Trường mẫu giáo Hoa Kỳ giáo dục ‘những đứa trẻ gấu’: Không có quy củ, không có tự do
B́nh luậnḤa An • 12:15, 24/03/20• 530 lượt xem
Cái mà người Mỹ gọi là "tự do và b́nh đẳng" là được xây dựng trên các các quy tắc rơ ràng, công bằng và hợp lư, và việc thiết lập các quy tắc đă bắt đầu từ thời mẫu giáo. (Ảnh: Shutterstock)
Có nhiều phụ huynh xung quanh thường thảo luận về khái niệm giáo dục tự do và b́nh đẳng ở nước ngoài. Họ nghĩ rằng, “giáo dục tự do và b́nh đẳng” ở đây có nghĩa là người lớn nên đối xử b́nh đẳng với con cái, đồng thời cho con t́nh yêu và tự do đầy đủ. Nhưng sự thực có phải như vậy?
Tác giả của bài viết này, Zhang Liqian, là một giáo viên mẫu giáo có nhiều kinh nghiệm giáo dục mầm non ở nước ngoài. Cô cho rằng, nói như vậy thực sự là nhầm lẫn.
***
Khi tôi mới đến Hoa Kỳ để học giáo dục mầm non, tôi đă quyết tâm trở thành một giáo viên mẫu giáo tốt bụng, ḥa ái và thân thiện.
Trong thời gian thực tập, tôi luôn nở nụ cười rạng rỡ, đối với mỗi đứa trẻ cũng giữ thái độ dịu dàng. Khi nói chuyện với chúng, tôi ngồi xổm xuống và cố gắng để tầm mắt ngang hàng với đôi mắt của chúng. Ngoài ra, tôi cũng nắm bắt từng cơ hội để có thể chơi đùa và gần gũi hơn với chúng.
Không ngờ rằng, những đứa trẻ này không những không nghe lời tôi mà c̣n dần dần "đánh mũi vặn má", phớt lờ những yêu cầu của tôi.
Không lâu sau, giáo viên chủ nhiệm của lớp đă t́m tôi nói chuyện, nói rằng tôi không thể nuông chiều những đứa trẻ như thế. Cô nói thêm rằng rất nhiều “quy tắc” tôi đă không thực hiện tốt: lúc đáng nghiêm túc th́ mặt mày lại tươi cười hớn hở, khiến cho đứa trẻ không cảm nhận được ranh giới, như vậy đối với chúng giáo dục cũng rất không có lợi.
Sau khi nghe những lời này của cô ấy, tôi sững sờ một lúc. Các giáo viên Mỹ quốc chẳng phải thường nói về "tự do và b́nh đẳng" sao?
Dần dần, tôi nhận ra rằng cái mà người Mỹ gọi là "tự do và b́nh đẳng" là được xây dựng trên các các quy tắc rơ ràng, công bằng và hợp lư, và việc thiết lập các quy tắc đă bắt đầu từ thời mẫu giáo.
Cái mà người Mỹ gọi là "tự do và b́nh đẳng" là được xây dựng trên các các quy tắc rơ ràng, công bằng và hợp lư, và việc thiết lập các quy tắc đă bắt đầu từ thời mẫu giáo. (Ảnh: Getty)
1. Các quy tắc của giáo viên Mỹ rất chi tiết đến nỗi tôi hoàn toàn bất ngờ
Trong hai năm ở Mỹ, tôi đă thay đổi bốn nơi để thực tập. Dù là trường mẫu giáo hay tiểu học, khi bắt đầu nhận lớp, các giáo viên chủ nhiệm đều ‘trịnh trọng’ nói chuyện với tôi về các “quy tắc” trong lớp học.
Từ các quy tắc lớn nhất như không thể đánh người, không la mắng người khác hoặc không phá hỏng mọi thứ; đến những quy tắc nhỏ nhất như cách rửa tay, khoanh tṛn thời gian (‘circle time’, c̣n gọi là thời gian nhóm, trong đó đề cập đến một hoạt động mà một nhóm người ngồi lại với nhau và tham gia trong một khoảng thời gian), vị trí ngồi, nghi thức trên bàn ăn, cách cất từng món đồ chơi, cách đi trong hành lang, v.v.
Tôi đă ghi nhớ tất cả trong notepad, thầm nghĩ... những điều này cũng không nhiều hơn so với giáo viên ở trong nước (Trung Quốc) là bao nhiêu. Tuy vậy, cách giáo viên Mỹ đặt ra các quy tắc là rất khác.
1.1. Đầu tiên, họ rất coi trọng các quy tắc
Trong vài tuần đầu hoặc một đến hai tháng đầu của năm học, sẽ mất rất nhiều thời gian để giải thích và hướng dẫn các quy tắc hành vi cho học sinh. Thậm chí phải hủy bỏ hoặc hoăn các hoạt động trong lớp có trong lịch tŕnh, để tổ chức các cuộc họp lớp đặc biệt, giúp học sinh thảo luận, phản ánh về một số hành vi xấu.
Ví dụ, khi tôi đang thực tập tại một trường tiểu học công lập ở Hoa Kỳ, trong vài tuần đầu, giáo viên chủ nhiệm hoàn toàn không có bất kỳ tiết học "chính khóa" nào, nhưng lại mất rất nhiều thời gian để "Lập quy tắc”. Chẳng hạn, cả lớp luyện tập cách đi trong hành lang, luyện đến không ai nh́n ngó nghiêng và phát ra những tiếng động lạ; Giáo viên giơ lên một khẩu hiệu, mọi người phải dừng tất cả các hoạt động, ngồi yên lặng quan sát giáo viên; Khi học sinh đứng dậy rời khỏi ghế, thực hành cách đẩy ghế vào nhẹ nhàng và đều đặn dưới bàn.
Cả lớp luyện tập cách đi trong hành lang, luyện đến không ai nh́n ngó nghiêng và phát ra những tiếng động lạ. (Ảnh: Getty)
Cô ấy cũng nói với tôi rằng các quy tắc là bảo chứng cho tự do. Ví dụ, mỗi cá nhân đều tuân thủ các quy tắc nói chuyện, lắng nghe cẩn thận, nói lần lượt, không làm gián đoạn, không ngắt lời, mới có một hoàn cảnh an toàn cho mọi người có thể nói chuyện thoải mái, từ đó tạo ra một lớp học thực sự tích cực và bồi dưỡng tinh thần dân chủ.
1.2. Thứ hai, “thân giáo” tốt hơn lời nói
Đối với một số quy tắc ứng xử nhỏ, giáo viên Mỹ sẽ đích thân tŕnh bày và giải thích chi tiết tại chỗ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Bởi v́ cho dù bạn có nghe và nhớ bao nhiêu, nó cũng không hiệu quả bằng việc thực hành cá nhân.
Ví dụ, một giáo viên đă sử dụng toàn bộ ‘thời gian ṿng tṛn’ để dạy trẻ em cách sử dụng gọt bút ch́, cách gọt bút ch́ đúng và đẹp. Một giáo viên khác đă ăn cơm cùng với bọn trẻ, tự ḿnh thể hiện cách lịch sự yêu cầu thêm thức ăn như thế nào: "Xin vui ḷng cho tôi thêm salad được không?", "Cảm ơn!". Cô cũng dạy các em cách rải đều bơ lên các lát bánh ḿ, cách nhấc trứng chiên bằng nĩa, và thậm chí c̣n ‘phóng đại diễn xuất’ để cho thấy cơm bị mắc kẹt trong cổ họng v́ nói chuyện trong khi ăn như thế nào.
Trong khi thiết lập các quy tắc, giáo viên Mỹ rất chú ư để cho trẻ em hiểu mục đích và lư do đằng sau các quy tắc, thay v́ ra lệnh, ép buộc chúng phải chấp hành.
Đồ chơi cần được cất gọn sau khi chơi, v́ lớp học phải sạch sẽ và ngăn nắp để có đủ không gian cho các hoạt động khác; sữa bị đổ trên sàn phải được quét sạch nhanh chóng, nếu không những người khác sẽ trượt ngă; giữ im lặng trong quá tŕnh tự học, bởi v́ giọng nói có thể làm phiền các học sinh khác; hắt hơi phải che bằng khuỷu tay, nếu không sẽ truyền nhiễm sang người khác...
Đối với trẻ lớn hơn, giáo viên sẽ dẫn chúng thảo luận về "Những quy tắc nào mà lớp chúng ta cần" và "Tại sao chúng ta cần những quy tắc đó?". Ví dụ, trước tiên, một giáo viên mẫu giáo yêu cầu mỗi đứa trẻ nghĩ về "quy tắc lớp học", viết nó ra bảng và chia sẻ ư tưởng với cả lớp. Sau đó, mọi người thảo luận chung, sàng lọc và hoàn thành bộ quy tắc cho lớp học.
Bằng cách làm như vậy, trẻ em không chỉ hiểu được "tính hợp lư" của các quy tắc, mà c̣n bởi v́ các quy tắc là bản thân chúng lập ra, sẽ càng có ư thức hơn trong việc thực hiện.
Trong khi thiết lập các quy tắc, giáo viên Mỹ rất chú ư để cho trẻ em hiểu mục đích và lư do đằng sau các quy tắc, thay v́ ra lệnh, ép buộc chúng phải chấp hành. (Ảnh: Shutterstock)
Quy tắc ắt phải có, vi phạm quy tắc ắt phải chịu hậu quả tương ứng.
"Hậu quả" (consequence) không phải là "trừng phạt" (punishment). Đó là kết quả tự nhiên khi làm điều ǵ đó sai. Đến giờ ăn mà không chịu ăn cơm, hậu quả là quá giờ ăn sẽ không c̣n cơm để ăn, và bạn sẽ bị đói; chơi xong vứt đồ chơi lung tung, hậu quả là không t́m thấy đồ chơi để chơi; làm cuốn sách bị rách, và hậu quả là phải dán cuốn sách lại bằng băng dính...
Khi các giáo viên Mỹ yêu cầu học sinh gánh chịu hậu quả, họ hiếm khi la hét, lại càng không trách mắng, chỉ giữ ngữ khí b́nh thường, nhưng thái độ là vô cùng kiên quyết. Họ sẽ không v́ đứa trẻ khóc nháo liền thỏa hiệp, càng không lấy lư do “đứa trẻ quá nhỏ, c̣n chưa hiểu chuyện” mà bỏ qua.
Tại một trường mẫu giáo khác ở Mỹ quốc mà tôi thực tập, những đứa trẻ trong lớp chỉ mới ba tuổi, trong đó có một cậu bé đặc biệt hiếu động. Trong một bữa ăn, có lẽ để ‘pha tṛ’ cho vui, cậu bé đột nhiên hất đổ bánh quy từ hộp cơm trưa xuống sàn nhà, khiến cả lớp cười ha ha. Cậu không nghĩ ḿnh có lỗi, cũng cười nhiệt t́nh.
Những đứa trẻ lớn lên hạnh phúc, là đến từ một gia đ́nh như vậy!
Tôi nghĩ rằng giáo viên chủ nhiệm sẽ chạy ngay đến và nghiêm khắc trách mắng cậu bé. Không ngờ rằng, đợi bọn trẻ cười xong, cô ấy chỉ nhẹ nhàng nói: "Em làm ơn ăn xong th́ lấy chổi quét sạch. Các học sinh khác, chú ư khi đi ngang qua”. Khi cậu bé ăn xong, nh́n thấy sàn nhà vẫn c̣n nguyên vẹn, định đứng dậy “lẩn trốn”, nhưng không ngờ giáo viên đă chuẩn bị sẵn chổi và hốt rác, và chỉ cho cậu cách làm vệ sinh.
Cậu bé ban đầu muốn chạy trốn, nhưng được cho biết rằng ‘cậu chưa quét dọn xong th́ không thể tham gia hoạt động nào khác’. V́ vậy, với sự giúp đỡ của giáo viên, cậu bé cúi xuống sàn từ từ quét, vừa quét đôi mắt vừa trông ngóng nh́n các bạn đang chơi đồ chơi. Điều này sau đó lại xảy ra ba, bốn lần nữa. Tuy vậy, giáo viên cũng không hề la mắng cậu ta một lần nào, nhưng cũng không nuông chiều cậu, lần nào cũng yêu cầu cậu dọn sạch mới được đi chơi. Dần dần, cậu bé không c̣n dám tùy tiện đổ các thứ xuống sàn nhà nữa.
Khi yêu cầu học sinh gánh chịu hậu quả, giáo viên Mỹ giữ ngữ khí b́nh thường, nhưng thái độ vô cùng kiên quyết, sẽ không v́ đứa trẻ khóc nháo hay v́ “đứa trẻ quá nhỏ, chưa hiểu chuyện” mà bỏ qua. (Ảnh: Shutterstock)
T́nh yêu đ̣i hỏi trí tuệ, và sự bao dung đ̣i hỏi ranh giới
Những điều nhỏ nhặt được đề cập ở trên làm tôi nhớ đến nhiều bậc phụ huynh và ông bà Trung Quốc ngày nay. Đứa trẻ đă làm điều ǵ đó sai, ông, bà hoặc bố mẹ vội vàng nhận lỗi trước, rồi vội vàng chịu trách nhiệm với chúng. Nhiều ông bố bà mẹ trẻ cũng sợ những phiền phức khi quản giáo, họ ‘mắt nhắm mắt mở’, dùng một câu "không cần quá xét nét trẻ em” cho xong chuyện.
Hành vi như vậy có thể tạm thời tránh né mâu thuẫn, bớt phiền hà, nhưng thực sự tước đi cơ hội học tập của trẻ. Về lâu dài, nó sẽ chỉ mang lại nhiều rắc rối hơn cho cha mẹ mà thôi.
Giáo dục gia đ́nh là điểm khởi đầu của tất cả giáo dục, và giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến cả đời con trẻ. V́ vậy, giáo dục tại nhà cho trẻ mầm non là ưu tiên hàng đầu.
Để làm rơ ranh giới của hành vi cho trẻ và giúp chúng hiểu hành vi đúng hay sai, cha mẹ cần bắt đầu những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày và từ từ dạy con.
Đứa trẻ hôm nay ở nhà ăn cơm, làm đổ cơm trên bàn và sàn nhà, không ai dạy nó cách cư xử và yêu cầu dọn dẹp mớ hỗn độn. V́ vậy, ngày này qua ngày khác, khi đứa trẻ đi ăn ở nhà người khác hoặc nhà hàng cũng sẽ như vậy, thậm chí c̣n đùa nghịch bát đũa trên bàn ăn. Đứa trẻ hôm nay nói chuyện với người lớn thái độ kiêu ngạo, cha mẹ vẫn nhắm mắt làm ngơ, không dạy chúng cách hành xử lễ phép. Như vậy hết lần này đến lần khác, trẻ không chỉ mất đi sự tôn trọng đối với cha mẹ, mà trong tương lai, chúng cũng sẽ thiếu tôn trọng giáo viên và những người lớn khác.
Cái mà người phương Tây gọi là "tự do" là tự do theo các quy tắc
Giáo dục văn hóa truyền thống của ở Trung Quốc rất chú trọng đến việc giáo dục phẩm cách cho trẻ em, làm thế nào để tu thân, có rất nhiều tiêu chuẩn. Sau khi đến Hoa Kỳ, tôi đă tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là sau khi nh́n thấy "quy tắc" mà người Mỹ đặt ra cho con cái họ, tôi dần hiểu ư nghĩa thực sự của "tự do và b́nh đẳng".
Người dân Trung Quốc nh́n thấy mối quan hệ b́nh đẳng được đề xướng trong giáo dục phương Tây. Nhưng họ đă không nh́n đến khẩu khí nghiêm túc, ư thức mạnh mẽ của các quy tắc quản giáo trẻ con, cũng như thái độ kiên quyết yêu cầu trẻ bù đắp lỗi lầm và chịu trách nhiệm.
Người phương Tây nói "tự do" là tự do theo các quy tắc, và "b́nh đẳng" có nghĩa là người lớn tôn trọng trẻ em như một cá thể với suy nghĩ và cảm xúc độc lập. Họ sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và tin tưởng trẻ em, thay v́ ‘bằng vai phải lứa’ với trẻ và để chúng làm bất cứ điều ǵ mà chúng muốn, cuối cùng đánh mất quyền uy và ‘thân phận’ của một người dẫn đường.
Thiết lập các quy tắc cho trẻ trước khi đến trường là ưu tiên hàng đầu của giáo dục gia đ́nh. Những tin tức về vô số “đứa trẻ gấu” đă chứng minh cho chúng ta về một quy luật: Nếu bây giờ bạn nhân danh “tự do” mà dung túng cho sai lầm của một đứa trẻ, bạn sẽ cần phải bổ túc các bài học "quy tắc", và chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Do đó, cho dù trong thế giới người lớn hay thế giới trẻ em, có quy củ mới có tự do, và các quy tắc chính là bảo chứng cho tự do.
Ḥa An (biên dịch)
Theo coco01.net
Bookmarks