Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17

Thread: Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tài liệu lịch sử: ĐẢO CHÁNH NGÀY 1/11/1963
    P1



    Phạm Bá Hoa

    Lời trần t́nh

    Kính thưa quí vị,



    Trước khi bắt đầu tôi rất đắn đo, v́ muốn ghi lại sự kiện trung thực ít nhất cũng là trung thực với tôi về những ǵ mà tôi biết và những ǵ mà tôi làm, tất nhiên là khó tránh khỏi những đụng chạm đến quí vị, đặc biệt là đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, và Đại Tướng Nguyễn Khánh.

    Riêng với Đại Tướng Khiêm và Đại Tướng Viên, là hai vị mà tôi luôn ghi nhớ nghĩa ân, bởi v́ tôi không có một thân nhân hay một bạn bè nào quen biết khi bước vào quân ngũ năm 1954. Cho đến cuối năm 1961, đang trong trách nhiệm Trưởng ban hành quân/Pḥng 3 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tôi được cử giữ chức Chánh văn pḥng Tư Lệnh Sư Đoàn mà Đại Tướng Khiêm lúc đó là Đại Tá Tư Lệnh. Từ đó cho đến ngày cuộc chiến ngưng tiếng súng trong nỗi tức tưỡi của hằng triệu quân nhân dưới lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, và những lá quân kỳ từng tung bay trong hào quang chiến thắng, tôi có môi trường thuận lợi tiếp xúc với nhiều vị Tướng lănh cũng như nhiều giới chức trong cơ quan lập pháp, hành pháp, và các cơ quan kinh tế.

    Tôi biết có những vị gần như mai danh ẩn tích từ khi đến Hoa Kỳ sau ngày đất nước vào tay cộng sản 30/4/1975, nhưng tôi xin phép được nhắc đến quí vị trong tập sách, và tôi chỉ nói đến quí vị ở khía cạnh quí vị là những vị lănh đạo Quốc Gia, lănh đạo Quân Lực, chớ tôi không nói đến những riêng tư của quí vị. Tôi xin tôn trọng phần riêng tư đó. Về những ǵ tôi viết vào đây, có thể có sự kiện nào đó mà quí vị cho là không chính xác, nhưng theo tôi, tôi thấy đă đủ thận trọng trong cách nh́n của tôi khi viết những trang sách nhỏ này. Biết đâu, có những điều mà tôi nói lên được sự thật liên quan đến quí vị mà nhiều chục năm qua chính quí vị cũng chưa biết đến, và cũng có thể tôi làm sáng tỏ được điều ǵ đó đối với dư luận dù rằng quí vị cho là có hay không có cũng chẳng sao.

    Thế hệ chúng ta đă học nhiều bài học quí báu từ trong lịch sử, và vận dụng vào bổn phận công dân trong trách nhiệm bảo vệ quốc gia. Rồi đây, những thế hệ sau chúng ta, cũng cần đến lịch sử mà thế hệ chúng ta sẽ là một phần quan trọng trong đó, và quí vị là thành phần quan trọng hơn hết trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975.

    Lịch sử một dân tộc không thể tự nhiên mà có. Muốn có được lịch sử, tôi nghĩ, sau chặng đường phục vụ quốc gia dân tộc, mỗi người trong bất cứ lănh vực nào của xă hội, cần viết lại trên giấy trắng mực đen về những hiểu biết xác thực của ḿnh trong từng phạm vi trách nhiệm lúc đương thời, và viết với một trạng thái tâm hồn thật b́nh thản. Từ đó, những nhà viết sử gom góp lại, chọn lọc, phân tách, đánh giá, và tạo nên những ḍng sử qua từng giai đoạn thăng trầm của đất nước. "Tiếng thơm muôn đời hay lời sỉ nhục lưu măi trong sử sách", không phải người này tạo cho người kia, hay ngược lại, mà mỗi người trong xă hội tự tạo cho chính ḿnh qua những nghĩ suy, những phương tiện diễn đạt, và trong những môi trường hành động.

    Tôi không dám nghĩ đây là một sử liệu, nhưng tôi cố gắng ghi chép đúng theo trí nhớ của tôi, để các sử gia may ra tham khảo được đôi điều trong khoảng thời gian nghiêng ngă của đất nước, mà thuở đó, quyền lực nằm trong tay quí vị. So với ấn bản lần 1, lần 2, và lần 3, ấn bản lần 4 này có vài sắp xếp lại về cách tŕnh bày và bổ túc thêm một số chi tiết, v́ 1.600 trang giấy học tṛ mà tôi lén lút viết lại trong thời gian bị giam ở trại tù Nam Hà trên đất Bắc, lén lút gởi về gia đ́nh cất giữ, và khi đoàn tụ với gia đ́nh tôi vẫn tiếp tục viết, đến nay tôi đă nhận đầy đủ từ Việt Nam gởi sang. Cùng với những sự kiện mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng từ năm 1970 đến năm 1975, và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1965 đến năm 1975, hai vị cho tôi biết thêm nhân khi vợ chồng tôi đến Virginia hồi đầu tháng 9 năm 2003, thăm hai vị và gia đ́nh. Đó là những số sự kiện mà tôi không biết hoặc có biết nhưng không biết rơ, đồng thời hai vị có hỏi tôi một vài sự kiện mà hai vị không biết rơ. Sau đó, vào tối ngày 21 tháng 10 cùng năm (2003), cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm từ Virginia điện thoại xuống tôi ở Houston, Texas, nói chuyện gần 2 tiếng đồng hồ, ông cho tôi biết thêm một số chi tiết nữa, và tôi có hỏi ông về trường hợp Trung Tá Phạm Ngọc Thảo trong cuộc đảo chánh ngày 19 tháng 2 năm 1965. Và tôi được khuyến khích bổ túc vào ấn bản 4 này.

    Xin quí vị vui ḷng, và trân trọng kính chào quí vị.



    Houston, năm 1994,

    bổ sung năm 2001, 2002, và 2003.

    Phạm Bá Hoa



    * * * * *



    Ngày 8 tháng 5 năm 1963, Phật tử thành phố Huế biểu t́nh trước đài phát thanh đ̣i được treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản, đă bị đàn áp bằng bạo lực gây thiệt hại nhân mạng.

    Vài ngày sau đó, Thượng Tọa Thích Tịnh Khiết, vị lănh đạo tối cao của Phật Giáo đă gởi bản Tuyên Ngôn lên chánh phủ, trong đó, Phật Giáo đ̣i được hưởng chế độ ngang hàng với Thiên Chúa Giáo. Chánh phủ đă bắt giam nhiều chức sắc lănh đạo của Phật Giáo tại nhiều nơi, nhất là tại Huế.

    Trung tuần tháng 6/1963, Thượng Tọa Thích Quảng Đức, trụ tŕ một ngôi chùa nhỏ vùng Phú Nhuận (Sài G̣n), đă tự thiêu tại góc đường Lê văn Duyệt và Phan đ́nh Phùng, trung tâm thủ đô Sài G̣n, trước các ống kính của rất nhiều nhà báo Việt Nam và ngoại quốc. Rồi sau đó, lần lượt thêm bảy tám vụ tự thiêu nữa tại các tỉnh. Không khí chính trị sôi sục với những cuộc mít tinh biểu t́nh của đông đảo sinh viên học sinh, đồng bào -nhất là đồng bào Phật tử- lác đác có cả Quân Nhân viên chức và Cảnh Sát nữa. Nhiều phóng viên báo chí truyền thanh truyền h́nh ngoại quốc -nhất là Hoa Kỳ- đến Việt Nam ghi nhận và đánh giá t́nh h́nh.


    THIẾT QUÂN LUẬT



    Trước khi hết giờ làm việc chiều ngày 20/8/1963, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, gọi tôi vào văn pḥng:

    - Tối nay, chú với mấy chú văn pḥng làm việc tại đây. Chú cho mấy chú luân phiên về dùng cơm rồi trở lại ngay. Chú cần hỏi ǵ thêm không? -

    - Có cần ngủ lại đây không, thưa Thiếu Tướng? -

    - Có thể không cần. Sẽ có lệnh sau -

    Đây là lần đầu tiên kể từ khi cầm quyền vào tháng 7/1954, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh bộ Tổng Tham Mưu ban hành lệnh thiết quân luật trong phạm vi thủ đô Sài G̣n để Cảnh Sát cùng mật vụ bao vây các chùa, t́m bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang, vị sư được xem là lănh đạo Phật Giáo. Nhưng với sự trợ giúp của nhân viên trong ṭa đại sứ Hoa Kỳ, Thượng Tọa đă vượt rào vào khuôn viên ṭa đại sứ và được phép tạm trú nơi đây.

    Thế là, từ đ̣i hỏi trong bản Tuyên Ngôn không được giải quyết, đến các vụ tự thiêu để phản đối chánh phủ, rồi đến vụ nhà cầm quyền vây bắt hụt Thượng Tọa Thích Trí Quang, dần dần đẩy Phật Giáo đến cuộc tranh đấu vừa ôn ḥa vừa bạo động tại hầu hết các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam, đă làm cho t́nh h́nh chung của Việt Nam Cộng Ḥa trở nên tệ hại hơn bao giờ hết, kể từ sau Hiệp Định Đ́nh Chiến Genève năm 1954.

    Đấy là phản ứng quyết liệt của giáo hội Phật Giáo và Phật tử trên toàn quốc.

    Với một t́nh h́nh như vậy, đă làm cho hầu hết các nước trong khối Tự Do, kể cả Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm mạnh mẽ nhất, đều phản đối chính sách tôn giáo trong hành động đàn áp bắt giữ các chức sắc Phật Giáo và Phật tử Việt Nam. Trước dư luận quốc nội lẫn quốc tế, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm khó mà biện minh chính sách kỳ thị tôn giáo, cho dù lệnh cấm treo cờ Phật Giáo cũng như lệnh dùng bạo lực trực tiếp hay không trực tiếp do Tổng Thống ban hành cũng vậy. V́ thuở ấy, quyền lực rất lớn trong tay hai em của Tổng Thống là ông Ngô Đ́nh Nhu "Cố Vấn Chính Trị" và ông Ngô Đ́nh Cẩn "Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung".

    Ông Ngô Đ́nh Diệm, được Quốc Trưởng Bảo Đại mời về Việt Nam vào giữa năm 1954 và nhận chức Thủ Tướng ngày 7/7/1954. Thật ra th́ Quốc Trưởng Bảo Đại cũng không bằng ḷng cho lắm khi giao chức Thủ Tướng cho ông Diệm, nhưng v́ không có cách lựa chọn nào khá hơn. Với lại từ trong hậu trường, ông Ngô Đ́nh Diệm đă được Hoa Kỳ ủng hộ.

    Ông Bảo Đại là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đă bị Việt Minh cộng sản cưỡng bách thoái vị vào mùa thu năm 1945. Đến năm 1949, chánh phủ Pháp đưa về Việt Nam (từ Pháp) nhận chức Quốc Trưởng do Pháp "đề cử" dù là có những cuộc hội họp của các nhà chính trị Việt Nam như là sự vận động với Pháp, để giúp cho cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của thực dân Pháp khả dĩ có màu sắc cuộc chiến tranh nội bộ của Việt Nam, mà nước Pháp có mặt để "giúp đở"(!) Việt Nam chống cộng sản. Với chức vụ cao nhất nước cho dù bị giới hạn quyền hành, nhưng ông đă không tận dụng thực dân Pháp để vừa xây dựng quốc gia non trẻ vừa chống lại chủ nghĩa cộng sản đang bắt rễ tại Việt Nam, mà ông lại sống nhàn nhă trên đất Pháp nhiều thời gian hơn là có mặt trên quê hương Việt Nam đầy sóng gió!

    Trong khi đó, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, ông bắt đầu có những chống đối Quốc Trưởng, và đặc biệt là ông đă không tuân lệnh Quốc Trưởng gọi sang Pháp nhận lệnh. Thủ Tướng Diệm vội vă xúc tiến tổ chức cuộc trưng cầu ư dân vào ngày 23/10/1955. Kết quả là cựu hoàng Bảo Đại bị truất phế khỏi chức Quốc Trưởng, và Thủ Tướng Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam từ ngày 26/10/1955. Từ đó, ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh hằng năm. Tiếp sau, Tổng Thống Diệm công bố: "Việt Nam là một nước Cộng Ḥa", và danh xưng của Việt Nam là "Việt Nam Cộng Ḥa".

    Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, trong những năm đầu cầm quyền, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đă được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập bang giao. Ông đă ổn định được cuộc sống cho non một triệu người từ miền Bắc chạy trốn chế độ cộng sản trước khi chúng tiến vào các thành phố trên đất Bắc theo Hiệp Định đ́nh chiến Genève 20/7/1954. Hiệp Định này chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 mà trên địa thế là sông Bến Hải với cầu Hiền Lương. Từ vĩ tuyến 17 trở lên Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa theo chế độ độc tài do đảng cộng sản Việt Nam cai trị. Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là nước Việt Nam Cộng Ḥa theo chế độ dân chủ tự do. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng đă cải thiện được t́nh h́nh kinh tế xă hội trong mức độ khả quan.

    Về quân sự. Theo sự cố vấn của phái bộ quân sự Hoa Kỳ, quân đội đă được tổ chức lại và phát triển từ cấp Tiểu Đoàn lên cấp Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn, trên căn bản quân đội trong chiến tranh qui ước. Mọi dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân đội, đều do Hoa Kỳ cung cấp.

    Về chính trị. Ông đă thành công đáng kể trong nổ lực ôn ḥa lẫn sử dụng vơ lực trong mục đích đem lực lượng vơ trang của B́nh Xuyên, của Ḥa Hảo, và Cao Đài về hợp tác hoặc giải thể. Lực lượng vơ trang Phật Giáo Ḥa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng chống cộng sản quyết liệt.

    Đó là sự thành công bước đầu không ai phủ nhận được. Nhưng, dần đần về sau, chế độ dưới quyền Tổng Thống đă thể hiện tính cách "gia đ́nh trị", bởi v́ ngoài Tổng Thống ra, c̣n có:

    - Thứ nhất, em trai Ngô Đ́nh Nhu trong chức vụ Cố Vấn Chính Trị, và vợ ông Nhu là bà Trần Lệ Xuân, rất nhiều quyền lực trong tay v́ Tổng Thống Diệm vẫn c̣n độc thân.

    - Thứ nh́, em trai Ngô Đ́nh Cẩn trong chức vụ không hề có trong tổ chức quốc gia là Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung, ông sống độc thân. Là người không có văn bản bổ nhiệm nhưng lại có toàn quyền đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên/Huế, Quảng Nam Đà Nẳng, Quảng Tín, và Quảng Ngăi. Quyền lực của ông có thể xem như "vị sứ quân" của 5 tỉnh này.

    - Thứ ba, anh trai Ngô Đ́nh Thục, Tổng Giám Mục địa phận Vĩnh Long, về sau là địa phận Huế. Tuy là chức sắc trong tôn giáo, nhưng tiếng nói của ông ảnh hưởng rất lớn đối với công việc chánh quyền mà các em của ông nắm giữ.

    -Thứ tư, em trai Ngô Đ́nh Luyện, Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Anh quốc, được xem là người ít dính dáng đến những tệ hại mà các anh của ông gây ra trên quê hương.

    Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và hai em của ông là Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Cẩn, đă lần lượt dẹp các tổ chức chính trị đối lập bằng cách "thanh toán" các nhà chính trị trong những tổ chức đó.

    Rồi đến sự lộng hành của bà Trần Lệ Xuân -em dâu ông- tại các diễn đàn quốc tế cũng như quốc nội, đặc biệt là trong thời gian xảy ra cuộc đàn áp Phật Giáo nhiều nơi trên toàn quốc, bà đă nhiều lần tuyên bố công khai với vẻ miệt thị và tàn nhẫn khi nói đến những vụ tự thiêu của các nhà sư phản đối chánh quyền, bà gọi đó là "các nhà sư nướng thịt người th́ cứ để họ nướng..."

    Những sự kiện đó đă đưa người dân từ ủng hộ chánh phủ lúc đầu, dần dần trở nên bất măn, đến mức căm thù chế độ mà Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là người trách nhiệm chính.

    Vậy, sự kiện đàn áp Phật Giáo ngày 8/5/63 và những hành động tệ hại tiếp theo, là nguyên nhân quốc nội dẫn đến cuộc đảo chánh 1/11/63. Tôi nói "nguyên nhân quốc nội", v́ theo tôi, c̣n có "nguyên nhân quốc tế" nữa.



    ĐẢO CHÁNH



    Ngày 01 tháng 11 năm 1963, ngày lễ "Các Thánh Tử Đạo", quân đội được nghỉ buổi sáng. Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Chú đến nhà tôi ngay -

    - Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu Tướng -

    Đó là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.

    - Chào Thiếu Tướng -

    - Chú lấy ghế ra sân với tôi -

    Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề ǵ đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu Tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:

    - Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ th́ chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rơ chưa? -

    - Tôi nghe rơ, thưa Thiếu Tướng -

    "Chú Có" mà Thiếu Tướng Khiêm vừa nói là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung Úy Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại Tá Nguyễn Hữu Có. Năm 1975, Trung Úy Có là Đại Tá, Phụ Tá Vơ Pḥng/Phủ Thủ Tướng).

    - Hôm nay, tôi và một số vị Tướng Lănh đảo chánh ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (bộ Tổng Tham Mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nh́, đây là danh sách mời họp tại pḥng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại pḥng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khóa cửa lại và không ai được ra vào bất cứ v́ lư do ǵ khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có ǵ trở ngại th́ chú tŕnh ngay cho tôi. Đến đây chú rơ chưa? -

    - Vâng. Tôi rơ, thưa Thiếu Tướng -

    - Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham Mưu) và các thành phần an ninh của Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu. Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 (tức cổng chánh), bất cứ ai ra hay vào đều phải tŕnh tôi. Lệnh của tôi xong, chú có ǵ cần hỏi không? -

    - Thưa Thiếu Tướng, lư do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực? -

    - Tùy chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn pḥng làm việc đi -

    Khuôn viên trại Trần Hưng Đạo có các cổng số 1 hướng ra giao lộ Vơ Tánh và đường Cách Mạng, cổng số 2 và số 5 hướng ra đường Vơ Tánh, cổng số 10 hướng ra đường Cách Mạng, cổng số 3 và số 4 hướng ra đường Vơ di Nguy.

    Đảo chánh. Đây là lần thứ hai mà tôi nghe thấy trong đời binh nghiệp. Lần thứ nhất, xảy ra vào nửa đêm về sáng ngày 11/11/1960, lúc đó tôi đang học lớp tham mưu tại trường Đại Học Quân Sự, tọa lạc trong khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu. Nhóm lănh đạo cuộc đảo chánh thất bại v́ không được sự ủng hộ của các vị Tư Lệnh đại đơn vị. Đại Tá Trần Thiện Khiêm, Quyền Tư lệnh Quân Khu 5 kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đưa quân từ Sa Đéc và lực lượng Sư Đoàn 7 Bộ Binh từ Mỹ Tho về đẩy lui lực lượng đảo chánh. Đại Tá Nguyễn Chánh Thi -Tư Lệnh Nhẩy Dù- và các sĩ quan trong thành phần lănh đạo đảo chánh, đă dùng phi cơ vận tải quân sự C.47 bay sang Nam Vang -thủ đô Cam Bốt- xin tị nạn chính trị.

    Và lần đảo chánh này, dù muốn hay không muốn, tôi cũng phải can dự vào cho dù là can dự như một sĩ quan thừa hành tin cậy. Lệnh tối mật mà tôi vừa nhận quả là bất ngờ và phải thi hành trong thời gian cấp bách, với lại dù diễn đạt như thế nào đi nữa th́ tôi cũng là người chịu ơn Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, cho nên tôi không hề nghĩ cũng như không kịp nghĩ đến điều sắp thi hành là sai hay đúng, và nên hay không nên làm. Bởi Thiếu Tướng Khiêm không hề biết tôi và ngược lại tôi cũng chưa một lần phục vụ dưới quyền ông, cho đến khi ông về nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21Bộ Binh tại Bến Kéo tỉnh Tây Ninh vào đầu tháng 2/1960, thay thế Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức sau vụ Trung Đoàn 32 Bộ Binh bị quân cộng sản đột kích lúc 3 giờ sáng ngày 29/1/1960 tại Trăng Sụp, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 6 cây số về phía bắc, gây tổn thất nặng nề về vũ khí với một số tổn thất nhân mạng. Lúc đó, tôi đang là Trung Úy, trưởng ban hành quân/pḥng 3 Sư Đoàn.

    Vài tháng sau đó, Sư Đoàn được lệnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chuyển xuống Quân Khu 5, hoạt động an ninh vùng Đồng Tháp Mười. Bộ tư lệnh Sư Đoàn trở lại nơi đồn trú cũ là quận lỵ Sa Đéc. Đến giữa năm 1960, Đại Tá Khiêm được Tổng Thống cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Quân Khu 5 tại Cần Thơ kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Sa Đéc, thay Đại Tá Nguyễn Văn Y chuyển về trung ương. Tháng 4/1961, lănh thổ quân sự được tổ chức lại thành 3 Vùng Chiến Thuật do 3 Quân Đoàn trách nhiệm. Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật tại Đà Nẳng, bao gồm 5 tỉnh cực bắc duyên hải. Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật tại Pleiku, bao gồm các tỉnh Cao Nguyên và các tỉnh duyên hải phía nam. Quân Đoàn III lâm thời/Vùng III Chiến Thuật tại Sài G̣n, bao gồm các tỉnh vùng đất chuyển tiếp miền nam và trọn vùng đồng bằng Cửu Long. Những tháng cuối năm 1961, tôi được thăng cấp Đại Úy và được cử giữ chức Chánh văn pḥng tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh mà vị Tư Lệnh là Đại Tá Trần Thiện Khiêm. Sư Đoàn đă chuyển sang đồn trú tại Cần Thơ và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, cũng gọi là Khu Chiến Thuật Hậu Giang. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Trần Thiện Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, đồng thời được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, thay Thiếu Tướng Nguyễn Khánh lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật. Chức vụ "Tham Mưu Trưởng Liên Quân" là chức vụ mới thành lập, trước đó chỉ là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 17/12/1962, tôi thuyên chuyển theo Thiếu Tướng Khiêm về Bộ Tổng Tham Mưu, và từ ngày đó, tôi giữ chức Chánh văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. V́ vậy mà tôi thi hành nhiệm vụ tối mật này một cách tích cực.

    Trở lại việc thi hành lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Đầu tiên, tôi gọi Trung Úy Nguyễn Hữu Có và các nhân viên vào văn pḥng. Trung Úy Có có trách nhiệm liên lạc với quản lư câu lạc bộ lo bữa ăn trưa. Tiếp đó là điện thoại đến Đại Đội 1 Quân Cảnh (trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu):

    - Tôi, Đại Úy Hoa đây. Anh cho tôi nói chuyện với Trung Úy Phụng (Nguyễn Thúc Phụng) Đại đội trưởng -

    - Vâng. Đại Úy chờ một chút - Hạ sĩ quan trực trả lời.

    - Chào Đại Úy, tôi Phụng đây. Đại Úy đang ở đâu đó? -

    - Chào anh. Tôi đang ở văn pḥng. Anh Phụng à, trong ṿng 3 tiếng đồng hồ tới đây, anh có thể tập trung tất cả anh em hay ít nhất cũng là tối đa quân số của Đại Đội được không? -

    - Dạ được -

    - V́ vấn đề an ninh trong trại Trần Hưng Đạo hôm nay, anh phải cố gắng hết sức nghe anh. Khi tập họp xong hoặc chậm lắm là 10 giờ 30, anh điện thoại lại tôi để nhận lệnh chi tiết. Anh có ǵ cần hỏi thêm không? -

    - Có chuyện ǵ vậy Đại Úy? -

    - Lệnh của Thiếu Tướng như vậy chớ tôi không biết ǵ hơn anh đâu. Thôi nghe. Anh lo phần anh, tôi c̣n vài việc khác nữa. Chào anh -

    Tôi mời Thiếu Tá Luông (Nguyễn Văn Luông), Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đến văn pḥng. Thiếu Tá Luông, năm 1958 là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 35 Bộ Binh/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến, đồn trú tại Kon Tum. Lúc đó, tôi là Trung Úy, trưởng ban 3 kiêm trưởng ban 5 Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn này. Th́ ra Thiếu Tá Luông đă nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm rồi, nhưng tôi vẫn nói thêm chi tiết về an ninh:

    - Thưa Thiếu Tá, với Đại Đội Quân Cảnh th́ tôi đă điện thoại cho Trung Úy Phụng rồi. Xin Thiếu Tá đúng 1 giờ trưa, đóng tất cả các cổng lại và đưa lực lượng bảo vệ đến bố trí ngay lúc đó. Cổng số 2, 3, 4, 5, và 10, tuyệt đối không mở cho đến khi có lệnh. Riêng cổng số 1, lệnh của Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng là bất cứ giới chức nào muốn ra hay vào, xin Thiếu Tá hoặc trưởng toán Quân Cảnh điện thoại vào tôi và chờ tôi tŕnh Thiếu Tướng -

    - Vấn đề an ninh ṭa nhà chánh, anh lo hay tôi lo? -

    - Thưa Thiếu Tá, tôi phụ trách. Để cho rơ ràng, an ninh trong phạm vi trại Trần Hưng Đạo th́ Thiếu Tá trách nhiệm, riêng phạm vi ṭa nhà chánh tôi lo. Về lực lượng, xin Thiếu Tá cho tôi 2 chiếc Thiết Giáp AM/M8 lên tăng cường cho tôi cùng với 2 tổ đại liên đặt trên nóc ṭa nhà chánh. Xin nhắc lại, tất cả mọi việc chỉ được thực hiện ngay trước lúc 1 giờ trưa. Xin Thiếu Tá vui ḷng chỉnh lại đồng hồ để có giờ thống nhất. Thiếu Tá c̣n cần ǵ không? -

    - Để tôi về lo ngay cho kịp. Chào anh nghe -

    - Chào Thiếu Tá -

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tài liệu lịch sử: ĐẢO CHÁNH NGÀY 1/11/1963
    P2


    Phạm Bá Hoa

    Lần lượt tôi điện thoại các vị trong danh sách 1, tức là danh sáchmời dùng cơm nhưng thật ra là quí vị trong nhóm đảo chánh, mà hầu hết các vị này đều biết trước. Kế tiếp, tôi mời các vị trong danh sách 2, tức danh sách mời họp nhưng thật ra sẽ bị giữ để cách ly với cuộc đảo chánh. V́ trục trặc với hai vị trong danh sách 2, tôi điện thoại đến Thiếu Tướng Khiêm:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, tôi Hoa đây. Tôi đă điện thoại xong, nhưng có trở ngại là không liên lạc được với Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền (Tư Lệnh Không Quân) và Đại Tá Hồ Tấn Quyền (Tư Lệnh Hải Quân). Theo người nhà của hai vị ấy cho biết, th́ Đại Tá Hiền đang trên không tŕnh Sài G̣n-Đà Lạt, tôi có dặn người nhà trên đó khi Đại Tá Hiền đến nơi th́ điện thoại về tôi gấp. C̣n Đại Tá Quyền th́ người nhà nói có lẽ đă đi lễ nhà thờ, nhưng tôi gọi đến nhà thờ Đức Bà nhờ người t́m mà không gặp. Tôi sẽ cố gắng nhưng không chắc là tôi sẽ thực hiện được, thưa Thiếu Tướng -

    - Chú ráng t́m hai ổng, phần tôi, tôi cũng t́m cách liên lạc -

    - Vâng. Chào Thiếu Tướng -

    Đến đây xin mở ngoặc để nói thêm về Đại Tá Hồ Tấn Quyền. Tối ngày 6/9/2003, trong lúc dự tiệc cưới tại Washington DC, vợ chồng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Bỗng dưng ông Thoại nhắc đến vụ 1/11/1963, v́ sau ngày Đại Tá Quyền bị giết ông nghe người nhà Đại Tá Quyền nói là có một sĩ quan nào đó ở Tổng Tham Mưu điện thoại mời Đại Tá Quyền đi họp không biết điều đó có đúng không? V́ nếu đúng th́ có thể là Đại Tá Quyền không bị giết nếu ông ấy đi họp, dù rằng tối hôm ấy tôi được biết nếu có đi họp cũng bị cách ly với cuộc đảo chánh, nhưng cách ly có thể thoát chết. Thế là tôi lên tiếng:

    - Thưa Anh, người mời Đại Tá Quyền hôm ấy là tôi. Người cầm ống nói đă trả lời cho tôi là Đại Tá Quyền có thể đă đi nhà thờ, nhưng sau đó tôi đă hai lần điện thoại đến nhà thờ nhưng không t́m thấy Đại Tá Quyền.

    - Đại Tá Quyền chưa đến giờ đi nhà thờ nên trong sân tennis với tôi - Anh Thoại quay hẳn sang tôi và tiếp:

    - Khi ông Lực, sĩ quan tùy viên, đến mời Đại tá Quyền lên Thủ Đức dự tiệc mừng sinh nhật của Đại tá Quyền do anh em Hải Quân tổ chức trên đó, có lẽ thấy Đại tá Quyền chần chừ nên ông Lực nói tiếp:

    - Đại Tá ráng đi v́ anh em muốn dành cho Đại Tá sự bất ngờ nên không tŕnh trước với Đại Tá-

    Rồi Đại Tá Quyền có vẻ nể nang nên lên xe đi. Và sau đó th́ bị ông Lực giết chết. Nếu như người nhà điện thoại đến sân tennis báo tin Tổng Tham Mưu mời đi họp, rất có thể là Đại tá Quyền không bị giết như vậy -

    Xin đóng ngoặc, và trở lại hoạt động trong văn pḥng tôi.

    Điện thoại reo:

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Phụng đây Đại Úy. Tôi tập trung Đại Đội xong rồi, Đại Úy có lệnh ǵ cho tôi? -

    - Cám ơn Anh, và đây là chi tiết: Ngay bây giờ, anh sẳn sàng tại chổ 3 Tiểu Đội và tôi sẽ điều động công tác trong chốc lát. Điều quan trọng là 3 Tiểu Đội này phải di chuyển ngay tức th́ khi có lệnh. Phần c̣n lại của Đại Đội, anh liên lạc với Thiếu Tá Luông (Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu) để nhận lệnh. Anh cần biết ǵ thêm không? -

    - Dạ không Đại Úy -

    - Xin anh đừng rời xa điện thoại nghe anh Phụng. Chào anh -

    Chuẩn bị bữa ăn hôm nay, Trung Úy Nguyễn Hữu Có chu toàn trách nhiệm mặc dù anh không biết tại sao lại có bữa ăn bất thường này. Bữa ăn trưa hôm nay rất quan trọng, nhưng không quan trọng về thực khách mà là quan trọng ở chổ ngụy trang cho buổi họp mặt tối mật của các vị trong nhóm lănh đạo đảo chánh quân sự. Tôi nói ngụy trang, v́ trong ṿng 3 tuần lễ trước ngày này, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm thường có những buổi tối đi đâu đó mà tôi không biết chính xác mặc dù hệ thống liên lạc đặc biệt giữa tôi tại nhà, với toán cận vệ trên xe theo sau xe Thiếu Tướng mỗi khi ra khỏi nhà, chúng tôi giữ liên lạc thường xuyên nhưng vẫn không bám sát được vị trí của ông. Điển h́nh trong một tối, xe bắt đầu rời nhà Thiếu Tướng Khiêm, tôi được thông báo và mở máy liên lạc ngay. Một lúc sau:

    - Hồng Hà. Hồng Hà. Bắc B́nh gọi. Trả lời -

    - Hồng Hà tôi nghe 5/5. Có ǵ cho tôi. Trả lời -

    - Tôi dừng xe ở đường 45 (ám danh của đường Kỳ Đồng), Bông Hồng đă có xe khác đón nhưng không rơ đi dâu, tôi chỉ được lệnh chờ tại chổ. Nghe rơ trả lời? -

    - Tôi nghe 5/5. Thi hành lệnh. Giữ liên lạc với tôi. Trả lời -

    - Nghe rơ -

    Xin nói thêm. Chữ "trả lời" ở cuối mỗi câu khi liên lạc vô tuyến là điều qui định khi học về Truyền Tin trong trường quân sự. Chữ này cũng có nghĩa "đến đây là hết câu".

    Hồng Hà là danh hiệu của tôi. Bắc B́nh là danh hiệu của toán an ninh. Và Bông Hồng là danh hiệu của Thiếu Tướng Khiêm. Tất cả chỉ dùng trong hệ thống liên lạc an ninh này mà thôi.

    Một buổi tối khác. Thiếu Tướng Khiêm cũng đi một cách bí mật như vậy, trong lúc tôi tự đặt ra những giả thuyết và phân tích để t́m giả thuyết có thể chấp nhận được về hoạt động bất thường đó, th́ chuông nhà tôi reo:

    - Đại Úy Hoa, tôi nghe -

    - Trung Tá Đường đây, tôi có gọi đằng tư dinh Thiếu Tướng Khiêm để ông Cố Vấn (Ngô Đ́nh Nhu) nói chuyện với Thiếu Tướng nhưng không gặp. Ông Cố Vấn bảo tôi nói với anh và anh tŕnh lại Thiếu Tướng Khiêm là t́nh h́nh Sài G̣n lúc này phức tạp lắm, bọn Việt Cộng tung những tổ đặc công vào nội thành, chuyên ám sát các tướng lănh và các sĩ quan cao cấp. Ông Cố Vấn dặn Thiếu Tướng không nên ra khỏi nhà sau giờ làm việc. Đó là lệnh, anh rơ chưa? -

    - Thưa Trung Tá, tôi nghe rơ -

    - Chào anh -

    Đó là Trung Tá Phạm Thư Đường, Chánh văn pḥng ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Đến giờ phút này (tức giờ phút nhận lệnh của Trung Tá Đường) th́ tôi hiểu rằng, chẳng phải ông Cố Vấn lo cho những người dưới quyền, mà chính là ông muốn theo dơi những người dưới quyền ông có hành động ǵ có thể "phản trắc" đối với anh em ông hay không, v́ t́nh h́nh ngày càng tồi tệ thêm và tự nó đă lung lay chiếc ghế cầm quyền của Tổng Thống lẫn của ông Cố Vấn. Cũng v́ vậy mà trong thời gian xảy ra sự đối đầu của Phật Giáo với Chánh Phủ, dư luận từ các nhà chính trị đối lập về kế hoạch Bravo 1 của ông Cố Vấn Nhu, theo đó ông Cố Vấn Nhu dự định thực hiện cuộc đảo chánh giả để phát hiện và triệt tiêu những ai chống đối chế độ, không phải là không có cơ sở.

    10 phút trước 1 giờ 00, tôi nhắc Thiếu Tá Luông chuẩn bị đóng các cổng cùng lúc với việc điều động lực lượng tăng cường cho các cổng. Mặt khác, tôi kiểm lại các vị trong danh sách 2. Và cho đến lúc này, vẫn c̣n thiếu Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền và Đại Tá Hồ Tấn Quyền.

    Ngay lúc trước 1 giờ 00, t́nh h́nh trong trại Trần Hưng Đạo nói chung và ṭa nhà chánh nói riêng, như sau:

    - Tất cả các cổng số 1, 2, 3, 4, 5, và 10, đều đóng lại và lực lượng canh gác được tăng cường trước sự ngạc nhiên của các quân nhân thường trực. Chi Đội Thiết Giáp bố trí đằng sau ṭa nhà chánh và 2 khẩu đại liên đă sẳn sàng trên sân thượng.

    - Băi đậu xe hai bên hông ṭa nhà chánh, mỗi bên có 1 Tiểu Đội Quân Cảnh túc trực. Tiểu Đội Quân Cảnh thứ 3, tập trung an ninh tầng lầu 2, bên cánh phải (tính từ trong ṭa nhà chánh nh́n ra vơ đ́nh trường), nơi đó là văn pḥng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, cũng là bản doanh của quí vị lănh đạo đảo chánh.

    Trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm, rất đông các vị trong danh sách mời ăn trưa sau khi xong ở câu lạc bộ, như: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng v́ Đại Tướng Lê Văn Tỵ đang dưỡng bệnh, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, cùng các vị Tướng Tôn Thất Đính, Trần Tử Oai, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, ..... Đại Tá Đỗ Mậu -Giám đốc Nha an ninh quân đội- Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan,......

    Trong khi đó, văn pḥng tôi và văn pḥng Trung Úy Có, các sĩ quan tùy viên và hạ sĩ quan cận vệ, kẻ ngồi người đứng chật cả pḥng, v́ mỗi vị Tướng ít nhất cũng có 3 hay 4 người đi theo, nhất là trong t́nh h́nh này.

    Đúng giờ G, tức 1 giờ trưa ngày 01 tháng 11 năm 1963.

    Cửa pḥng họp số 1 đóng lại, 2 Quân Cảnh đứng gác bên ngoài. So với danh sách "mời họp" vẫn c̣n thiếu Đại Tá Hiền và Đại Tá Quyền.

    Hướng Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống (góc đường Thống Nhất-Cường Để-Hồng Thập Tự) và khu vực Phủ Tổng Thống -tức dinh Gia Long- súng bắt đầu nổ.

    Trong văn pḥng Thiếu Tướng Khiêm -bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng- âm thanh ồn ào hẳn lên cùng với sự đi lại nhiều hơn, do các vị điện thoại ra lệnh đơn vị này cơ quan khác, chen lẫn với bàn thảo t́nh h́nh.

    Một lúc sau đó, tôi vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm:

    -Thưa Thiếu Tướng, tôi thấy giữ Đại Tá Viên (Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù) dưới pḥng họp không tiện lắm. Xin Thiếu Tướng cho phép tôi đưa Đại Tá Viên lên ngồi ở văn pḥng tôi và tôi chịu trách nhiệm -

    - Được rồi. Chú đưa Đại Tá Viên lên pḥng chú đi -

    Tôi quen biết chưa nhiều với Đại Tá Cao Văn Viên, nhưng do bà Trần Thiện Khiêm nói lại, theo đó th́ Thiếu Tướng Khiêm, Thiếu Tướng Khánh, và Đại Tá Viên rất thân nhau, nhất là khi ba vị này là sĩ quan cấp úy và cùng chiến đấu ở mặt trận Na Sản trên đất Lào trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp. Và ba gia đ́nh này cũng thân nhau từ đó, v́ có nhiều thời gian sống chung nhau ở Hà Nội trong khi các ông cùng ở mặt trận. Do đó, tôi thấy cần giúp Thiếu Tướng Khiêm tránh điều khó xử đối với người bạn thân của ông bằng cách "giải thoát" Đại Tá Viên ra khỏi pḥng "tạm giữ". Nguyên nhân chỉ là vậy.

    Đại Tá Cao Văn Viên, năm 1960, đang giữ chức Tham Mưu Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ/Phủ Tổng Thống, Lúc đó là Trung Tá. Ngay sau cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960, ông được thăng cấp Đại Tá và nhận chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù đang khuyết, v́ Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đă chạy sang Cam-Bốt tị nạn chính trị khi đảo chánh thất bại. Cũng v́ vậy mà ông (Đại Tá Viên) bị xếp vào thành phần tín cẩn của Tổng Thống Diệm, và bị giữ chân trong pḥng họp số 1 cách ly với cuộc đảo chánh đang diễn tiến.

    Đến đây xin mở dấu ngoặc để nói thêm về cựu Đại Tướng Cao Văn Viên. Cũng nhân dịp dự tiệc cưới ngày 6/9/2003 nêu trên, tôi có đến nhà thăm cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, sau đó dùng cơm tối với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên tại nhà người bạn. Cựu Đại Tướng Viên nói rằng:

    - Những điều Anh (tức tôi) nói trong quyển sách của Anh về tôi là đúng, nhưng có những điều khác mà Anh chưa biết -

    - Rất đúng, thưa Đại Tướng. Tôi chỉ viết lại những ǵ mà tôi biết thôi, cho nên câu chuyện không tṛn trịa được - Tôi trả lời, và cựu Đại Tướng Viên nói tiếp:

    - Trước khi Anh mời tôi lên ngồi văn pḥng Anh, có người xuống gọi tôi lên văn pḥng gặp ông Minh (tức Trung Tướng Dương Văn Minh, cấp bậc lúc bấy giờ), để nghe ổng nói là ổng đảo chánh Tổng Thống Diệm, rồi ổng hỏi tôi nghĩ sao? Tôi trả lời là chuyện lớnnhư vậy mà bây giờ Trung Tướng mới nói với tôi th́ tôi đâu có quyết định được. Lúc ấy sĩ quan tùy viên của ông Minh lăm le khẩu súng về phía tôi như sẳn sàng bắn tôi. Tôi cũng nhắc lại với Anh là trước đó, tôi với một ông Đại Tá mà tôi giấu tên (theo tôi biết th́ đó là Đại Tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa H́nh, tên gọi ngụy trang của cơ quan mật vụ) cùng gọi lên gặp Trung Tướng Minh, nhưng vừa ra khỏi ‘pḥng họp’ th́ ổng bị c̣ng tay dẫn đi và đă bị giết sau đó. C̣n tôi cũng bị c̣ng nhưng mới c̣ng vào một tay th́ Thiếu Tướng Đính (Tôn Thất) chợt thấy, ổng bảo tháo c̣ng ra, và sĩ quan đó dẫn tôi lên gặp ông Minh như tôi vừa nói. Tiếp đến mới nối vào chuyện của Anh mời tôi lên ngồi ở văn pḥng Anh -

    Xin đóng ngoặc lại.

    Khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, điện thoại reo:

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Thưa Đại Úy, có Thiếu Tá Trần Cửu Thiên vô pḥng Tổng Quản Trị lănh huy chương, và bây giờ xin ra cổng - Đó là lời của trưởng toán Quân Cảnh ở cổng số 1.

    - Anh chờ tôi đầu máy -

    Tôi vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm nhưng Trung Tướng Dương Văn Minh lạnh lùng:

    - Anh đem vô nhốt luôn cho tôi -

    - Vâng -

    Xin nói thêm. Tất cả các vị trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đều có mặt trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm, nên mỗi khi tôi tŕnh điều ǵ với Thiếu Tướng Khiêm, các vị khác đều nghe. Do vậy mà Trung Tướng Minh ra lệnh giữ Thiếu Tá Thiên trong khi Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng.

    Một lúc sau, tôi gặp Thiếu Tá Thiên trong pḥng vệ sinh có Quân Cảnh đi kèm, ông Thiên trừng mắt với tôi và không nói một lời cho dù tôi chào ông đến hai lần. Thiếu Tá Thiên rất được sự tín nhiệm của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu sau khi Thiếu Tá Thiên được đánh giá là xây dựng thành công "khu trù mật" Vị Thanh-Hỏa Lựu thuộc tỉnh Phong Dinh (lúc bấy giờ chưa thành lập tỉnh Chương Thiện). Thiếu Tá Thiên là đảng viên đảng Cần Lao Nhân Vị mà ông Cố Vấn Nhu là lănh tụ. V́ vậy mà Thiếu Tá Thiên -trong một chừng mực nào đó- đă xem thường ngay cả với Đại Tá Khiêm khi Đại Tá Khiêm đang là Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh/kiêm Khu 33 Chiến Thuật, chỉ v́ Đại Tá Khiêm không phải là đảng viên, cũng không phải là Thiên Chúa Giáo.

    Lúc 3 giờ chiều:

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Tôi là Hiền đây anh Hoa. Anh tŕnh Thiếu Tướng xem bây giờ tôi đến c̣n kịp họp không? -

    - Xin lỗi, Đại Tá đang ở đâu đó? -

    - Tôi đang ở bộ tư lệnh Không Quân -

    Đấy là Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân.

    - Xin Đại Tá vui ḷng chờ đầu máy, tôi vào tŕnh ngay -

    Tương tự như khi tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Thiếu Tá Thiên, tŕnh xong, Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng th́ Trung Tướng Minh ra lệnh:

    - Kêu qua nhốt luôn -

    - Vâng -

    Tôi báo cho Quân Cảnh phụ trách cổng số 1, mở cổng, và hướng dẫn Đại Tá Hiền vào pḥng họp, gọi cho đúng là "pḥng tạm giữ".

    Đến lúc này th́ điện thoại tôi reo liên hồi, hết ông Tỉnh Trưởng này đến vị Tỉnh Trưởng khác, hỏi thăm t́nh h́nh tại thủ đô ra sao? Nhóm đảo chánh có những vị nào? Có địa phương nào gọi về ủng hộ chưa? Các vị tư lệnh Quân Đoàn Sư Đoàn có ủng hộ không? ..v..v.. Tất cả những câu hỏi chỉ nhằm mục đích t́m hiểu thêm t́nh h́nh, để các vị ấy quyết định ủng hộ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm hay ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thế thôi. Do vậy mới có thêm nhu cầu chuyển ngay các bản văn của địa phương ủng hộ Hội Đồng sang đài phát thanh Sài G̣n để loan tin kịp thời. Thế là tôi có thêm đường giây điện thoại trực tiếp với đài phát thanh và hầu như tất cả những bản văn ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của nhiều vị Tỉnh Trưởng, đều do tôi gợi ư. Và khi vị ấy đồng ư là tôi chuyển đến đài phát thanh qua điện thoại luôn. Nghĩa là từ lúc ông Tỉnh Trưởng đồng ư ủng hộ đến khi loan tin trên làn sóng, chỉ trong ṿng 3 đến 5 phút thôi.

    Hể có người ủng hộ th́ cũng có người không ủng hộ, đó là lẽ đương nhiên. Theo lệnh Thiếu Tướng Khiêm, tôi chuyển đến Truyền Tin: Hệ thống kiểm thính sẽ "chận bắt" trên làn sóng vô tuyến, các công điện gởi về Phủ Tổng Thống và tŕnh lên văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân ngay. C̣n trên hệ thống điện thoại viễn liên ngang qua tổng đài điện thoại Cộng Ḥa trong khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, phải thu băng các cuộc đàm thoại, ghi chép lại và tŕnh lên vào mỗi đầu giờ.

    Bây giờ xin mời quí vị cùng tôi rời bộ Tổng Tham Mưu để lên Biên Ḥa, theo chân Sư Đoàn 5 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh. Những thông tin về hoạt động của Sư Đoàn này liên quan đến ngày đảo chánh 1/11/1963, do Đại Tá Lộ công Danh -năm 1963 là Thiếu Tá- trưởng pḥng 3 Sư Đoàn 5 Bộ Binh, kể lại cho chúng tôi nghe vào năm 1981 khi bị giam chung ở trại tù chính trị Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh, miền bắc Việt Nam. Chuyện kể như thế này:

    "Khoảng trung tuần tháng 10/1963, Đại Tá Thiệu đă làm cho bộ tham mưu Sư Đoàn, nhất là các sĩ quan pḥng 2 và 3 rất ngạc nhiên. Lệnh hành quân ban hành trong thời gian thật ngắn, bộ tham mưu phải vất vă lắm mới thi hành xong những công tác tham mưu trong việc điều động 1 Trung Đoàn Bộ Binh cùng với Pháo Binh, Thiết Giáp, và Công Binh Chiến Đấu. Khi tất cả sẳn sàng để sáng mai tấn công, th́ Đại Tá Thiệu ra lệnh ngưng cuộc hành quân này và lập tức điều động lực lượng sang vùng khác.

    Tuần lễ sau đó, lại chuẩn bị một cuộc hành quân khẩn cấp để rồi đến giờ chót lại thay đổi vùng hành quân, cũng là khẩn cấp! Chính Pḥng 2 -phụ trách t́nh báo- cũng không hiểu v́ sao lại chuyển vùng hành quân mà Pḥng 2 chưa ghi nhận sự hiện diện một lực lượng nào của Việt Cộng ở đó cả.

    Ngày 30 và 31/10/1963, lại chuẩn bị hành quân vào căn cứ địa Bời Lời. Đây là một căn cứ quan trọng của quân cộng sản, cho nên lực lượng tham dự gần 2 Trung Đoàn Bộ Binh, 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, lực lượng Thiết Giáp và Công Binh. Đêm 31 rạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, lệnh của Đại Tá Tư Lệnh là chuyển toàn bộ các đơn vị xuống hành quân vùng Phước Tuy (trên đường Sài G̣n-Vũng Tàu). Bộ tham mưu muốn điên đầu v́ những thay đổi mà chính các sĩ quan trách nhiệm điều động và yểm trợ hành quân, cũng không sao hiểu nổi.

    Sáng 1/11/1963, các đơn vị, thay v́ di chuyển về hướng Vũng Tàu như lệnh hành quân đă định, th́ được lệnh dừng lại ở ngă ba xa lộ Biên Ḥa-Sài G̣n-Vũng Tàu, chờ lệnh mới.

    Đến 1 giờ trưa, lệnh mới được ban hành: Theo đó, các đơn vị chuyển hướng về Sài G̣n. Ngoài lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, c̣n có một lực lượng Thiết Giáp xuất phát từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (đồn trú ở Bà Rịa) cùng tiến quân. Vào buổi chiều th́ bản doanh Sư Đoàn và 1 bộ chỉ huy Trung Đoàn đặt tại trường đại học sư phạm, đại lộ Cộng Ḥa, trong khi lực lượng của Sư Đoàn đă chiếm giữ các vị trí ấn định trong phạm vi thủ đô Sài G̣n.

    Lại xin mời quí vị, chúng ta dành thêm chút th́ giờ xuống Quân Đoàn IV tại Cần Thơ, nhưng trước khi xuống Cần Thơ, đến ngă ba Trung Lương mời quí vị tạt vào Mỹ Tho quan sát Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại đây. Tư Lệnh Sư đoàn là Đại tá Bùi Đ́nh Đạm. Sư Đoàn phụ trách Khu 41Chiến Thuật gồm 4 tỉnh bờ bắc Sông Tiền là Kiến Ḥa, Kiến Tường, Định Tường, và Long An, gồm cả Đồng Tháp Mười. V́ Đại Tá Đạm được xem là thành phần tín cẩn của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa Đại Tá Nguyễn Hữu Có từ Sài G̣n xuống Mỹ Tho, khống chế Đại Tá Đạm để cầm chân Sư Đoàn tại chổ.

    Xuống thẳng Cần Thơ, bản doanh bộ tư lệnh Quân Đoàn IV. Trung Tá Huỳnh Văn Tồn đă xuống bộ tư lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật, với nhiệm vụ thuyết phục Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nhưng không thành công, ông áp dụng biện pháp dự liệu trước là uy hiếp Thiếu Tướng Cao án binh bất động.

    Năm 1962, Đại Tá Huỳnh Văn Cao là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho, được thăng cấp cấp Thiếu Tướng ngày 5/12/1962, trước Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm một ngày dù rằng hai Sắc Lệnh thăng cấp cùng một ngày kư. Điều đó có nghĩa là Thiếu Tướng Cao thâm niên hơn Thiếu Tướng Khiêm một ngày, và trong quân đội vấn đề thâm niên là rất quan trọng về mặt chỉ huy. Không có ǵ khó hiểu khi biết rằng Thiếu Tướng Cao là đảng viên đảng Cần Lao trong khi Thiếu Tướng Khiêm vừa là khác tôn giáo vừa là người ngoài đảng.

    Quân Đoàn IV được thành lập ngày 1/1/1963, và Tổng Thống Diệm cử Thiếu Tướng Cao giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn này từ ngày ấy.

    Xin mời sang Sa Đéc tiếp xúc với Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Đại Tá Bùi Dzinh, Tư Lệnh Sư Đoàn và Trung Tá Đoàn văn Quảng, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Trung Tá Quảng trách nhiệm khống chế Đại Tá Dzinh và giữ chân Sư Đoàn tại chổ. Năm 1961 và 1962, Trung Tá Quảng là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong khi Đại Tá Trần Thiện Khiêm là Tư Lệnh. Do vậy mà lệnh của Thiếu Tướng Khiêm được Trung Tá Quảng thi hành một cách tích cực. Nhưng theo cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, th́ trách nhiệm khống chế Đại Tá Bùi Dzinh án binh bất động Sư Đoàn 9 Bộ Binh là do cựu Đại Tá Nhan Minh Trang -lúc đó là Thiếu Tá- theo lệnh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng từ Sài G̣n xuống Sa Đéc thi hành.

    Đại Tá Bùi Dzinh và Đại Tá Trần Thiện Khiêm cùng học lớp "chỉ huy tham mưu" tại Hoa Kỳ năm 1959, cùng trở về Việt Nam và cùng nhận chức tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào tháng 2/1960, khi Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức. Đại Tá Khiêm Tư Lệnh, Đại Tá Bùi Dzinh Tư lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Đại Tá Bùi Dzinh, rất đượcTổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu tín nhiệm. Sư Đoàn 9 Bộ Binh thành lập tại Qui Nhơn, và Tổng Thống Diệm cử ông vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. Sau đó, Sư Đoàn 9 Bộ Binh được lệnh chuyển toàn bộ vào hoạt động vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Bây giờ xin mời quí vị trở về Bộ Tổng Tham Mưu.

    Trước 5 giờ một chút, tôi tŕnh nhắc Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Đại Tá Quyền -Tư Lệnh Hải Quân- Thiếu Tướng Khiêm cho biết là Đại Tá Quyền đă bị sĩ quan tùy viên của ổng bắn chết trên Thủ Đức rồi.

    Lúc 5 giờ chiều:

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Chào anh Hoa. Tôi là Đại Úy Bằng đây. Anh mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống -

    Đại Úy Bằng là sĩ quan tùy viên tín cẩn của Tổng Thống Diệm, thường trực ở văn pḥng Phủ Tổng Thống.

    - Vâng. Anh chờ tôi đầu máy -

    Tôi vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm và nhấc ống nói trao cho ông:

    - Mời Thiếu Tướng tiếp chuyện với Tổng Thống -

    Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp nhận ống nói th́ Trung Tướng Minh chụp lấy ngay. Tôi không nghe Tổng Thống Diệm nói ǵ mà chỉ nghe Trung Tướng Minh:

    - Chúng tôi chỉ chấp nhận cho ông đi ngoại quốc như một người b́nh thường -

    - .................... ....

    - Không -

    Tiếp đó, Trung Tướng Minh nói với các vị có mặt trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm sau khi ông dằn ống nói xuống vị trí:

    - Ổng đ̣i đi như một Tổng Thống, tôi không đồng ư -

    Lúc đó trong pḥng im phăng phắc, chừng như cách giải quyết của Trung Tướng Minh đem lại niềm suy nghĩ cho các vị ấy th́ phải. Tôi nh́n vào thái độ của các vị mà nghĩ như vậy.

    Điện thoại lại reo và đầu giây bên kia vẫn là Đại Úy Bằng mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống. Tôi lại vào:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, Tổng Thống muốn nói chuyện với Thiếu Tướng -

    Cũng như lúc nảy, Trung Tướng Minh chụp ống nói lên và đặt xuống máy:

    - Không cần nói chuyện với ổng -

    Tôi trở ra pḥng và trả lời Đại Úy Bằng:

    - Rất tiếc là Trung Tướng Minh cắt đường giây rồi. Chào anh -

    Khoảng 6 giờ chiều. Một buổi họp ngay trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm, cũng là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Ngoài các vị có mặt ở đây từ lúc trưa, tôi thấy có thêm Trung Tá Mai của Không Quân (dường như là Đỗ Khắc Mai) mà mấy phút trước đây Quân Cảnh cổng số 1 điện thoại cho tôi biết. Buổi họp ngắn gọn này quyết định: "Không Quân phải chuẩn bị càng nhiều phi tuần khu trục càng tốt, nếu đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) mà Tổng Thống Diệm chưa đầu hàng th́ đánh bom xuống dinh Gia Long trong khi Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp sẳn sàng xung phong sau khi Không Quân đánh bom xong".

    Phải nói rằng, lúc bấy giờ trên nét mặt của các vị biểu hiện ít nhiều lo âu, bởi bên đảo chánh với dấu hiệu thành công chưa nhiều, trong khi bên bị đảo chánh cũng chưa có dấu hiệu ǵ nhiều về sự thất bại, tuy chưa có vị Tư Lệnh đại đơn vị nào lên tiếng ủng hộ Tổng Thống.

    Thiếu Tướng Đỗ cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật ở Đà Nẳng, đă có công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ngay từ đầu. Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật ở Plei Ku, có thể là lúc đầu c̣n chần chừ nhưng đến đêm th́ có công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thật sự nếu ông có chần chừ cũng đúng thôi, v́ dù sao th́ ông cũng được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tín nhiệm khi đưa ông từ Tư Lệnh Quân Khu 5 về giữ chức Tham Mưu Trưởng/Tổng Tham Mưu, và trong cuộc đảo chánh của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi ngày 11/11/1960, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh hoàn toàn ủng hộ Tổng Thống. Đến Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật là Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, đang trong thành phần Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng rồi. C̣n Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao đang bị khống chế tại bộ tư lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân, và Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Nhẩy Dù, đang bị giữ tại ṭa nhà chánh. Đại Tá Hồ Tấn Quyền đă bị giết lúc trưa. Đại Tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa H́nh -cơ quan mật vụ của ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu- cũng bị giết rồi.

    Xem chừng Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, lần này không có nhiều cơ may như lần bị Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh cách đây 2 năm, nhưng dù sao th́ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng chưa đủ yếu tố để lạc quan về sự thành công của ḿnh. Có lẽ cũng v́ vậy mà Thiếu Tướng Khiêm bảo tôi đích thân lái xe về nhà đón vợ và 2 con ông, đưa đến nhà riêng của Thiếu Tướng Lê Văn Kim trên đường Vơ Di Nguy, gần khu nghĩa trang giáp ranh với cổng số 3 của bộ Tổng Tham Mưu, tạm vắng mặt tại nhà. Khu này tương đối vắng vẻ. Khi xe trên đường đến nhà Thiếu Tướng Kim, bà Khiêm hỏi tôi:

    - Chú Hoa, chú biết ai làm đảo chánh không? -

    - Dạ biết. Nhiều vị lắm, có Trung Tướng Minh, Trung Tướng Đôn, Thiếu Tướng Đính, Thiếu Tướng Kim, Thiếu Tướng Xuân, .... đông lắm -

    - Nếu có ai hỏi th́ chú đừng nói có "nhà tôi" nghe chú -

    - Vâng.

    Thật ra th́ Thiếu Tướng Khiêm không cho gia đ́nh biết những ǵ mà ông và các vị khác cùng làm, cho nên bà ấy tỏ ra âu lo dự pḥng của người đàn bà b́nh thường vậy thôi.

    Trở lại t́nh h́nh tại văn pḥng, và lúc này vào khoảng giữa đêm.

    - Đại Úy Hoa tôi nghe -

    - Trung Tá Minh đây em -

    Đấy là Trung Tá Nguyễn Văn Minh mà các bạn ông thường gọi là "Minh đờn", Tỉnh Trưởng tỉnh An Giang. Là một vị Tỉnh Trưởng rất được ḷng Tổng Thống và ông Cố Vấn. Tôi quen biết với Trung Tá Minh nhiều là trong thời gian tôi giữ chức chánh văn pḥng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Cần Thơ. Trung Tá Minh có tiếng là sĩ quan xử sự rất khéo với cấp trên và "chơi ngọt" với cấp dưới nếu như cấp dưới đó là thân cận với cấp trên của ông. Dạo đó, cứ mỗi khi ông xuống Cần Thơ là y như rằng, ông ghé cho tôi tí tiền c̣m kèm theo câu "em cầm lấy uống cà phê chơi" mà tôi có bao giờ uống cà phê đâu.

    - Thưa Trung Tá, dường như Trung Tá chưa có công điện ủng hộ Hội Đồng phải không? -

    - T́nh h́nh đến giờ ra sao rồi em? -

    - Trung Tá theo dơi đài phát thanh th́ rơ v́ tất cả những thông tin đó là chính xác. Bây giờ tôi thử đọc bản văn ủng hộ Trung Tá nghe, nếu Trung Tá đồng ư th́ tôi chuyển sang đài phát thanh ngay, chỉ vài phút sau đó là Trung Tá nghe công điện ủng hộ của Trung Tá và tỉnh An Giang phát đi trên làn sóng đài Sài G̣n ngay-

    Thế là tôi đọc bản văn luôn, và Trung Tá Minh đồng ư ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

    Đến khoảng 3 giờ sáng (2/11/1963), Truyền Tin mang vào công điện của ông Tỉnh Trưởng Lâm Đồng (nay là ấn bản lần thứ 4 mà tôi vẫn không nhớ tên ông). Công điện này gởi Phủ Tổng Thống với nội dung "... Quân Dân Cán Chánh tỉnh Lâm Đồng nguyện ủng hộ Tổng Thống và gia đ́nh, chống lại cuộc đảo chánh của bọn phản loạn .."

    Tôi mang vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm. Xem xong, ông trao cho Trung Tướng Minh, lướt qua nội dung, ông lại đưa cho Thiếu Tướng Đính và kèm theo khẩu lệnh:

    - "Toa" kiếm người thay thằng này đi - Sở dĩ Trung Tướng Minh trao cho Thiếu Tướng Đính v́ tỉnh Lâm Đồng thuộc Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật mà Thiếu Tướng Đính đang là Tư Lệnh.

    Vài ngày sau đó, ông Tỉnh Trưởng Lâm Đồng, người gởi công điện nói trên, sau khi từ văn pḥng Trung Tướng Khiêm (Thiếu Tướng Khiêm thăng cấp Trung Tướng chiều 2.11.1963) trở ra, ông hỏi tôi với vẻ khó chịu:

    - Tôi có gởi công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà tại sao tôi bị cách chức. Anh có biết lư do không?

    - Dạ không Thiếu Tá, v́ tôi đâu có phải người quyết định mà biết lư do. Nhưng tôi biết là quí vị trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng có xem công điện Thiếu Tá gởi về Phủ Tổng Thống, do hệ thống Truyền Tin/Tổng Tham Mưu "chận bắt" tất cả những làn sóng như vậy - Ông ra về chẳng buồn chào trả lại.

    Thật ra th́ đến gần sáng ngày 2/11/1963, ông có công điện ủng hộ Hội Đồng, nhưng điều đó đă quá trễ. Trong cuộc sống, biết nhận đúng thời cơ là tốt nhất, v́ hành động sớm quá hay muộn quá thường là không mang lại kết quả tốt, đôi khi chuốc lấy nguy hại là khác.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tài liệu lịch sử: ĐẢO CHÁNH NGÀY 1/11/1963
    P3



    Phạm Bá Hoa

    TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH D ỆM BỊ GIẾT



    Khoảng 5 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu Tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu Tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu giây bên kia là người thân cận của Tổng Thống, nhưng chưa nghe nội dung. Ngay tức th́, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi pḥng ngoài nên chỉ nghe lơm bơm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa pḥng tôi với pḥng Thiếu Tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua. Do công việc đ̣i hỏi tôi ra vào văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân một cách nhanh chóng nên tôi phải sang ngồi ở pḥng sĩ quan tùy viên, v́ pḥng này khi mở cửa th́ nh́n thẳng vào bàn viết của Thiếu Tướng Khiêm, nơi đang là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng. Nghe Trung Tướng Dương Văn Minh ra lệnh, tôi mới biết là một phái đoàn do Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu sẽ vào nhà thờ Cha Tam đón Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu về Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc ấy tôi trông thấy vài vị sĩ quan cấp tá đi vô đi ra pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, nhưng không rơ những vị này có được cử trong phái đoàn hay không.

    Một lúc sau, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi:

    - Chú theo dơi khi đoàn xe đón Tổng Thống và ông Cố Vấn về đến th́ hướng dẫn xe đậu ở sân vận động cạnh ṭa nhà chánh, cho Quân Cảnh gác chung quanh và không cho bất cứ ai đến gần. Xong, chú lên tŕnh tôi -

    - Vâng -

    Trong thời gian chờ đợi, các vị bàn thảo với nhau chung quanh vấn đề cách giải quyết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu sao cho ổn v́ sợ phật ḷng khối Thiên Chúa Giáo lẫn Phật Giáo. Ngay lúc đó, ngoài cửa pḥng tôi có một người xin gặp tôi nói là ông được lệnh mang quần áo đến đây để Tổng Thống và ông Cố Vấn đi ngoại quốc. Tôi mời ngồi nhưng thật ra tôi cũng không rơ lệnh này từ đâu. Tôi ngờ rằng lệnh đó xuất phát từ Trung Tướng Đôn v́ ông là người hậu thuẫn mạnh mẽ ư kiến đưa Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu xuất ngoại, được hiểu là "lưu vong". Tŕnh xong với Thiếu Tướng Khiêm th́ tôi không theo dơi được nữa v́ phải xuống lầu đón đoàn xe sắp vào cổng Bộ Tổng Tham Mưu.

    Theo hướng dẫn của tôi, chiếc Thiết Vận Xa M113 vào vị trí, và một tiểu đội Quân Cảnh bao quanh. Tôi trở lên văn pḥng:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, Thiết Vận Xa chở Tổng Thống và ông Cố Vấn đă vào sân vận động và có Quân Cảnh bảo vệ -

    - Ḿnh xuống đi - Đó là lời Trung Tướng Dương Văn Minh. Nói xong là ông đứng lên trong khi Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm nét mặt không vui:

    - Các "toi" xuống đi, thấy ổng dù sao "moi" cũng bùi ngùi! -

    Tuy nói vậy, nhưng khi các vị rời khỏi pḥng th́ Thiếu Tướng Khiêm cũng từng bước theo sau, và tôi là người tháp tùng sau cùng. Khi xuống đến bậc thang chót của tầng trệt th́ Thiếu Tướng Khiêm đứng lại, v́ các vị đă dừng chân hành lang bên ngoài, lúc ấy có Thiếu Tướng Xuân và một sĩ quan nữa mà tôi không thấy rơ là vị nào, đang tŕnh bày ǵ đó với các vị. Bỗng các vị cùng quay vào, Thiếu Tướng Khiêm có vẻ ngạc nhiên:

    - Việc ǵ vậy? -

    - Hai ổng chết rồi - Trung Tướng Minh trả lời. Và tất cả cùng trở lên lầu.

    Lúc bấy giờ, người Mỹ, từ pḥng nhỏ ngay phía sau tấm vách ngăn với bàn làm việc của Thiếu Tướng Khiêm bước ra, Trung tướng Minh cho ông ta biết là ông Diệm và ông Nhu đă chết rồi. Rơ ràng là người Mỹ này tỏ ra bực tức, và một lúc sau ông ta ra về.

    Người Mỹ mà tôi vừa nói, tôi không biết tên. Ông ta có vóc dáng trung b́nh, mặc thường phục, có mặt tại pḥng Thiếu Tướng Khiêm từ trưa hôm qua (1/11/1963), nhưng ông ta chỉ ở trong pḥng nhỏ đó mà không bước ra pḥng các vị Tướng lănh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng làm việc dù chỉ cách vài bước đi. Ông ta có xách cái cặp b́nh thường như những cái cặp mà các vị Tướng Lănh thường xách theo khi đi làm. Về sau tôi nghe nói đó là Trung Tá Conein, cũng có người nói là ông Lansdale. Tôi vẫn không xác định được là ai, nhưng rơ ràng là cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm được một số vị Tướng Lănh Việt Nam thực hiện dưới bàn tay đạo diễn của Hoa Kỳ hay ít ra cũng được Hoa Kỳ đồng ư
    . Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng nhận ra được sự kiện ông Ngô Đ́nh Diệm "lên ngôi" là do Hoa Kỳ từ đằng sau, và cũng bởi Hoa Kỳ mà ông Diệm bị "hạ bệ". Nhưng liệu có phải Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ra lệnh cho vị Tướng Lănh nào đó của đất nước Việt Nam khốn khổ này giết chết Tổng Thống của họ không? Hay cái chết của Tổng Thống Diệm không có trong dự định của Hoa Kỳ khi họ buộc phải thay người lănh đạo Việt Nam cho phù hợp với chiến lược đang thực hiện? Ôi, chính trị!

    Tôi xin mở dấu ngoặc để viết vào đoạn này những lời mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cho tôi biết vào tối 21/10/2003, liên quan đến cuộc đảo chánh ngày 1//11/1963. Ông nói:

    - Về việc chú thắc mắc không biết người Mỹ tham dự đảo chánh là ông Conein hay Lansdale, Anh cho chú biết đó là Trung Tá Conein, ổng cũng cùng nhóm với ông Lansdale. Anh nói thêm với chú, ông Conein là trưởng toán sĩ quan Hoa Kỳ đă từng nhẩy dù xuống miền Bắc hồi năm 1945 để giúp ông Hồ đánh Nhật. Lúc đó ai là kẻ thù của Nhật là bạn của Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, ông ta là người biết nhiều về ông Hồ và Việt Minh cộng sản thời đó. Bây giờ Anh nói về cuộc đảo chánh (1/11/1963). Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: ‘phải để Tổng Thống b́nh yên và xuất ngoại’. Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ư, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ư. Sở dĩ Anh nói Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, v́ hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm bị giết cùng với ông Nhu, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) th́ bị c̣ng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú ngồi trên lầu có hay biết ǵ đâu. Mấy ổng ngồi bên pḥng của Đại Tướng Tỵ (Lê Văn Tỵ. Lúc ấy Đại Tướng Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng) rồi quyết định với nhau - Ngưng một chút, ông tiếp:

    - Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ư với Anh là để ông Diệm b́nh yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất măn với ông Minh ông Kim -

    (Tôi nghĩ: có lẽ v́ sự chia phe chia nhóm này mà khi cử Trung Tướng Trần Thiện Khiêm đi Seoul, Đại Hàn, dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Pak Chung Hi (Phác Chánh Hi), để rồi ra quyết định cử Trung Tướng Khiêm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 khi Trung Tướng Khiêm c̣n ở Tokyo chăng?)

    Cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp:

    - Có điều là Anh không rơ tại sao Hoa Kỳ loại Tổng Thống Diệm? -

    - Thưa Anh, có lúc Em nghĩ: phải chăng Tổng Thống Diệm không đồng ư cho quân bộ chiến Hoa Kỳ lập căn cứ trên đất Việt Nam trong chiến lược Domino làm bức tườnquân sự ngăn chận cộng sản tràn xuống Đông Nam Á mà Tổng Thống Diệm bị loại chăng?-

    - Điều này Anh có nghĩ đến, nhưng không biết có c̣n ǵ nữa không? C̣n việc chú nêu nghi vấn Trung Tướng Minh có phải là người ra lệnh giết ông Diệm ông Nhu không, chú nghĩ coi nếu hổng phải ổng th́ ai dám ra lệnh đó -

    - Tất nhiên là em nghĩ như vậy, nhưng đây là vấn đề lịch sử, khi em chưa nắm được bằng chứng xác thực về điều em đă nghĩ, th́ em không dám khẳng định mà chỉ nêu nghi vấn sau khi phân tách một số sự kiện liên quan thôi. Chính Trung Tướng Trần Văn Đôn trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, cũng nêu nghi vấn như vậy Anh Tư. (bà Khiêm thứ tư nên những cộng sự viên chung quanh thường gọi như vậy) -

    Những điều mà cựu Đại Tướng Khiêm nói không phải chỉ có thế, và tôi sẽ bổ túc vào những bài những đoạn liên quan trong cuộc chỉnh lư ngày 30/1/1964, cuộc ‘biểu dương lực lượng’ ngày 13/9/1964 dẫn đến sự kiện ông và gia đ́nh lưu vong, đến cuộc đảo chánh ngày 19/2/1965 dẫn đến sự kiện Đại Tướng Nguyễn Khánh lưu vong sang Hoa Kỳ tá túc nhà Đại Tướng Khiêm.

    Xin đóng ngoặc.

    Và liệu nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chánh này là do kế hoạch của chánh phủ Hoa Kỳ, hay bắt nguồn từ chính sách đàn áp Phật Giáo của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm? Tôi nghĩ, nếu không có sự kiện đàn áp Phật Giáo th́ Hoa Kỳ cũng bằng cách nào đó để thực hiện cuộc lật đổ, v́ nếu không th́ mục tiêu thiết lập căn cứ quân sự trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa không thực hiện được, và như vậy có nghĩa là một "mắt xích" trong chiến lược Domino của họ không hoàn thành.

    Phải chăng sự mâu thuẩn giữa chánh phủ với Phật giáo ngày càng tệ hại, lại là cơ hội thuận lợi cho Hoa Kỳ nhập cuộc theo cách của họ? Và cho dù thế nào đi nữa, rơ ràng là họ đă thành công.

    Giả thuyết rằng, nếu cuộc đảo chánh không phải bắt nguồn từ Hoa Kỳ, th́ liệu quí vị Tướng Lănh Việt Nam có tự ḿnh quyết định đảo chánh để đem lại sự b́nh đẳng giữa hai tôn giáo lớn nói riêng, và ổn định t́nh h́nh nội bộ nói chung không? Tôi nghĩ, chắc là không. V́ thực hiện một cuộc đảo chánh, đă khó, nhưng được hay không được Hoa Kỳ ủng hộ là điều khó hơn, v́ cho dù có thành công mà không được Hoa Kỳ ủng hộ th́ sớm muộn ǵ cũng bị đồng đội lật đổ. C̣n nữa, nếu lật đổ thành công rồi, mà chưa chuẩn bị một sách lược lănh đạo vừa chống cộng sản vừa xây dựng quốc gia, th́ quí vị cầm quyền sẽ bị bối rối với những kế hoạch vá víu trong khi t́nh h́nh đ̣i hỏi mục tiêu và đường lối thực hiện phải rơ rệt, dứt khoát, và thực hiện ngay.

    Vị Tướng nào đă ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, và ai là người xuống tay giết hai ông? Hoặc giả là so dự nhầm lẫn nào đó giữa người ra lệnh với người nhận lệnh? Theo bác sĩ Huỳnh Văn Hưởn, Y Sĩ trưởng bệnh xá Tổng tham Mưu lúc ấy (về sau có lúc là Tổng Trưởng Y Tế), người phụ trách khám nghiệm và lau vết thương cho hai ông, th́ cả hai ông vừa bị bắn vừa bị đâm bằng lưỡi lê. Hai trong số ít người liên quan trực tiếp đến cái chết của ông Diệm và ông Nhu là Trung Tướng Mai Hữu Xuân và Thiếu Tá (đă thăng cấp) Nguyễn Văn Nhung, cả hai đă chết rồi. Chỉ c̣n lại cựu Đại Tướng Dương Văn Minh và cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, là hai vị có tiếng nói chính xác hơn hết. Chữ "trực tiếp" mà tôi dùng ở đây có nghĩa là người ra lệnh giết, người giết, hoặc người nghe thấy người ra lệnh hay trông thấy người giết. Và liệu cựu Chuẩn Tướng Phan Ḥa Hiệp có thể là nhân chứng chính xác nữa trong vụ này không?

    Xin mở dấu ngoặc. Tôi bổ túc bài này vào tháng 10 năm 2003, th́ cựu Đại Tướng Dương Văn Minh đă từ trần trước đó mấy tháng. Vậy, nhân chứng c̣n lại là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa. Xin đóng ngoặc lại.

    Nếu như Trung Tướng Dương Văn Minh ra lệnh giết th́ tại sao khi tôi tŕnh đoàn xe đón Tổng Thống và Cố Vấn về đến, ông lại gọi các vị có mặt cùng xuống gặp hai vị ấy, v́ chính ông phải biết việc ǵ xảy ra rồi chớ? Hoặc cũng có thể là Trung Tướng Minh đă ra lệnh giết nhưng vẫn ra vẻ như không hay biết ǵ về cái chết của hai ông ấy? Chính trị mà! Trong số các vị có mặt trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm, tôi không trông thấy nét mặt, cử chỉ, hay thái độ của vị nào biểu lộ một chút ǵ khác thường giữa các vị với nhau trước khi lần lượt bước xuống thang lầu để gặp Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Hoặc là không ai ra lệnh giết, hoặc là vị nào đó quá kín đáo chăng?

    Tôi được biết là khi đoàn xe rời nhà thờ Cha Tam trở về Bộ Tổng Tham Mưu trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu chỉ có Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và vài quân nhân trách nhiệm trên chiếc Thiết Vận Xa này, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi xe Jeep cùng với Đại Úy Phan Ḥa Hiệp (cấp bậc trong lúc đảo chánh). Chính Đại Úy Hiệp nói như vậy. Sở dĩ tôi nói đến Thiếu Tá Nghĩa là v́ có dư luận cho rằng Thiếu Tá Nghĩa cùng ngồi trên chiếc Thiết Vận Xa M113 với Đại Úy Nhung.

    Nếu thật sự Thiếu Tá Nghĩa cùng ngồi trên chiếc Jeep với Đại Úy Hiệp, điều đó cũng chưa đủ yếu tố để loại trừ giả thuyết Thiếu Tá Nghĩa không phải là sát thủ, v́ có lúc đoàn xe phải dừng trước cổng xe lửa chắn ngang đường khi xe lửa chạy qua. Đó là khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho một sát thủ ra tay. Nhưng cũng không thể căn cứ vào đây mà cho rằng Thiếu Tá Nghĩa là một trong hai sĩ quan đă giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, v́ Thiếu Tá Nghĩa là một sĩ quan bộc trực, thẳng tính, rất nhiệt tâm với nhiệm vụ trong binh chủng Thiết Giáp, và chưa hề có tai tiếng ǵ trước biến cố chính trị này. Đồng ư rằng, Thiếu Tá Nghĩa là một sĩ quan rất can đảm, và khi lâm trận th́ vị chỉ huy này không nương tay với kẻ thù, nhưng giết một người không phải là kẻ thù mà người đó lại là một Tổng Thống hay Cố Vấn của Tổng Thống, th́ điều đó không phải là điều mà Thiếu Tá Nghĩa hành động như một sát thủ. Nhưng những lư lẽ trên đây cũng chưa đủ để loại trừ giả thuyết "Thiếu Tá Nghĩa là một trong hai sĩ quan thi hành lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu". Và đối với tôi, Thiếu Tá Nghĩa vẫn là một nghi vấn nhưng mức độ thấp hơn nghi vấn đối với Đại Úy Nhung.

    Đối với Đại Úy Nhung. Chính xác là Đại Úy Nhung ngồi trên chiếc thiết vận xa M113 chở Tổng Thống và Cố Vấn. Đại úy Nhung, ít ra là hai lần trước biến cố chính trị này, anh khoe với tôi rằng, mỗi lần anh giết một người th́ anh khắc lên báng súng của anh một vạch. Anh đưa báng súng cho tôi xem, lúc ấy có năm vạch khắc theo chiều thẳng đứng ở bên trái báng súng. Căn cứ vào lời nói và dấu tích trên báng súng, tôi cho rằng Đại Úy Nhung là một sĩ quan đă từng giết người nếu không nói là thông thạo th́ cũng là quen tay. Xin nói thêm, hành động giết người và hành động bắn chết địch quân ở chiến trường là hai hành động khác nhau. Nhưng như vậy cũng chưa thể kết luận Đại Úy Nhung là sát thủ trong trường hợp này, v́ không trông thấy tận mắt và cũng không nghe chính Đại Úy Nhung tự nói về sự kiện đó.

    Nh́n vào khía cạnh khác, tôi có nghi vấn cao nhất về Đại Úy Nguyễn Văn Nhung với cái chết của Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu. Đại úy Nhung là sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh, mà tùy viên th́ luôn luôn có mặt bên cạnh vị Tướng của ḿnh. Trong trường hợp này, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân cùng đoàn tùy tùng có nhiệm vụ đến nhà thờ Cha Tam (trong Chợ Lớn) đón Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu về Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Úy Nhung không có lư do ǵ để có mặt trong thành phần này cả. Nếu cho rằng, Đại úy Nhung tự ư tháp tùng để sau này khoe với bạn bè là anh đă góp phần trên đoàn xe lịch sử đó đi nữa th́ tại sao Đại Úy Nhung -và chỉ một ḿnh Đại úy Nhung- được ngồi trên chiếc Thiết Vận Xa M113 chở Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu? Sự kiện này phải được Thiếu Tướng Xuân chỉ định hay ít ra cũng là đồng ư. Và liệu có phải Thiếu Tướng Xuân tự ḿnh ra lệnh cho Đại Úy Nhung hay là thi hành theo lệnh của Trung Tướng Minh? Tôi nói như vậy v́ chỉ có Trung tướng Minh -người đứng đầu nhóm lănh đạo đảo chánh- mới có thẩm quyền ra lệnh cho Thiếu Tướng Xuân mà thôi. Với lại Đại Úy Nhung là sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Minh th́ không vị Tướng nào dám sử dụng Đại Úy Nhung trong nhiệm vụ giết Tổng Thống và Cố Vấn được. Vậy, Đại Úy Nhung có mặt trong đoàn xe "lịch sử" này và một ḿnh ngồi trong xe chở Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, phần chắc phải là do lệnh của Trung Tướng Dương Văn Minh.

    Nếu chính xác là Trung Tướng Minh ra lệnh cho sĩ quan tùy viên của ḿnh là một thành viên trong đoàn xe lịch sử này th́ lệnh đó có mục đích ǵ, chẳng lẽ cho Đại Úy Nhung đi theo chơi? Nếu suy như vậy nghe không ổn chút nào. Nhưng đến đây cũng chưa thể quả quyết rằng Đại Úy Nhung là người hạ sát Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu bằng súng và lưỡi lê, v́ đây là vấn đề lịch sử nên không thể kết luận thủ phạm khi chưa đủ chứng cớ chính xác, mà đương sự đă chết rồi. Thôi th́ để anh yên nghỉ!

    Đến đây, tôi có câu chuyện ngắn. Hai mươi tám năm sau, vào giữa tháng 11 năm 1991, tôi và một số bạn có dịp dùng cơm tại nhà cựu Đại Tá Nguyễn Linh Chiêu (Orange County, nam California) mà tôi thường gọi ông là "đại ca", v́ ông lớn tuổi hơn tôi và thâm niên hơn tôi nhiều. Hôm ấy "đại ca" tôi thuật lại câu chuyện có liên quan đến câu tự hỏi của tôi nêu trên. Chuyện như thế này:

    Đầu năm 1991, nhân chuyến ông sang Paris dự lễ cưới của vị Tướng đă một thời là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ quân đội Liên Hiệp Pháp, "đại ca" tôi tổ chức bữa ăn thân mật sau khi được cựu Đại Tướng Dương văn Minh và cựu Trung Tướng Trần văn Đôn nhận lời. Mục đích của bữa ăn là anh Chiêu -bạn thân của hai vị cựu Tướng Lănh thực khách- muốn giúp hai vị làm ḥa nhau mà t́nh bạn giữa hai ông đă rạn nứt từ sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Theo anh Chiêu th́ mục đích đă đạt được, và trong không khí vui vẻ đó, anh có nêu câu hỏi với cựu Đại Tướng Minh:

    - Anh có thể cho biết câu "mission accomplie" mà anh Xuân (tức Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân) tŕnh với anh hôm 2/11/1963 có nghĩa như thế nào không? -

    - Nhiệm vụ hoàn thành th́ báo cáo hoàn thành. Có vậy thôi -

    Anh Chiêu chưa chịu thua và hỏi lại, th́ cựu Đại Tướng Minh nói:

    - Anh hiểu sao th́ hiểu -

    Câu trả lời "đúng là hiểu sao th́ hiểu".

    Hết câu chuyện.

    Cũng vào cuối năm 1991, người bạn mới quen của tôi ở San Jose, tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành, lúc ấy đang viết cuốn "Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm", tôi có cung cấp cho ông một số dữ kiện cần thiết theo yêu cầu của ông. Ông nói rằng, ông được đọc một tài liệu mà cựu Đại Tướng Minh viết theo lệnh của nhà cầm quyền cộng sản (sau tháng 4/1975), theo đó, cựu Đại Tướng Minh nhận là ông đă ra lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Nghe th́ nghe vậy nhưng thật ra tôi cũng không hiểu là bằng cách nào mà ông bạn tôi xem được tài liệu đó nữa. Với tôi, những ǵ mà người chiến sĩ chống cộng sản cho dù người đó là một Tổng Thống hay một sĩ quan b́nh thường, phải viết theo lệnh của cộng sản trong trại tù hay tại cơ quan của chúng, và viết dưới sự hướng dẫn của những tên gọi là cán bộ Công An cho đến khi chúng chấp nhận mà chúng gọi là "đạt yêu cầu", th́ không thể xem đó là chính xác được. V́ vậy mà theo tôi, không nên căn cứ vào đó để kết luận cựu Đại Tướng Dương Văn Minh là người ra lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, cho dù ông có khai thật với cộng sản cũng vậy. Nhưng dù thế nào đi nữa, với tôi, cựu Đại Tướng Minh vẫn là vị mà tôi đặt nghi vấn cao nhất về người đă ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu.

    Cuối năm 1963, nhân đến nhà người bạn cùng khóa với tôi để thăm một vị Tướng trước kia phục vụ tại Pḥng 7/Bộ Tổng Tham Mưu, và nhân lúc câu chuyện xoay quanh cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, bạn tôi nói rằng: "Tôi có người bạn thân, trước kia thường chơi quần vợt với Đại Tướng Minh, một hôm Đại Tướng Minh có nói là trước khi chết, ông để lại tập hồi kư cho các con ông. Nếu đúng như vậy th́ câu trả lời chính xác chỉ có được khi cựu Đại Tướng Minh an giấc ngàn thu chăng? Năm 2003, cựu Đại Tướng Dương Văn Minh từ trần, nhưng tôi không rơ là ông có để lại cuốn nhật kư như lời bạn tôi đă nói hay không.

    Đến cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, định cư tại tiểu bang Washington. Theo tôi, anh Nghĩa là một trong những nhân chứng trong cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 nói chung, và có thể là nhân chứng duy nhất trong vụ giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu nói riêng. Tôi với anh là bạn thân từ năm 1961 khi anh đang là Quận Trưởng quận B́nh Minh tỉnh Vĩnh Long. Khi vào tù, chúng tôi bị giam chung buồng trong trại tù giữa rừng già Yên Bái, ăn chung mâm, ngủ sát cạnh nhau trrong nhiều năm liền. Có những lúc nhắc đến ngày 1/11/1963, tôi cố gắng t́m hiểu những nghi vấn về cái chết của ông Diệm và ông Nhu, nhưng không bao giờ anh hé môi nửa lời về điều đó.

    Tôi biết anh Nghĩa có nói với Trung úy Đồng, Pḥng 3 Tiểu khu Vĩnh Long khi anh là Tỉnh Trưởng tỉnh này, theo đó, "anh biết người giết ông Diệm và ông Nhu, nhưng chưa thể nói được". Tôi tin lời anh Nghĩa, nhưng không biết là lúc nào anh mới nói được. Bởi v́ chưa thể nói được, có nghĩa là sẽ nói chớ không phải không nói.

    Dưới đây là bài viết của cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, anh gởi tặng tôi một bản do cựu Đại Tá Nhan Minh Trang trao lại. Được sự đồng ư của anh Nghĩa qua đường giây điện thoại vào đầu tháng 11/1998, tôi xin trích phần liên hệ đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu đưa vào ấn bản lần thứ 3 năm 1998. Với hy vọng phần trích đăng này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những tin tức về cái chết có tầm vóc lịch sử của hai vị lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa, đă một thời tạo nên tiếng vang quốc nội lẫn quốc tế trong những năm 50 và 60, Tiếng vang tốt hay không tốt, hoặc cả hai, điều đó tùy quí độc giả.



    Phần trích thuật bắt đầu

    "Tôi có dịp đến Houston khoảng tháng 7/1995, được người bạn tặng cuốn "Đôi Ḍng Ghi Nhớ" của anh Phạm Bá Hoa, cựu Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Không như "Lời Trần T́nh" quá khiêm nhường của anh, quyển sách tuy không chánh thức là một sử liệu, nhưng nó đóng góp rất nhiều cho các sử gia, v́ anh được ở vào một vị trí rất quan trọng trong guồng máy hành chánh và quân sự trong một giai đoạn lịch sử 1960-1968. Những sự việc mà anh ghi lại thật là trung thực, rất đầy đủ từng chi tiết, cũng như anh đă phân tách sự việc rất vô tư, khách quan. Trong quyển sách, anh nói không ít về cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm".

    "Về sự việc lịch sử này, đă có rất nhiều người hỏi tôi từ sau ngày 2/11/1963 cho tới giờ này (kể cả người Mỹ). Ai cũng muốn biết rơ chi tiết của sự việc đă xảy ra trên chiếc Thiết Vận Xa trong đoàn xe mà cá nhân tôi có trách nhiệm an ninh hộ tống hôm đó. Tác giả quyển "Đôi Ḍng Ghi Nhớ" chỉ nêu lên một số dữ kiện, một số suy luận, một số giả thuyết, và nghi vấn chung quanh sự việc nói trên, mà không hề có ư xác quyết ai là người đă ra lệnh và ai là người đă thi hành lệnh giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt với một vài quyển hồi kư khác đă được xuất bản mà tôi có dịp đọc".

    "Liên quan đến sự việc này, tôi muốn nói đến vài quyển hồi kư mà tác giả đă có nhận xét thiếu chính xác, có khi c̣n sai lạc hẳn. Sự việc cũng không được phân tách cho đúng lư đúng t́nh. Có tác giả đă kể lại sự việc mà chính mắt tác giả không mục kích được, tai cũng chỉ nghe lơm bơm diễn tiến mà người thuật cũng không phải người trong cuộc. Hoặc là viết theo một số dữ kiện do quá nhiều người thuật lại theo cái nghe được hay theo lập luận một chiều. Đặc biệt là cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, tác giả " Việt Nam, Một Trời Tâm Sự", ông đă dựa trên lời khai nguyên văn của Đại Úy Nguyễn Văn Nhung (đúng ra là Thiếu tá) mà ông được đọc sau ngày "Chỉnh Lư 30/1/1964", nên sự việc đó ông viết rất chính xác. Nói rất rơ là ai thi hành lệnh giết Tổng Thống và giết bằng cách nào..."

    "Sáng ngày 2/11/1963, Trung Tướng Dương Văn Minh chỉ định Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân và Đại tá Dương ngọc Lắm, vào nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn "đón họ" về đây (Họ, tức Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Về đây, tức về Bộ Tổng Tham Mưu). Tôi có mặt tại chổ, v́ tôi cùng Trung Đội Thiết Vận Xa vừa từ dinh Gia Long về tới, và tŕnh Trung Tướng Minh là Tổng Thống và ông Cố Vấn không có trong dinh Gia Long. Do đó, tôi nhận lệnh của Trung Tướng Minh tiếp tục cho Trung Đội Thiết Giáp hộ tống Thiếu Tướng Xuân và Đại Tá Lắm vào nhà thờ Cha Tam "đón họ" (nguyên văn của Trung Tướng Minh). Như vậy, tôi được biết Thiếu Tướng Xuân nhận lệnh trực tiếp của Trung Tướng Minh, nhưng tôi không biết là Thiếu Tướng Xuân có nhận lệnh mật ǵ của Trung Tướng Minh không. Cũng ngay lúc đó, tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Quan -bạn thân của Trung Tướng Minh- cho biết, trong khi tôi xuống dinh Gia Long th́ ông Diệm và ông Nhu đă bí mật vào trong Chợ Lớn, và hiện ở nhà thờ Cha Tam. Từ nhà thờ, hai ông đă liên lạc điện thoại với các Tướng Lănh. Ngay sau đó, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng quyết định dứt khoát, ít nhất là số phận của ông Ngô Đ́nh Nhu, bằng mọi cách phải diệt trừ hậu họa. Thiếu Tướng Xuân, Đại Tá Quan, Đại Tá Lắm, Đại Tá Đỗ Mậu, ... đều có mặt trong cuộc thảo luận để lấy quyết định có tính cách lịch sử nói trên, cùng với Trung Tướng Dương Văn Minh, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu. ..v..v.."

    "Tôi cũng được Đại Tá Quan cho biết thêm rằng, Trung Tướng Minh, người chỉ huy cuộc đảo chánh, đă nhanh chóng đưa ra quyết định rất dứt khoát để Hội Đồng lấy quyết định chung. Các vị hiện diện lúc đó, không ai góp thêm ư kiến ǵ. Lúc đó im lặng được xem là đương nhiên chấp thuận đề nghị của Trung Tướng Minh. Thật ra, từ 11 giờ đêm 1/11/1963, trong lúc t́nh h́nh chưa ngă ngủ hẳn, các Tướng Lănh đă có bàn bạc riêng với nhau trước về số phận của ông Ngô Đ́nh Nhu rồi. Riêng đối với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm th́ hầu hết đều tán thành cho Người (chữ hoa) đi ra ngoại quốc, không thấy vị nào phát biểu khác hơn. Do đó, khi Thiếu Tướng Xuân nhận lệnh đi đón Tổng Thống là ông biết ḿnh sẽ phải làm ǵ rồi, ít nhất là đối với ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. C̣n đối với Tổng Thống th́ lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không biết là Thiếu Tướng Xuân có nhận được mật lệnh ǵ thêm từ Trung Tướng Dương Văn Minh hay không."

    "Đoàn xe khởi hành từ Bộ Tổng Tham Mưu khoảng 6 giờ sáng. Hai xe Quân Cảnh dẫn đầu, xe Jeep của tôi và Đại Úy Phan Ḥa Hiệp, kế đó là xe Jeep Thiếu Tướng Xuân rồi xe Đại Tá Lắm, và đoàn xe hộ tống gồm Trung Đội Thiết Vận Xa 5 chiếc (4 xe đi đầu có bộ binh tùng thiết, và xe sau cùng là của Trung Đội Trưởng). Tôi xin nói rơ thêm. Tôi thấy không có dự trù xe nào chở Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu, nên tôi có hỏi Thiếu Tướng Xuân trước khi khởi hành, th́ ông nói nhanh và cộc lốc "không cần". Tôi nghĩ, chắc là ông đă có phương cách rồi nên không muốn chúng tôi quấy rầy làm mất luồng suy tính của ông trong lúc ông có mission (nhiệm vụ) quá đặc biệt, có lẽ đặc biệt hơn bao giờ hết trong cuộc đời Cảnh Sát Công An của ông. Trước khi khởi hành, tôi và Đại Úy Hiệp nh́n thấy Đại Úy Nhung ngồi trên một trong bốn chiếc thiết vận xa sau xe Jeep chúng tôi. Đại Úy Hiệp hỏi tôi về sự hiện diện của vị sĩ quan bộ binh lạ mặt này. Tôi giải thích sơ qua, đó là Đại Úy Nhung, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh, và có xác nhận với Đại Úy Hiệp rằng: "Đại Úy Nhung có hỏi tôi để được cùng đi với Trung Đội Thiết Vận Xa. Tôi nghĩ, có lẽ Đại Úy Nhung có nhiệm vụ ǵ đó do Trung Tướng Minh đích thân giao cho, nên tôi không tiện hỏi v́ không liên quan ǵ đến nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng ḿnh".

    "Tôi không muốn nói rơ với Đại Úy Hiệp, nhưng cá nhân tôi đă biết là Đại Úy Nhung được Trung Tướng Minh sai đi theo đoàn xe để thi hành quyết định của Hội Đồng. Quyết định liên quan đến ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Quyết định này đă được chuyển thành lệnh và được Trung Tướng Minh trao cho Đại Úy Nhung thi hành. V́ chắc chắn Trung Tướng Minh không c̣n thấy ai hơn người sĩ quan cận vệ thân tín này để thi hành một công tác đặc biệt, khó khăn và quan trọng nói trên. Tôi dùng danh từ "mật" là v́ nếu Trung Tướng Minh có dặn ḍ điều ǵ với Đại Úy Nhung th́ không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được. Và nếu có ra lệnh cho Đại Úy Nhung thi hành quyết định công khai của Hội Đồng, về một ḿnh ông Cố Vấn Nhu hay cho cả hai ông, th́ cũng không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được. Nhưng tôi khẳng định là Trung Tướng Minh có sai Đại Úy Nhung -tức là đă ra lệnh cho Đại Úy Nhung- và lệnh được đưa ra theo quyết định của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Ít nhất là liên hệ đến ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Tôi xin nói rơ lại một lần nữa, là chỉ liên quan đến ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. V́ nếu Trung Tướng Minh không ra lệnh th́ không c̣n ai trong Hội Đồng có đủ thẩm quyền để ra lệnh đặc biệt này? Cũng như nếu không sai Đại Úy Nhung, th́ tại sao Đại Úy Nhung lại phải nói với tôi cho anh được ngồi trên chiếc thiết vận xa để được cùng đi vào Chợ Lớn?"

    "Nhưng tôi cũng xác định là dù có sai Đại Úy Nhung hay ra lệnh cho Đại Úy Nhung, Trung Tướng Minh cũng là sai mật hay dặn ḍ mật mà thôi. Như vậy là đến đây, chúng ta không c̣n thắc mắc ǵ về người nào đă ra lệnh và lệnh xuất phát từ đâu. Cá nhân hay tập thể Hội Đồng, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, chắc chắn phải biết rơ mật lệnh mà Trung Tướng Minh đă giao cho Thiếu Tướng Xuân. V́ nếu không th́ tại sao đích thân ông đến gặp tôi để dặn ḍ tôi trước khi đoàn xe khởi hành: "Nè, mấy người đừng có nói ǵ bậy bạ nghe".

    "Tôi cũng biết chắc chắn ngay từ lúc bàn thảo kế hoạch sơ khởi trước tháng 11/1963, các vị Tướng Tá trong nhóm lănh đạo đảo chánh đă có dự trù một giải pháp dứt khoát đối với ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Sự dự trù đă trở thành quyết định từ sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Đó là truy tố ra ṭa và xử ngay trong nước, không cho ra ngoại quốc. Tôi xin lặp lại, sơ khởi là như vậy. Nhưng theo lời Đại Tá Nguyễn Văn Quan (khác với Đại Tá Đặng Văn Quang) nói với tôi, lúc khuya rạng sáng ngày 2/11/196 khi chưa được tin Tổng Thống và ông Cố Vấn rời khỏi dinh Gia Long, đa số trong Hội Đồng không c̣n ư đưa ông Cố Vấn Nhu ra ṭa nữa, mà nhất quyết phải trừ hậu họa bằng mọi cách. Rơ ràng là như vậy. Lúc bấy giờ t́nh h́nh chưa ngă ngủ: Dinh Gia Long chưa chiếm được, lực lượng pḥng vệ Phủ Tổng Thống chưa buông súng đầu hàng, v́ cũng chính ông Cố Vấn được qui trách cho mọi xáo trộn trong nước, làm mất ḷng Dân Quân Cán Chánh, ... "
    Last edited by alamit; 08-10-2012 at 04:51 AM.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tài liệu lịch sử: ĐẢO CHÁNH NGÀY 1/11/1963
    P4



    Phạm Bá Hoa


    "Riêng đối với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, tuy chưa có quyết định dứt khoát, nhưng qua trao đổi ngoài hành lang th́ đa số các vị trong Hội Đồng có ư tán thành một giải pháp ôn ḥa. Đó là, để ổng ra ngoại quốc một ḿnh như một dân thường, không được hưởng lễ nghi quân cách của một Tổng Thống. Biện pháp này coi như là một ân huệ đối với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Tuy nhiên, theo lời Đại Tá Quan xác nhận lại với tôi, th́ Trung Tướng Minh vẫn c̣n im lặng, chưa có ư kiến".

    "Khi được biết Tổng Thống và ông Cố Vấn đă bí mật rời khỏi dinh Gia Long, th́ t́nh h́nh thật sự có thay đổi trong chiều hướng bất lợi cho hai ông. Khi c̣n chưa rơ hai ông ở đâu th́ Hội Đồng có phần lo âu, v́ dù đảo chánh có thành công mà hai ông chạy thoát được th́ t́nh h́nh chính trị ra sao đây? Chẳng những không có sự ổn định trong tương lai, mà sẽ có một sự chia rẽ có thể dẫn tới tranh chấp quyền lực, nếu không muốn nói là nội chiến ngay tại miền nam Việt Nam! Và nổ lực chống cộng sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhất là đến giờ này, Tướng Huỳnh Văn Cao ở Vùng IV Chiến Thuật chưa chịu tuyên bố chánh thức trên đài phát thanh đứng về phía Hội Đồng, mặc dầu được yêu cầu nhiều lần. Vùng IV có 3 Sư Đoàn Bộ Binh được kềm giữ trong thế án binh bất động nhờ công của Thiếu Tá Nhan Minh Trang, Thiếu Tá Huỳnh Văn Tồn, và Đại Tá Nguyễn Hữu Có".

    "Do đó, từ quyết định ôn ḥa trước đó, đă có một số không ít thành viên trong Hội Đồng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, nhất là Trung Tướng Dương Văn Minh, linh hồn của cuộc đảo chánh. Ông không muốn thấy ngày 11/11/1960 tái diễn (11/11/1960 là ngày Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh thất bại phải vượt thoát lưu vong). Chúng ta phải thấy được trách nhiệm nặng nề của người chỉ huy cuộc hành quân đảo chánh lúc bấy giờ, mới biết được mức độ lo âu nóng ruột của Trung Tướng Dương Văn Minh như thế nào. Từ đó mới thấy thái độ của Trung Tướng Minh qua đề nghị của Trung Tướng để Hội Đồng lấy quyết định về trường hợp cá nhân của ông Ngô Đ́nh Nhu, dứt khoát, không thể do dự hay yếu mềm được."

    "Có người nói là trước khi đoàn xe khởi hành , Trung Tướng Minh đứng trên lầu ṭa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, hướng về Thiếu Tướng Xuân hay Đại Úy Nhung, đưa ra hai ngón tay (ư nói là cả hai người), nhưng tôi xác nhận là hoàn toàn không trông thấy. Tôi biết rơ tính trầm tĩnh và suy tính chính chắn của Trung Tướng Minh, nên tôi chắc chắn là ông không bao giờ có hành động vào phút chót quá lộ liễu như vậy. Nếu có ra lệnh, chắc chắn ông đă có đắn đo suy tính kỹ càng trước rồi, và ông đă phải dặn ḍ ngay Đại Úy Nhung chớ không bao giờ ông lại ra lệnh để cho người ta thấy dễ dàng như vậy."

    "Tôi xin mở thêm dấu ngoặc ở đây. Trước khi khởi hành, tôi có ghé ngang bộ chỉ huy Thiết Giáp hành quân đặt trên chiếc bán xích xa đậu ngay cạnh ṭa nhà chánh, báo cho Trung Tá Nguyễn Văn Thiện biết về hướng đi và nhiệm vụ của tôi. Tôi tuyệt đối không nói thêm điều nào, v́ Trung Tá Thiện không phải là thành viên của nhóm đảo chánh. Trung Tá Thiện là cán bộ ṇng cốt của đảng Cần Lao, là người tín cẩn của Tổng Thống và ông Cố Vấn, nên bị giữ ở pḥng họp từ trưa hôm qua (1/11/1963). Tôi xin với Trung Tướng Minh cho tôi lănh ông ra và tôi hoàn toàn trách nhiệm. Được chấp thuận, và Trung Tá Thiện chỉ huy Thiết Giáp trong cuộc hành quân này. Sau đảo chánh, ông được thăng cấp Đại Tá và giữ nguyên chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng Thiết Giáp."

    "Đoàn xe đến nhà thờ Cha Tam, Đại Úy Hiệp giúp tôi lo bố trí an ninh. Tôi đến gặp Thiếu Tướng Xuân và Đại Tá Lắm để nhận lệnh. Cả hai ông, không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng Thống và ông Cố Vấn. Tôi không rơ tại sao, dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện Hội Đồng vào mời Tổng Thống và ông Cố Vấn ra xe là được rồi. Tôi vào nhà thờ qua cổng nhỏ bên mặt cổng chánh. Nhưng khi bước vào khỏi cổng khoảng 10 thước, tôi sực nhớ là ḿnh vào một cơ sở tôn giáo không nên mang theo vũ khí. Tôi vội trở ra cổng, cởi súng lục trao cho tài xế của tôi. Lúc này người dân chung quanh thấy có việc lạ, ṭ ṃ đứng lố nhố đầy cả ngă ba trước rào sắt của nhà thờ. Binh sĩ cũng không gắt gao cho lắm, và chắc chắn bây giờ người dân đă biết được là Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu đang ở trong nhà thờ này."

    "Tôi lại bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng, và vẫn một ḿnh. Tôi không nh́n lại phía sau, nhưng nghĩ bụng là anh em Thiết Giáp ở ngoài rào sắt, chắc cũng đă bố trí theo dơi và an ninh cho tôi, v́ biết rằng, tôi vào đây không một tấc sắt trong tay. Tôi mạnh dạn bước tới. Rẽ về tay mặt. Đi tới khoảng 20 thước th́ thấy từ phía dăy nhà bên hông phải của nhà thờ có 4 người đi về hướng tôi. Đó là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tay cầm gậy, ông Cố Vấn Ngô đ́nh Nhu, và 2 người mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng, một trong hai người mặc thường phục có xách chiếc cặp da phải là Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng Thống. Người thứ tư tôi không biết. Măi sau này tôi mới biết là Đại úy An, sĩ quan cận vệ của Tổng Thống. Tôi nghĩ, chắc là Tổng Thống đă được Hội Đồng báo trước rồi, nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là Tổng Thống đi ra. Tôi đứng lại. Chờ. Nhưng vẫn không để ư xem hai sĩ quan này có vơ trang hay không. Và khi Tổng Thống đến c̣n cách tôi khoảng 3 thước, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ, chào đúng lễ nghi quân cách, và giữ nguyên tư thế đứng nghiêm đó, tôi nói: "Thưa Tổng Thống, chúng tôi có lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đến đây mời Tổng Thống và ông Cố Vấn về Bộ Tổng Tham Mưu. Có Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân đại diện cho Hội Đồng, đang đứng trước cửa chờ Tổng Thống".

    "Tổng Thống đứng lại nghe tôi tŕnh bày và có nói một câu ngắn mà tôi nghe không rơ. Sau đó, Đại Úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, Tổng Thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua một bên, mời Tổng Thống đi trước ra hướng cổng nhỏ bên phải. Cả 4 người qua hết rồi, tôi mới lững thững bước theo sau, cách xa độ 3 thước. Dù sao, trong cương vị sĩ quan, tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ độ đối với Tổng Thống dù là trong hoàn cảnh nào. Và đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề pḥng tự nhiên của tôi, chớ hoàn toàn không có ư ǵ khác. Tôi đinh ninh rằng, Thiếu Tướng Xuân đă phải có mặt trước cổng để hướng dẫn Tổng Thống lên xe về Tổng Tham Mưu, v́ đó là nhiệm vụ của ông. Đến cổng rào, v́ là cổng nhỏ bên hông nên 4 người phải tuần tự qua cổng. Tổng Thống đi trước, đến Đại Úy Thọ, rồi mới đến ông Cố Vấn, và Đại Úy An. Tôi là người thứ 5 ra khỏi cổng sau cùng".

    "Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một chiếc Thiết Vận Xa đậu ngay cổng nhỏ này, cánh cửa sau xe mở rộng, gác nằm xuống sát lề đường. Tôi thấy Thiếu Tướng Xuân và Đại Úy Nhung đă có mặt tại chổ. Không có Đại Tá Lắm. Thiếu Tướng chỉ có bảo Đại Úy Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của Tổng Thống mà Đại Úy Thọ xách. Ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một lời nào khác ngoài việc khoát tay ra lệnh cho Đại Úy Thọ và Đại Úy An đi theo ông".

    "Đại Úy Nhung hướng về phía Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu, nói như ra lệnh: "Mời hai ông lên". Vừa nói vừa chỉ vào cửa Thiết Vận Xa đă mở. Lúc này Tổng Thống và ông Cố Vấn đứng cách cửa Thiết Vận Xa khoảng 1 thước. Tổng Thống không nói lời nào, chưa có một phản ứng nào về thái độ kém nhă nhặn của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng Thống c̣n đang tần ngần, sững sờ, th́ ông Cố Vấn Nhu đă lên tiếng với vẻ mặt bất b́nh với người nói trên:

    - Tại sao lại phải lên xe này? Không c̣n xe nào khác hay sao? -

    - Không có. V́ lư do an ninh, t́nh h́nh đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn giết hai ông đó. Hai ông phải lên xe này thôi, để được bảo vệ -

    "Đại Úy Nhung có vẻ bực bội v́ câu hỏi với giọng kẻ cả, nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu như có ư đẩy hai người vào Thiết Vận Xa. Nh́n qua nh́n lại không thấy Thiếu Tướng Xuân đâu cả. Đại Úy Thọ và người sĩ quan cận vệ cũng không thấy có mặt. Tổng Thống hỏi:

    - Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân đâu? Gọi Thiếu Tướng đến gặp tôi -

    - Thiếu Tướng Xuân đă lên xe đi trước rồi -

    "Đại Úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào xe. Sau phút ngập ngừng, hai ông phải bước vào xe".

    "Tôi vẫn c̣n đứng cách đó vài bước bên cạnh cổng nhỏ nhà thờ, nh́n thấy cảnh Thiếu Tướng Xuân đầu trần, không nh́n thẳng Tổng Thống. Thiếu Tướng đă đưa tay nhận lấy chiếc cặp da từ tay Đại Úy Thọ, xong là bước đi luôn về hước xe của ông, không quên ra lệnh cho Đại Úy Thọ cùng người sĩ quan cận vệ theo ông, để mặc cho Đại Úy Nhung đối đáp với Tổng Thống ra sao tùy ư. Tôi cũng nh́n thấy được gương mặt thẩn thờ, ngạc nhiên của Tổng Thống, vẻ bất b́nh cau có của ông Cố Vấn Nhu, và thái độ nóng nẩy của Đại Úy Nhung. Tôi theo dơi được những câu trao đổi ngắn ngủi nhưng mất b́nh tỉnh của ông Cố Vấn với Đại Úy Nhung, cũng như sự im lặng chịu đựng của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Tôi c̣n chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, c̣n nghe Đại Úy Nhung bảo họ cúi đầu xuống. Đợi cho hai ông vào xe xong, Đại Úy Nhung mới bước vào sau cùng. Và cửa xe từ từ dựng đứng lên, đóng kín lại. ... "

    "Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra là trong Thiết Vận Xa không c̣n một binh sĩ Thiết Giáp nào, ngoại trừ tài xế và phụ tài xế ngồi phía trước. Lúc Đại Úy Nhung bước vào xe, th́ rơ ràng tôi chỉ thấy có 3 người trong xe. Đó là Tổng Thống, ông Cố Vấn, và Đại Úy Nhung. Sau này hỏi ra tôi mới biết, trưởng xa và xạ thủ đă được Đại Úy Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác. Tôi bước xuống ḷng đường, đi bộ lại gặp Thiếu Tướng Xuân, tôi báo cáo t́nh h́nh sau cùng, và đề nghị với Thiếu Tướng cho đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu".

    "Tôi bước về xe Jeep củatôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự các xe như cũ: Xe Jeep của tôi và Đại Úy Hiệp đi sau 2 xe Quân Cảnh dẫn đường, kế đó là xe Thiếu Tướng Xuân, xe Đại Tá Lắm, theo sau là 4 Thiết Vận Xa đi liền nhau, trong đó, chiếc thứ 3 chở Tổng Thống và ông Cố Vấn với Đại Úy Nhung, tiếp theo là xe chở bộ binh tùng thiết (tức là bộ binh tháp tùng theo Thiết Giáp), sau cùng là xe Trung Đội Trưởng. Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ th́ phải dừng lại cổng xe lửa v́ sắp có xe lửa chạy qua. Thời gian đoàn xe dừng lại đây khoảng hơn mười phút, chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi cho quay đầu xe Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc ǵ đă xảy ra. Đến ngang chiếc Thiết Vận Xa chở Tổng Thống và ông Cố Vấn, tôi thấy Đại Úy Nhung ngồi trên nóc xe và hướng về phía chúng tôi, đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc tốt đẹp). Tôi vội hỏi:

    - Tiếng súng nổ ở đâu? -

    "Đại Úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe mà không nói ǵ. Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa cũng vừa chạy qua xong, cổng chắn ngang đă mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Để được biết rơ ràng hơn, tôi có hỏi Trung Đội Trưởng Thiết Giáp, việc ǵ đă xảy ra mà có tiếng súng nổ trên chiếc Thiết Vận Xa thứ 3. Tôi được trả lời:

    - Phụ tài xế xe thứ 3 có báo cáo cho tôi biết, tiếng súng đó do ông Đại Úy bộ binh ngồi trong xe bắn chết Tổng Thống và ông Cố Vấn rồi -

    "Cả tôi và Đại Úy Hiệp đều nghe biết sự việc này qua hệ thống truyền tin Thiết Giáp trên xe chỉ huy của chúng tôi, nhưng tôi vẫn chưa có báo cáo ǵ về Tổng Tham Mưu vào lúc đó, cả với bộ chỉ huy Thiết Giáp cũng vậy. Riêng tôi, tôi không biết tại sao cả hai ông đă bị bắn chết. V́ cho tới giờ này, cũng như các Tướng Tá thành viên khác của Hội Đồng, tôi vẫn biết là Hội Đồng dù chưa có quyết định nào dứt khoát cho trường hợp của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nhưng gần như đă có một sự hiểu ngầm qua trao đổi ư kiến ngoài hành lang bán chánh thức giữa các thành viên của Hội Đồng, th́ Tổng Thống được cho xuất ngoại như một người dân b́nh thường".

    "Gặp Trung Tướng Minh và các vị Tướng lănh ngay lối vào ṭa nhà chánh, Thiếu Tướng Xuân báo cáo ngắn gọn rằng:

    - Mission accomplie - (nhiệm vụ hoàn thành)

    "Trầm ngâm và đăm chiêu, Trung Tướng Minh chưa nói một lời nào sau báo cáo của Thiếu Tướng Xuân, th́ Thiếu Tướng Khiêm (Trần Thiện Khiêm) ngay sau đó hỏi nhỏ:

    - Việc ǵ đă xảy ra? -

    - Hai ổng đă chết rồi -

    "Trung Tướng Minh trả lời ngắn gọn như vậy. Ngay lúc này, tôi có mặt tại chổ, và chợt hiểu. Th́ ra câu "nhiệm vụ đă hoàn thành" (mission accomplie) cũng c̣n có nghĩa là hai ổng đă chết rồi. Rất là rơ ràng. Trung Tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn pḥng, không đi ra chổ Thiết Vận Xa đậu nữa. Tôi cũng đi theo".

    " Bước vào đây tôi mới thấy Đại Úy Nhung đă có mặt ở văn pḥng của Tham Mưu Trưởng rồi, cũng tức là văn pḥng mà TrungTtướng Minh và các Tướng Tá trong Hội Đồng đang tạm sử dụng. Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là Đại Úy Nhung đă lên đây trước và báo cáo với Trung Tướng Minh trước khi có người lên đây tŕnh đoàn xe đón Tổng Thống đă về đến Tổng Tham Mưu. Đại Úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho Trung Tướng Minh mà thôi, và chắc chắn là kín là mật, nên các Tướng Tá trong Hội Đồng, kể cả Thiếu Tướng Khiêm cũng chưa hay biết được việc ǵ đă xảy ra. Do đó, khi Trung Tướng Minh cùng các Tướng Tá trong Hội Đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù để gặp Tổng Thống và ông Cố Vấn, th́ chưa ai biết được việc ǵ đă xảy ra cho Tổng Thống cả. Vừa đến tầng dưới th́ gặp ngay Thiếu Tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với Trung Tướng Minh là nhiệm vụ đă hoàn thành".

    "Để trả lời câu hỏi: "Việc ǵ đă xảy ra của Thiếu Tướng Khiêm", Trung Tướng Minh mới buông gọn một câu: "Hai ổng đă chết rồi". Tôi đă kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong Hội Đồng ngay tại hành lang tầng dưới của ṭa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, ngay sau khi Thiếu Tướng Xuân báo cáo, và sau đó Trung Tướng Minh trả lời ngắn gọn cho Thiếu Tướng Khiêm. Thoạt đầu, tất cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết là đă đón hay bắt được Tổng Thống và ông Cố Vấn về đây rồi), v́ ai cũng nghĩ rằng phe đảo chánh ta đă nắm chắc phần thắng 100% mà không c̣n sợ hậu họa ǵ nữa, v́ hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô để c̣n mưu tính chuyện ǵ khác đâu. Và câu "mission accomplie" cũng được các Tướng Tá trong Hội Đồng hiểu là đă bắt được hai ông về rồi. Đến lúc nghe Trung Tướng Minh trả lời cho Thiếu Tướng Khiêm là cả hai đều đă chết hết rồi th́ phần đông đều có vẻ sững sốt, ngạc nhiên, đến độ không nói được một lời nào. V́ cứ y theo quyết định, th́ cùng lắm cũng chỉ một ḿnh ông Cố Vấn Nhu mà thôi, tại sao lại là hai người? Ai cũng nghĩ là Tổng Thống sẽ được Hội Đồng cho đi ra ngoại quốc, bây giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây? Riêng Trung Tướng Minh rất là trầm tỉnh, không nói một lời nào với Thiếu Tướng Xuân dù là một lời khen hỏi ủy lạo, chỉ vài lời ngắn gọn cho câu hỏi của Thiếu Tướng Khiêm thôi".

    "Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại Thiếu Tá Nhung (đă được thăng cấp). Để hết thắc mắc, tôi có gặn hỏi lại sự việc đă xảy ra như thế nào trong chiếc Thiết Vận Xa, th́ Thiếu Tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đă không có chuyện ǵ quan trọng xảy ra:

    - Một người cũng vậy, mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng khó khăn lắm, nhưng chắc ăn hơn -

    - Nhưng làm ǵ có lệnh cho hai người? - Tôi gợi ư hỏi thêm.

    - V́ ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết, nên tôi phải thanh toán luôn. Có lệnh cũng được, mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu có đợi lệnh được anh -

    "Thiếu Tá Nhung cũng cho tôi biết là anh đă sử dụng dao găm cá nhân của anh, và sau đó bồi thêm cho mỗi người một viên đạn ân huệ. Tôi c̣n nhớ măi những câu đối đáp này mồn một, không bao giờ quên. Nhưng không bao giờ dám hé môi nửa lời ... Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, v́ Hội Đồng họp báo có tiết lộ điều ǵ rơ ràng đâu. Cũng không có giải thích điều ǵ, và cũng không có trả lời bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến sự việc này".

    "Kết luận. Tôi xin tạm mượn một câu trích nguyên văn của cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn trong quyển "Việt Nam Nhân Chứng": "Tuy lúc đó tôi không nghĩ đến chuyện giết hai ông Diệm Nhu, sau này nh́n lại các sự kiện, tôi cho rằng người nào đó ra lệnh giết này, quả là một người thấy xa. Ông ta không phải ngu dại ǵ khi làm chuyện đó". Nhưng theo tôi, xét cho cùng, người nào đó cho dù có thấy xa, có ngu dại hay có khôn ngoan ǵ th́ cũng không phải là người thực sự có quyền chủ động, và không thể chủ động ǵ trong sự việc này. Lư do rất đơn giản và rất dễ hiểu là lúc nào cũng có một bàn tay lông lá của người phù thủy với chiếc đũa thần, luôn luôn có mặt bên cạnh ... đứng trong bóng tối".

    Hết phần trích dẫn.



    Trở lại pḥng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm. Sau một lúc bàn thảo và viết viết sửa sửa, một bản Thông Cáo được hoàn chỉnh, liền đưa sang đài phát thanh công bố cho toàn dân biết là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đă thành công trong mục tiêu lật đổ chế độ độc tài gia đ́nh trị của họ Ngô. Đồng thời cũng loan tin vắn tắt rằng, Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu đă tự sát.

    Ngay trong buổi sáng hôm nay (2/11/1963), Bộ Tổng Tham Mưu với hằng trăm phóng viên báo chí truyền thanh truyền h́nh trong nước ngoài nước, cùng với những vị hoạt động chính trị, ra vào ṭa nhà chánh rất nhộn nhịp. Những chiếc xe bóng lộn chạy vào chạy ra như "con thoi" vậy. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra lệnh thả tất cả tù chính trị dù có án hay chưa có án. Hải Quân được lệnh ra trại tù Côn Sơn đón các tù nhân chính trị về thủ đô, dĩ nhiên là không có tù chính trị cộng sản.

    Buổi chiều (2/11/1963), trong buổi lễ đơn giản ngay trong pḥng Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Trung Tướng Dương Văn Minh, nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thăng cấp Trung Tướng cho các vị: Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, thăng cấp Thiếu Tướng cho Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tá Nguyễn Hữu Có, cùng nhiều vị cấp Tướng cấp Tá khác.

    Trung Tướng Minh ra lệnh mở cửa pḥng họp số 1 và các vị bị giữ từ trưa hôm qua được ra về, nhưng đa số các vị này sau đó không c̣n ngồi lại chiếc ghế tại nhiệm sở của ḿnh mà phải ngồi những chiếc ghế mà báo chí thường gọi là "ngồi chơi xơi nước", hoặc ngồi ghế ở nhà riêng của quí vị ấy.

    Đến tối, hằng trăm sinh viên học sinh bị bắt giam trong cuộc tranh đấu cho Phật Giáo, sau khi ra khỏi nhà tù đă vào ṭa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, mang theo đủ thứ thức ăn, nào bánh ḿ thịt, bánh tây, bánh ngọt, thịt quay, gị chă, cháo cá cháo thịt, .... đăi tất cả những ai có mặt tại đây, từ anh tùy phái, thư kư, đến cận vệ, tùy viên hay chánh văn pḥng, và các vị Tướng Lănh, một bữa ăn rất ư nghĩa trong một không khí thật vui. Phần tôi đă một ngày đêm không chợp mắt và cũng chẳng có th́ giờ ăn uống mặc dù vợ tôi có cho mang vào. Giờ đây công việc không đến nỗi vất vă nên thật ngon miệng.

    Trong khi Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng cùng với các nhân vật chính trị và tôn giáo, thảo luận về thành phần chánh phủ thay thế chánh phủ sụp đổ, th́ thi hài ông Diệm và ông Nhu được đưa xuống bệnh xá Tổng Tham Mưu, tọa lạc bên kia đường gần như đối diện với ṭa nhà chánh Tổng Tham Mưu, để làm các thủ tục trước khi tẩn liệm và mai táng. Khai tử của hai ông làm tại quận Tân B́nh, tỉnh Gia Định, ngang cổng số 2 trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ Tổng Tham Mưu. Nghề nghiệp trên tờ khai tử của ông Diệm th́ tôi không được đọc, nhưng của ông Nhu ghi là "quản thủ thư viện".

    Trung Tướng Trần Văn Đôn ra lệnh cho Trung Tá Nguyễn Văn Luông (vừa thăng cấp) t́m mua hai quan tài tốt nhất, nhưng t́m cả Sài G̣n chỉ có một cái tốt nhất và cái c̣n lại được xem là tốt nh́. Dĩ nhiên cái tốt nhất dành cho cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Theo yêu cầu của bà Trần Trung Dung, cháu gái gọi ông Diệm ông Nhu là cậu ruột, đưa hai quan tài đến quàn tại bệnh viện Saint Paul trên đường Phan Thanh Giản. Biết được tin đó, học sinh sinh viên v́ phẫn uất trong tù đày khi tham gia đấu tranh cho sự công bằng tôn giáo, nên dự định đánh cắp quan tài của hai ông. Tin tức này đến tai bà Dung, và Bà vội vă xin Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chuyển trở vào Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cùng, hai quan tài được an táng tạm trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa An Quốc. Lễ an táng vị nguyên thủ quốc gia và vị cố vấn của ông ngay sau khi bị lật đổ, thật là thê thảm! Phải cử hành lúc nửa đêm để tránh những đụng chạm xô xát với học sinh sinh viên. Trong bóng đêm mù mịt, dưới ánh đèn pha loại nhỏ, ánh sáng chỉ đủ cho công việc hạ huyệt hai quan tài. Có mặt lúc đó, gồm vị linh mục người Pháp, ông bà Trần Trung Dung (một thời là Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Pḥng dưới quyền Tổng Thống Diệm), Trung Tá Nguyễn Văn Luông (trưởng ban mai táng), tôi, và một số quân nhân của Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu phụ trách an táng. Xong, một biên bản được thiết lập, và toàn bộ hồ sơ được ghép thành một tập dày cùng với h́nh ảnh từ lúc tẩn liệm đến khi hoàn thành hai ngôi mộ. Hai ngôi mộ thật b́nh thường. Tôi có giữ một hồ sơ này, nhưng cuối cùng cũng phải thiêu hủy sau ngày chế độ tự do Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta sụp đổ 30.4.1975.

    Chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ được Trung Tướng Dương Văn Minh, với tư cách Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chức năng Quốc Trưởng tấn phong, trong khi nhiều nhân vật từng được ông Diệm và ông Nhu tin cẩn bị bắt giữ. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, trong ngành hành chánh, là Đốc Phủ Sứ thời Pháp cai trị, nguyên là Phó Tổng Thống của Tổng Thống Diệm, nhưng ông được mời thành lập chánh phủ có lẽ là nhờ vào thành tích khôi phục nền kinh tế trong những năm trước đó, với lại ông cũng chưa bị tai tiếng ǵ trong dư luận. Tân chánh phủ có màu sắc dân sự dù là có vài vị Tướng Lănh nắm giữ Bộ Quốc Pḥng và Bộ An Ninh (tức Bộ Nội Vụ cũ), nhưng thực chất lănh đạo quốc gia vẫn là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà Trung Tướng Minh là Chủ Tịch, hành sử chức năng Quốc Trưởng.

    Những ngày tiếp theo, các chính khách vẫn ra vào Bộ Tổng Tham Mưu tuy không nhộp nhịp như những ngày đầu, nhưng ṭa nhà chánh lúc nào cũng có khách dân sự -nói chung- vào gặp Trung Tướng Minh hoặc Trung Tướng Khiêm.

    Chiều ngày 3/11/1963, Đại Tá Đặng Văn Quang, sau khi được điều chỉnh từ Đại Tá tạm thời thành Đại Tá thực thụ, ông nói với Trung Tướng Khiêm:

    - Trung Tướng lo thăng cấp cho nhiều người mà Trung Tướng quên thằng Hoa và nhân viên văn pḥng. Tụi nó thức với Trung Tướng mấy ngày nay, mà chánh văn pḥng của Trung Tướng là cực nhất đó -

    - Đúng là tôi không nhớ. Chú Hoa, chú và mấy chú trong văn pḥng mỗi chú được thăng 1 cấp. Chú bảo Pḥng Tổng Quản Trị làm xong Nghị Định đưa vào tôi tŕnh Trung Tướng Minh duyệt kư -

    Thế là tôi được thăng cấp Thiếu Tá từ hôm đó.

    Các chức vụ quan trọng tại trung ương ngay sau cuộc đảo chánh thành công, như sau:

    - Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, tức Quốc Trưởng.

    - Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Pḥng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng.

    - Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, vẫn Tham Mưu Trưởng Liên Quân.

    - Trung Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trưởng Bộ Anh Ninh kiêm Tư Lệnh Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật.

    Các chức vụ quan trọng tại địa phương, như sau:

    - Trung Tướng Đổ Cao Trí, từ Đà Nẳng lên Plei Ku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật , hoán chuyển với Trung Tướng Nguyễn Khánh.

    - Trung Tướng Nguyễn Khánh, từ Plei Ku xuống Đà Nẳng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùg I Chiến Thuật, hoán chuyển với Trung Tướng Trí. Trong khi cuộc đảo chánh chưa phân thắng bại, Thiếu Tướng Khánh chần chừ trong quyết định ủng hộ bên nào, đến gần sáng 2/11/1963 mới lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, và khi thành công ông cũng được thăng cấp Trung Tướng.

    - Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Đại Tá Nhơn nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ trung tuần tháng 12/1962 do Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm bàn giao lại, và chuyển Sư Đoàn từ Cần Thơ xuống Bạc Liêu. Đảo chánh thành công, Đại Tá Nhơn được thăng cấp Thiếu Tướng và nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV thay Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao bị cách chức.

    Các chức vụ Tư Lệnh Hải Quân (Đại Tá Hồ Tấn Quyền), Tư Lệnh Không Quân (Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền), Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Đ́nh Đạm), Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Dzinh), Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù (Đại Tá Cao Văn Viên), Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Đại Tá Lê Nguyên Khang), Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa H́nh (Đại Tá Lê Quang Tung, bị giết trong ngày đảo chánh), ..... và Trưởng Pḥng Nh́ Bộ Tổng Tham Mưu (Đại Tá Nguyễn Văn Phước), đều bị thay thế. Riêng Đại Tá Cao Văn Viên, chỉ vài ngày sau được trở lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù.

    Ngày 8/11/1963, tôi chuyển lệnh của Trung Tướng Trần Thiện Khiêm sang Bộ Tư Lệnh Không Quân, cấp 1 chiếc trực thăng lên G̣ Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh) đón Đại Tá Nguyễn Chánh Thi về Sài G̣n. Trực thăng về đáp ngay trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi dùng xe của Trung Tướng Khiêm ra đón Đại Tá Thi và đưa vào pḥng Trung Tướng Khiêm. Hai vị, sau cái bắt tay đă ôm nhau với nụ cười ṛn ră. Nhưng liệu đằng sau hai nụ cười đó có phải xuất phát từ t́nh cảm chân thành hay chỉ là đầu môi? Bởi v́ 3 năm trước đây, một vị lănh đạo cuộc đảo chánh (Đại Tá Thi) và một vị chỉ huy đánh dẹp cuộc đảo chánh đó (Trung Tướng Khiêm), giờ đây lại gặp nhau, bắt tay nhau, cùng nhau cười, nhưng cười vui hay cười gượng!!!

    Chính trị, theo tôi, là một loại ngôn ngữ và hành động mà mỗi người hiểu theo cách riêng của ḿnh tùy theo bối cảnh chung, sự kiện riêng, thời gian và không gian của nó. Nói như vậy, hành động như vậy, nhưng không nhất thiết là như vậy. Phải chăng, Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Thi đang là như vậy?

    Cũng theo tôi, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là vị lănh đạo có bản lănh chính trị. Ông là người thấy trước sự suy yếu trên chính trường quốc tế của Việt Nam Cộng Ḥa nếu như chấp thuận cho Hoa Kỳ thiết lập các căn cứ quân sự trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, và như vậy cuộc chiến tranh chống cộng sản sẽ mất thế chính trị, trong khi thế chính trị rất là quan trọng nếu không nói là có tính cách quyết định đối với cuộc chiến mà Việt Nam Cộng Ḥa đang lâm trận (và điều này đă thật sự xảy ra). Nhưng rất có thể cũng v́ ông có tầm nh́n xa như vậy mà ông đă bị lật đổ và bị giết chết? V́ thế mà cái chết của ông vẫn c̣n là một nghi vấn về người ra lệnh giết ông. Nhất thiết người đó phải là người Việt Nam có thẩm quyền lúc bấy giờ, nhưng liệu có phải chính người ấy tự ḿnh quyết định hay người ấy cũng chỉ là người thi hành lệnh của ai đó đằng sau nữa? Nghi vấn cao nhất của tôi về người duy nhất ra lệnh giết ông Diệm ông Nhu vẫn là cựu Đại Tướng Dương Văn Minh. Giả thuyết rằng, nếu Đại Tướng Minh tự nhận ra lệnh cho Đại Úy Nhung giết ông Diệm, điều đó đúng hay sai tốt hay xấu c̣n tùy thuộc nhiều yếu tố mà những sử gia sẽ dẫn đến sự phán xét sau này, nhưng nếu Đại Tướng Minh cho là ông thi hành lệnh của Hoa Kỳ chẳng hạn, chúng ta có thể phán xét ngay bây giờ chớ không cần chờ đợi sự phán xét sau này của lịch sử. Nhưng giờ đây, năm 2003, cựu Đại Tướng Dương Văn Minh đă từ trần, xin để ông yên nghỉ!

    Mặt khác, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, trong hơn 9 năm cầm quyền, vừa chiến đấu chống du kích cộng sản, vừa xây dựng được nền kinh tế non trẻ bước đầu, và năm 1962 đă cân bằng được ngân sách quốc gia. Tổng Thống cũng là người lănh đạo trong sạch, nhưng ông phải chịu trách nhiệm về mọi tác hại do anh em ông gây ra cho dân tộc, bởi v́ ông là Tổng Thống, ông đă không ngăn chận, hoặc ông không đủ can đảm ngăn chận hành động của anh em ông, hoặc là ông xem thường thái độ chính trị của đồng bào dưới quyền ông, nên để mặc anh em ông thao túng!

    Phải chăng ưu điểm của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm dù có nhiều, nhưng không bù được khuyết điểm của ông, v́ khuyết điểm từ trong trách nhiệm của ông mới thật là cốt lơi của lănh đạo?

    Khi thăm đơn vị quân đội, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thường nhắc nhở người lính "chiến thắng ở mặt trận nhưng không nên tỏ ra kiêu căng ở hậu phương, v́ như vậy là kiêu binh, mà kiêu binh th́ mất ḷng dân, mất ḷng dân th́ không thắng được cộng sản trong cuộc chiến tranh toàn diện này".

    Vậy, có phải là Tổng Thống đă vấp phải điều mà ông răn dạy quân đội không?

    Nhưng dù sao th́ cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm -và chỉ riêng Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thôi- tôi nghĩ, đă để lại nhiều luyến tiếc, thương cảm, thậm chí là ngưỡng mộ, trong các thành phần xă hội, kể cả quân nhân các cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa./.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?
    Tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm!




    Ngày 1 tháng 11 lại về! vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, nhóm tướng tá phản loạn, nhận tiền của ngoại bang, đă đảo chánh lật đổ chính quyền của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm của nền đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam.

    Chúng đă đang tay giết hại tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cùng ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vào ngày sau đó, đúng vào ngày cầu cho các linh hồn của đạo Công giáo.

    Những tên tướng phản chủ, giết người yêu nước, đă giúp cho miền Nam Việt Nam chúng ta rơi vào tay cộng sản, và đă khiến hàng triệu quân nhân VNCH bị tù đày, hàng triệu người khác phải liều chết bỏ nước ra đi t́m tự do.

    Chúng tôi xin đăng lại một bài viết nói về ngày 1 tháng 11 năm xưa của tác giả Phan Đức Minh.
    Ai ra lệnh giết ông Diệm ?




    Nhiều người, kể cả người Mỹ cũng bảo “ Mỹ, Cabot Lodge không ra lệnh giết th́ Bố ai dám giết Ông Diệm ! “ Vậy mà không phải vậy đâu ! Tướng Trần Văn Đôn có lần nói: Tướng Minh ra lệnh giết bằng cách ra mật hiệu cho Đại Úy Nhung, cận vệ ( bodyguard ), tuy trong Hồi Kư viết bằng Việt Ngữ, Tướng Đôn nói là không biết. Trong Hồi Kư viết bằng Anh Ngữ và trong 1 cuộc phỏng vấn, Tướng Đôn lại quả quyết là Tướng Minh ra lệnh giết. Báo chí đă từng viết : Có những Tướng Lănh và nhân vật chính trị thân cận với Tướng Minh đă hỏi thẳng Tướng Minh “ Có phải Ông ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu không ? “ Tướng Minh trả lời “ Muốn hiểu sao th́ hiểu ! “, hoặc “ Chuyện đă qua rồi bới ra làm chi nữa ! “. Theo Bà Ellen J. Hammer , người quen biết rất nhiều với các nhân vật quan trọng ở Miền Nam, trong cuốn “ A Death in November “, có nói : Sau khi t́nh h́nh đă thay đổi nhiều trong liên hệ của các Tướng Lănh, năm 1971 Tổng Thống Thiệu đă nói thẳng “ Tướng Big Minh là người ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu “. Cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh, hồi cuối năm 2001, tại Orange County, đă trả lời nữ Phóng Viên truyền h́nh Thanh Thúy về cái chết của hai Ông Diệm và Nhu, Tướng Khánh nói : “ Dương Văn Minh ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu v́ tư thù... “ Trong một cuộc mạn đàm thân t́nh và cởi mở trước Giáng Sinh năm 2004, tại Springfields- Virginia, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên đă xác nhận với Ông Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, từ 1954 đến 1959, là : Dương Văn Minh ra lệnh cho Đại Úy Nhung, cận vệ của ḿnh, phải giết hai Ông Diệm và Nhu với sự giám sát của Tướng Mai Hữu Xuân, người chỉ huy đoàn xe đi “ bắt “ hai Ông Diệm và Nhu tại nhà thờ Cha Tam

    A.- Ông Kennedy có ra lệnh giết ông Diệm không ? Không ! V́ trước khi cuộc đảo chánh xẩy ra, ông Kennedy đă gửi điện văn khẩn cấp cho Cabot Lodge, ra lệnh liên lạc ngay với các Tướng đảo chánh hoăn cuộc đảo chánh lại kia mà ! ( President Kennedy cables Lodge urgently to ask the Generals to postpone the coup …) Ông Diệm c̣n lănh đạo miền Nam th́ ông Kennedy c̣n hi vọng ngăn chặn cộng sản hữu hiệu tại vùng này theo chính sách ngăn chặn cộng sản ( Containment Policy against the Communism ) cuả Mỹ đă áp dụng trên toàn cầu, kể từ sau Thế Chiến thú 2. Mất ông Diệm, ông Kennedy quả thực không t́m ra nhân vật nào khác ở miền Nam có khả năng lănh đạo và chống cộng sản tốt hơn, hiệu quả hơn ông Diệm, nhất là sau khi nghe sự tŕnh bày của 2 vị Tướng đáng tin cậy nhất : Maxwell Taylor và Paul Harkins. Chẳng vậy mà khi nghe tin ông Diệm bị giết chết, ông Kennedy đă vô cùng sững sờ, hoảng hốt ( President Kennedy is extremely shocked at the news of Diem’s death… ). Ư chí bám víu gượng gạo vào cái “ vũng lầy Việt Nam – the Vietnam Morass “ cuả ông Kennedy đến đây kể như hoàn toàn ră rời.

    Giết chết ông Diệm, nắm được chính quyền rồi th́ các Tướng Lănh lại chẳng biết làm ǵ cả. Họ chỉ làm được có mỗi một việc là cho mở lại các vũ trường, những chốn ăn chơi đốt tiền, đốt bạc, ăn chơi đĩ điếm. Có thế thôi ! Ở các thành phố th́ càng thêm rối loạn, mất an ninh, trật tự, tranh giành quyền lực để đưa đến cuộc Chỉnh Lư ( Governmental readjustment ), thực ra là một cuộc đảo chánh khác ( another coup d’état ) cuả Tướng Nguyễn Khánh sau đó không lâu. Ở thôn quê th́ coi như bỏ ngỏ, mặc cho cộng sản muốn làm chi th́ làm v́ hệ thống ấp chiến lược một công tŕnh xây dựng cuả ông Nhu, tuy không hoàn hảo, nhưng đă làm cho cộng sản thực sự mất đi một sức mạnh từ cơ sở nông thôn, khó thực hiện được kế hoạch bao vây và tiêu diệt các thành thị cuả miền Nam. Ông Diệm bị giết, là bọn tài phiệt quốc tế buôn bán chiến tranh vui mừng, v́ sẽ được tự do buôn bán chiến tranh trên xương máu cuả các chiến binh Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hoà và cộng sản, luôn cả dân chúng 2 miền Nam, Bắc. Chúng sẽ 1 tay đẩy cho quân Mỹ đánh nhau với cộng sản, tiêu thụ cả núi, cả biển tiền bạc, quân nhu, quân dụng, vũ khí đắt tiền nhất và cả trăm thứ bắt buộc phải có cho đạo quân viễn chinh dự trù có thể lên đến hơn nưả triệu người, từ bên kia bán cầu, kéo sang đất nước Việt Nam nhỏ bé để đánh nhau theo kiểu quân đội nhà giầu. C̣n tay kia chúng nó sẽ lén lút hoặc công khai buôn bán, làm ăn với Liên Sô, với tất cả khối cộng sản trên thế giới bằng những vật liệu, món hàng, mà sau đó biến thành phương tiện chiến tranh và lại chạy sang quân cảng Hải Pḥng hay sân bay Hà Nội để cho quân đội cộng sản dùng những thứ đó mà giết lính Mỹ trên chiến truờng Việt Nam ( By sending his men to fight in Southeast Asia, President Johnson seemingly recognized communism as an enemy. However, he made agreements to sell or give the Soviet Union and her communist satellites hundreds of millions of dollars worth of food, electronic computers, chemical plants, oil refinery equipment, airborne radar apparatus, jet aircraft engines, machine tools for $800-million auto assembly plant and military rifles…). Toàn những thứ để cho quân cộng sản giết lính Mỹ và Quân Đội Việt nam Cộng Ḥa tại chiến truờng Việt Nam không hà ! Ông Diệm bị giết rồi th́ ông Kennedy liền nghĩ ngay đến việc rút chân ra khỏi vũng lầy Việt nam càng sớm càng tốt, nếu không muốn phải chờ đến lúc Liên Sô, Bắc Kinh cùng với Hà Nội thực sự đánh gục Hoa Kỳ trên chiến truờng này. Ông Kennedy cho lệnh thực hiện gấp kế hoạch rút Sĩ Quan cố vấn, huấn luyện và các chuyên viên Mỹ về nước… Ông Kennedy quên rằng “ Kế hoạch buôn bán chiến tranh Việt Nam “ cuả “ chúng nó “ đă sẵn sàng rồi mà nay Ông lại định phá đám chúng nó hay sao ? Bắt buộc chúng nó phải xoá sổ luôn cả Ông, mặc dầu Ông là Tổng Thống Hoa Kỳ. Mới kéo được về nước 1,500 cố vấn, chuyên viên th́ 20 ngày sau, kể từ khi Ông Diệm bị giết ở Việt Nam, th́ chính Ông Kennedy, Tổng Thống thứ 35 cuả Hoa Kỳ cũng bị bắn chết ở Dallas, Tiểu Bang Texas tại chính đất nước của Ông. Chánh phạm ( principal ) trong vụ bắn chết Ông Kennedy sau đó cũng bị giết luôn ( tương tự như Đại Uư Nhung bắn chết Ông Diệm ) để thủ tiêu chứng nhân lịch sử. Trước khi đi Dallas, người bạn thân cuả Ông Kennedy, một Giáo Sư Đại Học đă khuyên “ … Tổng Thống không nên đi chuyến này. Ở đó nguy hiểm lắm ! “ Ông Kennedy đă trả lời “ Nếu chúng nó đă định giết tôi th́ không giết tôi ở đó, chúng nó cũng sẽ giết tôi ở nơi khác. Nếu tôi không dám đi, truớc hết, tôi là một kẻ hèn. Mà Kennedy không được phép là một kẻ hèn ! “ Vậy là Ông Kennedy không muốn đảo chánh, lật đổ Ông Diệm vào thời điểm đó, chớ chưa nói chi đến việc ra lệnh giết Ông Diệm ! Sau này sách báo Mỹ có nêu lên tới 5 điều khiến Tổng Thống Kennedy bị giết , nhưng điều chính yếu và quan trọng hàng đầu là chuyện Tổng Thống Kennedy chủ trương “ rút chân ra khỏi vũng lầy tại Nam Việt Nam “ như đă nói ở trên.

    B.- Cabot Lodge có ra lệnh giết Ông Diệm không ? Cũng không ! Tại sao ? Ngay lúc quân đội đảo chánh đă bao vây chặt chẽ dinh Gia Long, nơi 2 Ông Diệm và Nhu đang ở, Thủy Quân Lục Chiến và nhẩy Dù cùng nhiều đơn vị Bộ Binh đă kiểm soát hết các địa điểm kháng cự của phía quân đội bảo vệ cũng như trung thành với Ông Diệm, đường điện thoại duy nhất c̣n lại từ bên ngoài liên lạc vào hầm dinh Gia Long reo lên. Một sĩ quan cầm ống nghe rồi đưa cho Ông Diệm v́ đầu dây đằng kia chính là Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge. Ông Diệm nghe xong rồi trả lời bằng tiếng Pháp : “ Non, je refuse, mais merci quand même de votre charité - Không, tôi từ chối, nhưng cũng xin cảm ơn ḷng nhân đức của Ông). Ông Diệm bỏ máy rồi quay sang nói với Ông Nhu “ Cabot Lodege vừa kêu máy, đề nghị chúng ta ra đi. Ông ta hứa bảo đảm với các Tướng Lănh để cho chúng ta ra đi an toàn. Họ dành sẵn cho chúng ta một phi cơ, nhưng tôi đa ơtừ chối “. Ngoài ra, ta c̣n biết rằng :

    Thứ nhất : Nhiệm vụ cuả Cabot Lodge chỉ là làm sao thay thế Ông Diệm bằng người cầm quyền khác, biết tuân theo ư muốn cuả giới tài phiệt Mỹ, Ô Kê cho chúng đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, đánh nhau với cộng sản 5, 10 năm thôi. Ai cũng biết mọi tội vạ cuả vụ đảo chánh này đổ hết lên đầu Cabot Lodge rồi. Nếu Cabot Lodge cho giết ông Diệm, biết đâu, lại chẳng có người, v́ sót thương Ông Diệm, v́ căm thù Cabot Lodge, v́ tự ái dân tộc, mà liều thân, thí mạng, tặng cho Cabot Lodge 1 trái lựu đạn, 1 quả ḿn trên đường xe chạy, hay cho luôn 1 băng tiểu liên vào đầu, bể sọ ra th́ cũng rồi đời. Cabot Lodge dư biết rằng : khi người ta đă liều mạng để giết ai, th́ giết 1 Tổng Thống, kể cả Tổng Thống Mỹ, người ta cũng dư sức làm được. Trên thế giới này, Tổng Thống, Thủ Tướng bị giết đầy ra đó ! Chớ cỡ Cabot Lodge, 1 anh Đại Sứ c̣m ở cái xứ chiến tranh, loạn lạc liên tu bất tận này th́ việc giết đâu có khó ! Con cáo già Cabot Lodge đâu có dại ǵ mà làm thêm cái việc vô ích, không cần thiết, thêm nhiều oán thù đó !

    Thứ hai : Cabot Lodge dù sao đi nưă, lúc này cũng chỉ là 1 anh Đại Sứ cuả Mỹ tại Việt Nam, dưới quyền Ông Kennedy. Cabot lodge đă nhiều phen qua mặt Ông Kennedy trong vụ đảo chánh này rồi. Ông Kennedy đâu có ngu, có đần. Vậy th́ khi Ông Kennedy ra lệnh cho Cabot Lodge “ Khoan ! Hăy ngưng ngay kế hoạch đảo chánh ! “ mà Cabot Lodge vẫn cứ phe lờ đă là 1 chuyện đáng để Ông Kennedy trừng trị về tội bất tuân thượng lệnh . Ông Kennedy cũng biết bực ḿnh, mất mặt về hành động cuả Cabot lodge, dám khinh thường Tổng Thống lắm chớ! Cabot Lodge dư thưà khôn ngoan để biết đâu là cái giới hạn cuả thái độ khinh thường Ông Kennedy để mà dừng lại đúng mức. Vượt qua giới hạn đó, Ông Kennedy bắt buộc phải có thái độ để bảo vệ uy quyền cuả Ông. Thế cho nên Cabot Lodge dại ǵ mà giết Ông Diệm để chọc giận Ông Kennedy thêm nưă ! Dại dột, vô ích! Ông Kennedy có đủ uy quyền để “ đuổi cổ – kick out “ Lodge ra khỏi chức vụ Đại Sứ, lôi đầu về Mỹ trị tội kia mà ! Cabot Lodge khôn lắm, không dại ǵ đi làm cái việc vô ích, chẳng lợi lộc ǵ cả.

    Thứ ba : Khi phác họa cuộc đảo chánh, Cabot Lodge đă họp các Tướng Lănh phản loạn lại, khuyến khích, chi tiền và bắt các Tướng phải cam kết là không được giết Ông Diệm ! Bởi cái chỗ đó cho nên ở trên có nói : Khi Ông Diệm liên lạc điện thoại với Tướng Trần Thiện Khiêm ,tỏ ư muốn gặp các Tướng đảo chánh th́ Bộ Chỉ Huy đảo chánh đă tức tốc liên lạc ngay với Cabot Lodge và cam đoan với Cabot Lodge là tính mạng cuả Ông Diệm sẽ được an toàn (… Diem begins negotiating with the Generals, who have assured that Diem’s life will be spared… ). Vậy th́ Cabot Lodge đâu có muốn, đâu có ra lệnh giết Ông Diệm ! Lodge chỉ phải … tạ tội, thanh minh thanh nga với ông Kennedy bằng 1 điện văn, trong đó có đoạn “… We could neither manage nor stop the coup once it got started… It is equally certain that the coup would not have happened as it did without our preparation…” ( có cả tội cuả Ngài ở trong đó đấy, xin Ngài chớ buồn làm chi…).



    Tại sao Tướng Dương Văn Minh phải ra lệnh cho Đại Úy Nhung giết 2 Ông Diệm và Nhu ?

    Lịch Sử cũng như Quân Sử cuả Hoa Kỳ đă ghi chép rằng “… Finally an US-built M – 113 armored personnel carrier is sent to pick up Diem and Nhu up from Francis Xavier Church in Cholon. General Minh’s bodyguard, Captain Nhung, murders Diem and Nhu on their way to staff headquarters, at Minh’s orders.” Chẳng lẽ những sử gia viết lịch sử và quân sử Hoa Kỳ lại hèn nhát đến mức độ không dám nhận rằng Ông Kennedy, Cabot Lodge đă ra lệnh giết Ông Diệm để rồi viết sách, đổ đại cho Dương Văn Minh làm cái việc này, và chỉ cho Dương Văn Minh phải lấp lửng nói với đám Tướng Lănh đảo chánh “ Việc đă qua rồi, bới ra làm chi nưă ! “ mỗi khi Dương Văn Minh bị các Tướng này vặn hỏi “ Tại sao lại giết Ông Diệm ? “ v́ khi họp bàn với nhau, các Tướng Lănh đều đồng ư với quan điểm cuả Cabot Lodge là phải bảo toàn tính mạng cho Ông Diệm, không được giết ! Chỉ tách Ông Diệm ra khỏi quyền lực, đưa đi sống lưu vong ở đâu đó, Đài Loan hay Thái Lan chẳng hạn. Thế là xong ! Bây giờ câu hỏi là: Tại sao Dương Văn Minh phải ra lệnh giết Ông Diệm ?

    A.- Dương Văn Minh phải giết Ông Diệm v́ : Hai Tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh, 2 Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, có quân rất mạnh trong tay, chỉ chịu theo phe đảo chánh vào phút chót, một cách bắt buộc. Nếu Ông Diệm c̣n , dù ở đâu đi nưă, Dương Văn Minh vẫn tin rằng trong t́nh thế lộn xộn, mà bắt buộc phải lộn xộn, 2 Tướng này có thể nhân danh quyền lợi quốc gia, dân tộc, không chấp nhận sự phản loạn lật đổ Ông Diệm, do tài phiệt quốc tế chỉ huy, đạo diễn, để quật lại phe đảo chánh th́ Tướng Minh cũng ngán, cũng run lắm chớ ! Vậy cứ giết quách Ông Diệm là xong ! Khỏi lo !Tướng Minh phải cho Đại Úy Nhung, sĩ quan cận vệ, lúc nào cũng luôn ở sát bên ḿnh, đi lo vụ giết này mới an tâm. Mà Đại Úy Nhung là một con người xuất thấm thân từ lính Commando của Pháp, khi giết người xong, c̣n thích cắt đầu, xẻo tai đem về tŕnh cho cấp chỉ huy của ḿnh nữa mới ghê gớm, đúng là thứ ác quỷ, cuồng tín, say máu giết người.

    B.- Tướng Dương Văn Minh phải giết Ông Diệm v́ : âm mưu đảo chánh đă quá rơ ràng, cơ quan Mật Vụ ( Secret service ) và Ông Nhu đă nắm hết mọi chi tiết trong tay. Ông Nhu đă lập kế hoạch cùng với Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ( 3rd Army Corps Commander ) bất th́nh ĺnh tung ra 1 màn “Chống đảo chánh –Countercoup “ để nắm đầu hết trơn kia mà ! Dương Văn Minh là kẻ đứng đầu âm mưu đảo chánh, kể như đă leo lên lưng cọp rồi ,với cái thế “ Trèo cao th́ té nặng – The higher up, the greater the fall“ , càng đầu tṛ th́ càng to tội. Vậy mà Ông Kennedy lại cứ…thụt lui, bước tới, ba hồi đă ô kê, bốn hồi lại…ś tốp, âm mưu bại lộ hết trơn th́ chỉ có nước chết với Ông Nhu và đám sĩ quan, quân đội c̣n thương mến, trung thành với Ông Diệm. Nguy hiểm quá ! Ngộ lỡ ông Nhu và các Tướng Đính và Khánh nắm được đầu th́ Tướng Minh chỉ có nước: bị tước hết binh quyền, ra trước Toà Aùn Quân Sự Mặt Trận Vùng 3 Chiến Thuật ( 3rd Tactical Area’s Field Court Martial ) để lănh bản án tử h́nh. Rồøi Tổng Thống Diệm bác đơn xin ân xá. Cuối cùng th́ Dương Văn Minh bị lôi ra pháp trường, hai tay bị trói giật cánh khuỷu vào cây cột, mắt bị bịt kín bằng miếng vải đen. Một tiếng hô chỉ huy và 1 loạt đạn cuả Tiểu Đội Hành Quyết ( Executing squad ) thi nhau xuyên thủng ngực, và Dương Văn Minh gục đầu, máu tuôn ra đầy ngực… Nghĩ đến đây là Dương Văn Minh bắt buộc phải chọn giải pháp “ Giết ông Diệm ! “ Dương Văn Minh thuộc ḷng câu “ Cẩn tắc vô ưu – Safety first “ hơn ai hết trong lúc này. Tướng Minh trông Sĩ Quan nào cũng đáng nghi ngờ, không tin ai được bởi v́ theo Văn Hào Shakespeare th́ “ Sự nghi ngờ luôn ám ảnh tâm trí kẻ phạm tội; Tên ăn trộm sợ rằng ở mỗi bụi rậm đều có 1 viên cảnh sát - Suspicion always haunts the guilty mind; The thief doth fears each bush a police officer .” Bắt được hai ông Diệm, Nhu , cứ giết quách đi là chắc ăn, khỏi lo !

    C.- Tướng Dương Văn Minh đă ra lệnh giết hai Ông Diệm và Nhu v́ Tổng Thống Kennedy đă ra lệnh cho CIA, Cabot Lodge “ Không can thiệp chi tiết vào kế hoạch đảo chánh, cứ để các Tướng tùy theo t́nh h́nh thực tế mà hành động. “ Dương Văn Minh tự diễn dịch “ Người lănh đạo cao nhất nước Mỹ đâu có cấm Tướng Minh giết Ông Diệm khi ra lệnh này ! “ Xử lư hành động tuỳ theo t́nh h́nh kia mà!

    D.- Tướng Dương Văn Minh đă cho lệnh mật để Đại Uư Nhung giết Ông Diệm v́ khi bàn thảo việc đảo chánh, Cabot Lodge chi tiền và yêu cầu các Tướng không được giết ông Diệm chẳng qua là v́ Cabot Lodge không muốn chọc giận ông Kennedy, và qua mặt Tổng Thống nhiều quá. Nay Tướng Minh có nêu ra: v́ t́nh trạng hỗn loạn, v́ vấn đề an nguy cuả đại cuộc, cuả chính sinh mạng ḿnh, tức là coi như ở vào t́nh trạng… In case of absolute necessity, in case of riots, hay nói theo kiểu Tây là : en cas de situation troublée… th́ cứ coi như việc giết ông Diệm cũng … huề cả làng, mọi tội xí xoá... th́ ông Kennedy cũng… đành huề thôi . C̣n đối với Cabot Lodge, con cáo già chính trị, chuyên viên đảo chánh, người đă quá quen thuộc với những vụ chết chóc trong nghề đảo chánh th́… tiền đă chi cho cướp, chia nhau hết rồi, Tướng Minh có giết 1 ông Diệm, chớ giết đến 10 ông Diệm cũng… sức mấy mà Cabot Lodge đ̣i tiền lại được ! Chẳng lẽ lôi Tướng Minh ra mà đập, mà kiện hay sao ? Kiện ở đâu ?



    Sau cái chết của Ông Ngô Đ́nh Diệm :

    A.- Tổng Thống Kennedy kinh hoàng, cho rút sĩ quan, cố vấn, chuyên viên Mỹ về nước, tính chuyện bỏ cuộc. Kết quả ông Kennedy cũng bị bắn chết 20 ngày, sau ông Diệm, để cho ông Phó Lyndon B. Johnson lên thay, và quân tác chiến Mỹ ào ạt đổ vào Việt Nam và cuối cùng cũng như người Pháp…quân đội Mỹ ra đi không kèn, không trống. Về nước chẳng ai thèm chào mừng, đón rước, chẳng có lấy một ṿng hoa chiến thắng, mà c̣n bị biểu t́nh sỉ vả, mặc dầu đă có 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận tại chiến trường, mấy ngàn người c̣n ghi mất tích, và cả triệu người Mỹ phải gánh chịu chung niềm đau tủi, mất mát, đui què, mẻ sứt hay điên khùng…Đau thật ! Lịch sử và Quân Sử Hoa Kỳ đă phải ghi “ Lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội bách chiến bách thắng của Hoa Kỳ đă thua trận một cách đau đớn ê chề trên chiến trường Việt Nam – The first time in the American History, the unvanquisable armed forces of the United States lost ignominiously the war in Vietnam battle field...”

    B.- Ông Diệm chết đi th́ Miền Nam như rắn không đầu, cá mè một lưá, càng thêm hỗn loạn, rồi Tướng Khánh làm cuộc “ Chỉnh Lư “ nhưng thực ra là cuộc đảo chánh khác để “ hốt “ các Tướng đă đảo chánh ông Diệm, nhốt đầu vào 1 chỗ ( Tướng Minh được tha v́ thuộc loại to đầu mà dại, không đáng lo, khỏi cần nhốt ) cho ngồi chơi mà ngẫm nghĩ sự đời đen bạc, phản phúc, và thế nào là “ Làm điều lành, Trời báo cho bằng phước; Làm điều dữ, Trời báo cho bằng họa - Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; Vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa “ hay nói theo Tây th́ “ On récolte ce qu’on a semé “, c̣n nói theo kiểu Mỹ và Ăng-Lê th́ “ Who sows the wind will reap the whirlwind “ Tất cả giống nhau: “ Gieo gió th́ gặt băo “. Tiếp theo là những ngày tháng tối đen 1966, Miền Nam lại hỗn loạn đấu tranh, cũng phát xuất từ Huế, với cái vụ Tướng Nguyễn Chánh Thi, người đă một phen đảo chánh không ra cái ǵ cả v́ chỉ là một sự thử nghiệm của CIA, nhưng lan vào đến Đà Nẵng với cảnh Bàn Thờ Phật xuống đường, th́ Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ , Tướng Không Quân râu kẽm, một phật tử chính hiệu, đưa Quân Đội và Quân Cảnh từ trong Nam ra dẹp hết trơn, nhốt đầu các nhân vật lănh đao. Thế là hết đấu tranh ! Nếu tiện, chúng tôi sẽ viết một chuyện nho nhỏ nhưng cũng oái oăm về bản thân kẻ viết bài này cùng với Thiếu Tá Nguyễn Hữu Viên, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I ( cả hai cùng là Phật tử ) nhưng quyết tâm chỉ huy chống giữ , bảo vệ đơn vị trong những ngày rối loạn “ Bàn thờ xuống đường tại thành phố Đà Nẵng “.

    C.- Ông Diệm chết đi th́ Hồ Chí Minh ở Hà Nội không c̣n đối thủ, bèn lên đài phát thanh Hà Nội hiệu triệu quốc dân đồng bào: “ Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ cứu Nước trên khắp các mặt trận của ba miền đất nước ! Quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược không những trên Quê Hương, Tổ Quốc Việt Nam, mà c̣n đánh thắng đế quốc Mỹ ngay trên đường phố, tại các trường Đại Học cuả chúng nưă ! Kháng chiến nhất định thắng lợi ! Thống Nhất, Độc Lập nhất định thành công ! “ Theo Giáo Sư Francis Xavier Winters, năm 1999 viết trên tạp chí “ World Affairs “ của Ấn Độ, có nói là : Sau cái chết của Ông Diệm, Hồ Chí Minh lại c̣n lên giọng trịch thượng, nói với Wilfrid Burchett, một kư giả cộng sản hạng nặng, là: “ Tôi không thể ngờ là tụi Mỹ lại ngu đến thế ! “ Rồi Tướng cộng sản Vơ Nguyên Giáp gặp McNamara ở Hà Nội tháng 11 – 1995, th́ nói : “ Chính sách của người Mỹ sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đ́nh Diệm là người có tinh thần quốc gia rất mạnh. Không bao giờ Ông ta để cho người Mỹ giành lấy quyền điều khiển chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.. Người Mỹ đă làm điều đó bất chấp sự phản đối của Ông Diệm để rồi mua lấy một thất bại thảm khốc. Ông Diệm chết th́ cũng chấm dứt sự hiện diện quân sự của người Mỹ tại đây một cách sớm hơn”. Nguyễn Hữu Thọï, Chủ Tịch “ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam “ nói với phóng viên Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Cộng Sản Hà Nội: “ Sự lật đổ Ngô Đ́nh Diệm là một món quà Trời tặng cho chúng tôi. “ Trần Nam Trung, Phó Chủ Tịch Mặt Trận tuyên bố : “ Đế Quốc Mỹ chơi đ̣n đổi ngựa giũa ḍng, nhưng chúng sẽ không bao giờ t́m được người chống Cách Mạng hiệu quả hơn Ngô Đ́nh Diệm. “

    D.- Ông Diệm chết đi th́ Liên Sô, thành luỹ cuả Phong trào cộng sản thế giới ( International movement of communism’s Stronghold ) vô cùng mừng rỡ v́ Liên Sô sẽ dứt điểm Việt Nam trong một ngày không xa để chuyển “ Nỗ lực đấu tranh chống chủ nghiă tư bản đế quốc – Struggling efforts against Capitalism and Imperialism “ sang những vùng khác ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.

    Ở những quốc gia mới phát triển, lại lâm t́nh trạng chiến tranh, bị cộng sản quốc tế mưu toan thôn tính như Nam Việt Nam th́ không thể nào có được 1 chính quyền hoàn hảo như người ta mong ước, nhưng Ông Diệm chết đi, quả thực không có người thay thế được. Nam Việt Nam trên đường tuột dốc rối loạn và đi đến sự sụp đổ. Kẻ có lợi là cộng sản Hà Nội, phong trào cộng sản thế giới, bọn tài phiệt quốc tế. C̣n bọïn Tướng Lănh đảo chánh th́ chỉ được lợi về … đô la, và sau này tha hồ tham nhũng, hối mại quyền thế, buôn quan, bán lính, nhưng không thoát khỏi cái nhục chung cuả nhân dân và Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, khi mất nước, phải bỏ Tổ Quốc ra đi , có khi với trăm ngàn khổ ải, nhục nhằn, hay phải sống đọa đầy nhục nhă hơn cả súc vật trong những trại tù cải tạo, dưới bàn tay sắt máu cuả bọn cộng sản Hà Nội kiêu binh thắng trận, vô cùng dă man, tàn bạo, ác độc hơn cả loài sa-tăng quỷ dữ…



    San Diego, California
    Phan Đức Minh

    Tài liệu tham khảo :

    The Death of A Nation .- John A. Stormer.- Liberty Bell Press.- Missouri, 1968.
    The World Almanac of The Vietnam War.- John S. Bowman ( General Editor ).- Bison Books Corp.- New York, 1985.
    Vietnam : The History & The Tactics.- Ahsley Brown & Adrian Gilbert.- Orbis Publishing Limited.- London, 1982.
    The Final Days.- Bob Woodward & Carl Bernstein.- The Hearst Corp.- New York,1976.
    Henry Kissinger Diplomacy .- Simon & Schuster . - New York, 1994.
    Kennedy . – Theodore Sorensen .- Harper & Row.- New York, 1965.
    A Book of U.S. Presidents.- George Sullivan.- Scholastic Incorporation.- New York, 1984.

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    TT Trang Sỹ Tấn nói về Dương Văn Minh


  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sự thật về kẻ giết TT Diệm - Dương Văn Minh?

    Tướng VNCH DƯƠNG VĂN MINH
    Sau Khi Chầu Trời, Dư Luận Phía Bên Kia "VNCH" Đă Nói Ǵ
    TÀI LIỆU CỘNG SẢN


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 13-07-2012, 12:47 AM
  2. Sự Thật Về Hồ Chí Minh
    By TuDochoVietNam in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 0
    Last Post: 08-06-2012, 03:40 AM
  3. Câu hỏi về sự thật về Hồ Chí Minh
    By vodanh1990 in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 7
    Last Post: 21-04-2012, 02:09 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2011, 01:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •