Page 7 of 12 FirstFirst ... 34567891011 ... LastLast
Results 61 to 70 of 113

Thread: THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM



    HUYỀN THOẠI VỀ T̀NH BÁO BẮC VIỆT VÀ CUỘC CHIẾN 1975 (TRỌNG ĐẠT)
    Tháng 4 16, 2020 Lượt xem: 210
    P1


    ‘…thực ra BV chỉ hù dọa đối phương và “nổ zăng miểng”, bằng chứng là chuyện to đùng ngay trước mắt mà chúng không hề hay biết, nhờ đó miền Nam c̣n tồn tại thêm được hơn một năm…’


    T́nh h́nh chung

    Cách đây mười năm tôi đă viết bài “Chuyện gián điệp và cuộc chiến 1975”, nay cũng viết về đề tài này nhưng ngắn gọn và chú trọng vào chủ đề chính nhiều hơn.

    Ngày 7-11-1972 TT Nixon tái đắc cử với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay: 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17) hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu. Nixon thắng phiếu Ctđ trên 49 tiểu bang trong khi Mc Govern chỉ thắng một tiểu bang và DC (Thủ đô), Nixon đă đem quân về nước, lập lại ḥa b́nh trong danh dự, Hiệp định Paris gần kư, VNCH không sụp đổ, ông cũng ḥa được CS Tầu tháng 2-1972 và CS Nga tháng 5-1972.

    Tuy thắng lớn, Cộng Ḥa vẫn giữ Hành Pháp nhưng đối lập Dân Chủ giữ ưu thế Quốc Hội: Tại Hạ Viện họ giữ 56% (242/192), Thượng Viện họ giữ 56% (56/42), Dân Chủ lại được Truyền thông và Phản chiến ủng hộ nên rất mạnh. Các vị Trưởng khối, chức sắc Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu... đă yêu cầu TT Nixon và Kissinger phải sớm kư kết Hiệp định Paris, chậm nhất là cuối tháng 1-1973, nếu không họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đưa quân về nước (2).

    Giữa tháng 12-1972 CSBV phá ḥa đàm, bỏ họp về Hà Nội hy vọng Quốc Hội Mỹ ra Luật chấm dứt chiến tranh, khỏi cần phải họp hành cho mệt. TT Nixon bèn cho mở trận Mưa bom Giáng Sinh Linebacker II, trút 20,000 tấn bom lên đầu CSBV tại Hà Nội, Hải Pḥng buộc chúng phải trở lại bàn Hội nghị.

    Nixon phải nhượng bộ để cho BV đóng quân ở lại miền Nam v́ Quốc Hội không muốn kéo dài đàm phán, họ luôn đe dọa ra Luật chấm dứt chiến tranh, đem quân về nước.

    Tổng Thống Nixon nói sau ngày kư Hiệp định Paris 27-1-1973 miền Nam mạnh hơn miền Bắc về mặt quân sự (3). Đầu năm 1973, sau khi Hoa Kỳ đă rút quân về nước, VNCH rất mạnh về quân sự. Cuộc oanh tạc của Mỹ chấm dứt cùng với ngưng bắn.

    Hoa kỳ đă làm nghiêng cán cân về phía VNCH bằng sự cung cấp ồ ạt cuối năm 1972 qua hai chiến dịch lấy bí danh là Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng Cộng). Những hàng quân sự trao cho miền Nam gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286 chiếc trực thăng UH-1, 23 chiếc trực thăng không vận CH-47, 22 chiếc trực thăng vũ trang AC-119K, 28 chiếc máy bay chiến đấu A-1, 32 máy bay vận tải C-130A, 90 oanh tạc cơ loại nhẹ A-37, 118 phản lực cơ chiến đấu F-5A và và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47. Bắc việt cũng vội chuyên chở vũ khí cho quân đội của họ ở miền Nam nhưng với số lượng thua xa Mỹ.

    Quân đội VNCH chiếm ưu thế trên khắp các mặt trận, BV bị thiệt hại rất nặng trong trận thảm bại 1972. VNCH kiểm soát các khu vực sầm uất thịnh vượng, các đường giao thông, khu đông dân cư, kiểm soát 80% đất đai và 87% dân số, Hà Nội thông báo cho các lực lượng của họ ở miền Nam biết phải chở ít nhất từ 3 cho tới 5 năm sau mới thực hiện được tổng tấn công: Một Tướng lănh CSBV viết:

    “Quân đội ta kiệt lực, các đơn vị tan ră. Chúng ta vẫn chưa bù đắp nổi chỗ thiếu hụt. Chúng ta thiếu nhân lực cũng như lương thực và đạn dược, rất khó đương đầu với địch”. (No More Vietnams, p. 171)

    Nhưng chẳng bao lâu, 6 tháng sau Hiệp Định Paris, giữa năm 1973 Quốc Hội Dân Chủ cắt viện trợ VNCH từ 2 tỷ 1 năm 1973 c̣n 1 tỷ 4 cho năm 1974 và năm 1975 chỉ c̣n 700 triệu (4), giữa năm 1973 Quốc Hội cũng cắt hết ngân khoản oanh tạc Đông Dương của Hành Pháp.

    Dân Chủ chiếm đa số Quốc Hội, họ kết hợp với Phản chiến và và Truyền thông nên rất mạnh. Sau khi TT Nixon từ chức, cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291 (67%), Cộng Ḥa mất 48 ghế chỉ c̣n 144 (33%), tại Thượng Viện Dân Chủ chiếm 60 ghế (60%), Cộng Ḥa 38 ghế (38%).

    Trong khi ấy viện trợ của CS quốc tế cho BV năm 1973, 1974 không thay đổi, họ mang vào Nam nhiều súng đạn hơn v́ không c̣n bị oanh tạc trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Trong cuộc Hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh VN vào ngày 14 và 15-4-2006 tại Sài G̣n, Viện Lịch sử quân sự VN đă cho biết. (5)

    - Trong giai đoạn 1969-1972 Tổng số hàng viện trợ của CS quốc tế riêng về vũ khí gồm 684.666 tấn

    - Trong giai đoạn 1973-1975 Tổng số viện trợ của CS Quốc tế riêng về vũ khí gồm 649.264 tấn

    Như trên số vũ khí họ mang vào Nam qua hai giai đoạn ngang nhau. Viện trợ vũ khí của CS Quốc tế cho CSBV không thay đổi.

    Ngoài ra theo Kissinger, cuối năm 1974, một viên chức cao cấp Nga, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Viktor Kulikov có tới Hà Nội, những tháng sau đó số viện trợ quân sự do tầu Nga chở tăng gấp 4 lần trước (Soviet shipments of materiel increased fourfold in the months that followed) (6)

    Năm 1973 Miền Nam c̣n rất mạnh nhưng từ năm sau, họ cắt giảm Viện trợ quân sự 50% mỗi năm, trong khi đó VC vẫn vi phạm Hiệp Định, đánh phá khắp nơi. Ngày 30-6-1973, Quốc Hội cắt ngân khoản oanh tạc Đông Dương gồm Nam VN, Bắc VN, Miên, Lào... khiến cho Nixon bị trói tay, không c̣n quyền hành đành phó mặc cho CSBV tự do xâm chiếm miền Nam (7).

    Trong khi miền Nam dân chủ tự do, miền Bắc nằm dưới ách ách độc tài của Lê Duẩn mà giới nghiên cứu Tây phương gọi là độc tài theo kiểu Staline. Từ năm 1960 khi Lê Duẩn nắm quyền sinh sát cho đến ngày y nhắm mắt năm 1986, suốt một phần tư thế kỷ đất nước không lúc nào ngớt cảnh máu chẩy thịt rơi.

    Chiến lược thí quân kinh hoàng của Duẩn khiến người Mỹ cũng phải sợ, một Thiếu tướng Mỹ bi quan nói cho dù ta giết hết VC cũng không thắng nổi. Lê Duẩn đă phung phi xương máu của thanh niên miền Bắc để thỏa măn tham vọng bệnh hoạn của y như thế nào.

    Phim The Vietnam War 2017 chiếu cảnh các cán binh BV lục soát trực thăng Mỹ bị bắn rơi để t́m đồ hộp, họ nói bộ đội chỉ được cấp gạo và muối, phải tự t́m đồ ăn, bắt chim, chuột, hái rau rừng… CS đă bóc lột tàn nhẫn xương máu người lính.

    Trong cuốn 5 Đường Ṃn Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Phong (xuất bản 2008, Hà Nội) trang 54 viết.

    Đại Tá Nguyễn Danh nói về các trạm lúc đó:

    “Gọi là trạm thực ra chỉ là một góc rừng quy ước với nhau để đến đó giao hàng, chứ có lều lán ǵ đâu! Mùa khô ráo anh em gom lá cây lại, lót tạm mỗi người một cái ổ, hệt như ổ lợn rừng, lúc nào ngủ th́ rúc vào đó. Vài ba ngày sau rời trạm sang góc rừng khác, lại phải tăi ổ ra, trả lại lá rừng như cũ để xóa dấu vết. Khổ cực nhất là những tháng mùa mưa, có đêm phải trùm nylon ngồi dựa lưng vào gốc cây mà ngủ và ngủ vật. Chúng tôi sống như vậy không phải một tháng, một năm mà những ba năm liền...”

    Chế độ đă hạ thấp giá trị con người xuống hàng súc vật, khốn khổ đến thế là cùng.

    T́nh báo CSBV

    Vấn đề đặt ra là t́nh báo CSBV có biết miền Nam VN bị kiệt quệ về tiếp liệu, đạn dược do cắt giảm của Quốc Hội Mỹ hay không? Theo Kissinger th́ họ có biết, ông dựa theo báo Học Tập của đảng CSBV, họ theo dơi việc cắt giảm viện trợ của Mỹ như sau:

    “Hỏa lực ngụy suy giảm rơ rệt, trong quí ba 1974 hỏa lực quân ngụy giảm khoảng ba phần tư so với năm 1973. Số phi vụ của máy bay chiến thuật địch chỉ vào khoảng một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay của miền Nam đă giảm tới 70% so với thời kỳ chiến tranh giới hạn (thời TT Johnson), số máy bay lên thẳng giảm tới 80%.... Bom đạn trong kho của quân ngụy đă giảm và chúng cũng gặp khó khăn vô cùng về thiếu nhiên liệu cũng như bảo tŕ, sửa chữa, và xử dụng các loại máy bay, xe tăng, tầu chiếnvà vũ khí nặng (8)


    Tướng Cao Văn Viên và Tướng Westmoreland

    Về điểm này ông Cao Văn Viên nói (9).

    Xin sơ lược:

    Một bài viết tháng 1-1975 trên tạp chí Học Tập của CSVN mở Hội thảo lần thứ 23, họ sắp mở cuộc Tổng tấn công miền nam VN và kế hoạch của họ.

    Phía VNCH, ngày 6 tháng 12-1974, TT Thiệu chủ tọa một buổi hội thảo cao cấp tại Dinh Độc Lập. Buổi họp gồm các vị Tư Lệnh Vùng và các Sĩ quan cao cấp. Buổi họp kết luận năm 1975 CS sẽ tấn công miền Nam để phá hoại cuộc bầu cử VNCH năm 1975 và gây tiếng vang trong cuộc tranh cử Mỹ năm 1976. Buổi họp kết luận cán quân quân sự nghiêng về phía địch, chúng đă chở vào Nam đủ đạn dược cho cuộc Tấn công kéo dài 18 tháng.

    Trong Decent Interval của Frank Snepp, văn pḥng CIA ở Sài G̣n đă cho biết về buổi họp này.

    Một điệp viên trong bộ tham mưu thân cận của Tổng Thiệu đă gửi một bản báo cáo tối mật về những kế hoạch và ước đoán của chính phủ Sài G̣n cho Bắc Việt, (Trần Đông Phong có trích dịch chi tiết này trong cuốn VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng).

    Chuyện gián điệp tại dinh Độc Lập chắc có thật v́ Tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy trận chiến xâm lược miền Nam 1975 đă ghi nhận trong hồi kư như sau (10)

    “Theo tin t́nh báo của ta, trong hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, trong dinh Độc Lập, Thiệu họp với bọn Tư lệnh các quân đoàn, quân khu ngụy để phán đoán hoạt động của ta trong năm 1975. Bọn chúng nhận định.

    Trong năm 1975, ta có thể đánh với qui mô lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng năm 1972. Ta chưa có khả năng đánh thị xă lớn hoặc thành phố, dù có đánh cũng không giữ được. Ta chỉ có thể đánh loại thị xă nhỏ và cô lập như Phước Long, Gia Nghĩa…

    … Do nhân định như vậy, chúng không thay đổi thế bố trí chiến lược mạnh hai đầu (quân khu 1 và quân khu 3) và chúng cũng chưa có sự tăng cường lực lượng ǵ lớn ở quân khu 2, trong đó có Tây Nguyên.(Trang 40, 41)

    Trang 28, 29 trong cuốn hồi kư kể trên, Văn Tiến Dũng nói:

    “Hội Nghị Bộ Chính (18-12-1974 tới 8-1-1975) có ư nghĩa lịch sử…

    …Bộ Chính trị nêu quyết tâm “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976 đẩy mạnh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện … tạo điêu kiện chín mùi tiến hành tổng công kích, Tổng khởi nghĩa..”

    Kế hoạch của Hà Nội đă được ghi nhận như sau:

    “Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính Trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.”

    Như vậy rơ ràng là CSBV không hề hay biết miền Nam đă gần hết đạn, ông Cao Văn Viên trong cuốn The Final Collapse (2003) kể trên đă nói rơ trong trang 90 như sau:

    “Tháng 2-1974, chúng ta làm một dự đoán, căn cứ vào mức tiết kiệm tối đa trong vấn đề tác xạ, đến tháng 6-1975, số đạn tồn kho sẽ tuột xuống c̣n 57 tấn hay chỉ đỉ cung ứng cho chiến trường trong ṿng 24 ngày...”

    Trang 92 ông nói vào đầu năm 1975, đạn dược các loại súng lớn, nhỏ chỉ đủ dùng khoảng 30 ngày, nghĩa là một tháng.

    Tiếp liệu của VNCH đă cạn chỉ c̣n đủ xử dụng tới đầu năm 1975 thế mà Hà Nội đă thảo kế hoạch xâm lăng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976. Họ phải bỏ hai năm mới chiếm được miền Nam th́ ta đủ thấy t́nh báo chiến lược CSBV tồi tệ, gà mờ cỡ nào? Trong phim tài liệu Việt Nam Thiên Sử truyền h́nh (Vietnam History by Television) tôi xem ở VN giữa thập niên 80, Tướng Văn Tiến Dũng trả lời phỏng vấn ngoại quốc cũng nói y như thế. Bộ Chính Trị đă dự trù kế hoạch 2 năm 1975 và 1976 để xâm chiếm miền Nam. Họ cho người ŕnh rập nghe ngóng nhân dân, đưa nằm vùng vào lănh thổ quốc gia làm gián điệp th́ không ai bằng, sự thực địch chỉ lấy được những tin lặt vặt về chiến thuật và không có khả năng thu lượm những tin tức có tầm vóc chiến lược..

  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    HUYỀN THOẠI VỀ T̀NH BÁO BẮC VIỆT VÀ CUỘC CHIẾN 1975 (TRỌNG ĐẠT)
    Tháng 4 16, 2020 Lượt xem: 210
    P1



    Henry Kissinger dẫn báo Học Tập nói CSVN đă biết t́nh trạng thiếu hụt của miền Nam. Nhưng BV chỉ dựa vào các tin tức từ truyền thông Mỹ về việc Quốc Hội cắt giảm viện trợ, cụ thể chúng không biết tường tận chi tiết việc thiếu hụt trầm trọng của VNCH.

    Sáu tháng sau Hiệp Định Paris, Quốc Hội Dân Chủ Mỹ cắt giảm viện trợ VNCH 50% cho tài khóa năm sau, đồng thời họ cũng cắt ngân khoản các cuộc oanh tạc Đông Dương của Hành Pháp. Mỹ sẽ không c̣n oanh tạc yểm trợ tại Đông Dương nữa dù CSBV vi phạm ngưng bắn, dù chúng đưa quân xâm chiếm miền Nam.

    Trong trận Tổng công kích của BV từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972, mặc dù Quân đội VNCH đầy đủ tiếp liệu nhưng vẫn phải nhờ vảo hỏa lực yểm trợ của Không quân Mỹ. Nay nửa triệu quân Mỹ và 50 ngàn Quân đồng minh đại Hàn, Úc... đă rút đi, VNCH phải gánh vác toàn bộ chiến trường với quân viện cắt giảm và không c̣n yểm trợ của B-52 nên không thể nào tự vệ nổi. Thật buồn cười là khi VNCH đang chết dở v́ thiếu thốn, CSBV quá mạnh nhờ viện trợ của CS Quốc tế mà chúng đă dự trù hai năm để chiếm miền Nam!!

    Tháng 12-1974, trong cuộc Hội thảo cao cấp tại Dinh Độc Lập, TT Thiệu vẫn lạc quan tin tưởng địch không đủ mạnh để đánh vào các thành phố lớn, ông vẫn tin tưởng Hoa Kỳ sẽ không bỏ miền Nam, sẽ tiếp tục viện trợ để giữ vững mảnh đất này, có lẽ Hà Nội cũng tin như vậy.

    Toàn bộ lực lượng bộ binh chính qui của BV được đưa vào Nam năm 1975 gồm bốn Quân đoàn (1, 2, 3, 4) và Quân đoàn đoàn 232, mỗi Quân đoàn có 3 Sư đoàn tổng cộng 15 Sư đoàn, cộng thêm một Sư đoàn đặc công và trên 10 trung đoàn độc lập (11) Tổng cộng vào khoảng 20 Sư đoàn bộ binh. Năm 1972 VNCH đầy đủ nhiên liệu và đạn dược mà c̣n phải dựa vào yểm trợ của B-52, trái lại năm 1975 thiếu thốn mọi mặt, hoả lực VNCH giảm 60% v́ cắt viện trợ xương tủy trong khi lực lượng BVgấp hai lần năm 1972, vũ khí đạn dược gấp ba lần năm 1972 (Báo Saigon giải phóng 1976 tiết lộ). T́nh h́nh 1975 bi đát như thế mà cuối năm 1974 ông Thiệu vẫn chủ quan tin tưởng CSBV chưa phục hồi được sau trận mùa hè đỏ lửa, họ chưa có khả năng đánh vào các thành phố lớn.

    Thiếu Tướng Trần Văn Nhật, cựu Tư lệnh Sư đoàn 2 nhận xét ông Thiệu không có tầm nh́n xa.

    “Việc ông sửa đổi Hiến Pháp để làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa chứng tỏ ông đă không nh́n thấy việc Hoa Kỳ sắp bỏ rơi Việt Nam và đă làm xáo trộn thêm t́nh h́nh chính trị trong nước. Như tướng Khiêm phải ra mặt chống đối Tổng Thống Thiệu v́ ông Thiệu không giữ lời hứa là sau hai nhiệm kỳ làm Tổng thống th́ tới phiên ông Khiêm.” (Cuộc Chiến Dang Dở trang 273)

    BV chỉ biết miền Nam hết tiếp liệu khi có cuộc triệt thoái miền Trung tháng 3-1975, Ban Mê Thuột thất thủ ngày 11-3, hôm sau 12-3 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho VNCH.

    Quân viện cho miền Nam 1975 chỉ c̣n 700 triệu, họ đưa trước 400, và từ chối đưa tiếp phần c̣n lại. BV chỉ mới biết miền Nam đă kiệt quệ đạn dược qua báo, đài. Khi miền Trung sụp đổ, Hà Nội vội vă đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị (thuộc Quân đoàn 1) ở ngoài Bắc vào Nam để tấn công Sài G̣n trước mùa mưa, chúng dốc toàn lực vào Nam đánh một trận “xả láng sáng về sớm”. Kissinger nói trong phiên họp Nội các:

    “Toàn bộ lực lượng của Quân đội BV đưa hết vào Nam, ta chỉ cần một Lữ đoàn Thủy quân lục chiến có thể chiếm miền Bắc: Một sự vi phạm Hiệp định Paris trắng trợn”(12)

    Sau khi Quốc Hội từ chối khoản viện trợ cứu nguy, ông ta nói: “Chúng ta không c̣n tiền để chơi tiếp ván bài, We have no chip left”


    Thủy Quân Lực Chiến chờ lệnh di tản

    Di tản miền Trung

    Giữa tháng 12-1974 Hà Nội đưa 3 sư đoàn chính qui tấn công Phước Long để thăm ḍ Mỹ, ngày 7-1-1975 họ chiếm được toàn tỉnh. (“Phuoc Binh was a test case.” Kissinger, Years of Renewal trang 484)

    Ông Thiệu không cho tiếp cứu lấy lư do không đủ lực lượng, nhiều nhận định nói ông cố t́nh để mất với mục đích chờ Mỹ cứu. TT Ford chỉ phản đối xuông nên BV chuẩn bị đánh tiếp những trận đẫm máu để chiếm miền Nam

    Ngày 16-3-1975 ông Thiệu cho lệnh triệt thoái Quân Đoàn II tại Cao nguyên kết quả là 75% lực lượng bị hủy hoại sau khi về tới Tuy Ḥa ngày 27/3. Quân đoàn I cũng sụp đổ ngày 29/3. Một phần do sự sai lầm của ông Thiệu nhưng nguyên do chính là sự kiệt quệ tiếp liệu do cắt giam viện trợ, khi ấy Hà Nội mới biết VNCH gần hết đạn, thiếu săng, tiếp liệu...

    Nhiều người chỉ trích TT Thiệu tháu cáy Mỹ, giả vờ thua chạy tại Cao nguyên để hy vọng họ oanh tạc cứu nguy nhưng ông quá lạc quan, người ta đă có chính sách rút bỏ Đông Dương

    Larry Berman nói người Mỹ chấm dứt can thiệp một cách có danh dự bằng Hiệp Định. Người dân, Quốc Hội sẽ không c̣n nghĩ tới việc yểm trợ cho đồng minh v́ một nguyên nhân (cuộc chiến) gần như đă hết rồi (13)

    Sau trận Tết Mậu Thân 1968, người Mỹ quá chán chiến tranh VN, họ biểu t́nh dữ dội liên tục đ̣i phải rút bỏ Đông Dương, sự sụp đổ của miền Nam đă bắt đầu từ tháng 2-1968, TT Johnson người đă nắm giữ vận mệnh Đông Dương và sự sinh tồn của mảnh đất này quá nhiều lầm lẫn.

    Cho dù ông Thiệu chống đối kư kết Hiệp Định cũng chỉ là hành động đơn phương không ảnh hưởng ǵ tới người Mỹ. Các vị Trưởng khối Quốc Hội đă cho Nixon biết nếu VNCH không chịu kư kết họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, t́nh h́nh sẽ vô cùng thê thảm.

    Kết luận

    Nếu CSBV biết miền Nam hết đạn, cạn kiệt tiếp liệu họ sẽ tấn công sớm hơn ít nhất là 6 tháng hay từ đầu năm 1974.

    Nửa năm sau Hiệp Định Paris, tức tháng 6-1973, Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm 50% viện trợ quân sự cho VNCH, đồng thời họ cũng cắt hết ngân khoản oanh tạc Đông Dương của Hành Pháp Nixon (14) là lúc miền Nam đă bị trói tay chờ chết.

    Trước và sau 1975 nhiều người miền Nam ca ngợi t́nh báo CSBV thật tài t́nh v́ sau ngày 30-4, tại các cơ sở tôn giáo, hành chánh, thậm chí cơ quan cảnh sát, quân đội.. đều có VC nằm vùng. Người ta phục CS cài người giỏi, khi nghe tin tại Dinh Độc Lập có VC nằm vùng ai nấy đều thở dài bi quan v́ địch đă biết hết mọi chuyện cơ mật rồi.

    Nhưng thực ra BV chỉ hù dọa đối phương và “nổ zăng miểng”, bằng chứng là chuyện to đùng ngay trước mắt mà chúng không hề hay biết, nhờ đó miền Nam c̣n tồn tại thêm được hơn một năm.

    Nhiều người chê trách ông Thiệu nếu cứ tiếp tục đánh hồi tháng 3-1975 th́ chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”. Thực ra với t́nh h́nh cắt giảm viện trợ xương tủy của Quốc Hội Dân Chủ như thế ta chỉ kéo dài cuộc chiến thêm mấy tuần hay một tháng là cùng, nó sẽ gây thêm tang thương đau khổ một cách vô ích.

    Nhưng sự sai lầm của ông Thiệu cũng đă mang lại nhiều cái hay khác. Nếu ông đích thân ra mặt trận hối thúc binh sĩ chiến đấu tới cùng như quân Đức vào tháng 4-1945 tại Bá Linh th́ không những cả hai bên đều thiệt hại nặng mà địch sẽ tàn phá miền Nam vô cùng tàn nhẫn. Chúng sẵn sàng cắm cờ trên đống gạch vụn của Nha Trang, Sài G̣n, Đà Nẵng... Chúng sẽ tàn sát tù binh và tắm máu miền Nam y như hồi Tết Mậu Thân năm 1968.

    Nói ra th́ chuyện đă rồi, cuộc chiến tranh VN tùy thuộc vào quân viện, bên nào nhiều tiếp liệu đạn dược th́ bên đó thắng. Người Mỹ quá sợ hăi cuộc chiến tranh Việt Nam v́ không biết bao giờ nó mới chấm dứt và nhất là địch sẵn sàng đem mấy chục cán binh đổi mạng một tên lính Mỹ để thúc đẩy phong trào phản chiến.

    Sau một phần tư thế kỷ can thiệp vào Đông Dương nay họ đành dứt bỏ ra đi, một phần v́ quá chán nản với cuộc chiến tranh dài nhất của Thế kỷ và v́ lư do của cuộc chiến nay đă không c̣n.

    Vấn đề đăt ra là nước Mỹ có bị sứt mẻ uy tín khi phản bội các đồng minh Việt Mên Lào của họ hay không? Dĩ nhiên là có, nay mặc dù các quốc gia Đông Nam Á đang hốt hoảng v́ hiểm họa Trung Hoa đỏ nhưng họ cũng không theo Mỹ như ta đă thấy.

    Lê Duẩn, người nhiều quyền lực nhất tại miền Bắc đă gặp nhiều may, nếu không có phong trào phản chiến th́ dù y có đầy thêm một vài triệu thanh niên vào chỗ chết cũng chỉ làm mồi cho Pháo đài bay B-52 một cách vô ích.

    Những người hân hoan sung sướng nhất của cuộc chiến 1975 là các bà mẹ miền Bắc: con em họ từ nay sẽ không phải phơi thây trên dẫy Trường Sơn hay bỏ xác tại mảnh đất xa xăm phía Nam của đất nước.

    Những kẻ đă gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu sẽ phải đời đời đắc tội với Non sông Tổ quốc.

    Viết cho ngày 30-4-2020
    Trọng Đạt

    Ghi chú:

    (1) Tập Hồi Kư cuối cùng của tác giả Kissinger, dầy 1,100 trang

    (2) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam- trang 200.

    (3) No More VietNams, trang 1970, 1971

    (4) Kissinger trong Years of Renewal trang 471

    (5) BBC Vietnamese.com ngày 10-5-2006 Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh, Cuộc Hội thảo tại TP HCM ngày 14 và 15-4

    (6) Years of Renewal, Indochina tradegy- The Beginning of the End, trang 481.

    (7) Richard Nixon, No More Vietnams trang 180

    (8) Years of Renewal trang 480

    (9)The Final Collapse, Những Ngày cuối của VNCH, Nguyễn Kỳ Phong dịch, năm 2003 (trang 94- 97

    (10) Đại Thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2003

    (11) Cao Văn Viên Những ngày cuối của VNCH trang 158. Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh VN toàn tập trang 901

    (12) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam- trang 266.

    (13) Sách kể trên, trang 200

    (14) Richard Nixon, No More Vietnams, trang 180

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    THƯƠNG TIẾC....! (TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG)
    Tháng 4 17, 2020 Lượt xem: 196




    Thương tiếc măi thiên thu ṃn mỏi
    Xác anh tan đá sỏi u buồn
    Gian nguy thử thách quay cuồng
    Địa linh nhân kiệt cội nguồn tử sinh

    buctuong_thuongtiec
    Thương tiếc măi thiên thu vời vợi
    Chẳng màng chi danh lợi tầm thường
    Mặc đời đen trắng nhiễu nhương
    Nguyện ḷng anh giữ quê hương an b́nh

    Thương tiếc măi thiên thu lưu lại
    Về nơi xa tự tại chan ḥa
    Ơn anh bảo vệ nước nhà
    Chí trai thời loạn can qua sá ǵ

    Thương tiếc măi thiên thu ṃn mỏi
    Xác anh tan đá sỏi u buồn
    Gian nguy thử thách quay cuồng
    Địa linh nhân kiệt cội nguồn tử sinh

    Trần Thị Tuyết Nhung

  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Từ Hiệp định Paris 01/1973 đến sự bức tử Việt Nam Cộng Ḥa 04/1975

    P1



    Đặng Thiên Sơn
    (ĐĐ1/Trinh Sát/SĐND/QLVNCH)

    25/04/2009







    Sau gần 5 năm đàm phán với 204 lần công khai và 24 lần mật đàm giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris ra đời gồm có chữ kư của Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại trưởng Cộng sản Bắc Việt Nguyễn duy Trinh, Ngoại trưởng Chính Phủ Lâm Thời Cộng ḥa Miền Nam Nguyễn thị B́nh tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Ḥa Trần văn Lắm.





    Ḥa đàm 4 bên



    Sau khi Hiệp Định Paris được kư kết, ngày 29/3/73, tại Bộ Tư Lệnh MAC-V trong phi trường Tân Sơn Nhứt, 42 quân nhân Mỹ đại diện cho các quân binh chủng từng tham chiến tại VN làm lễ cuốn cờ dưới sự có mặt của Đại sứ Bunker và tướng Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Và trong buổi chiều cùng ngày người quân nhân cuối cùng của quân đội Mỹ đă rời Việt Nam dưới sự chứng kiến của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đ́nh chiến. Thế là vài tṛ quân sự của Mỹ tại VN đă chấm dứt.





    Đi đêm Kiss & Thọ



    Trong bản Hiệp Định Paris kư ngày 27/1/73, có ghi rơ: “Nhằm mục đích tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam góp phần củng cố ḥa b́nh ở Châu Á và thế giới “





    Kư Kết ?







    Trong chương 4 điều 10 bản Hiệp Định viết: “Hai bên Miền Nam cam kết tôn trọng ngưng bắn và giữ ḥa b́nh ở Miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực”. Ấy vậy! Mà chỉ vài ngày sau khi kư kết cộng quân đă mở những cuộc tấn công nhắm vào các đơn vị QLVNCH và chiếm nhiều khu vực để lấn quyền kiểm soát buộc ḷng QLVNCH phải đánh trả, đă tạo nên t́nh trạng phi ḥa – phi chiến. Chính phủ của TT. Nguyễn văn Thiệu đ̣i CSBV phải rút quân về Bắc – không Liên Hiệp với Chính Phủ Lâm Thời VC – không hợp tác với hành phần thứ ba. Cộng sản Bắc Việt chẳng những không rút quân mà c̣n gởi thêm vũ khí và chiến cụ tối tân vào Nam bằng đường ṃn Hồ chí Minh một cách trắng trợn v́ không c̣n sợ bị phi cơ Mỹ oanh kích.






    Việc ḥa hợp, ḥa giải giữa Việt Nam Cộng Ḥa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không thành. Chiến tranh lại tiếp diễn. Nguyên do, một phần do thái độ cứng rắn của ông Thiệu, nhưng phần lớn là do quyết tâm phải nuốt trọn miền Nam của CSBV theo lệnh của quan thầy Nga -Tàu.


    Trước t́nh trạng Hiệp Định Ba Lê bị vi phạm nghiêm trọng, tháng 6/1973, Kissingers và Lê đức Thọ lại gặp nhau tại Paris t́m biện pháp cải thiện việc thi hành. Nhưng từ đó trở về sau th́ việc thi hành Hiệp Định Paris không c̣n được CSBV quan tâm đến khi biết chắc chắn Hoa Kỳ đă phủi tay.


    Đến cuối năm 73, áp lực quân sự của cộng quân mỗi ngày mỗi đè nặng lên VNCH, viện trợ quân sự Hoa Kỳ dành cho VNCH từ 1,126 triệu đô la giảm xuống c̣n 900 triệu. Tính đến tháng 4/74 th́ số đạn đại bác – vũ khí nồng cốt của QLVNCH tồn kho chỉ c̣n đủ dùng không đầy 60 ngày với điều kiện cuộc chiến không gia tăng cường độ. Trong khi ấy chiến cụ của QLVNCH có khoảng 35% quân xa, 50% thiết giáp và phi cơ bất khiển dụng v́ thiếu phụ tùng thay thế. Trong khi VNCH gặp khó khăn, th́ CSBV lại được Nga -Tàu viện trợ tối đa. Cán cân lực lượng quân sự giữa hai bên đă nghiêng phần bất lợi cho VNCH một cách rơ rệt.





    Vào năm 1974, th́ chiến cụ và tiếp liệu của QLVNCH đă bắt đầu thiếu thốn. Lợi dụng t́nh trạng đó cộng quân gia tăng các hoạt cộng tấn công, phá hoại, khiến nhiều khu vực VNCH lâm vào t́nh trạng mất an ninh.


    Về mặt chính trị th́ các phong trào trong nước rần rộ nổi lên tố cáo TT. Thiệu bè phái và tham nhũng. Nhiều đoàn thể, đảng phái, tôn giáo trước đó ủng hộ ông Thiệu cũng lên tiếng phản đối, đồng thời họ kêu gọi hai bên Quốc gia cũng như Cộng sản hăy ngưng chiến và thi hành Hiệp Định Ba Lê một cách đứng đắn.


    Lợi dụng t́nh h́nh chính trị rối loạn tại Sài G̣n, cộng quân đă mở trận đánh thăm ḍ trên quốc lộ 14, cắt đứt con đường nối liền tỉnh Phước Long với Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB đóng tại Lai Khê. Sau đó đến ngày 6/1/75, cộng quân huy động 2 sư đoàn cùng với chiếc xa, pháo binh, súng pḥng không đánh chiếm tỉnh Phước Long. Đó là lần đầu tiên cộng sản Bắc Việt chiếm trọn một tỉnh của VNCH kể từ khi phát động chiến tranh xâm lược.


    Ngày 8/1/75, trong diễn văn đọc bế mạc đại hội tại Hà Nội, Lê Duẫn công khai tuyên bố thời cơ chiếm miền Nam đă đến v́: “quân Mỹ đă rút ra rồi, quân đội ta có sẵn trong Nam và cuộc chiến đấu ở miền Nam được thực lực mạnh ở miền Bắc dấy lên thành sức mạnh cả nước”. (Văn tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân, NXB/QĐND, Hà nội,1976, tr.39).





    Trước việc cộng quân chiếm tỉnh Phước Long, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê, chính phủ VNCH đă lên tiếng phản đối, nhưng Ủy Hội Quốc tế và Hoa Kỳ vẫn im hơi lặng tiếng. Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, người thay thế TT. Nixon sau vụ Watergate vẫn không có phản ứng ǵ, trái với lời hứa lúc nhậm chức là không bỏ rơi Việt Nam. Lúc ấy, ông Ford chỉ yêu cầu quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn gấp để viện trợ cho VNCH 300 triệu.


    Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, cộng quân tấn công Ba Mê Thuộc. Cộng sản Bắc Việt đă dùng 3 sư đoàn chính quy tấn công Bộ Tư Lênh sư đoàn 23 BB và Bộ chỉ huy Tiểu khu Darlac mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên.


    Để t́m biện pháp ngăn chận cuộc tiến quân của cộng sản Bắc Việt. Ngày 14/3/75, TT. Nguyễn văn Thiệu ra Cam Ranh họp với 4 tướng Tư lệnh 4 Vùng chiến thuật với sự có mặt của 3 cố vấn cật ruột là các tướng Trần thiện Khiêm, Cao văn Viên và Đặng văn Quang. Buổi họp đă đi đến quyết định bỏ ngỏ cao nguyên v́ TT. Thiệu cho rằng, trong t́nh trạng thiếu quân viện QLVNCH không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lănh thổ nên phải bỏ bớt những vùng kém trù phú, gom lực lượng về bảo vệ vùng duyên hải và đồng bằng. Sau buổi họp, tướng Phạm văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II nhận chỉ thị lo việc di tản quân dân VNCH khỏi vùng cao nguyên, tướng Phú ủy thác nhiệm vụ lại cho Đại tá Tất vừa được vinh thăng chuẩn tướng. Cuộc di tản do thiếu tổ chức, không có kế hoạch chu đáo đă diễn ra một cách hỗn loạn trên đường bộ. Đoàn người di tản kẹt cứng tại bến phà sông Ba làm mồi cho những trận mưa pháo của quân thù. Rốt cuộc chỉ có 1/6 trong số 260 ngàn dân và 3 tiểu đoàn trong số 8 tiểu đoàn chạy thoát được về vùng duyên hải.







    Thừa thắng, cộng quân xua quân chiếm Quảng Trị ngày 19/3/75, dân chúng cố đô Huế hốt hoảng ùn ùn chạy về Đà Nẳng. TT. Thiệu cho rút toàn bộ Sư Đoàn Dù và Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến về bảo vệ thủ đô v́ sợ bị đảo chính. Không đủ lực lượng pḥng thủ, tướng Ngô quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I Chiến thuật phải lui binh về cố thủ Đà Nẵng. Cuộc thoái quân cũng không kém phần hỗn loạn. Chừng khi tướng Trưởng được lệnh phải trở lại cố thủ Huế th́ đă muộn, không dễ dàng, v́ gặp khó khăn bởi làn sóng người di tản ào ào như nước chảy đang đổ về phương Nam.


    Ngày 30/3/75, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn lọt vào quyền kiểm soát của cộng quân. Việt Nam Cộng Ḥa đang trên đà sụp đổ. Năm sư đoàn bộ binh và các lực lương Không quân, Hải quân, Địa phương quân, Nghĩa quân và nhiều lực lượng Tổng Trừ Bị, tổng cộng gần 300 ngàn quân đă tan ră. Một tỷ đô la vũ khí đạn dược, 16 tỉnh, 5 thành phố lớn của VNCH chỉ trong ṿng 15 ngày 1/3 lănh thổ đă lọt vào tay kẻ thù v́ cuộc triệt thoát quân vô tổ chức, thiếu kế hoạch của ông Thiệu và tập đoàn tham mưu bất tài. Với chiến thắng bất ngờ không đổ nhiều xương máu, không tốn nhiều gian khổ, cộng sản Bắc Việt quyết định mở chiến dịch Hồ chí Minh tiến đánh Sài G̣n sớm hơn kế hoạch chúng dự trù là đến năm 1976.






    Tính đến trung tuần tháng 4/75 th́ Vùng I và Vùng II chiến thuật, các vùng duyên hải trung phần đă hoàn toàn lọt vào tay cộng quân. Từ cao nguyên Trung phần cộng quân tiến về Sài G̣n. Khi đến pḥng tuyến Xuân Lộc quân CSBV phải khựng lại v́ chạm phải sức kháng cự mănh liệt, anh dũng của các chiến sĩ QLVNCH. Pḥng tuyến Xuân Lộc đă đứng vững vàng trong suốt một tuần lễ từ 9-15/4/75. Chính tướng Homer Smith, Tùy viên Quân sự sứ quán Hoa Kỳ đă gởi thơ cho tướng George S. Brown Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ ca ngợi ḷng dũng cảm và ư chí chiến đấu của các quân nhân QLVNCH trong t́nh thế vô cùng bất lợi về hỏa lực cũng như quân số. (Nguyễn tiến Hưng, Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, C&K Promotion, Los Angeles, 1987, tr. 568).

  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Từ Hiệp định Paris 01/1973 đến sự bức tử Việt Nam Cộng Ḥa 04/1975

    P2



    Ngày 21/4/75, TT. Nguyễn văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó TT. Trần văn Hương theo quy định của hiến pháp, chấm dứt thời kỳ quân đội điều hành quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng. Vào chiều ngày 25/4/75, ông Thiệu, ông Khiêm với gia đ́nh và đoàn tùy tùng rời Việt Nam đi Đài Loan an toàn với sự hộ tống trùm CIA Sàig̣n Thomas Polar, tướng Charles Times và đại sứ Martin.






    Sau khi nhận chức TT. Trần văn Hương mời Dương văn Minh đứng ra thành lập chính phủ để nói chuyện với phía cộng sản, nhưng Dương văn Minh đ̣i TT. Hương phải bàn giao trọn quyền tổng thống th́ ông ta mới có uy thế nói chuyện với phía bên kia. Tổng thống Hương biết Dương văn Minh là kẻ bất tài, thiển cận về chính trị nên đă không làm theo ư của ông Minh. Tổng thống Hương đành phải tự giải quyết việc thương thuyết với CSBV, nhưng CSBV trả lời rằng họ chỉ muốn nói chuyện với Dương văn Minh





    Ngày 24 tháng 4/75, tổng thống Pháp D’Estaing gọi điện thoại cho ông Merillon ra lệnh phải giải quyết gấp việc ḥa giải giữa Sàig̣n và Hà Nội mà Pháp đang làm vai tṛ trung gian. Được lệnh TT. Pháp, đại sứ Merillon đă vào Dinh Độc Lập thuyết phục TT. Trần văn Hương rút lui và bàn giao chức vụ cho Dương văn Minh, nhưng ông Hương không đồng ư. Ông cho biết theo hiến pháp ông sẵn sàng trao quyền lại cho Chủ tịch quốc hội là ông Trần văn Lắm.




    Sáng ngày 26/4/75, TT. Trần văn Hương điều trần trước lưỡng viện quốc hội đă đưa ra hai vấn đề:
    - Nếu quốc hội đồng ư, ông sẽ trao quyền cho Dương văn Minh.
    - Nếu quốc hội đồng ư ông sẽ chỉ định thành lập chính phủ thương thuyết với CSBV trong tinh thần ḥa giải – ḥa hợp để văn hồi ḥa b́nh cho đất nước.


    Trong ngày điều trần, TT. Hương đă nhấn mạnh:

    ”Nếu cộng sản đưa ra điều kiện của kẻ thắng cho người bại trận, th́ không c̣n cách ǵ hơn là nếu được, chúng ta cứ việc chiến đấu đến cùng… Chừng đó dẫu Sài G̣n này có biến thành biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam v́ thể diện ḿnh không thể nào mà từ chối được, trừ một số người mới chấp nhận cái chuyện đó… VNCH có thể phải chịu một vài điều kiện khó khăn đau đớn, nhưng điều kiện đó không phải là những bước hoàn toàn để đầu hàng. Nếu thương thuyết để đầu hàng th́ thương thuyết ǵ nữa, thà là chết, chiến đấu đến cùng…chớ không thể chấp nhận đầu hàng được”.


    (trong diễn văn của TT. Trần văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26/4/75).







    Vào ngày 27/4/75 trong lúc quốc hội đang thảo luận nên trao quyền lănh đạo cho ai th́ một phái đoàn gồm có ông Nguyễn văn Hảo Phó thủ tướng, Trần văn Đôn Phó thủ tướng (thay thế ông Nguyễn bá Cẩn Thủ tướng đă bỏ đi hôm trước), và tướng Cao văn Viên đến quốc hội thúc giục biểu quyết trao quyền tổng thống cho ông Dương văn Minh. Cuối cùng quốc hội đă biểu quyết với số phiếu 134 thuận và 2 chống. Chiều ngày 28/4/75, Dương văn Minh lên nhậm chức tổng thống VNCH. Sau khi Dương văn Minh lên nắm quyền, các ông Trần văn Đôn, Cao văn Viên và nhiều tướng lănh cao cấp khác thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH mạnh ai nấy t́m đường cao bay xa chạy trong khi các chiến sĩ QLVNCH đang bảo vệ thủ đô, và những phần đất c̣n lại không hay biết ǵ hết nên vẫn tiếp tục kiên cường chiến đấu. Riêng TT. Trần văn Hương mặc dù được Hoa Kỳ đặc biệt cung cấp phương tiện để rời nước, nhưng ông từ chối không đi. Ông ở lại đối đầu với VC cho tới giờ phút Sài G̣n thất thủ và măi măi.







    Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ Martin và những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, bốn quân đoàn Cộng sản Bắc Việt từ từ siết chặt ṿng vây quanh thủ đô Sài G̣n với những đợt pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập. 10 giờ sáng ngày hôm đó, Dương văn Minh lên đài phát thanh kêu gọi toàn thể quân nhân QLVNCH ngưng bắn, nằm yên tại chỗ để bàn giao chính quyền cho chính phủ của MTGPMN. Đến11 giờ 30, hai xe tăng đầu tiên của CSBV tiến vào ủi sập cổng Dinh Độc Lập.






    Một tên cộng quân trên xe tăng nhảy xuống đất hét to:


    “Minh lớn đâu? Minh lớn đâu?… ra đây quỳ xuống”.

    Khi tên thượng tá VC Bùi văn Tùng bước vào pḥng khánh tiết của Dinh Độc Lập, toàn thể nội các của ông Vũ văn Mẫu và ông Dương văn Minh đă có mặt sẵn tại đó. Dương văn Minh đứng dậy nói ngay:

    “Sáng hôm nay chúng tôi sốt ruột quá. Chúng tôi chờ các ngài đến bàn giao”

    . Bùi văn Tùng trả lời:


    “Chính quyền của các anh từ trung ương đến cơ sở đă sụp đỗ tan tành th́ c̣n có cái ǵ để bàn giao? Có lẽ nào người ta có thể bàn giao những cái người ta không c̣n nữa. Các anh đă bại trận và chỉ có đầu hàng vô điều kiện”.


    Sau đó Tùng đưa Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu đến đài phát thanh đọc lệnh đầu hàng nguyên văn như sau: “Nhân danh tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa, tôi đại tướng Dương văn Minh, kêu gọi toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa hăy bỏ súng và đầu hàng vô điều kiện với Quân Đội Giải Phóng Miền Nam. Tôi tuyên bố giải tán tất cả các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương”.(Saigon, the Historic Hours, 1975- VNTVB, Lê quế Lâm, NXB Ngọc Thu, Sydney 93).


    Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh đă giết chết nền Cộng Ḥa Việt Nam và giết chết Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa – một đơn vị thiện chiến – dũng cảm trong lịch sử chiến tranh thế giới đă làm cộng quân khiếp sợ.





    Năm 1982, khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam, học giả Hoa Kỳ Norman Podheretz, người từng lên án Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam đă nói:


    “Chế độ tự do ở Miền Nam Việt Nam sụp đổ không phải “trước những du kích quân mặc áo bà ba đen” thực hiện cuộc chiến tranh nổi dậy của nhân dân Miền Nam Việt Nam, mà họ đă thua trước một đội quân xâm lăng được trang bị khí giới tối tân. Thua một đạo quân như thế th́ không thể nói là Miền Nam Việt Nam tồi tệ như nước Pháp đă thua Đức Quốc Xă như hồi năm 1940”.


    (Norman Podheretz, Why We Were In Vietnam, Simon &Schuster, NY 1982,p.117-Bản dịch Phạm kim Vinh, Nước Mắt Việt nam ,Tr.740)








    Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bất tử trong ḍng sử Việt



    Mấy chục năm đă trôi qua, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam Việt Nam lọt vào tay bạo quyền Việt cộng, bọn chúng đă t́m đủ mọi cách để chà đạp lên ư nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của người lính VNCH. Nhưng chắc chắn bây giờ và cho măi đến ngàn sau, chúng sẽ không bao giờ đạt thành ư nguyện.


    Điều này, được chứng minh hùng hồn qua hiện tượng hàng năm người Việt tha hương khắp mọi nơi trên thế giới đă long trọng tổ chức ngày quốc hận 30 tháng 4, ngày Quân Lực 19/6, để nói lên tinh thần chiến đấu bảo vệ tự do của một dân tộc và một quân lực hào hùng, dũng cảm.


    Trong các ngày lễ này quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Ḥa, quân kỳ của các quân binh chủng trong QLVNCH bay phất phới giữa ḷng các thành phố nơi hải ngoại. Tới nay, h́nh ảnh này đă là một thực tế làm Cộng sản Việt Nam nhức nhối, điên đầu, khó chịu, không vui.






    Việt cộng nhức nhối, điên đầu, khó chịu, không vui v́ h́nh ảnh ngày 30 tháng 4 là h́nh ảnh của sự xâm lăng, chà đạp nhân quyền. Đây cũng là biểu tượng của sự tham lam, nghèo đói, chết chóc, đau khổ, bịnh tật và ngục tù mà cộng sản Bắc Việt đă gieo rắc lên nhân dân hai miền Nam Bắc khi chúng cam tâm hiến đất, dâng biển chịu làm thân trâu, ngựa cho Tàu Cộng.




    Đặng Thiên Sơn

    (ĐĐ1/Trinh Sát/SĐND/QLVNCH)

  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Quân Đoàn 1 QLVNCH tan ră trong cuộc rút lui khỏi Vùng I Chiến Thuật
    Apr 18, 2020 cập nhật lần cuối Apr 18, 2020

    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, vị tư lệnh cuối cùng của Quân Đoàn 1 và Vùng I Chiến Thuật. Trong h́nh, Tướng Trưởng thị sát quân lực bảo vệ Huế vào ngày 17 Tháng Năm, 1972. Phía sau ông là cố vấn Mỹ, Thiếu Tướng Frederick Kroesen. Chừng 900 quân thuộc Sư Đoàn 2 của VNCH được không vận tới căn cứ Rakkasan, cách Huế 15 dặm về phía Tây để tạo “vành đai thép” bảo vệ cố đô. (H́nh: Bettmann/Getty Images)
    Vann Phan/Người Việt

    SANTA ANA, California (NV) – Quân và dân Miền Nam Tự Do đă mất hết tinh thần chiến đấu trước cuộc tổng tấn công của các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 1 QLVNCH, vùng đất được cho là sẽ bị bỏ lại cho Cộng Sản trong kế hoạch “co cụm” lănh thổ của Việt Nam Cộng Ḥa, đă mau lẹ rơi vào t́nh trạng hầu như “không đánh mà tan” chỉ trong ṿng chưa đầy hai tuần lễ.

    Nếu cuộc lấn chiếm Phước Long đă khích lệ tham vọng đánh chiếm miền Nam Việt Nam của các lực lượng Cộng Sản tấn công, v́ Hoa Kỳ (dưới chính quyền Gerald Ford) đă không chịu trả đũa Cộng Sản Bắc Việt như cựu Tổng Thống Richard Nixon đă hứa, th́ cuộc di tản hỗn độn và bi thảm của Quân Đoàn 2 QLVNCH (về hướng Nha Trang và Sài G̣n) đă làm cho quân và dân Miền Nam Tự Do mất hết tinh thần chiến đấu.

    Biến cố này xác nhận việc Hoa Kỳ đă dứt khoát cắt hết viện trợ và bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa, dẫn đến mối lo sợ tột cùng rằng việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă quyết định chỉ giữ lại Vùng III và Vùng IV và bỏ Vùng I và Vùng II lại cho Cộng Sản là sự thật 100 phần trăm chứ không c̣n là lời đồn đoán mơ hồ nữa.

    Tâm trạng hoang mang của quân và dân miền Nam Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973

    Khi Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 khởi sự bị các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt tấn công dữ dội để rồi thất thủ vào Tháng Ba, 1975, nỗi lo âu rằng Hoa Kỳ đành đoạn bỏ rơi miền Nam Việt Nam lại cho Cộng Sản muốn làm ǵ th́ làm đă trở thành một sự thật cay đắng, nhất là sau khi Hoa Kỳ đă đạt được Hiệp Định Paris 1973 với Cộng Sản Quốc Tế để có thể rút toàn bộ quân đội của họ ra khỏi Việt Nam “trong danh dự,” và sau khi những tù binh Mỹ cuối cùng đă được hồi hương.

    Đó chính là hậu quả trông thấy của việc Quốc Hội Mỹ, kẻ nắm hầu bao trong mọi cuộc tiêu pha của chính phủ và quân đội Hoa Kỳ, đă dứt khoát không chi thêm một đô la nào nữa cho cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Từ $1 tỷ rưỡi trong những năm trước đó, viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Ḥa sau năm 1973 đă bị cắt giảm gắt gao, cụ thể là đến tài khóa 1974-1975 th́ chỉ c̣n lại $750 triệu, tức là, trên thực tế, chỉ c̣n có $350 triệu dùng được sau khi khoản viện trợ đó đă bị trừ đi chi phí $300 triệu dành cho phái bộ quân sự Mỹ (DAO, Defense Attaché Office, Saigon) c̣n lưu lại miền Nam Việt Nam cho đến cuối Tháng Tư, 1975.


    Bản đồ Vùng I Chiến Thuật. (H́nh: wikimedia.org)
    Viễn tượng Việt Nam Cộng Ḥa sắp bị bỏ rơi nửa chừng, cho dù Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă trở nên ngày càng hùng mạnh và có thừa khả năng một ḿnh chiến thắng quân Cộng Sản Bắc Việt xâm lược nếu được vơ trang và tiếp tế đầy đủ như thời gian trước Hiệp Định Paris 1973, đă làm cho tinh thần của quân và dân Miền Nam Việt Nam mau lẹ suy sụp.

    Ngón đ̣n cắt giảm viện trợ Mỹ để gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải nhường đất cho Cộng Sản hoặc gia nhập vào một chính phủ liên hiệp với phe Cộng Sản, trên thực tế, đă gây thiệt hại nặng nề cho nỗ lực chiến đấu chống lại cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam của Cộng Sản Bắc Việt.

    Về mặt kinh tế, những đợt cắt giảm viện trợ tài chánh liên tiếp trong những năm 1973-1975 đă làm cho đồng bạc Việt Nam Cộng Ḥa bị phá giá trầm trọng, và mức sống của những người có đồng lương cố định, như giới quân nhân và công chức, tại miền Nam Việt Nam bị sa sút thê thảm.

    Về mặt quân sự, việc cắt giảm mức tiếp đạn được và quân trang, quân dụng cho miền Nam Việt Nam trong khi chiến cuộc đang gia tăng cường độ đă đặt các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vào thế hết sức bất lợi. Bởi v́ các tiền đồn hẻo lánh không được trọng pháo và phi cơ yểm trợ, cho dù đó là một trận đánh lớn của địch cỡ cuộc tấn công vào Tiểu Khu Phước Long hồi cuối năm 1974 hoặc là một trận đánh nhỏ vào xă Khánh An ở Thới B́nh thuộc tỉnh An Xuyên (Cà Mau) hồi đầu năm 1975.

    Quân Đoàn 1 tan ră

    Ngày 14 Tháng Ba, 1975, trong một cuộc họp tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết định rút bớt Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Quân Đoàn 1 về để bảo vệ thủ đô Sài G̣n, đồng thời ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1, rút quân từ các nơi khác về pḥng thủ vùng duyên hải từ Huế và Đà Nẵng cho tới Chu Lai trong kế hoạch “co cụm” lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa về hướng Quân Khu 3 và Quân Khu 4.

    Ngày 19 Tháng Ba, tức là chỉ ba ngày sau khi các lực lượng Quân Đoàn 2 khởi sự cuộc di tản cồng kềnh và đẫm máu – v́ quân và dân lẫn lộn – khỏi Cao Nguyên trên liên tỉnh lộ 7B, các lực lượng Quân Khu 1, trong đó có Thủy Quân Lục Chiến, khởi sự rút khỏi Quảng Trị, về lập pḥng tuyến ở Mỹ Chánh ở phía Bắc Huế.

    Tuy nhiên, đến tối ngày 20 Tháng Ba, Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh rút nốt Lữ Đoàn 2 Dù về Sài G̣n. Thế là Quân Khu 1 chỉ c̣n có Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Quân Đoàn mà thôi, lúc đó gồm có các Sư Đoàn 1, 2 và 3. Tướng Trưởng đâm ra bối rối trước sự thể quân Cộng Sản Bắc Việt ngày càng gây áp lực nặng nề, với thêm bốn sư đoàn sẵn sàng vượt sông Bến Hải và kết hợp với các đơn vị của Cộng Quân đă có sẵn tại vùng Hỏa Tuyến nhằm tiến chiếm toàn bộ Quân Khu 1.

    Ngày 21 Tháng Ba, Cộng Quân đă cắt đứt Quốc Lộ 1 ở Truồi (giữa Huế và Đà Nẵng) và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Như thế, đoạn đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng đă bị Cộng Quân khống chế. Ngày 25 Tháng Ba, Tướng Trưởng quyết định cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến rút ra cửa Thuận An trong khi Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Biệt Động Quân và Địa Phương Quân được lệnh xuống cửa Tư Hiền đề các tàu của Hài Quân VNCH đến đón.

    Trong t́nh thế hỗn độn khi quân và dân Vùng I chen chúc nhau chạy loạn giữa những đợt pháo kích truy đuổi của Cộng Quân, cả hai đoàn quân rút lui nói trên đă tan ră tại hai cửa biển này, và khi về tới Đà Nẵng th́ chỉ c̣n lại một phần ba quân số. Cuộc rút lui của Sư Đoàn 2 Bộ Binh tương đối thành công hơn chút đỉnh v́ họ chỉ phải di chuyển từ Chu Lai ra bờ biển để được tàu Hải Quân chở ra Cú Lao Ré ở gần đó, v́ thế hơn phân nứa sư đoàn này đă về tới B́nh Tuy.


    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, vị tướng nổi tiếng trong sạch, từng chiến thắng lẫy lừng trận Quảng Trị 1972. Đức thanh liêm, trong sạch của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng được người dân miền Nam ca ngợi bằng câu vè dân gian: Nhất Thắng, nh́ Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng (tức các vị Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, Thiếu Tướng Phan Trọng Chinh, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng). (H́nh: vi.wikipedia.org)
    Ngày 27 Tháng Ba, 1975, t́nh h́nh Đà Nẵng vô cùng nghiêm trọng, quân Cộng Sản Bắc Việt dùng đủ loại trọng pháo và súng cối pháo kích liên tục vào Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 1 và nhiều nơi trong thành phố Đà Nẵng, tạo bất ổn và gây nhiều thương vong cho các lực lượng đồn trú, đồng thời làm cho tinh thần của dân chúng thêm hoảng loạn. Hơn nữa, dân chúng từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi… đổ về đây quá đông từ nhiều ngày trước khiến chính quyền và các lực lượng an ninh không thể nào kiểm soát được t́nh h́nh tại chỗ. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đành ra lệnh rút bỏ Đà Nẵng.

    Ngày 28 Tháng Ba, tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón binh sĩ và dân chúng di tản đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, và Vũng Tàu, với ưu tiên dành cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến từng hứng chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc rút lui hỗn độn dẫn đến sự tan ră của Quân Đoàn 1 và Vùng I Chiến Thuật.

    Ngày 29 Tháng Ba, các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt tiến vào chiếm đóng đô thị lớn hàng thứ hai tại miền Nam Việt Nam, thành phố từng giữ một vị trí chiến lược độc đáo kể từ khi người Pháp khởi sự cuộc chiến tranh chinh phục Việt Nam hồi năm 1858. Rồi hơn một thế kỷ sau đó, hồi năm 1965, các lực lượng Mỹ bắt đầu đổ bộ vào miền Nam Việt Nam để cứu văn t́nh h́nh quân sự nguy ngập tại đây, và bây giờ khi Cộng Sản Bắc Việt bỗng chốc trở thành chủ nhân nơi này trên đường tiến quân về Nam để đánh chiếm Sài G̣n.

    Tàn cơn binh lửa

    Trước khi thực hiện kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa, một đồng minh quan trọng tại Đông Nam Á, không những chỉ trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 mà c̣n kéo dài cho tới những thập niên đầu của thế kỷ 21 nữa, Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ, được sự hỗ trợ tích cực của nền báo chí thiên tả cố hữu trong nước, đă t́m cách đổ hết mọi tội lỗi lên đầu chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Ḥa để ru ngủ lương tâm mà phủi tay trước cuộc diện tồi tệ. Nào là chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa tham nhũng, nào là quân đội Việt Nam Cộng Ḥa thiếu khả năng, nào là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu độc tài và phe đảng, vân vân.

    Từ cuối năm 1972 tới đầu năm 1975, nhiều phái đoàn của Quốc Hội Mỹ đă được cử đến miền Nam Việt Nam để hạch sách và điều tra về t́nh trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội, về cách đối xử với các tù nhân tại các nhà lao không đúng với Công Ước Geneva về tù binh chiến tranh, về hành vi kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí trong nước, về tin đồn chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam bán thuốc Tây và đạn dược cho Cộng Sản… Tất cả chỉ với mục đích t́m cho ra ít nhất một cái cớ nào đó để có thể bỏ rơi không thương tiếc Việt Nam Cộng Ḥa, một đồng minh thân thiết và quan trọng mà chỉ ba thập niên sau họ lại bắt đầu cảm thấy sự sinh tồn của người bạn đó là thiết yếu cho nền an ninh của thế giới tại vùng Ấn Độ và Thái B́nh Dương trước hiểm họa bành trướng hầu như không có ǵ cản nổi của Cộng Sản Trung Hoa.


    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1, gắn huy chương tưởng thưởng quân nhân Hoa Kỳ sau trận chiến, vào ngày 12 Tháng Tám, 1972, tại Đà Nẵng. (H́nh: Bettmann/Getty Images)
    Mặc dù hầu hết quân và dân tại miền Trung Việt Nam – và sau đó là toàn thể dân chúng miền Nam Việt Nam – đều phải hứng chịu những hậu quả tàn khốc do sự tan ră bất ngờ của Quân Đoàn 1 QLVNCH nơi địa đầu giới tuyến, tưởng cũng nên ghi nhận rằng, giữa những tang thương, bi hận đó của cuộc chiến, Tướng Ngô Quang Trưởng và Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, éo le thay, lại nằm trong số các nạn nhân đáng thương của cuộc lui binh hết sức đáng tiếc đó.

    Tướng Trưởng, một vị tướng lănh tài ba và trong sạch của QLVNCH với biết bao chiến công lừng lẫy, bỗng dưng trở thành một bại tướng trong t́nh thế hỗn loạn và mờ mịt của cuộc rút quân mà ngay từ những giờ phút đầu tiên đă vượt khỏi tầm kiểm soát của ông.

    Đại Tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, trước kia là cố vấn cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng và sau này trở thành tư lệnh cuộc Hành Quân Băo Sa Mạc (Desert Storm) ở Iraq hồi năm 1991, nhận định rằng Tướng Trưởng là “vị tư lệnh tác chiến sáng chói nhất mà ông từng được biết tới” (Truong was “the most brilliant tactical commander I’d ever known”).

    C̣n Lữ Đoàn 147 của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến “bách chiến, bách thắng” th́ hầu như bị bỏ quên (v́ không có ai đến đón họ xuống tàu di tản như đă định trong kế hoạch hành quân) tại băi biển Thuận An, khiến lữ đoàn này phải một ḿnh chiến đấu giữa ṿng vây của các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt. Để rồi lữ đoàn này đành phải cay đắng hứng chịu số thương vong cao nhất, với hàng trăm chiến binh tử trận trong giao tranh và dưới mưa pháo của địch cùng với hàng ngh́n chiến binh khác bị địch bắt sống sau khi họ đă chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng mà không được tiếp tế, đừng nói chi tới tiếp viện. (Vann Phan) [qd]

  7. #67
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ


  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG - SÀI G̉N THẤT THỦ (TRỌNG ĐẠT)
    p1


    Tháng 4 24, 2020 Lượt xem: 100
    ‘…Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày…’


    Hiệp định Paris được kư kết

    Sơ lược t́nh h́nh

    Cuối tháng 1-1973, Hiệp định Paris được kư kết, mục đích của Mỹ để rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.

    Sau khi kư Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống c̣n một tỷ tài khóa 1974 và xuống c̣n 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu v́ dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471).

    Theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87) hậu quả là năm 1974 không quân đă phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay v́ thiếu nhiên liệu, Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.

    Đạn dược chỉ c̣n đủ đánh tới tháng 4 /1975, hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ c̣n đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ c̣n đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đă dẫn trang 92).

    Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu cất cánh nên phần nhiều năm ụ.

    Trong khi ấy theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đă xin được viện trợ của Xô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga, Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV tại Hà Nội. Xô Viết đă chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.

    Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược th́ bên đó thắng.


    T́nh h́nh tháng 3 tới giữa tháng 4-1975

    Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ c̣n Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên thực tế cả hai Vùng I và II coi như đă mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu II và Quân khu I phần tan ră, phần đă bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

    Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đă khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan ră, Sư đoàn 23 BB và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số.

    V́ TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đă làm cho t́nh h́nh xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất c̣n lại của miền Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch.

    CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài G̣n, họ dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt đưa vào hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đă tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với trên mười Trung đoàn độc lập và đặc công đă đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, pḥng không, công binh…

    Tài liệu CS (hồi kư Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đă đến. Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài G̣n trước mùa mưa.

    Bắc Việt hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót

    Tài liệu CS (hồi kư Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Vơ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum… nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà c̣n chở hàng tấn bản đồ Sài G̣n – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mă, sông Hàn và các bến cảng Hải Pḥng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.

    Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng VNCH gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III đóng tại Tháp Chàm.

    Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến pḥng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc pḥng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về th́ Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan ră. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát ṿng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan ră, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

    Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

    Quân đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đă chiếm QK II VNCH theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài G̣n, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài G̣n 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

    Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18BB là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long B́nh, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.

    BV đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

    -Tấn công tuyến pḥng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

    -Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài G̣n.

    -Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài G̣n.

    Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18BB rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự b́nh tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

    Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng.

    Từ ngày 8-4-1975 Lê Đức Thọ chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.


    Những ngày cuối tháng Tư 1975

    Cộng quân kéo về bao vây tấn công Sài G̣n, lực lương hai bên không cân sức, cán cân quân sự nghiêng về phía địch, quân đội VNCH dù đă kiệt quệ đạn dược nhưng các vị Tư lệnh sư đoàn và sĩ quan các cấp, binh lính đều chiến đấu tới cùng.

    Ngày 21-4, ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.

    Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài G̣n khỏi trở thành băi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do Tướng Dương Văn Minh lănh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

    Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức pḥng thủ Sài G̣n trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long B́nh. (Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 798-811)

    Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến B́nh Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu c̣n có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.

    Năm tuyến pḥng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn pḥng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. ( theo Nguyễn Đức Phương)

    Kế hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn… bao vây căn cứ B́nh Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng G̣ gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài G̣n. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long B́nh. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước th́ đánh trước.

    Quân đội VNCH như chúng ta đă biết từ cuối tháng 3-1975 đă mất một nửa lực lượng chủ lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ c̣n 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, ông Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đă nói

    “Về tương quan lực lượng giữa hai bên th́ QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lănh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”

    Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này

    Quân số của VNCH là 200 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 50 ngàn là lính nhà nghề, c̣n lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đă kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đă mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) cho biết đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.

    Từ 26-4-1975 CSBV đă bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng, cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đă cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa ǵ tới việc thương thuyết.

    Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232 CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.

    Chiều ngày 28-4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về G̣ Vấp.

    Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đă ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đă bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đă ra đi gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lănh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lănh, sĩ quan cao cấp c̣n sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

    “Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hăy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

    Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các băi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

    Trong khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Vơ Đông Giang bác bỏ.

    Tại Biên Ḥa lực lượng xung kích Quân đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần quang Khôi (gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được pḥng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

    Phía Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5BB bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

    Phía Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài G̣n và Củ Chi bị gián đoạn.

    Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được t́nh h́nh phía Nam, mặc dù bị tấn công.

    Chiều 29-4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đă chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

  9. #69
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG - SÀI G̉N THẤT THỦ (TRỌNG ĐẠT)
    p2



    Ngày 30-4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngă Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá bị bắt.


    Cộng quân xâm nhập Ngă Tư Bẩy Hiền, trong ṿng 15 phút có 6 chiến xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngă tư Bẩy Hiền.

    Năm hướng pḥng thủ của VNCH đă bị thất thủ trước các Quân đoàn đông đảo của BV. Lực lượng pḥng vệ bên trong Thủ Đô Sài G̣n chẳng c̣n bao nhiêu, thành phố coi như bỏ ngỏ. Quân đội VNCH chiến đấu rất anh dũng nhưng cũng không cứu văn nổi t́nh thế bi đát.

    Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990): TT Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đ̣i phải buông súng đầu hàng nếu không sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ đô. Sài G̣n bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Cộng quân đă vào sát thành phố, thấy không hy vọng cứu văn được t́nh thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lănh, các cấp chỉ huy QĐVNCH hăy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đă im bặt.

    Khi có lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đă ra đi từ 6 giờ sáng, các Tướng lănh, sĩ quan cao cấp không c̣n ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM th́ có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến vào, BTTM không c̣n ai, xin Tổng thống quyết định.

    “Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn giao đi”.

    Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không?

    Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập”.

    Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”.

    Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp “Tổng Thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu”

    Tướng Minh trả lời “Tuỳ các anh em”. (Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng. Trang Motgoctroi)

    Ông Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn th́ Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV không chấp nhận đ́nh chiến và cứ tiến thẳng vào Sài G̣n. Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngă Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ B́nh Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh. (theo hồi kư Văn Tiến Dũng)

    Báo Sài G̣n Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4 cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp h́nh những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của kư giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập th́ cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đă tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.

    Báo Sài G̣n Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uư, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đă hoàn toàn thuộc về tay chúng.

    Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lư Quí Chung th́ những sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ rất mọi rợ và gọi họ bằng anh.

    “Các anh phải hàng hết”

    Sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng th́ các mặt trận quanh Sài g̣n đều im tiếng súng chỉ c̣n một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uư Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết.

    Khi nghe lệnh đầu hàng, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát.

    Quân khu IV vẫn c̣n nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự vẫn.

    Ngoài ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đ́nh Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đă mở lựu đạn tự tử thất vọng chán nản v́ mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.

    Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đă dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập pḥng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài G̣n dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uư Danh, tuỳ viên của Tướng Nam th́ ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu.

    “Là một tư lệnh Quân đoàn, đă nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có ḷng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm” (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút kư của Trung úy Lê Ngọc Danh)

    Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán đồng quyết định của Tướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu vô ích không hy vọng ǵ cứu văn được t́nh thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Tướng Dương Văn Minh đă trả lời phỏng vấn:

    “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.

    Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông Dương Văn Minh t́nh h́nh mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đă hỏng hết rồi, Sư đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan ră hoặc rút lui, các lữ đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây… Cộng quân đă vào tới Ngă Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù.

    Sau 30-4-1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết Dương Văn Minh đầu hàng v́ ông đă thua hết cả, nếu lực lượng c̣n mạnh chưa chắc ông ta đă chịu cho buông súng. Nhiều cán binh BV cũng nói vậy, họ bảo “nó thua hết rồi mới chịu đầu hàng”.

    BV bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài G̣n từ 26-4- 1975, bốn ngày sau pḥng tuyến của VNCH sụp đổ. Trước khi Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đă đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đă sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả.

    Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 th́ đài BBC đă nói:

    “Hôm nay tại Sài G̣n ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng”

    Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền H́nh) do các kư giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đă được chiếu ở VN giữa thập niên 80, Chuẩn Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận:

    “Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế này th́ cũng nhục nhă lắm nhưng mọi việc người ta đă sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu muốn ǵ cũng đành bó tay không thể làm hơn được”

    Tác giả Nguyễn Văn Lục trong một bài viết về ngày 30-4 có nói về Dương Văn Minh: Ông đi lượm cái chức tước mà người ta vứt vào đống rác. Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975 , quân dân hoàn toàn thất vọng, họ thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về t́nh h́nh vô cùng bi đát của đất nước, ông đă khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành phố Sài G̣n” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc gia đă được công khai tuyên bố trên đài phát thanh.

    Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng. Lực lượng pḥng thủ dần dần ră ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến đấu tới cùng nhưng cũng không cứu văn được t́nh thế.

    Trận đánh cuối cùng đă kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài G̣n tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lănh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

    Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày.

    Vơ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle, đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đă được ba mươi năm và Việt Nam đă trở thành băi chiến trường tan nát v́ bom đạn.

    Những kẻ đă gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, núi xương sông máu sẽ bị quốc dân đời đời nguyền rủa.

    Trọng Đạt



    Tham Khảo:



    - Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

    - Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.

    - Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà (bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong) Vietnambibliography, 2003.

    - Đoàn Thêm: 1969 Việc Từng Ngày, Xuân Thu.

    - Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự - - Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.

    - Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng, Nam Việt 2006

    - Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

    - Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

    - Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985

    - Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

    - Dương Đ́nh Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.

    - Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005

    - Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngơ Sài G̣n, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.

    - Trần Quang Khôi: Chiến Đấu Đến Cùng: Nguoivietboston.com .

    - Phạm Bá Hoa: Giờ Thứ 25, Người Việt Dallas, số ngày 21-8-2009.

    - Motgoctroi.com: Vương Hồng Anh: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà,

  10. #70
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nguyễn Xuân Nghĩa : Đây Có Thể Là Những Điều Bạn Chưa Biết


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 04-06-2015, 08:58 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  3. Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 12-12-2010, 12:35 AM
  4. Người Lính VNCH trong tâm hồn và ḍng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 1
    Last Post: 05-12-2010, 11:21 AM
  5. Cờ Vàng VNCH Xuất Hiện Trong Lễ Phong Thánh.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 22-10-2010, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •