Vận mệnh chữ Hán và sự nguy hại của chữ Hán giản thể (Phần 2)
B́nh luậnTrung Dung • 11:30, 14/04/20• 729 lượt xem
Ngược ḍng lịch sử, nguồn gốc chữ Hán giản thể là từ Đế quốc Liên Xô. Những người Cộng sản Trung Quốc nhận chỉ lệnh từ Liên Xô, dùng phương thức bạo lực cưỡng chế để thực thi giản hóa chữ Hán, từ đó cắt đứt văn hóa truyền thống. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Sự khác biệt về đạo đức, văn hóa của người Đài Loan và Trung Quốc có liên quan ǵ đến việc giản hóa chữ viết (chữ Hán giản thể)? Cội nguồn, quá tŕnh và mặt lợi hại của việc giản hóa chữ Hán đă được học giả Bành Tiểu Minh tŕnh bày súc tích, khoa học với những dẫn chứng thuyết phục...
2. Điều đáng quư của chữ phồn thể (chính thể) chỉ là trông đẹp mắt hơn chữ giản thể chăng?
Sự khiếm khuyết thẩm mỹ của chữ giản hóa cũng không thể nói chung chung được. Chỉ đưa ra 2 ví dụ để nói.
Thứ nhất là khải hóa chữ thảo. Những chữ giản hóa như Thư 书, Chuyên 专, Trường 长, Nông 农... đều là dùng phương pháp khải hóa chữ thảo để giản hóa. Nét bút chữ thảo vốn tự do, linh động, tùy tiện, c̣n nét bút chữ khải th́ cần phải ngay ngắn, đoan trang. Kết quả là kết hợp 2 loại này lại khiến chữ viết vô cùng xấu xí khó coi. Người đă học qua thư pháp đều biết, khải hóa chữ thảo là đại kỵ trong thư pháp.
Thứ hai là phá hoại vẻ đẹp đối xứng. Chữ Hán kế thừa vẻ đẹp đối xứng của chữ triện và chữ lệ. Nhưng chữ giản thể đă mất đi vẻ đẹp đối xứng, như chữ Đông, môn, xa, vi... (chữ giản thể: 东, 门, 车, 韦... c̣n chữ chính thể viết: 東, 門, 車, 韋...)
Chữ Hán phồn thể không chỉ cân xứng, chữ viết theo lối chữ khải vừa ngay ngắn, vừa tinh tế, lại đoan trang. (Ảnh: Shutterstock)
3. Chữ giản thể không chỉ có vấn đề về thẩm mỹ...
Không chỉ có vấn đề về thẩm mỹ mà chữ giản thể c̣n trái quy luật khoa học của tín tức học, nhận thức tâm lư học và văn hóa nhân loại học. Lấy nhận thức tâm lư học ra nói ví dụ, từ "Chunk" tiếng Anh dịch ra là "khối tín tức". Bộ thủ chữ Hán và tiền tố, hậu tố của tiếng Anh đều là khối tín tức. Tâm lư học đă chứng minh, số nét chữ nhiều hay ít trong khối tín tức không ảnh hưởng đến ghi nhớ. Cũng có nghĩa là chữ Mă chính thể 馬 và chữ Mă giản thể 马, về ghi nhớ là không có khác biệt. Quốc vụ viện Trung Quốc công bố 2272 chữ Hán giản hóa th́ trong đó 78.4% trở lên đều là chữ giản hóa dạng như thế này, hoàn toàn không giúp ích ǵ cho việc ghi nhớ.
Ví dụ chữ giản thể Luận 论, Băo 饱, Giác 觉 và chữ chính thể Luận 論, Băo 飽, Giác 覺, th́ chữ giản thể như thế này gồm 1754 chữ, việc giản hóa hoàn toàn không có ư nghĩa ǵ. Những chữ c̣n lại hoàn toàn đă biến đổi, có chữ th́ giản đơn đi, nhưng lại xuất hiện những vấn đề khác. Chữ Nông chính thể 農 vốn là hợp thể của chữ Khúc 曲 và chữ Thần 辰, đều là những chữ ghép vào. Chuyển thành chữ Nông giản thể 农 th́ trái lại chẳng ra thể loại ǵ nữa, làm tăng thêm độ khó về ghi nhớ. Hơn nữa sau khi giản hóa th́ những chữ dễ gây nhầm lẫn lại tăng lên rất nhiều.
Chữ Hán giản thể thiếu tính thẩm mỹ và cân xứng, gây thêm độ khó cho việc ghi nhớ so với chữ phồn thể. (Ảnh: Shutterstock)
Chữ Hán vốn đă có một số chữ dễ bị nhầm lẫn như các chữ Dĩ, Kỷ, Tỵ (已, 己, 巳); Mậu, Tuất, Thú (戊, 戌, 戍)... Nhưng sau khi được các nhà ngôn ngữ, văn hóa nghiên cứu, phát hiện ra những xác xuất chữ Hán này xuất hiện cùng nhau dưới một phần trăm ngh́n (1/100.000). C̣n trong chữ Hán giản hóa, những chữ dễ nhầm lẫn đă tăng lên rất nhiều, ví dụ như: Xưởng 厂 và Quảng 广, Lô 泸 và Hộ 沪, Viễn 远 và Vận 运, Ṭng 从 và Tùng 丛, Hội 汇 và Giang 江, Luân 仑 và Thương 仓, Lệ 厉 và Lịch 历, Nghĩa 义 và Nghệ 乂, Phong 风 và Phượng 凤, Quy 归 và Cựu 旧, Thiết 设 và Một 没, Xứ 处 và Ngoại 外. Nhất là chữ Thiết và Một, chữ Một là từ phủ định cực kỳ thường dùng.
Hăy xem một câu ví dụ như sau: "本店设有充电器" (Bản điếm thiết hữu sung điện khí: Cửa hàng chúng tôi có lắp bộ sạc điện), và "本店没有充电器" (Bản điếm một hữu sung điện khí: Cửa hàng chúng tôi không có bộ nạp điện), rất dễ nhầm lẫn.
Một thương nhân sau khi đàm phán làm ăn phát hiện ra bức Fax viết nhầm chữ Thiết thành Một, ông vốn muốn viết "我将设法筹款汇出" (Ngă tương thiết pháp trù khoản hội xuất: Tôi sẽ t́m cách lo đủ tiền và chuyển cho ông). Đối phương cho rằng câu đó là "我将没法筹款汇出" (Ngă tương một pháp trù khoản hội xuất: Tôi không có cách nào lo đủ tiền để chuyển cho ông). Thế là vụ làm ăn đó đă bị bỏ lỡ.
Chữ Hán giản thể khiến người học dễ bị nhầm lẫn.
Chữ Hán giản thể khiến người học dễ bị nhầm lẫn. (Ảnh: Shutterstock)
4. Chữ giản thể liệu đă "nâng cao tốc độ xây dựng Chủ nghĩa xă hội"?
Hoàn toàn không phải. Bởi v́ trước khi giản hóa chữ th́ giới trí thức đă có hàng loạt chữ giản hóa thể chữ hành và thảo quen dùng bao đời rồi như những chữ Sự, Minh, Đẳng, Các, Thanh, Mỗi, Chính... (事、明、等、各、青、每、正… ), các chữ giản hóa chỉ tiếp thu một bộ phận rất nhỏ trong đó như những chữ Nông, Đoàn, Thư, Vạn, Chuyên, Trường (农,团、书、万、专、长... ). C̣n những dị thể chữ c̣n lại tất cả đều bị phế bỏ, không được phép sử dụng. Trong Cách mạng Văn hóa, ai viết những thể chữ đó sẽ là biểu hiện của sự bức hại công nông. Phải quy phạm hóa, không được viết bay bướm (tức viết chữ hành, thảo). Kết quả là giới trí thức viết chữ trái lại c̣n bị chậm đi. Tổng hiệu quả viết chữ của toàn dân tộc, ngược lại bị giảm thấp.
5. Giản hóa chữ Hán giúp xóa mù chữ?
Hoàn toàn không có căn cứ. T́nh h́nh mù chữ của Trung Quốc luôn nghiêm trọng hơn Đài Loan. Năm 1960 Đài Loan về cơ bản đă xóa mù chữ. Năm 1982 số người mù chữ của Trung Quốc là 230 triệu người. Đến năm 2005 (tức là gần 40 năm sau khi giản hóa chữ Hán), tỷ lệ mù chữ vẫn là 8.33%, đạt 114 triệu người. Chính phủ Trung Quốc có quy định 2000 chữ xóa mù. Trong 2000 chữ thường dùng mà có thể nhận biết 1500 chữ, biết viết tên, biết tính toán đơn giản như cộng, trừ th́ được coi là đă thoát mù.
2000 chữ đều là chữ thường dùng, lời chào, bạn tôi, anh ấy, trên, dưới, trái, phải, cao, thấp, bắc, nam... đều không giản hóa. Chữ giản hóa c̣n lại chỉ chiếm 1 phần 6 (1/6), thực sự có thể giúp việc xóa mù chữ chưa đến 1 phần 10 (1/10). Đồng thời lại tăng lên những chữ giản hóa dễ gây nhầm lẫn như đă nói trên, thực tế là tăng thêm độ khó.
ĐCSTQ nói rằng chữ Hán giản thể sẽ giúp xóa mù chữ, nhưng sau hàng chục năm, số người mù chữ vẫn rất lớn. Trong khi tại Đài Loan vẫn sử dụng chữ phồn thể lại có thể xóa mù chữ hoàn toàn vào năm 1960. (Ảnh: Getty)
6. Có người nói, rất nhiều chữ giản thể là đă tồn tại cả ngh́n năm trước rồi, do đó giản hóa có đạo lư không?
Đó là phủ pháp làm hỗn loạn đúng sai thật giả của những văn nhân trong thể chế như Dư Thu Vũ, Vương Lập Quân và Phương Chu Tử... Văn nhân cổ đại biết chữ phồn thể (chính thể) rồi mới viết chữ giản thể (thể hành, thảo), do đó không xảy ra sự đứt đoạn văn hóa. Tứ thư Ngũ kinh và thi khoa cử đều dùng chữ chính thể, không được dùng chữ thông tục (các thể chữ không chính quy, lưu hành trong dân gian). Chữ thông tục dùng ghi chép sổ sách, đơn thuốc và tiểu thuyết dân gian, không được đăng đường đại nhă. Do đó không xảy ra vấn đề thanh thiếu niên không hiểu cổ văn. Thậm chí người nước ngoài đến cư trú ở Trung Nguyên cũng không xảy ra vấn đề này. Hiện nay phế bỏ chữ phồn thể (chính thể), sự trao đổi giữa cổ kim và hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) đều đă không được nữa rồi.
7. Năm 1980, nguyên lăo của Quốc Dân Đảng là Trần Lập Phu chủ biên sách "Tiêu chuẩn hành thư phạm bản" (Bản mẫu quy chuẩn chữ thể hành)
Rút ra bài học từ chữ giản thể của Trung Quốc Đại Lục, chính phủ (Đài Loan) tiếp tục sử dụng chữ chính thể, trong dân gian th́ cho phép chữ hành thư viết tay. Bản mẫu đă quy phạm hóa hành thư. Con đường biết phồn thể mới viết giản thể đă đi đúng hướng. Các quốc gia phương Tây đều có bản in ấn và bản viết tay, cũng chỉ rơ phương hướng hồi sinh chữ Hán chính thể.
Đối với tương lai chữ Hán, tôi cho rằng dân tộc Trung Hoa bất kể là hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) phân chia hay thống nhất th́ về chữ viết là nên thống nhất. Nước Đức, Áo, Thụy Sỹ, mỗi lần ngôn ngữ, chữ viết có thay đổi đều phải cùng bàn bạc với nhau, thống nhất đồng bộ. Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, ảnh hưởng đến giao lưu và phát triển, tạo thành lăng phí rất lớn. Một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai.
Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai.
Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai. (Ảnh: Shutterstock)
Tôi hy vọng Đài Loan và Hồng Kông nhận ra rơ tệ nạn nghiêm trọng của chữ giản thể, kiên tŕ truyền thống văn hóa chính thể, không bị dao động bởi áp lực chính trị và hiệu ứng thị trường (Trung Quốc Đại Lục có thị trường lớn, có lợi nhuận cao). Đài Loan "thận chung truy viễn" (*) giữ vững truyền thống, đón chờ tương lai thống nhất văn hóa. Phong trào học sinh sinh viên Hồng Kông đă tăng thêm ḷng tin cho chúng ta. Tôi cũng tin tưởng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Đại Lục, sự phục hưng tinh thần văn nhân sẽ khiến nhân dân giác ngộ được chữ giản thể lợi bất cập hại, sẽ chuyển sang công nhận sự chính thống của việc biết chữ phồn thể mới viết chữ giản thể, coi việc biết chữ chính thể là vinh quang, thời cơ thống nhất chữ Hán đă đến.
Bạch Tiên Dũng tiên sinh nói "Bách niên Trung văn, nội ưu ngoại hoạn", th́ mối âu lo họa hoạn trực tiếp nhất chính là việc giản hóa chữ Hán. Trăm năm trước, văn hóa Đông - Tây đă xảy ra va chạm nghiêm trọng, văn hóa chữ Hán lâu đời đứng mũi chịu sào, thương tích đầy ḿnh. Chúng ta ngược ḍng lịch sử, không khó có thể phát hiện ra, nguồn gốc của chữ Hán giản thể là từ Đế quốc Liên Xô. Những người Quốc Dân Đảng đă vận dụng phương thức khóc lóc nhân tính và kháng nghị dân chủ, đă hai lần hóa giải nguy cơ chữ Hán bị giản hóa. C̣n những người Cộng sản Trung Quốc lại trực tiếp tiếp nhận chỉ lệnh từ Liên Xô, dùng phương thức bạo lực cưỡng chế để mà thực thi giản hóa chữ Hán. Kết quả, dự ngôn của Đới Quư Đào, Hồ Thu Nguyên thật không may đă nói đúng, đă thực sự gây ra sự đứt đoạn văn hóa Trung Hoa, đă xuất hiện những 'chuyện lạ' là công nhân, nông dân, binh sĩ, sinh viên tra tài liệu t́m không ra "Hậu Hán thư".
Hôm nay do giáo điều ngoại lai phá hủy văn hóa Trung Hoa, xă hội Trung Quốc đạo đức đă mất, phong khí xă hội ngày càng sa sút. Nhưng mọi người cũng đă dần thức tỉnh rằng những giáo điều ấy đă khiến con người đánh mất lương tâm. Ở Trung Quốc, trong Đại hội Đại biểu Nhân dân, Ủy ban Hiệp thương Chính trị cũng đă có người chất vấn chữ Hán giản thể, giới học giả hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) c̣n đề ra quy phạm chữ chính thể đối với văn học, lịch sử, triết học và luận văn. Hiện nay người Israel đă khiến chữ Do Thái (Hebrew) từng bị tuyệt diệt 2000 năm hồi sinh, tràn đầy sức sống thanh xuân. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng cùng với sự phục hồi của nhân tính và sự phục hưng văn hóa, chữ Hán truyền thống ắt sẽ tái sinh từ tro tàn, tái hiện sức sống. Chữ chính thể tối ưu hóa thích đáng ắt sẽ trở thành tải thể hiện đại hóa mạng Internet, nhanh chóng nối liền cổ kim, vượt qua hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc), càng kế thừa và truyền tải tinh tế chính xác tư tưởng, văn hóa và đạo đức.
Trung Dung
Tác giả: Bành Tiểu Minh
Theo ntdtv.com
Bookmarks