lời hứa của Tổng thống Nixon, cam kết sẽ giúp VNCH tồn tại, và sẽ cung cấp vũ khí cho miền Nam theo phương thức “thay một đổi một”, nếu phía Bắc Việt vi phạm hiệp định.
Thế nhưng người Mỹ không giữ lời hứa, dẫn tới t́nh trạng miền Nam “không c̣n đủ phương tiện để chiến đấu.”
Hiệp định mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă vạn bất đắc dĩ kư dưới áp lực của Mỹ, vào tháng Giêng 1973 là một bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam. Ông HDN nói hai năm trước đó, người Mỹ đă có ư định rút ra khỏi Việt Nam v́ Mỹ muốn mang tù binh về “để ông Nixon có thể chứng tỏ với dân là ông đă giữ lời hứa sẽ đưa con em người Mỹ về nước”.
Cựu Bí thư của Tổng thống Thiệu nói điều ‘vô cùng đáng tiếc’ là 30/4 xảy ra trong bối cảnh miền Nam đang đạt được nhiều tiến bộ.
“Lúc dó quân lực của ḿnh đă bắt đầu mạnh, trong nước guồng máy hành chánh đă bắt đầu làm việc đúng mức, theo tôi nghĩ cộng sản họ thấy nếu để miền Nam có th́ giờ th́ ngày sẽ càng mạnh, lúc đó ḿnh đă bắt đầu có dầu lửa, lúc đó đă sắp sửa xuất cảng được gạo trở lại, tất cả những yếu tố để phát triển, xây dựng đất nước đă có...”
Vụ tai tiếng Watergate
Nước Mỹ lúc bấy giờ phải đối phó với những vấn đề nội bộ đang làm lung lay chiếc ghế của Tổng Thống Nixon, liệu vụ tai tiếng Watergate có ảnh hưởng tới quyết định của người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam?
Ông Hoàng Đức Nhă nói vụ Watergate ảnh hưởng tới sự khẩn trương trong chính trị nội bộ của Mỹ, ảnh hưởng dây chuyền tới miền Nam và việc Mỹ giữ cam kết hay không v́ ông Nixon lúc đó hoàn toàn phải đối phó với vụ Watergate. Ông giải thích:
“Lúc đó, quốc hội Mỹ do Đảng Dân chủ Mỹ kiểm soát rồi. Hai viện th́ họ thấy cơ hội đê dí ông Tổng thống Nixon và họ lựa vấn đề Watergate mà tiếp tục tấn công. Ngày mà Tối cao Pháp viện buộc ông Nixon phải giao cuộn băng đó, là ngày chính tôi thấy rơ thế nào miền Nam cũng phải chịu ảnh hưởng của chuyện này.”
Viết về ông Hoàng Đức Nhă, báo NYT mô tả ông là người đàn ông quyền lực nhất tại miền Nam, chỉ đứng sau Tổng thống Thiệu. Tờ báo nói ông Nhă cùng lúc đóng vai của 3 nhân vật quan trọng chính phủ Mỹ đương thời: cố vấn Tổng thống Kissinger, Tham vụ Báo chí Ron Spiegler, và Charles G. (Bebe) Rebozo, một người bạn tín cẩn của ông Nixon.
Ông Nhă là em họ của Tổng thống Thiệu, nhưng ông nói ông được ông Thiệu tin tưởng không phải v́ có liên hệ bà con mà là nhờ ông hiểu người Mỹ, và biết phân tích t́nh h́nh.
“Tôi đi Mỹ học từ nhỏ, tôi biết tánh của người Mỹ khi họ áp dụng cái ǵ mà thấy con đường đó không trúng là họ bỏ đi, không t́nh cảm ǵ hết, mặc dù họ đă bỏ cả tỉ đôla r đầu tư, không ăn thua ǵ cả… Tổng thống Thiệu là một ông Trung Tướng, tướng là phải nghe hết những phân tách đầy đủ rồi mới lấy quyết định. Tôi làm việc với ông ấy được ông ấy tín nhiệm ngay cả về các vấn đề không thuộc phạm vi của tôi. Là Bí thư, tôi đâu có ăn thua ǵ về làm ngoại giao nhưng mà tôi phân tách được, đó là lư do tại sao tôi làm một lúc 3 công việc mà tờ NYT có nhắc đến.”
Về Tiến sĩ Kissinger
...sau khi ông Kissinger đi Bắc Kinh, rồi Tổng thống Nixon đi Bắc Kinh, dàn xếp với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông… Ḿnh là một ván cờ họ thí để họ đi một ván cờ khác.”
Ông Hoàng Đức Nhă, nguyên Tổng trưởng Thông Tin, Dân vận và Chiêu Hồi VNCH
Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống Nixon, là người đóng vai tṛ chủ chốt trong các cuộc thương lượng dẫn tới hiệp định Paris. Với các hoạt động ngoại giao ‘con thoi’ mang tính thực dụng, ông Kissinger thúc đẩy Mỹ mở cửa với Trung Quốc, làm thay đổi trật tự thế giới với những hệ quả c̣n kéo dài cho tới ngày nay. Có người tin rằng ông Kissinger phải chịu trách nhiệm lớn về kết cuộc của chiến tranh Việt Nam. Bí Thư của Tổng thống Thiệu nhận định:
“Đồng ư! Chính ông ấy là người thương thuyết một hiệp định rất là tai hại, ép buộc ḿnh, không nghe, không chú ư, không quan tâm đến những ước vọng của miền Nam. Ông ấy chỉ thực thi những ǵ mà ông cho là trúng, mà chưa chắc ǵ ông Nixon đồng ư với ông ta nhưng mà v́ ông Nixon bị vấn đề Watergate chi phối, ông không có th́ giờ nghĩ tới. Ông Kissinger nói OK, để tôi kư cái hiệp định rồi là tôi là anh hùng rồi, tôi đem được tù binh Mỹ về rồi, chấm dứt.”
Là người trực tiếp đối đầu với ông Kissinger để đ̣i các điều kiện tốt hơn cho miền Nam, ông Hoàng Đức Nhă bị coi là một cái gai trước mắt khi ông Kissinger sang Việt Nam hối thúc Tổng thống Thiệu chấp nhận giải pháp “chấm dứt chiến tranh và tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam” mà ông ta đă điều đ́nh với Hà nội trong các cuộc đi đêm với ông Lê Đức Thọ. Trong hồi kư “The White House Years”, ông Kissinger mô tả ông Hoàng Đức Nhă là cao ngạo, bướng bỉnh, khó ưa, và dùng những từ ngữ nặng nề khác để nói về ông Hoàng Đức Nhă. Ông Nhă nói:
“Thực ra ông Kissinger không thích tôi là bởi v́ tôi đi guốc trong bụng ông, ông là giáo sư danh tiếng mà ông thấy cái thằng nhóc con này mà tại sao nó dám chỉnh ông?
Trong hồi kư, ông Kissinger phản bác chỉ trích của ông Nhă cho rằng người Mỹ chỉ mặc cả để có một “decent interval”- một thời gian đủ lâu để Mỹ có thể thoái lui ‘trong danh dự’.
“Chính cái đó là điều làm cho ông Kissinger và phía Mỹ ghét tôi. Tôi là người biết phân tách t́nh h́nh, hồi đó tôi dùng danh từ ‘một thời gian thỏa đáng’ v́ những tin tức sau khi ông Kissinger đi Bắc Kinh, rồi Tổng thống Nixon đi Bắc Kinh, dàn xếp với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông… Ḿnh là một ván cờ họ thí để họ đi một ván cờ khác.”
Lịch sử
Ông Hoàng Đức Nhă, Tham vụ báo chí và cố vấn của Tổng Thống Thiệu,bắt tay Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon Elleworth Bunker, ngày17/8/1972, trước cuộc họp giữa TT Thiệu và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry A Kissinger
Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam giờ đă thuộc về lịch sử, mà lịch sử thường nằm trong tay của bên thắng cuộc.
“Ai viết lịch sử ? Người thắng cuộc th́ viết theo họ nói là người miền Nam không chịu bảo vệ lănh thổ, chuyện đó là chuyện sai lầm, giải thích là người đồng minh không giữ lời cam kết đối với miền Nam, đưa đến ngày 30/4.”
Ông Hoàng Đức Nhă rời Saigon ngày 28/4/1975 giữa lúc thành phố Saigon đang bị dội bom. Ông nghĩ ǵ khi ngoái nh́n quê hương lần cuối từ trên máy bay đưa ông ra nước người sống lưu vong?
“Lúc mà máy bay cất cánh, tôi thấy mấy quả pháo rơi vào phi trường Tân Sơn Nhứt, lúc đó tôi rất là buồn, không biết ngày nào trở về… Khi tới Guam nghe ông Dương Văn Minh đầu hàng, buồn vô tận. Bấy giờ th́ ḿnh nói rằng thôi, con cái của ḿnh lớn lên không được cái cơ hội sống như ḿnh đă sống, không được đi những nơi, ăn những món… thành ra lúc đó rất là buồn.”
VOA-Việt ngữ xin chân thành cảm tạ ông Hoàng Đức Nhă, cựu Tổng trưởng Dân vận Chiêu Hồi của Việt Nam Cộng Hoà, cựu Bí thư và Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đă chia sẻ cảm nghĩ của ông về biến cố 30 Tháng Tư trong cuộc phỏng vấn này.
Bookmarks