Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
Nguyễn Quang Duy
1A
Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller tŕnh bày những hoạt động của Ngô Đ́nh Diệm trong ṿng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính ḿnh và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đă chủ động t́m cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “... Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đ́nh Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Đại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”
Bài tiểu luận này nghiên cứu những quan hệ giữa Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Qua đây, độc giả nào quan tâm có thể thấy được nhiều điểm khác bài viết của Edward Miller về hai nhân vật lịch sử nói trên. Cũng như, vào năm 1954, việc Ngô Đ́nh Diệm chấp chính là một chọn lựa dân chủ của Bảo Đại, với sự đồng thuận của tất cả các tôn giáo, các phong trào chính trị và đảng phái quốc gia tại Việt Nam. Và đến chết Bảo Đại vẫn tin rằng đây là một quyết định đúng lúc và đúng đắn, mặc dù sự chọn lựa này dẫn đến việc trưng cầu dân ư để “truất phế Bảo Đại, khai sinh Đệ nhất Cộng hoà”.
Bảo Đại. Nguồn: www.wikimedia.org
Ngô Đ́nh Diệm. Nguồn: Chính ĐạoHoàn cảnh Việt Nam khi Bảo Đại cầm quyền
Câu chuyện về cụ Phan Bội Châu đối đáp với Hội đồng Đề h́nh nói được hoàn cảnh “An Nam” lúc Bảo Đại vừa lên ngôi.
Ngày 23-11-1925, Hội đồng Đề h́nh đă xử án cụ Phan Bội Châu, Quan toà hỏi:
“Ông phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, hay là chính trị của nước Nam?”
Cụ Phan trả lời:
“Tôi phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, chứ nước Nam có nước đâu và có chính trị đâu mà tôi phản đối?” [1]
Nước Nam ở đây chỉ gồm một phần của Trung kỳ. Theo hoà ước Giáp Tuất (1874), miền Nam đă trở thành đất Pháp. Theo Hoà ước Giáp Thân (1884), miền Bắc và miền Trung vẫn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn và dưới sự bảo hộ của Pháp. Trên thực tế Pháp đặt ra Phủ Toàn quyền, lần hồi tước hết chủ quyền của vua. Năm 1893, Pháp đă buộc Triều đ́nh Huế chấp thuận cho Pháp toàn quyền giữ ǵn an ninh và cai trị vùng cao nguyên miền Trung. Người Kinh không được phép lên làm ăn buôn bán và sinh sống ở đây. Nhà vua cũng không c̣n được thu thuế ở vùng này nữa. Đến năm 1897, Pháp băi bỏ chức Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao quyền cho viên Thống sứ Pháp. Từ đó, ở Bắc kỳ, quan lại Việt Nam chỉ biết có Thống sứ chứ không c̣n biết đến triều đ́nh nữa. Để dễ bề thống trị, Pháp đặt luật lệ riêng cho mỗi miền và cao nguyên.
Đó là thời gian khi Bảo Đại vừa chấp chính. Trong thời gian Bảo Đại đang theo học ở Pháp, đại thần nhiếp chính Tôn Thất Hân đă kư với Pháp một hiệp ước. Theo đó, khâm sứ Pháp được chủ toạ Hội đồng Nội các. Pháp đảm trách thu thuế và kiểm soát tài chính. Từ đó triều đ́nh không c̣n ngân sách riêng. Mọi quyết định chi tiêu của nhà vua cũng phải lấy phê chuẩn từ các công chức Pháp... Đó là “thời” của vị vua xưa nay vẫn bị khép là “bù nh́n”.
Hoàng đế Bảo Đại và vị Thượng thư Bộ Lại
Sau khi tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris và về nước, khi nắm được t́nh h́nh Bảo Đại đă bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia. Ngày 10-12-1932, Bảo Đại cho công bố một đạo dụ theo đó nước ta theo chế độ quân chủ lập hiến. Bảo Đại sẽ trực tiếp điều khiển nội các, và cho cải cách hành chính, giaó dục, tư pháp, cũng như muốn người Pháp thực thi đúng đắn Hoà ước 1884, để cho Triều đ́nh một ít quyền hành trong khuôn khổ nền bảo hộ Pháp. Theo đó một nội các mới đă được thành lập gồm những người trẻ như Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Đệ...
Những dự định cải cách này đă được ông Phạm Quỳnh, nguyên chủ bút Nam Phong, đề nghị từ trước qua bốn bài xă luận đăng trên báo France-Indochine ở Hà Nội, mà bài thứ ba nhan đề là “Tiến tới một Hiến pháp”. V́ đề nghị Phạm Quỳnh phù hợp với ước muốn cải cách, nhà vua đă chọn Phạm Quỳnh làm Thượng thư Nội các [2] mới thay thế Nguyễn Hữu Bài. Bảo Đại cho biết chính ông Charles [3] , có thể theo chỉ thị của chính phủ Pháp, đă đề nghị Phạm Quỳnh vào chức vụ này.
C̣n về Ngô Đ́nh Diệm, Bảo Đại chọn v́: “... lúc ấy [Ngô Đ́nh Diệm] làm tuần vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn ḍng dơi quan lại, anh ruột ông ta làm Tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ Thượng thư Nội các, Ngô Đ́nh Diệm lại c̣n là Tổng thư kư cho Hội đồng Hỗn hợp về Canh tân đă được ban bố năm trước bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đ́nh Diệm đă được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu, tiến cử.” [4]
Bảo Đại đặt hết niềm tin vào hai người Phạm Quỳnh và Ngô Đ́nh Diệm. Phạm Quỳnh đầy viễn kiến lại được người Pháp hổ trợ. C̣n Ngô Đ́nh Diệm th́ kinh nghiệm, uy tín và ước mong cải tổ xă hội Việt Nam. Những cải tổ kể trên bị các phần tử bảo thủ, lạc hậu, thực dân trong chính phủ Pháp kịch liệt chống đối nên nỗ lực của Bảo Đại và hai ông Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm bị tê liệt hoàn toàn.
Chỉ sau bốn tháng, Ngô Đ́nh Diệm xin Bảo Đại được từ chức. Bảo Đại đă khuyên Ngô Đ́nh Diệm như sau: “Quan Thượng, trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đă tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây c̣n dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu châu, và như thế, sẽ có những hậu quả đối với Á châu mà Nhật Bản có thể là vai tṛ chủ chốt.” [5] Cũng cần biết, năm 1907, vua Thành Thái bị Pháp bắt v́ liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để đang ở Nhật. Pháp buộc nhà vua thoái vị và đày sang đảo Reunion [6] . Ngô Đ́nh Khả, thân phụ Ngô Đ́nh Diệm, lại là Thượng thư Bộ Lễ và tận trung không chịu cùng với các đại thần trong triều đ́nh theo lệnh Pháp kư tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị. V́ thế đă bị người Pháp giáng chức và bắt về hưu không cho lănh tiền hưu liễm.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại đích thân mời và Cường Để đă nhận lời hồi hương giúp nước. Ngày 30-7-1945, tại Tokyo, cơ quan thông tấn Domei loan tin Cường để đang trên đường về Việt Nam, do lời mời của Bảo Đại. Cường Để sẽ nắm chức Cơ mật Viện trưởng. [7] Báo Hưng Việt, ngày 3-8-1945, đă viết “... Theo Để, mục đích của ông là khôi phục lại độc lập cho Tổ Quốc, mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc chứ không v́ ngôi đế vương.” [8] Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đều có liên lạc mật thiết với Cường Để. Cả hai vẫn tiếp tục được Bảo Đại tin dùng. Có phải Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đại giao phó trọng trách (hay ngầm thu xếp) liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để, nói riêng, và Nhật, nói chung?
Bảo Đại đă từng giao trách nhiệm liên lạc các đảng phái quốc gia và Việt Minh cho các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hăn, Phan Kế Toại để kêu gọi cộng tác hay kết hợp. Kỳ Ngoại hầu Cường Để là chú của Bảo Đại. Cho nên không có ǵ là lạ nếu Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đại giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu.
C̣n Nguyễn Đệ là bí thư của Bảo Đại. Một chuyên viên kinh tế, có thể đă được Từ Cung Thái hậu giới thiệu. Nguyễn Đệ cũng quen biết Nguyễn Hữu Bài và là bạn thân của Ngô Đ́nh Diệm. Sau khi Ngô Đ́nh Diệm từ chức, Nguyễn Đệ cũng xin từ chức. Sau này khi Bảo Đại làm Quốc trưởng ông lại tiếp tục làm bí thư của Bảo Đại và được Bảo Đại hết mực tin dùng. Mặc dù có lúc Bảo Đại đă lo ngại Nguyễn Đệ là người của Toà thánh Vatican v́ ông đă được Toà thánh giới thiệu.
Trong hồi kư của ḿnh, Bảo Đại cũng nhắc đến việc Bùi Bằng Đoàn được giao nắm Bộ H́nh (tức Bộ Tư pháp). Ông này vốn là quan, có bằng luật khoa và đă 51 tuổi. [9]
Qua nội các đầu tiên, Bảo Đại đă cho thấy ông là người sẵn sàng tham khảo ư kiến và dung hoà những quan điểm hoặc khuynh hướng khác nhau nhằm xây dựng nền tảng dân chủ, trong một thể chế quân chủ lập hiến.
Nhật đảo chính Pháp
Năm 1940, Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp thua phải kư hiệp ước cho quân Nhật sang đóng trên lănh thổ Việt Nam. Năm 1945, phe Đức - Nhật yếu thế, khối Đồng minh nắm chắc phần thắng. Quân Pháp ở Việt Nam bắt liên lạc với quân Đồng minh. Nhật biết được, đêm 9-3-1945, Nhật cho nổ súng tấn công quân Pháp. Chỉ trong ṿng một đêm, cơ đồ thực dân Pháp xây dựng trong ṿng trăm năm đă hoàn toàn sụp đổ.
Ngày 11-3-1945, Đại sứ Nhật Marc Masayuki Yokoyama yết kiến Bảo Đại tường tŕnh việc Nhật chấm dứt chủ quyền của Pháp ở Việt Nam và nhiệm vụ của ông là trao lại nền độc lập của Việt Nam. Bảo Đại rất ngạc nhiên đặt thẳng vấn đề Nhật công khai bảo trợ Hoàng thân Cường Để rồi kết luận: “... C̣n tôi, tôi quan tâm đến dân tộc tôi hơn là quan tâm đến ngai vàng...” [10] Việc Bảo Đại tự ư thoái vị (25--8--1945), và chấp nhận bị truất phế (23--10--1955) đă chứng minh Bảo Đại là lănh tụ “thờ ơ” quyền lực.
Ngay chiều hôm đó, Bảo Đại cho triệu tập Hội đồng Cơ mật để thông báo, phân tích và thảo luận về t́nh h́nh mới. Bảo Đại yêu cầu tất cả các thượng thư đồng kư bản Tuyên ngôn Độc lập, do Phạm Quỳnh soạn từ gợi ư của Yokoyama, trong đó xác định “... kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ kư với nước Pháp được băi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia...” [11] Ngày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lănh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ư thức được t́nh thế mới, đă cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức.
Bảo Đại cho lập nội các mới. Như đă nói ở trên có thể Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đaị giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và Nhật. Do đó Bảo Đại đă coi Ngô Đ́nh Diệm là ứng cử viên số một để lănh đạo chính phủ Việt Nam mới, và v́ vậy Bảo Đại đă hai lần đích thân nhờ Đại sứ Nhật Yokoyama triệu hồi Ngô Đ́nh Diệm từ Sài G̣n về Huế thành lập chính phủ.
Edward Miller, dựa vào Shiraishi, cho rằng Ngô Đ́nh Diệm đă nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Đại gửi đi ngay, và đă tự ư từ chối lời đề nghị của Bảo Đại. Ông đă thắc mắc không biết v́ lư do ǵ ông Diệm quyết định như vậy. Nhưng lại cho biết ông đă Diệm hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược t́nh thế, nhưng quá muộn: Bảo Đại đă mời học giả và nhà phê b́nh văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng.
Vũ Ngự Chiêu, lại dựa vào Marakami, cho rằng tướng Nhật Tsuchihashi Yuitsui, Toàn Quyền Nhật tại Đông Dương, đă không muốn đưa Cường Để lên ngôi, với hy vọng sẽ lợi dụng tối đa hệ thống hành chính thuộc địa của Pháp. [12] Báo Thông tin, Hà Nội ngày 10-6-1945, đưa tin: “DIỆM, từ năm 1944, đă được coi như ứng viên chức thủ tướng trong một chính phủ do Nhật bảo trợ. Tuy nhiên, từ sau ngày Tsuchihashi được giao trách nhiệm cai quản Đông Dương, phe Cường Để bị loại. Bị Tokyo áp lực đưa Cường Để hồi hương, Tsuchihashi đă có lần tuyên bố: Cứ đưa hắn về đây. Ta sẽ lập tức tống cổ hắn vào Côn Lôn.” [13]
Theo bản phúc tŕnh cho nhà cầm quyền Pháp dưới dạng hồi kư không được công bố của Đại sứ Nhật Yokoyama, Ngô Đ́nh Diệm đă từ chối v́ lư do sức khoẻ. Nhưng ít lâu sau th́ ông được biết ông Diệm đă từ chối v́ hai lư do: thứ nhất ông đă thề trung thành với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và không muốn phục vụ Bảo Đại mà ông cho là thân Pháp; thứ hai là ông muốn lấy lại Nam Bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Pḥng và Đà Nẵng mà lúc này Nhật chưa trả lại cho Việt Nam. [14]
Trong khi đó, hồi kư Bảo Đại viết rất rơ: “...Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đ́nh Diệm... Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đ́nh Diệm ở đâu. Trước thúc dục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa t́m thấy vị Thủ tướng dự trù này. Sự chậm trễ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo trong sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan t́nh báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách để t́m thấy nhân vật này. Về sau tôi biết được qua lời nói của Đại sứ Yokoyama là Ngô Đ́nh Diệm không được cảm t́nh của của chính phủ Nhật.” [15]
Trong Hồi Kư Trần Trọng Kim có hai lần nhắc đến việc này. Lần đầu ở Chương 3 khi vừa từ Thái Lan về lại Việt Nam, khi ông vừa nhận được thơ mời của Bảo Đại, ông gặp ông Diệm th́ được ông Diệm cho biết đă không nhận được thơ mời. [16] Lần thứ hai Trần Trọng Kim nhắc đến việc này là ở Chương 4 khi ông vào gặp Bảo Đại. Trần Trọng Kim nói rơ ông có “hỏi ông Tối cao Cố vấn Nhật xem có tin ǵ về ông Diệm chưa. Trước th́ cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời Tối cao Cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.” [17] Hồi kư của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Sài G̣n năm 1969, có thể là hồi kư được nhiều người Việt đọc nhất. Khi hồi kư này được phổ biến các nhân vật lịch sử như Bảo Đại, Hoàng Xuân Hăn, Tùng Hạ, Phan Anh... đều c̣n sống và không có người nào đính chính. Đối chiếu hồi kư của Bảo Đại và Trần Trọng Kim có thể nói rằng Yokoyama đă thiếu thành thật khi báo cáo với người Pháp.
© 2008 talawas
Bookmarks