Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 40

Thread: LỊCH SỬ - VIỆT NAM

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM


    Nử Tướng Bùi Thị Xuân
    Vị nữ tướng mang tên mùa xuân và tấm ḷng trung liệt ngh́n đời vẫn lưu truyền - Kỳ 1
    B́nh luậnMinh Bảo • 11:30, 28/01/20• 539 lượt xem

    Xuân này ta hăy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm ḷng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân.

    Xưa nay ḷng trung nghĩa đâu chỉ là khí phách riêng của đấng nam nhi đại trượng phu... xuân này ta hăy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm ḷng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân: nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đă cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của ḿnh cho sự thành công của triều đại Tây Sơn...

    "Xưa nay khăn yếm vượt mày râu
    Bùi thị phu nhân đứng bậc đầu
    Chém tướng chặt cờ khoe kiếm sắc
    Vào thần ra quỷ tỏ mưa sâu
    Quên nhà nợ nước đem toan trước
    V́ nước thù nhà để tính sau
    Tài đức ngh́n thu c̣n nức tiếng
    Non cần chảy ngọc bởi v́ đâu?"
    (Khuyết danh).

    “Trung nghĩa” hay “trung quân ái quốc” là những phẩm chất, giá trị đạo đức hàng ngh́n năm qua vẫn được đề cao trong văn hóa truyền thống. Giá trị tốt đẹp này phần lớn bắt nguồn từ Nho giáo. Nó chẳng những là nền tảng tư tưởng để các vĩ nhân xây dựng nên các triều đại huy hoàng, mà c̣n là tín điều có thể giúp cho quốc gia được bảo vệ trong lúc nguy nan bởi những trung thần nghĩa sĩ lẫm liệt. Có lẽ v́ thế mà tấm gương trung nghĩa đă và sẽ luôn là những câu chuyện lay động ḷng người, dù cho lịch sử đă trải qua bao nhiêu thế hệ. Có thể nhiều người Việt không thuộc lịch sử nước nhà, nhưng chắc chắn rất nhiều người vẫn ghi nhớ câu nói hiên ngang của Thái sư Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo” hoặc rơi lệ trước lời trăn trối “khoan sức dân” làm “thượng sách giữ nước” đầy trí tuệ của Hưng Đạo Vương. Tuy nhiên, ḷng trung nghĩa đâu chỉ là khí phách riêng của đấng nam nhi đại trượng phu hoặc các anh hùng tài ba cái thế... xuân này ta hăy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm ḷng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân: nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đă cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của ḿnh cho sự thành công của triều đại Tây Sơn.


    Nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đă cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của ḿnh cho sự thành công của triều đại Tây Sơn. (Ảnh chụp màn h́nh Youtube)
    Tuổi nhỏ chí cao, xếp bút nghiên theo nghề cung kiếm
    Bùi Thị Xuân - chữ Hán: 裴氏春 (1752–1802), là con của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên là chú, vốn người ấp Xuân Ḥa, thôn An Ḥa, thuộc Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, nay thuộc xă Tây Xuân, huyện Tây Sơn. Vùng rừng núi ấp Xuân Ḥa này phía tây liền với Phú Phong, phía đông lấy suối làm ranh giới, nam cận núi, bắc giáp sông, địa thế hiểm yếu phi thường nên con người ở đây có phần nhiều cá tính mạnh mẽ và chuộng vơ hơn văn.

    Có lẽ v́ thế mà trời khiến cho Bùi Thị Xuân từ nhỏ đă xinh đẹp lại c̣n có sức mạnh bẩm sinh, là thiên bẩm của một nhân tài hàng đầu cho vơ học. Nên dù lớn lên trong gia đ́nh khá giả, được học hành đàng hoàng, đầy đủ công dung ngôn hạnh, nổi tiếng viết chữ đẹp nhưng trong ḷng bà chỉ muốn học theo gương Hai Bà Trưng, Bà Triệu chứ không muốn lấy chồng sinh con như những nữ nhân b́nh thường khác.

    Việc phải đến đă đến. Vào năm 12 tuổi khi đến trường làng học, nhân lúc thầy đồ có việc ra ngoài, giao lớp lại cho trưởng tràng coi sóc. Bọn học tṛ nam muốn đem Bùi Thị Xuân ra giễu cợt bèn ra câu đối : “Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn”.
    Một người trong bọn đối lại:
    “Đứng Xuân ngồi thung, lá vông lá chóc”. Cả bọn cười ầm lên. Bà giận đỏ mặt, vung tay ra quyền tới tấp vào hai người ấy rồi bỏ về, từ ấy quyết theo nghiệp vơ.

    Sau khi bỏ văn học vơ, mấy năm sau tài nghệ vơ công của Bùi Thị Xuân tăng tiến vượt bậc và nổi danh khắp vùng. Tương truyền Bùi Thị Xuân được một bà lăo bí ẩn dạy dỗ rất nhiều năm vào ban đêm.

    Trích sử:

    “Trước kia không biết Bùi Thị Xuân học vơ với ai và học vào lúc nào. Nhưng từ khi bỏ học văn th́ đêm đêm có một lăo bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất th́ bà lăo lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lăo cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao th́ cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ, rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. C̣n nhảy xa th́ ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Đêm học ngày tập. Đến 15 tuổi th́ tài nghệ đă điêu luyện.
    Một hôm bà lăo đến, cầm tay Bùi Thị Xuân khóc và nói:
    -Ta có duyên cùng con chỉ bấy nhiêu. Đêm nay ta đến từ biệt con.
    Bùi Thị Xuân khóc theo và nài nỉ xin cho biết tánh danh và quê quán.
    Bà lăo đáp: - Ta ở gần đây. Trong ba hôm nữa con sẽ biết tin tức. Nhưng con phải giữ bí mật. Nói rồi, vụt một cái biến mất.
    Ba hôm sau, ở thôn An Vinh có một đám ma của một bà lăo. Bà lăo nhà nghèo, góa bụa, sống với vợ chồng người con gái làm nghề nông. Khi Bùi Thị Xuân được tin, t́m đến th́ việc chôn cất đă xong. Biết bà lăo đây chính là thầy ḿnh, nhưng nhớ lời thầy dặn, chỉ điếu tang như một người thường. Về nhà mới đợi lúc khuya vắng, thiết hương án nơi vườn dạy vơ mà thành phục. Nhưng chỉ để tâm tang”.

    (Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao).

    Đến nay người ta vẫn không biết lai lịch bà lăo ấy nhưng qua những chiến tích vơ công tung hoành sa trường không địch thủ của Bùi Thị Xuân th́ chắc hẳn Sư phụ lăo phụ nhân kia cũng là một tuyệt thế cao thủ ẩn danh nơi giang hồ (theo cụ Bùi Sơn Nhi ở Xuân Ḥa th́ đó là bà cao tổ của ông Hương mục Ngạc, một vơ sư trứ danh ở An Vinh, thời Pháp thuộc).


    Với những chiến tích vơ công tung hoành sa trường không địch thủ của Bùi Thị Xuân th́ chắc hẳn Sư phụ lăo phụ nhân kia cũng là một tuyệt thế cao thủ ẩn danh nơi giang hồ. (Ảnh chụp màn h́nh Youtube)
    Theo gương Trưng chúa, trai anh kiệt mới xứng thành đôi
    Trưng Nữ Vương khi xưa khởi sự có dưới tay một đạo quân các nữ tướng nữ binh hết sức tinh nhuệ làm khiếp vía quân thù. Hơn ngh́n năm sau ở đất Tây Sơn nay lại có Bùi Thị Xuân muốn học theo Trưng chúa, thế nên ông Trời cũng an bài cho bà thành lập một đạo quân như thế:

    “Một hôm Bùi Thị Xuân ở ngoài về, t́nh cờ thấy đứa ở gái dùng hai chiếc đũa bếp làm kiếm múa. Múa đúng bài bản phép tắc. Bùi Thị Xuân giật ḿnh! Té ra cô ả ngày ngày thấy tiểu chủ múa kiếm, bắt chước múa theo, lâu thành quen tay. Đợi cô ả múa hết bài, Bùi Thị Xuân chạy đến ôm chầm, và khen: Em giỏi, em giỏi lắm! Từ ấy cho cô ả dùng gươm thiệt mà tập. Lại rủ chị em trong xóm ai muốn học vơ học kiếm th́ ban đêm rảnh việc đến nhà, Bùi Thị Xuân dạy cho. Không mấy lúc nhà họ Bùi trở thành trường dạy vơ. Đệ tử từ năm ba người trong xóm vụt nhảy lên hàng chục, hàng vài ba chục”.
    (Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao).

    Lớp vơ gia đ́nh của Bùi Thị Xuân ai ngờ được sau này có thể cho ra ḷ những nữ tướng kiệt xuất nhất cho nhà Tây Sơn, tục gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Họ gồm có:

    Bùi Thị Nhạn (sau này là vợ vua Quang Trung);

    Nguyễn Thị Dung (vợ tướng Trương Đăng Đồ nhà Tây Sơn);

    Huỳnh Thị Cúc (nữ tướng dưới quyền Bùi Thị Xuân);

    Trần Thị Lan (sau này là vợ đô đốc Nguyễn Văn Tuyết);

    Năm người phụ nữ tài danh tụ cùng một chỗ đă làm nên kỳ tích. Họ đă cùng nhau tổ chức, huấn luyện và điều khiển một đoàn tượng binh gồm một trăm thớt voi và một đoàn nữ binh trên hai ngàn người cho nhà Tây Sơn. Ai cũng biết tượng binh chính là bảo bối trên chiến trường và uy danh của các danh tướng Tây Sơn từ Trần Quang Diệu đến Nguyễn Huệ đều là được lập nên trên bành voi chiến.

    V́ cho rằng chuyện lập gia đ́nh không quan trọng và để chuyên tâm theo nghiệp cung kiếm, nên mặc dù là người có nhan sắc, lại đă hơn 20 tuổi rồi nhưng Bùi Thị Xuân vẫn ở vậy một ḿnh. Có lẽ cũng một phần v́ xứ Tây Sơn chưa có anh tài nào đủ khả năng lọt vào mắt xanh của bà.

    Nhưng trời cao không phụ người chí lớn, Ngài chẳng những an bài cho Bùi Thị Xuân gặp gỡ và kết duyên cùng một bậc quân tử tài đức vẹn toàn mà c̣n có thể cùng bà làm nên công nghiệp hiển hách cho nhà Tây Sơn, đó là danh tướng Trần Quang Diệu:

    “Một hôm Bùi Thị Xuân cùng vài cô học tṛ đi săn ở vùng núi Thuận Ninh, xảy gặp một tráng sĩ đương đánh cùng một mănh hổ. Tráng sĩ ḿnh đầy máu me, sức đă sắp đuối. Hổ hung hăng chụp vấu. Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng, rút song kiếm xáp vào cứu tráng sĩ. Hổ bỏ tráng sĩ, đánh cùng Bùi Thị Xuân. Hổ đă lanh, tránh khỏi những nhát kiếm hiểm độc, Bùi Thị Xuân lại càng lanh hơn, tránh khỏi những cái vồ như băo như chớp, khiến mấy phen hổ chụp hụt bị té nhào. Hổ cự địch với tráng sĩ đă lâu, sức đă mỏi, nên động tác chậm dần. Cuối cùng bị một nhát kiếm nơi vai, gầm lên một tiếng bỏ chạy Bùi Thị Xuân trở lại băng bó cho tráng sĩ Hỏi tên. Đáp: - Trần Quang Diệu.

    Thoát chết, Trần yêu cầu đưa về Kiên Mỹ, nhà Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc và Bùi Thị Xuân vốn đă từng nghe tiếng nhau, nhưng chưa có dịp làm quen. Nhờ cọp theo gió, gió đưa duyên mà nên nghĩa vườn đào Bùi, Trần, Nguyễn. Rồi để cho nghĩa thêm nặng t́nh thêm thâm, Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa”.

    (Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao)


    Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa. (Ảnh: Soha)
    Tận lực pḥ tá nhà Tây Sơn, xây dựng binh nghiệp, tiến cử hiền tài
    Nh́n lại lịch sử nhà Tây Sơn từ trước lúc khởi nghĩa đến khi diệt vong, ta sẽ dễ dàng nhận ra sự đóng góp to lớn của vợ chồng Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cho triều đại này. Có thể nói không ngoa rằng họ chính là các v́ phúc tướng mà trời ban cho anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Có lẽ v́ thế mà trong 18 tướng lănh trụ cột, th́ hai vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân được anh em Tây Sơn coi như cật ruột.

    Giai đoạn tiền khởi nghĩa, bà chẳng những một tay lo việc kinh tế tài chính mà c̣n huấn luyện nghĩa quân, khai phá đồn điền, thành lập tượng binh…

    “Ở bên Phú An nay hăy c̣n một đám đất gọi là Trường Vơ, đó là nơi bà mở trường dạy vơ nghệ cho các nghĩa sĩ trong quân đội Tây Sơn.

    Thuở ấy, bà Bùi Thị Xuân c̣n là một nữ tướng trẻ tuổi, xinh đẹp. Ngoài tài năng vơ nghệ, cầm binh, huấn luyện voi rừng (nghe đâu dăy g̣ Dinh, sông Côn là băi tập voi của bà)... bà c̣n giỏi cả việc đi buôn trầu ở An Khê, có tài thuyết phục người ở miền Thượng hơn cả Nguyễn Nhạc, giỏi cả việc khai hoang, làm thủy lợi như biến ḷng một con suối khô, chỉ toàn là cát đá thành vùng đất màu mỡ "nhất đẳng điền" tên là ruộng Trại, rộng hơn hai chục hécta để lấy lúa nuôi quân…”

    (Trích: Bút Kư - Hoàng Phủ Ngọc Tường).

    Ngoài các nữ vơ sinh trường vơ của bà sau này đều là tướng lănh, chỉ huy quan trọng như đă dẫn ở trên, bỏ qua luôn cả ông chồng danh tướng - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân c̣n chứng tỏ ḿnh rất “mát tay” khi giới thiệu một số anh tài về đầu quân dưới trướng Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc. Tiêu biểu như:

    Phi Vân Báo Lư Văn Bưu nổi danh với tài kỵ xạ bách phát bách trúng và gia đ́nh truyền đời nuôi chiế

    n mă, huấn luyện ngựa chiến. Ông đóng vai tṛ quan trọng trong việc xây dựng năng lực kỵ binh Tây Sơn và lập công trong chiến dịch Thăng Long năm Kỷ Dậu.

    Lũy Tiệp tướng quân Đặng Xuân Phong gia nhập năm 1775, người Dũng Ḥa, lập công đầu trong trận Quảng Nam giết chết Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân, cùng Nguyễn Văn Tuyết trấn thủ Quảng Nam. Sau đó ông tham gia trận Phú Yên đánh bại Tống Phước Hiệp, bắn chết tướng Nguyễn Văn Hiền. Ông làm quan đến Thái phó, huyện công Tuy Viễn.

    Minh Bảo
    Last edited by dtkcamau; 31-03-2020 at 03:35 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Vị nữ tướng mang tên mùa xuân và tấm ḷng trung liệt ngh́n đời vẫn lưu truyền - Kỳ 2
    B́nh luận06:30, 29/01/20• 241 lượt xem


    Ảnh chụp Màn hình 2020-01-21 lúc 15.59.22
    Xưa nay ḷng trung nghĩa đâu chỉ là khí phách riêng của đấng nam nhi đại trượng phu... xuân này ta hăy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm ḷng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân: nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đă cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của ḿnh cho sự thành công của triều đại Tây Sơn...

    Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, dẹp yên Xiêm La
    Năm 1783, Nguyễn Vương Phúc Ánh sau nhiều trận đại bại đă quyết định đem hết tàn binh của ḿnh cầu viện Xiêm La, một đế quốc láng giềng đang thời hùng mạnh, quyết giành lại giang sơn bằng mọi giá.

    Người Xiêm vốn cũng là những kẻ cơ hội lọc lơi, đầu tiên họ vốn muốn đứng ngoài cuộc làm “ngư ông đắc lợi” cho cuộc chiến Nguyễn - Tây Sơn. Hơn nữa bên phía Nguyễn Nhạc cũng có động thái muốn ḥa hoăn với Xiêm La để rảnh tay b́nh định trong nước bởi Tây Sơn không muốn có thêm một kẻ địch mạnh. Do đó Nguyễn Nhạc đă cử sứ giả đến Bangkok gặp vua Xiêm La Rama I.

    Nhưng tháng 12 năm 1783, pḥ mă Trương Văn Đa của Tây Sơn theo lời cầu cứu của Nặc Ấn đă đem quân sang Chân Lạp tấn công viên tướng Chiêu Thùy Biện (Chao Phraya Abhaya Bhubet, Nhiếp chính vương Chân Lạp, do Xiêm ủng hộ) và đụng độ quân Xiêm ở đó. V́ thế mà vua Xiêm đă lựa chọn động binh giúp chúa Nguyễn vừa để giành lại ảnh hưởng ở Chân Lạp và vừa muốn chiếm Nam Bộ.

    Tháng 4 năm 1784, vua Xiêm Rama I phái hai tướng Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu Thùy Biện, đem hai đạo bộ binh tiến sang Chân Lạp để từ đó, mở một mũi tiến công đánh phối hợp. Tổng quân số của liên quân Xiêm Nguyễn khoảng 2 vạn người.

    “... Vào tháng 5 [lịch Xiêm, khoảng tháng 3 DL] của năm Th́n [Giáp Th́n 1785], nhà vua sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và 5.000 quân, phát lệnh tấn công và tái chiếm – không được thất bại – lănh thổ Saigon cho Ong Chiang Su [chúa Nguyễn]. Nhà vua cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái”.

    (Nguyễn Duy Chính - trích từ tài liệu lịch sử của Xiêm La).

    Tháng 7 năm 1784, thủy quân Xiêm đổ bộ lên đánh lấy Rạch Giá (thuộc đạo Kiên Giang), tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang (Cần Thơ), tiến chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít rồi chia quân đóng giữ. Xét thấy quân ít, không chống chọi được, pḥ mă nhà Tây Sơn là Trương Văn Đa cho quân lui về giữ Long Hồ. Quân Xiêm đi đến đâu cướp bóc đến đó, Nguyễn Ánh dù bất b́nh nhưng không can thiệp được v́ họ (quân Xiêm) cậy ḿnh là kẻ cứu giúp nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả chúa Nguyễn và quân Nguyễn.


    Tháng 7 năm 1784, thủy quân Xiêm đổ bộ lên đánh lấy Rạch Giá. (Ảnh chụp màn h́nh Youtube)
    Lần này kể cả Nguyễn Ánh cũng phải hối hận v́ quyết định của ḿnh:

    “Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng: “Muốn được nước phải được ḷng dân. Nay Chu Văn Tiếp đă mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia Định mà mất ḷng dân th́ ta cũng không nỡ làm. Thà hăy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”.

    (Theo: Đại Nam Thực Lục).

    Trương Văn Đa gửi tin cáo cấp về Quy Nhơn, Thái Đức Hoàng đế cử Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ dẫn quân vào đánh quân Xiêm. Đầu năm 1785, quân đội Tây Sơn đă có mặt ở miền Nam.

    Với quân số ít hơn, Nguyễn Huệ quyết định dùng chiến thuật mai phục và tập kích nhanh mạnh bằng hỏa lực lớn, là điều mà ngày nay gọi là “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”. Ông chọn khúc sông Rạch Gầm Xoài Mút làm địa điểm quyết chiến. Nguyễn Huệ tổng chỉ huy chiến dịch và trực tiếp thống lĩnh thủy binh, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân phụ trách bộ binh mai phục.

    Sau khi sắp đặt xong mọi thứ, Nguyễn Huệ cử binh đi khiêu chiến quân Xiêm. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử tướng Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối hợp; c̣n ông cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn.

    Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.

    Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, tức th́ pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Các đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào ṿng vây đă bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, băi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào giữa đoàn thuyền địch lúc bây giờ đang bị dồn lại. Dưới sự đốc chiến trực tiếp của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn thủy bộ phối hợp cùng nhau tận dụng sự chi viện của hỏa lực đại bác số lượng vượt trội trên bờ bắn xuống tiêu diệt gần như toàn bộ thủy quân Xiêm. Lục quân Xiêm trên bờ cũng bị tập kích bất ngờ bởi đạo kỳ binh do vợ chồng Bùi Thị Xuân chỉ huy. Vừa sợ hăi vừa rối loạn nên đoàn quân bộ của Xiêm - Nguyễn cũng mau chóng bị tiêu diệt, Bùi Thị Xuân với kiếm pháp tuyệt luân của ḿnh đă chém bay đầu Lục Cổn tại trận.

    Trời vừa rạng sáng, th́ chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đă bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài ngh́n tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm.

    Chính sử nhà Nguyễn dẫu không công nhận nhà Tây Sơn, nhưng vẫn phải nhận xét về cuộc chiến này như sau:

    "... Quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng th́ nói khoác nhưng trong bụng th́ sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp". (Trích: Đại Nam thực lục).


    Trời vừa rạng sáng, th́ chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đă bị quân Tây Sơn phá tan. (Ảnh: Shutterstock)
    Vỗ yên Vạn Tượng, Miến Điện kết minh
    Đoàn tượng binh do đích thân Bùi Thị Xuân lănh đạo đă trở thành lực lượng chủ lực quan trọng đem đến nhiều chiến thắng cho quân đội Tây Sơn. H́nh tượng vua Quang Trung oai dũng trên bành voi chiến trong trận công thành Thăng Long năm 1789 đă đi vào lịch sử. Và sau năm Kỷ Dậu lịch sử đó, đạo tượng binh này phải cùng với vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bôn ba vài phen để giữ yên bờ cơi cho nhà Tây Sơn.

    Sau đại thắng Thăng Long, tân hoàng đế Quang Trung và chính phủ của ông phải tập trung lập lại bang giao với nhà Thanh, xin phong vương để chính vị hiệu và tránh bị tấn công từ Trung Hoa th́ ở miền Nam lại bất ổn. Nguyễn Vương Phúc Ánh chiếm Gia Định, xây dựng lực lượng chuẩn bị đánh ra Bắc. Đế quốc Xiêm La đánh chiếm một số tiểu quốc ở Lào, cùng với Lê Duy Chỉ, em vua Lê Chiêu Thống khởi binh uy hiếp đến mặt Tây của nước ta ở Nghệ An. Có thể nói là lưỡng đầu thọ địch, nguy cơ trùng trùng.

    Tháng 6 năm Canh Tuất (1790), Trần Quang Diệu lấy được Trấn Ninh, bắt tù trưởng Cheo Nan và Cheo Kiêu, tháng 8 b́nh định được Trịnh Cao và Quy Hợp. Tháng 10, Trần Quang Diệu tấn công Vạn Tượng, buộc thủ lănh bỏ thành chạy trốn, thu được vô số chiêng, trống và vài chục thớt voi. Thừa thắng, Quang Diệu đánh thẳng đến biên giới Xiêm La, chém được Tả súy Phan Dung, Hữu súy Phan Siêu. Binh Xiêm thua chạy tán loạn. Trần Quang Diệu và Lê Trung dẹp yên biên giới, kéo binh về Tuyên Quang đánh Nùng Phúc Tân và Huỳnh Văn Đồng. Tân, Đồng chống không nổi bị chém tại trận tiền. Lê Duy Chỉ trốn không thoát cũng bị giết.

    Mùa Xuân năm Tân Hợi (1791), vua Ai Lao là Chiêu Án không chịu triều cống, Trần Quang Diệu lại được cử đem binh sang vấn tội. Trận ra quân này có nữ tướng Bùi Thị Xuân tháp tùng. Quân Ai Lao chống cự không lại, sợ hăi xin hàng. Ở lại b́nh định một thời gian, hai vợ chồng kéo binh về nước, chuẩn bị sang đánh Miến Điện. Vua Miến Điện hay tin liền sai sứ sang xin thông hiếu, từ ấy bờ cơi phía Tây cũng như phía Bắc được yên ổn.

    Một đời trung nghĩa, đến chết mới thôi
    Cũng như Khổng Minh Gia Cát Thừa tướng, một đời hiến dâng cho nhà Thục Hán nổi tiếng với câu “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” khiến cho hậu thế bao đời tán thán, nữ tướng Bùi Thị Xuân tuy là thân nữ nhi nhưng tấm ḷng trung nghĩa của bà đối với nhà Tây Sơn cũng sáng ngời sử xanh. Có thể nói cuộc đời của bà từ lúc sinh ra cho đến lúc mất là dành cho sự nghiệp Tây Sơn vậy.

    Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn bắt đầu xuống dốc không phanh. Thái sư Bùi Đắc Tuyên nhân vua c̣n nhỏ tuổi lộng quyền, hăm hại trung thần, vận nước ngày càng suy yếu đến nỗi đánh mất cả kinh đô Phú Xuân.

    Mùa xuân năm 1802, vua Cảnh Thịnh sai em là Nguyễn Quang Thùy vào trấn giữ Nghệ An, c̣n tự ḿnh cầm quân đi đánh chiếm lại Phú Xuân. Trong chiến dịch này, Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá. Lịch sử gọi trận đánh này là trận đánh lũy Trấn Ninh.


    Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá. (Ảnh chụp màn h́nh Youtube)
    Cùng sự canh tân quân đội học tập từ Tây Phương và các quân tướng tôi luyện qua nhiều năm chiến đấu, quân nhà Nguyễn giờ đây không yếu ớt như xưa nữa, mà đă trở thành một đạo quân rất hùng mạnh. Quân Tây Sơn tiến công cả ngày đêm nhưng không xuyên nổi pḥng tuyến quân Nguyễn. Thấy t́nh thế ngày càng bất lợi, Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh thẳng từ sáng đến chiều vào lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Vương Phúc Ánh đang cố thủ, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp, làm cho quân tướng và cả Nguyễn Vương cũng nao núng. Nhưng trời không chiều người, những tưởng có thể chuyển bại thành thắng th́ ngay lúc đó tướng Nguyễn Văn Trương đă phá tan thủy binh Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng B́nh), cướp được hầu hết tàu thuyền, tướng giữ cửa biển Nguyễn Văn Kiên cũng đă đầu hàng. Đội quân của bà dưới áp lực đó đă hốt hoảng bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy, vua Cảnh Thịnh cũng đành hạ lệnh cho lui binh. Bùi Thị Xuân khuyên vua cố đánh tiếp nhưng không được. Bấy giờ chồng bà là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng không thể giữ Quy Nhơn, đưa quân theo ngả thượng đạo ra Nghệ An để hội với vua Tây Sơn lo việc chống giữ. Vừa đến huyện Hương Sơn th́ được tin thành Nghệ An đă bị hạ. Được mấy hôm, cả hai vợ chồng đều bị bắt.

    Vốn đă nhiều phen khốn đốn với tài cầm quân của hai vợ chồng bà, sau khi chiêu hàng Trần Quang Diệu không xong, Nguyễn Vương đă ra lệnh chém đầu Trần Quang Diệu, riêng Bùi Thị Xuân và con gái bị nhà Nguyễn xử bằng h́nh phạt tàn khốc nhất... voi dày. Vậy là kết thúc một cuộc đời của vị nữ tướng lẫy lừng nhất nước Nam ta từng có từ sau thời Hai Bà Trưng.

    Trích tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère:

    “Đứa con gái trẻ của bà (Bùi Thị Xuân), một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nh́n mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!... Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lơa lồ. Và bà rất b́nh thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật ḿnh lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau mông con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ ṿi quấn lấy bà tung lên trời... Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy ṿng quanh pháp trường, rống to lên những tiếng đầy sợ hăi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo… Bùi Thị Xuân chết rồi, bọn lính bèn lấy dao cắt lấy tim gan, thịt ở cánh tay bà mà ăn sống, v́ muốn được can trường như bà”.

    (Việt Sử tân biên - Phạm Văn Sơn).


    Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau mông con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ ṿi quấn lấy bà tung lên trời... (Ảnh chụp từ màn h́nh Youtube)
    Lời kết
    Con người sinh ra hầu như ai cũng cầu cho bản thân được sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, vinh thân ph́ gia và chắc chắn không ai muốn đầu rơi máu đổ, thịt nát xương tan cả. V́ thế mà hàng tỷ người trên trái đất này mới là những người b́nh thường. V́ thế mà nhân loại đông đúc thế mà qua nhiều năm lại có không mấy những anh hùng thật sự, đến lúc chết vẫn một thân đầy hạo nhiên chính khí, làm cho chính kẻ thù cũng phải khâm phục và khiếp sợ.

    Và cũng v́ thế mà lời nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” của Trần B́nh Trọng và bài thơ Chính Khí Ca của Văn Thiên Tường dẫu qua mấy trăm năm vẫn làm trái tim bao người ái quốc phải rung lên v́ khâm phục.

    Và giờ đây, sau Bảo Nghĩa Vương mấy trăm năm lại có một người phụ nữ mà trước cái chết tàn khốc nhất đang đợi ḿnh và con thơ lại c̣n có thể làm cho kẻ thù kinh hăi và tôn trọng. Trong lịch sử có lẽ chưa có ai làm được thế, chỉ có mỗi một Bùi Thị Xuân mà thôi. Bỏ qua hết những búa ŕu công tội của sử gia phe chiến thắng, ta chỉ thấy một tấm ḷng trung nghĩa chói lọi đến ngày nay của một nữ kiệt vô song, đáng kính thay. Quả đúng là:

    Cân quắc do tư báo quốc cừu
    Khả liên di hận phó đông lưu
    Dạ lan mỗi độc Tây Sơn sử
    Phảng phất phương dung hiện án đầu.

    (Vịnh phu nhân Bùi Thị Xuân- Nguyễn Bá Huân (1853- 1915))

    Dịch thơ:

    Phận gái lo tṛn chuyện nước non
    Thương thay mối hận chảy về đông
    Đêm khuya lần đọc Tây Sơn sử
    Phảng phất dung nhan trước án c̣n.

    (Bản dịch của Việt Thao).

    Minh Bảo
    Last edited by dtkcamau; 31-03-2020 at 03:35 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Câu chuyện lấy đức trị quốc của vua Lư Thánh Tông
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 28/03/20• 195 lượt xem


    Lư Thánh Tông (1054 - 1072) là vị minh quân thứ ba của nhà Lư, tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, mẹ là Kim Thiên Thái hậu họ Mai…

    Ông là người văn vơ kiêm toàn, anh minh đức độ, dưới thời đại của Lư Thánh Tông đất nước hùng mạnh, mở mang lănh thổ, xây dựng Văn Miếu, xiển dương Phật Pháp. Ông c̣n là một vị vua nổi danh nhân hậu và đức độ, tấm ḷng thương dân của Lư Thánh Tông đến nay vẫn c̣n được sử sách lưu truyền.


    Văn Miếu Quốc Tử Giám xây dựng dưới thời vua Lư Thánh Tông. (Ảnh: shankar s. - Flickr/CC BY 2.0)
    Sách Đại Việt sử kư toàn thư chép:

    “Ất Mùi, Long Thụy Thái B́nh năm thứ 2 [1055], mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn c̣n rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rơ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ v́ gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa”.

    Sách Đại Việt sử lược (khuyết danh) c̣n ghi một câu mà Toàn thư có lẽ chép thiếu trong câu chuyện trên:

    “Năm nay - năm Ất Mùi, trong cơi được miễn tiền thuế một nửa”. Giáp Th́n, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 6 [1064] Mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như ḷng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào h́nh pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ ǵ tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm".

    Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 [1070] Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo”.

    (Theo: Đại Việt sử kư toàn thư)


    Lư Thánh Tông là một vị vua nổi danh nhân hậu và đức độ. (Ảnh: Wikimedia Commons)
    Lời bàn:
    Lư Thánh Tông thấm nhuần ḷng từ bi của nhà Phật nên lấy đức nhân làm gốc để gây dựng triều đại của ḿnh, lại dùng “vương đạo trị quốc” nên quân đội Đại Việt tung hoành vô địch, khắp cơi văn vật thịnh trị là điều tất nhiên. Thêm vào đó, các hoàng đế triều Lư trị v́ cũng thi hành nhân nghĩa giáo hóa mà rất ít giết chóc nên 800 năm sau khi vong quốc con cháu vẫn c̣n khói hương thịnh vượng cho đến măi ngày nay. Cổ nhân có câu “nhân giả vô địch” (người nhân th́ không có kẻ địch) thật chí lư lắm thay.

    Sử thần Ngô Sĩ Liên đă nhận xét rất xác đáng về vua Lư Thánh Tông như sau:

    “Xót thương v́ h́nh ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết v́ đói rét, cấp cho chiếu chăn, ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc h́nh ngục hoặc có kẻ v́ nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn th́ xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn th́ ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một ḷng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rơ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam b́nh Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền”.

    *Nguồn ảnh đại diện: http://truetech.com.vn.

    Minh Bảo

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Trí huệ của Lư Nhân Tông về lẽ sinh tử
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 31/03/20• 134 lượt xem


    Lư Nhân Tông (1066 –1128) ở ngôi 56 năm, là vị vua trị v́ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới sự sửa trị của ông, vinh quang của quốc gia Đại Việt đă lên đến đỉnh cao. (Ảnh chụp video - Vua Lư Nhân Tông)
    Lư Nhân Tông, một người mộ Phật tôn Nho, với đạo đức bản thân to lớn như cái tên của ḿnh: Càn Đức - đức lớn của trời, đă đạt đến trí huệ và sự minh triết hiếm có về đạo sinh tử, chạm đến cửa ngơ siêu thường của vạn vật và tự nhiên...

    Lư Nhân Tông (1066 –1128) ở ngôi 56 năm, là vị vua trị v́ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới sự sửa trị của ông, vinh quang của quốc gia Đại Việt đă lên đến đỉnh cao. Nếu các tiên đế khác nổi danh với ḷng nhân ái khoan ḥa, th́ Lư Nhân Tông c̣n nổi tiếng hơn bởi tài kinh bang tế thế. Chiếu chỉ cuối cùng của ông thể hiện lời trăn trối đầy trí huệ và minh triết của một bậc minh quân ái quốc.

    “Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy ǵ làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế... làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hăi. Đă 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, c̣n phải thương khóc làm ǵ?" “…Việc tang th́ chỉ ba ngày là bỏ áo trở, nên thôi thương khóc. Việc chôn th́ nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế. Than ôi! mặt trời đă xế, tấc bóng khó dừng, từ giă cơi đời, ngh́n thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thực ḷng kính nghe lời trẫm, bảo rơ cho các vương công, bày tỏ cho hết trong ngoài"...

    (Theo: Đại Việt sử kư toàn thư).

    Lời bàn:
    Người đời ai cũng sợ chết, lại nhầm tưởng coi đó là sự chấm dứt vĩnh viễn quá tŕnh sinh mệnh. V́ thế mà ai cũng luôn cố lưu lại dấu ấn của ḿnh bằng nhiều cách. Kẻ th́ làm đám tang to lớn dài ngày, người th́ xây lăng to đắp mộ lớn, người th́ đắp sinh từ, sai dựng tượng thắp hương, cúng bái đêm ngày. Tất cả chẳng qua chỉ là phí công vô ích, v́ mê đắm cái danh lợi mà uổng đi công nghiệp bản thân cả đời gây dựng nên, có khi c̣n bị hậu thế chê cười.

    Lư Nhân Tông, một người mộ Phật tôn Nho, với đạo đức bản thân to lớn như cái tên của ḿnh: Càn Đức - đức lớn của trời, đă đạt đến trí huệ và sự minh triết hiếm có về đạo sinh tử, chạm đến cửa ngơ siêu thường của vạn vật và tự nhiên. Điều này đă giúp ông chỉ trong khoảnh khắc mà trở nên siêu việt hơn những bậc đế vương cùng thời và bất tử cùng dân tộc. Phải chăng nhờ những bậc thiên tử đức độ như vậy mà giang sơn nhà Lư kéo dài măi hơn 200 năm? đáng suy ngẫm lắm thay.

    Minh Bảo

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Những điều kỳ diệu đă làm nên ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (938 - 981 - 1288). Kỳ 1
    B́nh luậnTâm Thanh • 06:30, 29/12/19• 370 lượt xem

    P1


    Đất nước ta có nhiều kỳ quan cùng địa thế hiểm trở hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó cũng là những bảo vật trấn quốc đă góp phần to lớn vào những chiến công oanh liệt chói ngời sử sách. (Ảnh: baomoi.com)

    Đất nước ta có nhiều kỳ quan cùng địa thế hiểm trở hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó cũng là những bảo vật trấn quốc đă góp phần to lớn vào những chiến công oanh liệt chói ngời sử sách. Sông Bạch Đằng là một trong những nơi như thế. Đây cũng là nơi duy nhất ba lần ghi dấu đại thắng của thủy binh Đại Việt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Góp phần làm nên những chiến công hào hùng trên con sông này, ngoài sự anh dũng chiến đấu của quân dân và tài cầm binh của các thống soái th́ vẫn c̣n đó những nhân tố kỳ diệu trong dân gian...

    Kỳ 1: Bố Cái Đại Vương hiển thánh giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
    Sơn hà hiểm yếu trời kia đặt, hào kiệt công danh đất ấy từng...
    Sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng Giang (chữ Hán: 白藤江) c̣n mang tên Nôm giản dị là Sông Rừng, hiệu là sông Vân Cừ. Nó là một con sông nằm giữa thị xă Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Pḥng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, nằm trong hệ thống sông Thái B́nh.

    Sông rộng hơn 2 dặm, có nhiều núi cao và nhiều nhánh sông đổ về. Tính từ thượng lưu nối với sông Đá Bạc đến cửa Nam Triệu. Phía trên, sông Bạch Đằng tiếp nước sông Đá Bạc từ Lục Đầu qua sông Kinh Thầy đổ xuống và các ḍng nước sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn, c̣n có dăy núi đá vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch, thung lũng... Phía tả ngạn có sông Khoai, sông Xinh đổ về. Hạ lưu sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc thủy triều dâng, mặt sông mênh mông trải rộng vài km. Ḷng sông vừa rộng vừa sâu trung b́nh khoảng 8m -> 11m, có chỗ sâu tới 16m và cửa sông giáp biển cũng sâu 13m -> 14m. Độ chênh lệch giữa mức nước lên cao nhất và mức nước xuống thấp nhất vào kỳ nước cường từ 2m5 -> 3m2 và vào kỳ nước kém 0,5m -> 1m, Bạch Đằng giang ào ào chảy xuôi ra biển. Với chế độ nhật triều, thời gian từ khi nước triều lên cho đến lúc xuống chỉ trong ṿng một ngày. (1)


    Sông Bạch Đằng ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)
    V́ sông lớn và chế độ thủy triều đầy nguy hiểm, nên dân gian đến nay c̣n truyền câu:
    “Con ơi, nhớ lấy lời cha.
    Nước lên, gió bấc chớ qua sông Rừng”.

    Nguyễn Trăi cũng từng viết trong Dư Địa Chí :
    “Sông Vân Cừ rộng 2 dặm 69 trượng, sâu 5 thước, trên có núi cao chót vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận chân trời, thật là nơi hiểm yếu. Nước ta khống chế kẻ Bắc, sông này là chỗ cổ họng”.

    Sông Bạch Đằng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy vùng Đông Bắc nước ta, và nối liền với con đường biển trọng yếu giữa nước ta và Trung Quốc. Phía trong là bờ biển, phía ngoài là một loạt các đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long ngăn cách với biển cả, thuận lợi cho tàu thuyền đi lại. Từ điểm trọng yếu ấy mà các triều đại phương Bắc từ trước cho đến măi sau này đều nghiên cứu kỹ lưỡng đường thủy an toàn này từ Quảng Đông (Trung Quốc) xuyên qua vịnh Quảng Ninh vào hệ thống sông Bạch Đằng, rồi nhanh chóng hội quân với kỵ binh ở đất liền, đồng thời nhờ vào những ḥn đảo lớn nhỏ che chắn chúng sẽ tránh được các cơn băo và thẳng tiến vào Thăng Long nước ta. Chúng đặt tên cho con đường biển xâm lược này là Đông Kênh. (2)

    Tiễu trừ Kiều nghịch tặc, Ngô chúa chống ngoại xâm...
    Ngô Quyền sinh ngày 12/3/897, trong một ḍng họ hào trưởng ở châu Đường Lâm. Ông được dân gian ca ngợi là: “Bậc anh hùng tuấn kiệt, trí dũng”. Điều kỳ diệu ở Ngô Quyền là khi mới sinh ra có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng. Ngô Quyền lớn lên khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng. (3)


    Ngô Quyền khi mới sinh ra có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng. Ngô Quyền lớn lên khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.
    Năm 937, Dương Đ́nh Nghệ bị tướng của ḿnh là Kiều Công Tiễn giết để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền là con rể của Dương Đ́nh Nghệ, ông liền tập hợp lực lượng kéo quân ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn để trị tội phản chủ. Kiều Công Tiễn sợ hăi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Trong khi ấy, Kiều Công Chuẩn (con Kiều Công Tiễn) không đồng t́nh với kế sách của cha, bí mật sai Kiều Công Hăn mang thư cấp báo cho Ngô Quyền rơ t́nh h́nh quân Nam Hán sắp kéo sang. Ngô Quyền quyết định nhanh chóng: trước giết Kiều Công Tiễn, sau chuẩn bị đối phó quân Nam Hán. V́ được tin mật báo nhanh và hành động quyết đoán, khi quân Nam Hán chưa kịp kéo sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đă giết được Kiều Công Tiễn rồi.

    Hào kiệt dâng kế lạ, Bắc quân hết đường về...
    Sách An Nam chí lược của Lê Tắc viết rằng:
    “Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán” .

    Đại Việt sử kư toàn thư cũng chép:
    “Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói: "Nay mưa dầm đă mấy tuần, đường biển th́ xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến". Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào.” (4)

    Kiều Công Hăn thấy Ngô Quyền lo quân ít, định chiêu mộ thêm quân để chống giặc, ông bèn khuyên rằng:

    “Nam Hán mạnh về thủy chiến, nếu sang nước ta tất đi đường biển, nhất định sẽ vượt qua sông Bạch Đằng để vào Đại La. Ta nên bày trận đánh chúng ngay trên sông Bạch Đằng”.

    Ngô Quyền khen kế đó hay, liền nghĩ đến địa thế hiểm yếu của thiên nhiên mà bày ra thế trận cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt giặc.

    Sử chép:

    “Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng:
    Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính c̣n mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đă chết, không có người làm nội ứng, đă mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức c̣n khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không pḥng bị trước th́ thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc th́ sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào thoát ra”. (5)


    Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc th́ sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào thoát ra. (Ảnh qua news.zing.vn)
    Một lời khuyên của thức giả có khi đáng giá hơn sức mạnh của trăm vạn hùng binh. V́ thế trong chiến công đánh thắng quân Nam Hán, công đầu nên kể đến Kiều Công Hăn, một vị hào kiệt đầy mưu lược và lương thiện chính trực hiếm có trong lịch sử. Dù biết ông nội của ḿnh là Kiều Công Tiễn sẽ bị Ngô Quyền giết nhưng v́ đại nghĩa ông vẫn đặt quốc gia và bách tính lên trên gia đ́nh. Có thể nói ḷng lo lắng cho nước nhà và tầm nh́n sáng suốt của ông đă tạo nên nguồn cảm hứng để Ngô Quyền thực hiện thành công trận phục kích lưu danh thiên cổ này.

    Trời giúp trang hảo hán, pḥ vua cứu dân lành...
    Tuy đă có mưu sâu kế lạ, quân tướng đang khí thế ngút trời và được ḷng dân, nhưng để Ngô Quyền thực hiện thành công chiến lược “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” kia th́ ḷng người là cần nhưng chẳng thể thiếu ư Trời và những yếu tố khác. Ví như để có thể dụ địch đến băi cọc đă đóng mà không bị phát lộ th́ phải nắm thật vững quy luật thủy triều theo từng giờ và tính toán đúng thời điểm để khi thuyền địch tới băi cọc rồi, thủy triều mới rút; có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm. Nhưng nắm được quy luật của thiên nhiên mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải có sự liên lạc hiệu quả để hiệp đồng tác chiến của một đoàn quân thủy có quy mô lớn. Muốn làm được như vậy th́ tướng lĩnh phải tài năng, quân lính phải khí thế, kinh nghiệm thực chiến cần phong phú, kiến thức về địa h́nh, địa vật phải chắc, quân kỷ phải nghiêm minh...

    Nhưng có lẽ Ngô Quyền sinh ra là chân mệnh thiên tử, người mang sứ mệnh giải thoát cho dân Nam khỏi ách đô hộ ngh́n năm của phương Bắc và làm nên lịch sử ngay tại ḍng sông này. Nên ông Trời đă khéo an bài sắp đặt mọi nhân tố cần thiết cho ông từ trước.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Những điều kỳ diệu đă làm nên ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (938 - 981 - 1288). Kỳ 1
    B́nh luậnTâm Thanh • 06:30, 29/12/19• 370 lượt xem

    P2





    Để dụ địch đến băi cọc đă đóng mà không bị lộ cần nắm thật vững quy luật thủy triều theo từng giờ và tính toán thời điểm sao cho tới băi cọc rồi, thủy triều rút; thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm. (Ảnh: Pexels)
    Năm 938, khi Ngô Quyền về vùng ven biển Đông Bắc (An Dương) chiêu mộ lực lượng chuẩn bị đối phó với quân Nam Hán xâm lược, th́ được các thanh niên địa phương hết ḷng hỗ trợ, có thể kể đến: Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận, ba anh em họ Lư ở làng Hoàng Pha (nay thuộc xă Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Pḥng) là Lư Minh, Lư Khả, Lư Bảo... cùng hàng trăm trai tráng quanh vùng. Họ đều là những người dân ven biển, sống bằng nghề sông nước nên lập tức được trọng dụng ngay. Nguyễn Tất Tố c̣n trở thành gia tướng cho Ngô Quyền.

    Cũng cần nói thêm, Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận vốn sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển, họ bơi lội giỏi, tinh thông vơ nghệ và am hiểu tường tận sông nước Bạch Đằng. Thanh niên trai tráng trong làng theo chân họ vốn từ nhỏ cũng sống bằng nghề chài lưới. Đây chính là nhân tố cuối cùng mà Ngô Quyền cần: một đạo thủy quân thiện chiến và các tướng lănh thông thuộc địa h́nh địa phương.

    Nguyễn Tất Tố xin được t́nh nguyện làm người nhử quân giặc vào trận địa cọc. Ông nói rằng:

    “Vùng sông nước này tôi rất quen thuộc, biết được lúc nào th́ nước lên nước xuống, nay muốn giặc mắc bẫy th́ chỉ có cách dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến, chọn đúng thời khắc thích hợp th́ giả thua bỏ chạy. Bọn giặc vốn kiêu ngạo tưởng quân ta thất thế tất sẽ hùng hổ đuổi theo; ta sẽ dụ chúng vào bẫy cọc, đến khi nước rút nhanh, th́ thuyền chiến của chúng như những con cá mắc cạn. Lúc đó sợ ǵ mà không phá được giặc”.

    Ngô Quyền mừng lắm bèn giao cho Nguyễn Tất Tố một đội thuyền nhỏ cùng với Đào Nhuận, ba anh em họ Lư đi thám sát, thăm ḍ con nước, các nhánh sông, cồn g̣, băi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch, bờ băi quanh hai bờ sông Bạch Đằng để bố trí quân mai phục, che giấu thuyền bè, đẵn gỗ đóng cọc. Họ phải hoàn thành nhiệm vụ “Đánh thật mà giả, giả như thất trận thật”. Ngô Quyền quyết định chọn khúc hạ lưu sông Bạch Đằng làm nơi phục binh. Ông lệnh cho các tướng điều động quân dân vào rừng chặt cây làm cọc. Bấy giờ vào cuối năm 938, mưa dầm dề nhiều ngày, quân dân hăng hái lặn lội mưa rét ngày đêm vận chuyển hàng ngh́n hàng vạn cây lim, sến, táu… rồi vạt nhọn, bịt sắt, cắm xuống ḷng sông; chỉ hơn một tháng là mọi việc hoàn thành.

    để có tBấy giờ vào cuối năm 938, mưa dầm dề nhiều ngày, quân dân hăng hái lặn lội mưa rét ngày đêm vận chuyển hàng ngh́n hàng vạn cây lim, sến, táu… rồi vạt nhọn, bịt sắt, cắm xuống ḷng sông; chỉ hơn một tháng là mọi việc hoàn thành.hể dụ địch đến băi cọc đă đóng mà không bị phát lộ th́ phải nắm thật vững quy luật thủy triều theo từng giờ và tính toán đúng thời điểm để khi thuyền địch tới băi cọc rồi, thủy triều mới rút; có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.


    Bấy giờ mưa dầm dề nhiều ngày, quân dân lặn lội mưa rét ngày đêm vận chuyển ngh́n vạn cây lim, sến, táu… rồi vạt nhọn, bịt sắt, cắm xuống ḷng sông; chỉ hơn một tháng là mọi việc hoàn thành. (Ảnh qua news.zing.vn)
    Thuận theo ư trời, Bố Cái Đại Vương hiển thánh phù trợ
    Không những là sự giúp sức của quân và dân, ư trời c̣n khiến cho thần linh sở tại trợ giúp Ngô Quyền hoàn thành công nghiệp này. Theo sách Việt Điện U Linh, phần Lịch Đại Đế Vương, chương Bố Cái Đại Vương đă thuật lại chuyện Phùng Hưng hiển linh trợ giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán như sau:

    “Vương vừa mới mất đă hiển linh, thường ở trong thôn dân hiện h́nh thành thiên xa vạn mă phi đằng trên gia ốc, trên cổ thụ; chúng nhân trông lên thực như đám mây ngũ sắc, lại nghe thấy ti trúc, quản huyền giao hưởng trên không trung, tiếng hô hoán, tiếng cờ trống vơng kiệu vọng lên nghe thấy phân minh giữa ban ngày. Phàm trong ấp có tai nạn hoặc việc vui mừng th́ Ấp trưởng trong đêm đă thấy có dị nhân báo cáo trước; chúng phục là thần, lập đền phía tây Đô phủ mà phụng sự, phàm có việc trộm cướp, việc hồ nghi th́ đại thể tề tựu trước đền mà bái yết thần, vào trong đền mà minh thệ, lập tức thấy họa phúc. Nhà thương mại đem lễ đến đền cầu lợi hậu đều có linh ứng; thôn dân gặp phải mưa dầm hay đại hạn; cầu đảo liền được như ư. Mỗi năm xă đến ngày tạ lễ, người đến đông như rừng như biển, bánh xe dấu ngựa đầy đường; miếu mạo nguy nga, hương đèn chẳng dứt."

    "Thời Tiền Ngô chúa kiến quốc, Bắc binh nhập khẩu, Tiên chúa đă lo, nửa đêm hốt nhiên mộng thấy một ông già đầu bạc, y quan nghiêm nhă, tay cầm quạt lông, chống gậy trúc, tự xưng tính danh rằng: “Ta lănh thần binh vạn đội, sẵn sàng mai phục chỗ yếu hại, chúa công tức tốc tiến binh chống cự, đă có âm trợ, chớ lo phiền chi cả”.

    "Đến khi tiến binh trên Bạch Đằng, quả thấy trên không có tiếng xe ngựa. Trận ấy quả được đại tiệp. Tiên chúa lấy làm lạ, chiếu kiến lập miếu điện, trang nghiêm hơn xưa, lại sắm thêm quạt lông, cờ hoàng đạo, chiêng đồng, trống đại, rồi làm lễ thái lao, con hát đến làm lễ tạ. Lịch triều theo đó dần dần thành ra cổ lễ”...


    Tượng thờ Phùng Hưng tại đền thờ ông ở quê hương-làng Cam Lâm xă Đường Lâm thị xă Sơn Tây Hà Nội. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 3.0)
    Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm...
    Lại nói về Lưu Cung nghe Kiều Công Tiễn cầu cứu nên nhân cơ hội này muốn chiếm lấy Giao Chỉ. Ông ta liền phong cho con ḿnh là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn, c̣n Lưu Cung đóng ở Hải Môn để làm viện binh. Trước đó Lưu Cung hỏi kế Sùng Vân Sứ là Tiêu Ích. Tiêu Ích nói: “Nay mưa dầm đă mấy tuần, đường biển lại nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến”. Vua Nam Hán nôn nóng nên không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào.

    Khi quân Hoằng Tháo vừa vượt biển tiến vào mạn sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lệnh đội thuyền chiến nhỏ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy đánh mạnh vào thuyền giặc, khiến giặc bất ngờ. Hoằng Tháo thấy đoàn thuyền Việt “nhỏ như những lá tre”, sao có thể chống lại những con thuyền to lớn dũng mănh này được. Hắn tự đắc thúc chiến, và đó cũng là lúc đội thuyền Nguyễn Tất Tố vờ thua bỏ chạy, làm cho địch tưởng thật, ồ ạt đuổi theo, tiến vào băi cọc mà không hề hay biết.

    Khi quân Hoằng Tháo vừa vượt biển tiến vào mạn sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lệnh đội thuyền chiến nhỏ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy đánh mạnh vào thuyền giặc, khiến giặc bất ngờ.
    Khi quân Hoằng Tháo vừa vượt biển tiến vào mạn sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lệnh đội thuyền chiến nhỏ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy đánh mạnh vào thuyền giặc, khiến giặc bất ngờ. (Ảnh: hoangthanhthanglong. vn)
    Bấy giờ nước sông bắt đầu rút nhanh. Đây chính là giờ phút quyết định, Ngô Quyền dốc toàn lực ra đánh: tả ngạn có Dương Tam Kha, hữu ngạn là Ngô Văn Xương và Đỗ Cảnh Thạc phục sẵn hai bên bờ để phối hợp thủy quân đánh tạt sườn địch, sẵn sàng diệt địch khi chúng chạy tràn lên bờ. Ở phía thượng nguồn, từ cửa biển ngược lên không xa, một đạo quân chủ lực do Ngô Quyền chỉ huy phục sẵn chặn đường lui của địch. Quân Nam Hán hỗn loạn, khi chúng tháo chạy th́ bị những bè lửa ngùn ngụt cháy lao đến thiêu đốt, phần th́ bị cánh quân Nguyễn Tất Tố quay lại đánh. Sự phối hợp nhịp nhàng, theo đúng kế hoạch của quân ta khiến quân Nam Hán đại bại, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng tại trận. Trận Bạch Đằng diễn ra nhanh gọn, triệt để đến mức độ vua Nam Hán đóng quân sát biên giới mà không kịp tiếp ứng, chỉ biết thương khóc con và rút quân về.

    Lưu Cung v́ muốn mở rộng bờ cơi mà chủ quan. Nếu nghe theo lời Tiêu Ích cử người đi thám thính trước th́ có thể sẽ phát hiện dân quân Đại Việt đang ngày đêm chặt cây, vận chuyển, đóng cọc dưới sông… th́ y sẽ có kế hoạch khác, và kế hoạch của Ngô Quyền cũng sẽ thay đổi theo, Hoằng Tháo cũng không bị chết thảm như vậy. Nhưng lịch sử không có chữ “nếu”, v́ Ngô Quyền có mệnh là chân Chúa trời Nam, được ư Trời và ḷng người dựa vào, nên Lưu Cung phải thua âu cũng là chuyện dễ hiểu.

    Cuộc chiến diễn ra và kết thúc chỉ trong ṿng một ngày, gần như toàn bộ quân địch bị tiêu diệt, chủ tướng bị chém chết tại trận. Có thể nói đây là trận đánh thần tốc với hiệu quả cao vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm nước ta. Nó đă đặt dấu chấm hết cho nền thống trị 1000 năm Bắc thuộc. Mùa xuân Năm Kỷ Hợi 939 (cách năm Kỷ Hợi 2019 của chúng ta đúng 1080 năm), Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa, xưng là Ngô Vương, xây dựng nhà nước tự chủ, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô, sử sách gọi ông là Tiền Ngô Vương.

    Sách Đại Việt Sử kư Toàn thư chép rằng:

    “Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sách Việt sử tiêu án chép: Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đ́nh, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành”.

    Tuy chưa xưng Đế, nhưng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương là vô cùng quan trọng trong lịch sử nước nhà, đúng như sử gia Ngô Th́ Sĩ nhận xét:

    “Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đ́nh Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước Nam dễ như móc túi vậy. Nếu không có một trận đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, th́ cái t́nh h́nh ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lư, Trần c̣n phải nhờ dư liệt ấy. Vơ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm ngh́n đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi”. (6)

    Thế mới nói, mùa xuân năm 939 là mùa khai sinh ra nước Đại Việt vậy, quả đúng là:

    “Kiền khôn bĩ rồi lại thái
    Nhật nguyệt hối rồi lại minh
    Muôn thuở nền thái b́nh vững chắc
    Ngh́n thu vết nhục nhă sạch làu”...
    (B́nh Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trăi).

    Tâm Thanh

    Chú thích:
    (1): Báo Quảng Ninh
    (2): Wikipedia
    (3): Đại Việt sử kư toàn thư (ngoại kỷ), quyển 5
    (4), (5): Đại Việt sử kư toàn thư
    (6): Việt sử tiêu án - Ngô Th́ Sĩ

    Sách tham khảo:
    Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kư toàn thư, Việt Nam quốc sử khảo, Lịch sử cổ Đại Việt.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Những điều kỳ diệu đă làm nên ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (938 - 981 - 1288). Kỳ 2
    B́nh luậnTâm Thanh • 11:30, 30/12/19• 164 lượt xem


    Lê Đại Hành Giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cơi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được. (Ảnh: viettoon.net)

    Đất nước ta có nhiều kỳ quan cùng địa thế hiểm trở hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Đó cũng là những bảo vật trấn quốc đă góp phần to lớn vào những chiến công oanh liệt chói ngời sử sách. Sông Bạch Đằng là một trong những nơi như thế. Đây cũng là nơi duy nhất ba lần ghi dấu đại thắng của thủy binh Đại Việt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Góp phần làm nên những chiến công hào hùng trên con sông này, ngoài sự anh dũng chiến đấu của quân dân và tài cầm binh của các thống soái th́ vẫn c̣n đó những nhân tố kỳ diệu trong dân gian...

    Kỳ 2: Lê Hoàn bắt sống tướng giặc trên sông Bạch Đằng năm 981
    Bạch Đằng giang
    Kinh quán sơn hà thảo mộc xuân,
    Hải triều húng húng thạch lân tuân.
    Thuỳ tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp,
    Bán tại quan hà bán tại nhân.
    Dịch nghĩa:
    Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
    Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
    Sự nghiệp Trùng Hưng ai để biết,
    Nửa do sông núi, nửa do người.
    (Nguyễn Sưởng).

    Tiếng sét đánh mau, che tai không kịp...
    Tháng 11/979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn trong một đêm uống rượu ngủ say ở ngoài cung đ́nh, đă bị kẻ bề tôi là Đỗ Thích sát hại. Vua Tống nghe lời tâu của Hầu Nhân Bảo: “An Nam quận vương cùng con trai là Đinh Liễn bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy; nếu bỏ qua lúc này mà không mưu tính, sợ lỡ cơ hội”, vả lại tể tướng Lư Đa Tốn cũng dâng kế “Tiếng sét đánh mau, che tai không kịp”. Kết quả là Tống Thái Tông quyết định ngay việc đưa quân sang đánh Đại Cồ Việt.

    Năm 980, bộ chỉ huy quân Tống được thành lập: Tổng chỉ huy Hầu Nhân Bảo, phó tổng chỉ huy Tôn Toàn Hưng, cùng một loạt tướng lĩnh khác như Lưu Trừng, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, tất cả các cánh quân thủy bộ bốn hướng được lệnh lên đường ngay.

    Tin dữ được cấp báo về Hoa Lư, vua nhà Đinh là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi kế vị dưới sự nhiếp chính của Dương thái hậu và tướng quân Lê Hoàn.

    Rồng vàng hộ thân, chân long thiên tử...
    Lê Hoàn (941 – 1005) người ở xă Trường Yên (Ninh B́nh), cha là Lê Mịch, mẹ tên Đặng Thị. Tương truyền khi mới có thai, mẹ ông chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đă kết hạt, bèn lấy chia cho mọi người, c̣n ḿnh th́ không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào. Đến khi sinh ra Lê Hoàn, bà hiểu ra, bèn nói với mọi người rằng: "Thằng bé này lớn lên, ta sợ không kịp hưởng lộc của nó".

    Vài năm sau cha mẹ qua đời, Lê Hoàn phải một ḿnh sống trong cảnh nghèo khổ. Trong thôn có viên quan án là Lê Đột trông thấy lấy làm lạ, nói: "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được", bèn nhận làm con nuôi, chăm sóc dạy dỗ, không khác ǵ con đẻ. Vào những ngày đông lạnh, Lê Hoàn nằm úp cối mà ngủ. Viên quan họ Lê nh́n xem th́ ngạc nhiên khi thấy có rồng vàng nằm che trên ḿnh của Lê Hoàn. Từ đấy càng thêm yêu quư và dốc ḷng dạy dỗ thêm cho ông.

    .
    Vào những ngày đông lạnh, Lê Hoàn nằm úp cối mà ngủ. Viên quan họ Lê nh́n xem th́ ngạc nhiên khi thấy có rồng vàng nằm che trên ḿnh của Lê Hoàn. (Ảnh: nghiencuulichsu.com)
    Lê Hoàn lớn lên thông minh, học giỏi, văn vơ song toàn. Năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đinh Tiên Hoàng khen Lê Hoàn là người trí dũng, sau được thăng đến chức Thập Đạo tướng quân Điện tiền chỉ huy sứ.

    Hoa Lư binh biến, Thập đạo lên ngôi...
    Trong t́nh thế giặc mạnh áp sát quan ải, trong triều ấu chúa mới lập mà binh quyền nằm hết trong tay của một đại thần ắt sẽ có biến. Một điều vô cùng trùng hợp là năm 960 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn đă lên ngôi trong t́nh huống như thế, sử gọi là “Binh biến Trần Kiều”. 20 năm sau là năm 980 tại nước Đại Cồ Việt, Lê Hoàn cũng lên ngôi trong t́nh huống tương tự.
    Sử chép:

    “Nhận tin quân Tống chuẩn bị xâm lược, Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi chiến đấu, lấy người Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm Đại tướng quân. Khi triều đ́nh đang bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: "Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng c̣n trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, th́ có ai biết cho? Chi bằng trước hăy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân th́ hơn". Quân sĩ đều hô vạn tuế”...
    (Trích Đại Việt sử kư toàn thư-kỷ nhà Lê).

    Dương thái hậu thấy mọi người vui ḷng quy phục bèn lấy long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời ông lên ngôi hoàng đế.

    Tấm ḷng thiện lương v́ xă tắc của Dương thái hậu đă cảm phục được tất cả mọi người bấy giờ, cũng như cho cả thế hệ mai sau. Bà không tham lam ngai vàng cao quư hay quyền lực tột đỉnh mà biết được năng lực và hoàn cảnh lúc này của hai mẹ con; biết được điều ǵ nên làm và không nên làm và quan trọng nhất là bà đă biết đặt lợi ích dân tộc lên trên quyền lợi gia tộc. Không như nhiều người chỉ v́ tranh giành ngôi báu mà giết hại lẫn nhau mặc cho đất nước phải rơi vào tay ngoại xâm.


    Tượng Dương Hậu trong đền Lê Đại Hành ở Hoa Lư. (Ảnh: Wikipedia)
    Lê Hoàn thuận ư trời, hợp thời thế, theo ḷng người suy tôn mà lên ngôi, đổi niên hiệu thành năm đầu Thiên Phúc và gấp rút chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10 cùng năm, ông sai Nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang Tống giả làm thư Vệ vương Đinh Toàn thỉnh cầu Lê Hoàn nối ngôi cha, cầu nhà Tống phong chức, với ư đồ muốn hoăn binh. Không ngoài dự đoán, quyết tâm xâm lược mạnh mẽ đă khiến cho nhà Tống không đồng ư. Đầu năm 981, nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng đế để đem quân đánh Đại Cồ Việt, quân Tống chia binh đi theo hai đường thủy, bộ ven biển Đông Bắc tiến vào nước ta.

    Đại chiến Bạch Đằng giang, đập tan quân xâm lược...
    Với quyết tâm cao độ hoàn thành việc xâm lược Đại Cồ Việt, nhà Tống đă chuẩn bị vô cùng chu đáo cho đoàn quân của ḿnh:

    “Nhà Tống dùng Lan Châu Đoàn luyện sứ là Tôn Toàn Hưng, Bát tắc sứ là Thích Hậu, Tả Giám môn vệ Đại tướng quân là Thôi Lượng làm chức Lục lộ Binh mă Tổng quản, từ đường Ung Châu tiến quân. Ninh Châu Thứ sử là Lưu Trừng, Án bí Khố sứ là Giả Thực, Cung phụng Quan Các môn Chi hậu là Vương Soạn làm chức Thủy quân Binh mă Tổng quản do đường Quảng Châu tiến quân. Lại dùng Ngọ Xương Duệ làm chức Tri Giao châu Hành doanh Thông tục. Nhóm Toàn Hưng từ giă, vua nhà Tống là Thái Tông lại hạ chiếu cho dẫn tiến, khiến Lương Quưnh thiết tiệc ở vườn Ngọc Tân để tống tiễn”...
    Mùa thu năm 980, quân Tống khởi hành; tháng 12 năm 980, quân Tống phá được hơn 1 vạn quân Đại Cồ Việt”...
    (Trích An nam chí lược, Lê Tắc, trang 43).

    Mùa xuân, tháng 2 năm 981, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Lê Đại Hành chỉ huy cho quân khẩn trương xây dựng pḥng tuyến, cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng và một số sông khác để đối phó với thủy quân Tống.

    Đại Việt sử kư toàn thư chép:
    “Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Chi Lăng”.

    An Nam chí lược chép:
    “Mùa hạ năm 981, quân Tống giao chiến với quân Việt, quân Tống chém được hơn 1000 người, bắt được hơn 200 thuyền chiến. Phạm Cự Lạng xin Lê Hoàn rút quân tại Ba Bộ. Chuyển vận sứ nhà Tống là Hầu Nhân Bảo cùng đạo tiền quân tiến sâu vào, bị thất bại luôn".

    Cánh quân Tống do Lưu Trừng và Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đa Ngư nhưng không gặp quân chủ lực của Đại Cồ Việt để giao chiến, lại vội vă rút lui. C̣n cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào t́nh thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt. Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang đă bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung.


    Các mũi tên chỉ hướng tấn công của quân Tống và quân dân Đại Cồ Việt. (Ảnh: Wikipedia)
    Trong khi đó Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng, chuẩn bị trận đánh để “Đập nát đầu rắn”. Ông bày một thế trận ở khúc giữa sông Bạch Đằng hiểm yếu, rồi bố trí mai phục chờ sẵn. Sau đó Lê Đại Hành gửi thư trá hàng và lập đài tuyên thệ. Hầu Nhân Bảo tưởng thật, đi thuyền tới đài tuyên thệ th́ bất ngờ bị thủy quân Đại Cồ Việt chia cắt khỏi lực lượng bảo vệ, bị bắt sống sau đó đem chém.

    Quan quân xâm lược nhà Tống lâm vào cảnh “Rắn mất đầu”, thế là vỡ trận. Lê Hoàn thừa thắng tiến đánh và tiêu diệt địch ở khắp nơi. Cánh quân của Trần Khâm Tộ đă vào sâu được đến trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng - vùng Tây Kết, Hưng Yên - cũng bị ta diệt gọn. Kế hoạch trá hàng để đánh “Đập nát đầu rắn” của Lê Đại Hành đă mang đến thắng lợi. Các tướng nhà Tống: kẻ bị giết chết, người bị bắt giam, người về nước bị vua Tống chém đầu, xử tội.

    Sử chép:

    “Vua sai quân sĩ trá hàng để dụ Nhân Bảo, đem chém. Bọn Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫn quân về. Vua đem các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư.
    Giang Nam chuyển vận sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Hoàng Hưng cũng bị giết bêu ở chợ”...
    (Đại Việt sử kư toàn thư-Kỷ nhà Lê).

    Thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Tống diễn ra nhanh chóng và thực sự to lớn khi ông mới bước lên ngôi vị. Đại Việt từ đó được thanh b́nh trong gần một thế kỷ. Tên tuổi Lê Hoàn và quân dân nhà Tiền Lê măi khắc sâu vào lịch sử chống ngoại xâm với chiến công sáng chói.

    Chiến tranh chấm dứt, nhưng Lê Hoàn vẫn sai sứ sang nhà Tống trao trả một số tù binh và đặt lại nền quan hệ ḥa hảo giữa hai nước.

    Lời bàn:
    Người viết không dám lạm bàn về đức Lê Hoàn v́ đă có nhiều sử gia đánh giá về ông.
    Tiêu biểu như sử gia Lê Văn Hưu:

    “Lê Đại Hành Giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cơi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được. Có người hỏi: Đại Hành với Lư Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống th́ Lư Thái Tổ không bằng, Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rơ ân uy, ḷng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu th́ Lê Đại Hành không bằng, Lư Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế th́ Lư Thái Tổ hơn ư ? Đáp: Hơn th́ không biết, chỉ thấy đức của họ Lư dày hơn họ Lê, v́ thế nên nói theo họ Lư”.

    Thập đạo tướng quân lên ngôi giữa lúc đại quân Bắc triều áp sát biên giới, ḷng dân dao động, các tướng không cùng chung sức. Vậy mà ông đă một tay lập nên công nghiệp to lớn lẫy lừng, ghi thêm một dấu son bất hủ vào sử Việt cũng như chiến tích trên con sông Bạch Đằng lịch sử.

    Dù hùng tráng như vậy nhưng triều đại của ông lại quá ngắn ngủi, các con tàn sát lẫn nhau dẫn đến mất nước âu cũng là điều đáng tiếc. Nếu không có Lư Công Uẩn th́ đất nước biết đâu lại phải nội thuộc thêm ngh́n năm chăng?

    Vậy mới nói văn trị và vũ công hay nhân đức và uy dũng phải cùng với nhau th́ mới làm nên sự nghiệp lâu dài thiên cổ, đem lại phúc lớn cho muôn vạn con dân. Tuy là khen cho công b́nh loạn, chống ngoại xâm nhưng vẫn đáng tiếc v́ thiếu cái tác dụng của nhân đức trị nước mà chưa được hoàn hảo vậy.

    Tâm Thanh
    (Tham khảo: Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kư toàn thư, Việt Nam quốc sử khảo, Lịch sử cổ Đại Việt).

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Cách chế phục người của vua Trần Nhân Tông
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 07/04/20• 168 lượt xem

    Tranh đại sĩ Trần Nhân Tông xuất du trong tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ. (Ảnh: Wikipedia)

    Cổ ngữ có câu: “Trừng phạt là bản tính nhân loại, tha thứ là bản tính của Thượng đế”. Con người thiếu ḷng bao dung với nhau nên chỉ nghĩ đến trừng phạt khi xảy ra tội lỗi. Nhưng trừng phạt càng nhiều th́ lỗi phạm càng tinh vi không bao giờ hết được. Nên chăng mở rộng ḷng khoan dung, cho người thêm cơ hội th́ sẽ cải hóa được nhân tâm?...

    Trần Nhân Tông (1278 - 1293) là một vị hoàng đế vĩ đại của nhà Trần đă hai lần đánh bại quân Nguyên Mông. Ông c̣n là vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, bản thân cũng đắc Đạo xưng là Điều Ngự Giác Hoàng.

    Trần Nhân Tông đă để lại sự kính ngưỡng sâu sắc cho đời sau không chỉ bằng tài năng quân sự chính trị mà c̣n ở cách xử thế đầy bao dung của ḿnh.

    "Đại Việt sử kí toàn thư" chép :

    "Trước kia, người Nguyên vào cướp, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một ḥm biểu xin hàng. Thượng hoàng và Vua sai đốt hết đi để yên ḷng những kẻ phản trắc, chỉ có kẻ nào đầu hàng từ trước th́ dẫu bản thân ở triều đ́nh giặc cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử h́nh, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính".

    Lời bàn :
    Cổ ngữ có câu: “Trừng phạt là bản tính nhân loại, tha thứ là bản tính của Thượng đế”.

    Con người thiếu ḷng bao dung với nhau nên chỉ nghĩ đến trừng phạt khi xảy ra tội lỗi. Nhưng trừng phạt càng nhiều th́ lỗi phạm càng tinh vi không bao giờ hết được. Nên chăng mở rộng ḷng khoan dung, cho người thêm cơ hội th́ sẽ cải hóa được nhân tâm?

    Có lẽ Nhân Tông là bậc tu hành đắc Đạo nên có được ḷng bao dung đó, khiến cho phép nước được giữ nghiêm và nội bộ triều chính không nghi kỵ lẫn nhau để cùng đồng tâm xây dựng quốc gia ngày một hưng thịnh sau chiến tranh, xem ra khoan dung độ lượng quả thật là biện pháp chế phục nhân tâm hiệu quả nhất vậy.

    Minh Bảo

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Nhà họ Mạc Hà Tiên: Bậc vĩ nhân mở cơi khai hoá văn vật miền Nam (Kỳ 1)
    B́nh luậnMinh Bảo • 16:30, 09/04/20• 170 lượt xem

    Mạc Cửu tuy là một thương nhân nhưng về việc quân sự cũng khá bản lĩnh. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Kỳ 1: Công thần mở cơi, Đào Chu Công của miền Nam Việt Nam
    Miền Nam trù phú, vựa lúa lớn nhất và trù phú nhất của Đại Nam phải mất hơn 300 năm h́nh thành và phát triển mới có ngày hôm nay. Trong quá tŕnh lâu dài đó, vô số tiền nhân trong quá tŕnh mở cơi đă muôn đời lưu lại dấu ấn của ḿnh bằng những công tích kỳ vĩ măi làm nức ḷng hậu nhân. Họ Mạc đất Hà Tiên là một trong những ḍng họ đặc biệt như thế ở miền Nam này. Họ đă biến một vùng đất hoang vu thành một thị trấn văn minh sầm uất đi vào thi ca muôn đời.

    Cánh chim tung trời về đất phương Nam
    Người xưa lưu dấu in h́nh thuở mang gươm
    Bao la t́nh đời. Màu lục b́nh trôi.
    Hoàng hôn tím ven sông, tiếng ḥ khoan c̣n tỏa đôi bờ
    Lênh đênh mây trôi, khói sương chiều miên man nỗi nhớ
    Nghe trong âm ba từng con sóng vỗ về…
    (Bài ca đất phương Nam - Lư Nhất Vũ)

    Tuổi trẻ phiêu bạt, lập nghiệp đất phương Nam
    Mạc Cửu (鄚玖) hay Mạc Kính Cửu (鄚敬玖) (1655 – 1735) là người Trung Hoa đến miền Nam nước ta lập nghiệp. Vào năm Mạc Cửu 17 tuổi (khoảng 1672), lúc này nhà Thanh đă thành công chiếm toàn bộ Trung Hoa và bước vào thời thịnh trị dưới thời Khang Hy, ông không chịu tuân theo chế độ của người Măn nên đă bỏ quê hương trốn về phương Nam. Định mệnh đă khiến ông trở thành một trong những người khai phá miền Nam thành công nhất thời chúa Nguyễn.

    "Đại Nam liệt truyện" chép:

    “Người Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Khi nhà Minh mất, người Thanh bắt dân dóc tóc. Cửu cứ để tóc dài, đi sang Nam. Đến nước Chân Lạp, Cửu làm ốc nha. Thấy phủ Sài Mạt có người Kinh, người Trung Quốc, người Chân Lạp và người Chà Và buôn bán đông đúc, Cửu bèn dời đến ở Phương Thành, mở ṣng bạc gọi là "Hoa chi" để lấy hồ. Lại đào được hố bạc, do đó vọt lên giàu có. Cửu chiêu tập những dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá (Gia Khê), Lũng Ca, Hương Úc và Cà Mau (Kha Mao) lập làm 7 xă thôn. Lại v́ đất ở đó có người tiên ẩn hiện ở trên sông, nên gọi là Hà Tiên.”

    Tượng đài Mạc Cửu lịch sử miền nam việt nam
    Tượng đài Mạc Cửu tại thị xă Hà Tiên. (Ảnh: Wikipedia)
    Công thần mở cơi, Đào Chu Công của miền Nam Việt Nam
    Trong lịch sử Trung Hoa, cũng có một danh thần tên Phạm Lăi dù từng là tướng lănh số một đă giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại Ngô Phù Sai, nhưng ông đă từ bỏ quan trường hiểm ác mà đi chu du tứ phương, sau định cư ở Ngũ Hồ kinh doanh buôn bán, làm cho cả vùng đất trở nên trù phú, bản thân thành đại phú gia. Dân gian Trung Quốc gọi ông là Đào Chu Công, xưng là ông tổ của ngành kinh doanh thương mại.

    Mạc Cửu khi rời bỏ nhà Thanh di cư vào miền Nam Việt cũng lập nghiệp thành công. Với sự nghiệp của ông, cũng không ngoa khi ta gọi ông là Đào Chu Công của miền Nam Việt Nam. Theo quan điểm cá nhân của người viết bài này, cho rằng ông c̣n nhỉnh hơn Đào Chu Công một chút ở phương diện chính trị khi bản thân ông có thể quản lư vào bảo vệ vùng đất non trẻ của ḿnh trước sự xâm lăng liên tục của các quốc gia mạnh hơn xung quanh như Xiêm La, Chân Lạp thời bấy giờ.

    Đất Hà Tiên thời đó trên danh nghĩa là của Chân Lạp, nhưng trên thực tế chính phủ Chân Lạp hoàn toàn mất khả năng kiểm soát nó nên các thế lực bên ngoài hùng mạnh như đế quốc Xiêm La luôn ŕnh rập để cướp bóc và thôn tính. Đặc biệt khi Mạc Cửu, vốn là một thanh niên và thương gia có tài năng, đă biến vùng đất này thành một vùng trù phú và cư dân đông đúc.

    “Vốn có óc tổ chức, Mạc Cửu chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompongsom (Chân Lạp) về tận Cà Mau. Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đă quy tụ dân cư đến Mang Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho đất này gặp tai họa.” (Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, tập 3)

    Với cương vị là người đứng đầu vùng đất, khi quân Xiêm La xâm lấn cướp bóc, Mạc Cửu cũng từng phải nhún ḿnh mà về Xiêm La sống một thời gian:

    “Cửu chiêu tập những dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá (Gia Khê), Lũng Ca, Hương Úc và Cà Mau (Kha Mao) lập làm 7 xă thôn. Lại v́ đất ở đó có người tiên ẩn hiện ở trên sông, nên gọi là Hà Tiên. Chỗ ấy gần núi, ven biển, có thể tụ họp buôn bán để sinh lợi. Gặp lúc người Xiêm sang đánh lấn Chân Lạp, người Chân Lạp vốn ươn nhát, nghe giặc đến là chạy. Tướng Xiêm gặp Cửu bèn dụ đem về nước. Cửu bất đắc dĩ đi theo. Sang đến Xiêm, vua Xiêm thấy trạng mạo Cửu, cho là lạ, vui mừng giữ lại, cho ở núi Vạn Tuế. Sau đó, nhân nước Xiêm có nội biến, Cửu bèn lén về Lũng Cả. Những dân xiêu tán quy phục với Cửu ngày một đông. Cửu thấy Lũng Cả đất hẹp không thể ở đông người được lại dời về Phương Thành. Thương nhân và lũ khác bốn phương theo đến đông nhiều.”

    (Đại Nam Liệt Truyện)

    Ngay cả khi Hà Tiên đă trở thành một trọng trấn của chúa Nguyễn th́ quân Chân Lạp dựa cậy người Xiêm cũng thừa cơ cướp bóc.

    “Năm Ất Mùi (1715) mùa xuân, Chân Lạp Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống cự không nổi, chạy ra giữ Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế pḥng thủ nghiêm ngặt.”

    (Đại Nam Liệt Truyện)

    Hà tiên, bản đồ lịch sử việt nam
    Đất Cancao ou Pontiamo (Phương Thành tức Hà Tiên) do Mạc Cửu chuyển cho chúa Nguyễn nằm trong bản đồ Nam Kỳ (năm 1829). (Ảnh: Wikipedia)
    Mạc Cửu tuy là một thương nhân nhưng về việc quân sự cũng khá bản lĩnh. Dưới thời ông, một lần Xiêm La cũng đem quân để đại tiến công Hà Tiên, tuy Mạc Cửu lúc đó không có nhiều quân cũng như thành tŕ nhưng vẫn cầm cự được cho đến khi quân Xiêm rút đi.

    “Tháng 2 năm Mậu Tuất (1718), Phi nhă Cù Sa đem 5.000 thủy binh hợp đồng với quân Thâm cướp đường kéo xuống Hà Tiên cướp phá. Mạc Thống binh (Mạc Cửu) không địch nổi phải tạm xuống Lũng Kỳ, gặp khi có cơn gió lớn thổi mạnh, thuyền bè của quân Xiêm bị ch́m, người chết rất đông, Cù Sa bèn thu tàn quân trở về Xiêm La, chỉ c̣n Thâm th́ chạy đến chỗ binh thứ của Tân ở thủ phủ Bô Bô. Khi ấy một ḿnh Yêm chống với Thâm và lén sai sứ nạp lễ cống cho vua Xiêm. Quân của Chất Tri ở lâu mà không làm được ǵ, nhân đó mới đem bọn Thâm, Tận cùng về Xiêm La, từ đấy nơi biên cảnh mới yên tĩnh.”

    (Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức)

    (c̣n tiếp...)

    Minh Bảo

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    LỊCH SỬ - VIỆT NAM

    Hội nghị Diên Hồng: Bài học quư báu về nguyên lư tôn trọng dân chủ, lấy dân làm gốc
    B́nh luậnMinh Bảo • 19:30, 08/04/20• 294 lượt xem



    Hội nghị Diên Hồng diễn ra vào năm 1284 tại Kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lăo để trưng cầu dân ư.

    Sau khi bị đánh bại nhục nhă vào năm 1258, qua suốt 27 năm đe dọa đủ phương diện vẫn không khuất phục được nhà Trần, cuối cùng Hốt Tất Liệt cũng quyết định cử con trai là Trấn Nam Vương - Thoát Hoan cầm theo 50 vạn quân phối hợp cùng với đạo quân đánh Chiêm Thành của Toa Đô sang xâm lược nước ta...

    Nhà Tống lúc này đă diệt vong, xứ sở Đại Việt nhỏ bé như rung lên với đạo quân xâm lược hùng mạnh và khét tiếng nhất trong lịch sử - quân đội Nguyên Mông. Triều đ́nh nhà Trần ngoài việc triệu tập hội nghị B́nh Than để quyết định phương lược chiến đấu th́ c̣n mở ra một cuộc hội nghị khác với tinh thần dân chủ vô tiền khoáng hậu thời trung cổ - vào tháng chạp năm Giáp Thân 1285 - sử gọi là hội nghị Diên Hồng.

    Lần đầu tiên trong đời, các bô lăo khắp cả nước được Hoàng đế ban yến và hỏi kế sách chống giặc nên tất cả đều phấn chấn và vô cùng tự hào. Mặc cho tuổi tác đă cao, nhưng ư chí của các cụ vẫn hừng hực cháy bỏng, ḷng quyết tâm sáng rực sử sách đến nhiều đời sau.

    "Đại Việt sử kí toàn thư" chép :

    “Tháng 12, Trần Phủ từ Nguyên trở về, tâu rằng vua Nguyên sai bọn thái tử Trấn Nam Vương Thoát Hoan, B́nh Chương A Lạt và A Lư Hải Nha đem quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp nước ta.

    Thượng hoàng triệu phụ lăo trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lăo đều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.

    Sử thần Ngô Sĩ Liên viết : "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách ǵ chống giặc mà phải đợi ban yến rồi hỏi kế sách ở các bô lăo hay sao? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét ḷng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa của cổ nhân, kính dưỡng người già để xin lời hay vậy".

    Lời bàn:
    Cổ nhân có câu: “Làm lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước”. Công tích của nhà Trần sở dĩ được toàn vẹn và lẫy lừng là v́ họ đă tạo được một hậu cứ vô cùng vững chắc và luôn ở thế bất bại, đó là sự thống nhất ḷng dân. Nên quân giặc dù hung bạo đến đâu mà đụng đến một dân tộc đồng tâm th́ đều không thể thắng, v́ đồng tâm là “chính tâm”, mà chính th́ đương nhiên sẽ thắng tà.

    Vậy nên một bậc đế vương "cao cao tại thượng" như Thánh Tông mới trang trọng ban yến mà hỏi ư kiến nhân dân, v́ ông hiểu được sức mạnh của “chính nghĩa” và luôn tôn trọng nó. Sự tôn kính thật tâm đó đă đem đến cho ông và triều đ́nh những vinh quang sáng chói nhất. C̣n những kẻ ngạo mạn ỷ quyền, coi thường dân chủ, đàn áp nhân dân ắt sẽ không có tiền đồ xán lạn, họ sớm muộn ǵ cũng bị ch́m lấp dưới bánh xe lịch sử mà thôi.

    Minh Bảo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •