Diển đàn phổ biến và cùng kiến nghị gây phong trào quốc tế: Trục xuất Tàu cộng ra khỏi các Tổ chức Quốc tế.
Hành động của Trung Quốc không xứng với vai tṛ thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ
Diễm Thi, RFA
2020-04-28
Người Việt Nam tuần hành chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11 tháng 5 năm 2014.
AFP
TQ không xứng với vai tṛ thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ
00:00/09:49
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
T́nh h́nh Biển Đông tiếp tục dậy sóng với những hành động ngày càng hung hăng, quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền một cách phi pháp tại khu vực biển quan trọng đó. RFA phỏng vấn Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông, người vừa soạn một bản Kiến nghị băi nhiệm tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của Trung Quốc.
Diễm Thi: Trước hết xin ông nhận định về một số diễn biến mới nhất liên quan Biển Đông sau công hàm Việt Nam gởi LHQ hôm 30 tháng 3?
TS. Lê Trung Tĩnh: Các giới Việt Nam đang rất quan tâm đến nội dung, chi tiết và các phát hiện mới, phát hiện cũ mà China mang ra làm vũ khí mới để tiến chiếm Biển Đông của thế giới và Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020, một trong các nội dung là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó ngày 17/4/2020, China cũng đă gửi Công hàm số CML/42/2020 phản bác lại công hàm của Việt Nam. China khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của họ trên các quần đảo và trên Biển Đông, viện dẫn Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là một mâu thuẫn khi chính China đă không coi UNCLOS ra ǵ khi áp đặt yêu sách đường chữ U chiếm trọn Biển Đông của họ mặc dầu đă bị yêu sách này đă bị ṭa Ṭa án Trọng tài Thường trực xử bất hợp pháp vào năm 2016 trong vụ kiện giữa China và Philippines.
Một mâu thuẫn khác là China đă cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực, một điều rơ ràng trái với những ḍng đầu tiên của Hiến chương Liên Hợp Quốc: “thực hành khoan dung và chung sống ḥa b́nh với nhau như những người hàng xóm tốt”.
Việc vi phạm các nguyên tắc với vai tṛ là Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, một vị trí cầm cân nảy mực trong Liên Hợp Quốc, cho thấy China chỉ giải thích vấn đề có lợi cho họ. Hay nói một cách dễ hiểu China ỷ quyền cậy thế hơn là tôn trọng các nguyên tắc và trách nhiệm của vị trí họ đang có để hành xử đúng mực.
Đó là lư do chúng tôi làm Kiến nghị, nhắc với thế giới các vi phạm của China và yêu cầu băi nhiệm họ khỏi vị trí thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Diễm Thi: Nhờ ông tóm tắt một số thông tin về bản Kiến nghị băi nhiệm tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của TQ đang kêu gọi kư tên?
TS. Lê Trung Tĩnh: Chúng tôi sử dụng đúng các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để đề nghị băi nhiệm tư cách thành viên HĐBA Liên Hiệp Quốc của China.
Kiến nghị chỉ ra việc China đă vi phạm nhiều lần, trong nhiều năm, các nguyên tắc, mục tiêu và nguyên tắc cơ bản và nền tảng của Liên Hợp Quốc thể hiện trong Hiến chương của tổ chức này. Ví dụ như China vi phạm nguyên tắc “khẳng định niềm tin vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người” trong việc họ áp đặt ở nước họ một chế độ độc tài, hay xâm chiếm và áp đặt chế độ thanh lọc văn hóa và sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương. Hay China vi phạm mục tiêu “cứu các thế hệ tương lai khỏi tai họa của chiến tranh” trong việc họ dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
Kiến nghị kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên tiến hành băi nhiệm China khỏi vị trí thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Kiến nghị cũng nêu lên cách thức để có thể tiến hành điều này theo đúng các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Diễm Thi: Và cụ thể về tác giả của Kiến nghị, thưa Tiến sĩ?
TS. Lê Trung Tĩnh: Tôi là người soạn thảo chính của Kiến nghị này trước khi chia sẻ để nhận góp ư trong các nhóm nghiên cứu, hoạt động về Biển Đông và công pháp quốc tế. Dầu được góp ư cách này hay cách khác bởi nhiều người, các sai sót nếu có về câu chữ cũng như lập luận trong Kiến nghị là của riêng tôi.
Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn Quỹ Nghiên cứu Biển Đông mà tôi là thành viên. Tôi học được và làm được nhiều điều nhờ Quỹ và các thành viên của Quỹ mà tôi luôn kính trọng như anh Dương Danh Huy, anh Lê Vĩnh Trương, bác Nguyễn Quang A, bác Phan Văn Song.
Diễm Thi: Những kết quả đạt được lúc này sau khi công khai Kiến nghị?
TS. Lê Trung Tĩnh: Hiện nay đă có hơn 1500 người kư và để lại những lời b́nh ủng hộ Kiến nghị. Dầu các kênh phổ biến hiện giờ chủ yếu trong cộng đồng người Việt, nhiều người nước ngoài từ khắp thế giới tham gia kư và để lại ư kiến, từ Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật, Philippines...Điều này cho thấy đây là vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ mạnh của nhiều nước, người trên thế giới.
Diễm Thi: Bước tiếp theo ông sẽ thực hiện là ǵ ạ?
TS. Lê Trung Tĩnh: Mong muốn của chúng tôi là đưa Kiến nghị này đến với cộng đồng quốc tế hơn nữa để số chữ kư tăng lên thật nhiều. Chúng tôi sẵn ḷng trả lời các kênh truyền thông quốc tế ví dụ như BBC tiếng Anh, VOA tiếng Mỹ, CNN hay Al Jazeera để thông tin và giải thích về công việc này.
Chúng tôi cũng hy vọng các lănh đạo thế giới, đặc biệt là các nước hiện đang là Thành viên Hội đồng Bảo an, thường trực như Anh, Mỹ, Pháp hay không thường trực hiện giờ như Đức, Indonesia hay Việt Nam quan tâm, bàn luận và thực hiện yêu cầu trong Kiến nghị.
Chúng tôi biết con đường c̣n nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ, lên tiếng của mọi người, và dĩ nhiên là nhiều người Việt.
Diễm Thi: Liên quan mạng xă hội, Facebook lại đang bị phía chính quyền Việt Nam ‘ép’. Facebook đă phải nhượng bộ chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các thông tin. Theo ông, hướng giải quyết là ǵ?
TS. Lê Trung Tĩnh: Chúng tôi công bố Kiến nghị trên Facebook cá nhân và chúng tôi cảm ơn Facebook đă giúp Kiến nghị lan tỏa.
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận được phản hồi nhiều người từ Việt Nam không vào được trang Change.org để kư Kiến nghị, hay các post Facebook không đến với người nhận một cách b́nh thường. Chúng tôi đang theo dơi diễn biến của việc này.
Theo tôi, một trong những cách giải quyết cho việc kiểm duyệt thông tin đối với những người hoạt động xă hội là không nên phụ thuộc vào một mạng xă hội duy nhất, có thể dùng thêm các mạng xă hội, phương tiện truyền thông khác như Twitter, Youtube để phát huy tự do ngôn luận hay chống lại bá quyền China. Livenguide là một mạng xă hội do tôi và một vài người lập ra cũng có thể giúp làm việc này. Tuy c̣n nhỏ nhưng Livenguide có lợi thế độc lập và là nơi người viết có thể lưu trữ chắc chắn các bài của ḿnh mà không sợ bị xóa, kiểm duyệt. Tôi lúc nào cũng post song song trên Facebook và Livenguide.
Diễm Thi: Xin cảm ơn ông đă dành thời gian cho RFA.
Link vào kư kiến nghị: https://www.change.org/p/general-sec...manent-members
Bản tiếng Việt của Kiến nghị:
https://www.facebook.com/letrungtinh...19658515067880
https://www.livenguide.com/status/16...l#status-16671
Bookmarks