A U.S. Navy F/A-18E Super Hornet, assigned to the “Tomcatters” of Strike Fighter Squadron (VFA) 31, flies above the aircraft carrier USS Theodore Roosevelt (CVN-71) Feb. 27, 2020. Navy photo

Trong thời gian gần đây, thông tin về khả năng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt (CVN71) ghé thăm Việt Nam đă được báo chí nhiều lần gợi lên.

Theo trang tin của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI, vào hôm qua, 03/03/2020, chính đô đốc Phil Davidson, tư lệnh lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương đă xác nhận tin này.
Theo kế hoạch, chiếc Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ sẽ ghé thăm Đà Nẵng kể từ ngày mai, 05/03 cho đến ngày 08/03. Đây là lần thứ hai một hàng không mẫu hạm Mỹ đến thăm Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Lần đầu tiên là vào năm 2018 với chiếc USS Carl Vinson.


HKMH USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trên Biển Đông

Theo các nhà quan sát, chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng quyết đoán hơn trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, không ngần ngại xâm phạm vùng biển của các láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng như sẵn sàng sách nhiễu tàu thuyền và máy bay Mỹ trong một chủ trương lâu dài là đuổi lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực.

Trong t́nh h́nh đó giới quan sát cho rằng khi Hoa Kỳ cho tàu sân bay đến thăm Việt Nam, và khi Hà Nội chấp nhận đón tàu Mỹ (ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành), cả hai bên đều muốn gởi đi một thông điệp cứng rắn về phía Trung Quốc.
Trong một bài phân tích về chuyến thăm Việt Nam của chiếc hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt công bố hôm 02/03, giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam và Biển Đông thuộc Học Viện Quốc Pḥng Úc cho rằng về phía Mỹ, ư nghĩa của sự kiện này chính là bắn đi một tín hiệu theo đó Mỹ quyết tâm duy tŕ vị thế cường quốc Hải Quân hàng đầu tại khu vực Tây Thái B́nh Dương và Biển Đông.
Theo giáo sư Thayer, “Hoa Kỳ, trong nhiều tài liệu về đường lối chiến lược, đă xác định Trung Quốc là một đối thủ và kẻ cạnh tranh. Vào năm 2019, Mỹ đă gằn giọng và gọi Trung Quốc là kẻ bức hiếp và bắt nạt nước khác tại Biển Đông. Chuyến thăm Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt là một trong ba vế trong chiến lược quân sự của Mỹ: Hải Quân liên tục hiện diện tuần tra, oanh tạc cơ liên tục hiện diện tuần tra và các chuyến tuần tra v́ tự do hàng hải.”
Giáo sư Thayer nhận định: “Chính sách Mỹ cũng xác định Việt Nam là một đối tác chiến lược ưu tiên và chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với khu vực, và sự hiện diện của con tàu này trên Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh.

Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer trước hết ghi nhận thái độ rơ ràng là dè dặt của Việt Nam khi được phía Mỹ đề nghị đón tiếp một chiếc tàu sân bay thứ hai vào tháng Tư năm 2019. Thái độ này đă biến mất sau khi Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép trong nhiều tháng trời trong vụ Băi Tư Chính.
Chuyên gia Thayer ghi nhận là đèn xanh cho chuyến thăm của chiếc USS Theodore Roosevelt đă được Việt Nam bật lên vào năm ngoái, sau cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển gần Băi Tư Chính. Chuyến thăm minh họa cụ thể cho một chính sách quan trọng ghi trong Sách Trắng Quốc pḥng Việt Nam 2019 theo đó Việt Nam “sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc pḥng cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác.”
Cũng theo ông Thayer, khi đón tàu sân bay Mỹ, Việt Nam muốn cho thấy thái độ ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ tại vùng Biển Đông, một quan điểm hoàn toàn đi ngược lại lập trường của Trung Quốc, không muốn Hoa Kỳ có mặt trong khu vực.
RFI