Nguyễn Sơn: Thầy hay Đối thủ Hồ Chí Minh
Nghi vấn lịch sử về quan hệ giữa chủ tịch đảng CSVN Hồ Chí Minh và “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn: Thầy tṛ hay đối thủ chính trị?
P1
Bài 1: Về một người cộng sản “không giống ai”
Cao Tuấn (Danlambao) - Chủ Tịch đảng Cộng Sản Việt Nam Hồ Chí Minh (1890-1969) và “Lưỡng Quốc Tướng Quân” Nguyễn Sơn (1908-1956) là hai nhân vật lịch sử quan trọng của một thời đại và họ có mối quan hệ đặc biệt với nhau. T́m hiểu thực chất mối quan hệ này không nhằm mục đích phê phán mà là ư hướng muốn tiếp cận sự thực lịch sử, cái sự thực lịch sử rắc rối, phức tạp không giống như những huyền thoại lưu truyền.
Hành tŕnh đi t́m sự thực bắt đầu bằng sự phân tích, đăi lọc, lượng giá và tổng hợp những tài liệu bán chính thức và chính thức có nguồn gốc từ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đă được t́m thấy trên trên một số websites (1).
...
Và nguồn tài liệu đáng kể nhất là quyển sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” mang khá nhiều thông tin mới mẻ rất có ư nghĩa.
Đây là quyển sách dịch được nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội in và lưu hành rộng răi từ năm 2001 từ nguyên bản chữ Hán “Hoàng Hà luyến, Hồng Hà t́nh” do nhà xuất bản Thế Giới Đương Đại, Bắc Kinh ấn hành năm 2000. Dịch giả là thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại của Bộ Quốc Pḥng Việt Nam. Tác giả là Trần Kiếm Qua, 86 tuổi, đảng viên trung kiên của đảng Cộng Sản Tàu, người vợ Trung Hoa, nay đă mất, của Lưỡng Quốc Tướng Quân. Tuy nhiên nội dung sách gồm cả những tài liệu “bí mật quốc gia” mới được giải mật lần đầu tiên cho thấy thực ra tác phẩm là một công tŕnh tổng hợp của 3 tác giả chính: Trần Kiếm Qua kể lại cuộc đời vợ chồng 7 năm với Nguyễn Sơn, hai tác giả c̣n lại là cơ quan Tuyên Giáo của đảng Cộng Sản Tàu và cơ quan Tuyên Giáo của đảng Cộng Sản Việt. Mục đích và đối tượng của sách hiện rơ ngay trong lá thư trang trọng ngày 22 tháng 9 năm 2001 nói là của Trần Kiếm Qua, kèm cả thủ bút và chân dung. Bản dịch của lá thư được in ngay ở phần đầu sách “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” có nội dung chính như sau:
“Thư gửi nhà xuất bản Văn Học và bạn đọc Việt Nam:
...Hoàng Hà là ḍng sông mẹ của Trung Quốc. Hồng Hà là ḍng sông mẹ của Việt Nam. Cuốn sách nói về một câu chuyện có thực, ghi lại những thực tế về cuộc chiến đấu kề vai sát cánh giữa hai quân đội, hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam, phản ảnh thực tế nhất về t́nh hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung-Việt. Gia đ́nh chúng tôi chính là tượng trưng cho t́nh hữu nghị đó. Hoàng Hà và Hồng Hà sẽ măi măi chảy xuôi, t́nh hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt cũng sẽ măi bền vững với thời gian...
Kính thư!
Phu nhân tướng Nguyễn Sơn
Trần Kiếm Qua”.
Có tên như một truyện t́nh lăng mạn nhưng lại là sách có bản chất và mục đích chính trị, “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” như thế phải được hiểu là một cố gắng bài bản của cả 2 đảng Cộng Sản Việt và Tàu nhằm lật ngược tinh thần bài Hoa, chống Tàu trong xă hội Việt từ Nam ra Bắc, hậu quả của những hành động bá quyền lấn hiếp lân bang đang diễn ra trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Cộng và quan trọng hơn nữa, hậu quả của hơn một thập niên Trung-Việt thù nghịch vừa mới “chính thức chấm dứt” trong hội nghị Thành Đô tháng 9/1990.
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu
(Qua cơn sóng gió anh em c̣n đó
Gặp nhau cười một tiếng quên hết oán thù).
Các lănh tụ đảng CSVN Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, theo hồi kư của Thủ Tướng Trung Cộng Lư Bằng kể lại, đă rất vui mừng được Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Tàu Giang Trạch Dân đọc tặng 2 câu thơ trên sau khi đặt bút kư biên bản gọi là “hoà giải”.
Các lănh tụ Cộng Sản Việt Nam rất có lư do để vui mừng.
Trước Hội Nghị Thành Đô chừng một năm, họ đă kinh hăi trông thấy trận băo “diễn biến hoà b́nh” có thể sắp ập tới Việt Nam chính là trận băo 1989-1990 đang càn quét và làm tan tành các chế độ Cộng Sản ở Ba Lan, Hung, Tiệp, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Romania, Nam Tư với cao điểm là vợ chồng bạo chúa Ceaucescu bị xử tử trong khi đó th́ lănh tụ Sô Viết Gorbachev không những khoanh tay đứng nh́n mà c̣n cắt các khoản viện trợ thiết yếu dành cho các nước Cộng Sản đàn em, kể cả Việt Nam.
Họ cũng nh́n thấy chế độ Cộng Sản Trung Hoa sẽ sụp đổ về vụ Thiên An Môn nếu Đặng Tiểu B́nh không nghiến răng ra lệnh tàn sát dù máu có chảy thành sông. Trong bối cảnh nguy nan, bất trắc và tâm trạng lo lắng ấy họ đă nhận chân rằng Đảng cộng Sản Tàu là chỗ dựa duy nhất, chỗ nương tựa duy nhất của đảng Cộng Sản Việt. Hội nghị Thành Đô được mô tả là hội nghị của “hoà giải” Việt-Trung, thực chất là đàn em t́m đến đàn anh xin tha thứ “lỗi lầm” cũ và xin được bao bọc, che chở - trước khi chính thức kư cái biên bản bị chính trong nội bộ coi là bắt đầu một thời kỳ “Bắc thuộc” mới.
Nhưng làm sao chiến tranh với bao nhiêu tàn phá, chết chóc, làm sao thù nghịch ṛng ră cả một thập niên (1980’s), bao nhiêu tuyên truyền, giáo dục vo tṛn bóp méo trong nhân dân hai nước, thậm chí ra cả bạch thư, ghi trong hiến pháp CHXHCN Việt Nam chỉ đích danh “kẻ thù truyền kiếp” mà nay có thể chỉ “cười một tiếng quên hết oán thù”?!
Rất thất sách và phản tác dụng nếu Bộ Chính Trị của đảng CSVN ra lệnh hay ra nghị quyết “v́ quyền lợi sinh tồn tối thượng của... Đảng kể từ ngày hôm nay trở đi cụm từ “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta” phải được thay bằng “t́nh hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Trung Việt” và bất cứ ai nói hay làm ngược lại sẽ bị trừng phạt đích đáng”.
Đảng Cộng Sản Việt và cả đảng Cộng Sản Tàu đă không “vô chính trị” như thế.
Gieo Độc cần “nghệ thuật tuyên giáo” th́ Giải Độc c̣n cần “nghệ thuật tuyên giáo” nhiều hơn nữa! Phải có kế hoạch khôn khéo, phải mở những chiến dịch “tâm công”, tích cực nhưng từ tốn như “mưa dầm thấm đất” và rất tự nhiên như chuyện giải trí, văn chương, học hỏi nghiên cứu b́nh thường, có nghĩa... như là “Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương”!
“Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” nói riêng và các “chiến dịch” tưởng niệm - nhằm, nói chung, “làm sống lại” nhân vật Nguyễn Sơn liên tục từ nhiều năm nay, mặt khác, vô h́nh trung lại là cơ hội “đốt ḷ hương cũ” để biết Nguyễn Sơn đến thế nào, đi thế nào, đă viết ǵ, nói ǵ, làm ǵ, đă sống thế nào, chết thế nào trong những năm tháng sôi động ấy... Một khi đă hiểu Lưỡng Quốc Tướng Quân thực sự là ai th́ sẽ hiểu được thực chất mối quan hệ giữa hai nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn cũng như ư nghĩa và hậu quả của mối quan hệ ấy đối với chính lịch sử của nước Việt Nam.
Bối cảnh một cuộc hồi hương
Đầu tháng 8/1945 Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử trên thành phố Hiroshima và Nagasaki cùng lúc với đội quân Quan Đông hơn một triệu người của Nhật Bản ở Măn Châu bị gần 100 sư đoàn cơ giới của Liên Sô đánh tan một cách bất ngờ trong ṿng 2 tuần lễ.
Ngày 15/08/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Ngày 19/08/1945 Việt Minh tổ chức biểu t́nh cướp chính quyền tại Hà Nội trước sự bất lực và mất tinh thần của chính quyền thân Nhật Trần Trọng Kim. Quốc vương Bảo Đại thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn.
Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng không được cường quốc nào công nhận. Riêng Tổng Thống Mỹ Harry Truman hoàn toàn làm ngơ trước những công hàm liên tiếp và khẩn thiết của Hồ Chí Minh yêu cầu Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và công nhận chính quyền Việt Minh. Lư do chính là Truman đă biết cá nhân Hồ Chí Minh và chính quyền do ông Hồ đứng đầu là Cộng Sản, có liên lạc mật thiết với đảng Cộng Sản Nga và đảng Cộng Sản Tàu. Mặt khác, có thể Mỹ cũng không muốn gặp khó khăn rắc rối với đồng minh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc một cách không cần thiết.
Vào lúc Nhật đầu hàng Đồng Minh, Mao đă có trong tay 1 triệu quân, 100 triệu dân, kiểm soát một lănh thổ rộng lớn ở vùng Hoa Bắc, lại có Liên Sô, cường quốc đang tập trung đạo lục quân mạnh nhất thế giới ngay sau lưng tại Măn Châu. Nếu Mỹ không có bom nguyên tử, Mao và Stalin có thể phối hợp đánh bại Tưởng Giới Thạch trong ṿng 6 tháng mà Mỹ không kịp trở tay. Trong trường hợp này, chính quyền Hồ Chí Minh không cần nài nỉ Mỹ công nhận, chỉ cần chạy vào rừng cố gắng cầm cự cho qua 6 tháng ấy là thoát nạn. Nhưng thực tế Mỹ đang độc quyền vũ khí nguyên tử, không quân, hải quân mạnh nhất thế giới, căn cứ khắp nơi, kinh tế không bị tàn phá lại đang hết sức phát triển... Được Mỹ công nhận là chính quyền hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam độc lập có hiệu quả hoá giải ngay mối đe doạ từ Trung Hoa Dân Quốc và từ đế quốc Pháp đối với Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Tuy nhiên việc này đă không xảy ra.
Hoàng Văn Hoan trong hồi kư “Giọt Nước Trong Biển Cả” tả t́nh cảnh chính quyền Hồ Chí Minh cuối năm 1945 là “ngàn cân treo sợi tóc”. Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập th́ 3 tuần sau Pháp đă đổ bộ mấy chục ngàn quân tinh nhuệ, tái lập chế độ bảo hộ ở Lào, Miên và miền Nam VN một cách dễ dàng. Chính quyền Việt Minh địa phương chống cự yếu ớt. Thêm 2 tuần nữa th́ 200,000 quân Tàu Quốc Dân Đảng tràn vào miền Bắc, vừa giải giới quân Nhật, vừa hăm he “diệt Cộng, cầm Hồ” mưu đồ lập một chính quyền phiên thuộc, ít nhất ở Bắc Việt Nam.
Cả nước mới chỉ có 5000 tay súng, không có kinh nghiệm chiến trận, trấn áp đám quốc gia “phản động” như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Duy Dân... th́ tạm đủ nhưng đánh nhau với Pháp hay với Tàu Quốc Dân Đảng là “trứng chọi đá”. Ông Hồ Chí Minh dĩ nhiên phải cân nhắc, tính toán đủ đường. Không dám chống cự quân Tàu Tưởng. Làm “tuần lễ vàng” để quyên vàng hối lộ Tiêu Văn, Lư Hán, rất nhún nhường trước các “thượng quan“. Giả vờ giải tán đảng Cộng Sản, tổ chức bầu cử quốc hội, sao chép Hiến Pháp Mỹ để làm Hiến Pháp Việt Nam, lập chính phủ Liên Hiệp... Bí mật cầu cứu Mao, nhưng Mao đang đứng bên bờ cuộc nội chiến sắp bùng nổ toàn diện ở Tàu, lực lượng chỉ tập trung ở vùng Hoa Bắc lại phải đối phó với hơn 3 triệu quân của Tưởng đang h́nh thành một thế bao vây. Trong hoàn cảnh ấy, Mao chỉ có thể phái người tin cẩn đến đến Việt Nam, giúp đảng Cộng Sản Việt triển khai thế trận “chiến tranh nhân dân kiểu Mao” để đối phó với đế quốc Pháp và có thể cả Tàu Quốc Dân Đảng.
Ông Hồ và đảng Cộng Sản Việt có lẽ đủ thực tế để biết không thể tự ḿnh thắng Pháp mà chỉ mong kéo dài cuộc chiến cho đến ngày Mao thắng Tưởng. Mối lo trước mắt là làm sao sống sót, làm sao thoát khỏi t́nh trạng nguy ngập “một cổ 2 tṛng”, “tứ bề thọ địch”!?
Đúng lúc ấy, tháng 11/1945 Nguyễn Sơn xuất hiện tại Hà Nội - mang dáng dấp của một cứu tinh.
Đúng người, đúng việc
Ở bên Tàu tên ông là Hồng Thuỷ, khi bí mật trở về Việt Nam hoạt động để che giấu bớt thân thế, nhất là đối với t́nh báo Trung Hoa Dân Quốc, t́nh báo Pháp và t́nh báo Mỹ, đổi tên là Nguyễn Sơn.
Nguyễn Sơn, tên thật là Vũ Nguyên Bác sinh năm 1908 tại Hà Nội, gia đ́nh tư sản, nguyên học viên trường sư phạm tức là được giáo dục theo lối Pháp, kém ông Hồ Chí Minh 18 tuổi nên thuộc thế hệ cùng trang lứa với các nhân vật Cộng Sản Việt nổi tiếng làm việc bên cạnh ông Hồ trong thời kỳ đầu như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Chu Văn Tấn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Tử B́nh, Lê Thiết Hùng, Trần Đăng Ninh, Phùng Chí Kiên, Hoàng Sâm, Nguyễn Chí Thanh... Chẳng hạn Nguyễn Sơn cùng tuổi với Lê Thiết Hùng nhưng kém Hoàng Văn Hoan 3 tuổi, kém Phạm Văn Đồng 2 tuổi, kém Trường Chinh và Lê Duẩn một tuổi, hơn Chu Văn Tấn 1 tuổi, hơn Trần Tử B́nh 2 tuổi, hơn Vơ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ 3 tuổi. Tuy nhiên Nguyễn Sơn độc đáo, khác biệt hẳn những người này:
1. Kể từ 1925 đến 1945, Nguyễn Sơn đi làm Cách Mạng Cộng Sản nhưng Cách Mạng Cộng Sản Tàu chứ không phải là Cách Mạng Cộng Sản Việt. Chỉ hoạt động với đảng Cộng Sản Tàu, không hoạt động với đảng Cộng Sản Việt.
2. Nguyễn Sơn về Việt Nam, sau 20 năm hoàn toàn vắng bóng, với tư cách là một đảng viên đảng Cộng Sản Tàu, do Mao Trạch Đông đích thân chọn để giúp đảng Cộng Sản Việt đối phó với t́nh trạng dầu sôi, lửa bỏng lúc bấy giờ. Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn đă được Mao tiếp kiến dặn ḍ trước sự hiện diện của cả Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh tại thủ phủ Diên An (sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương, trang 225). Sau 5 năm làm nhiệm vụ ở Việt Nam, trở lại Trung Cộng năm 1950 Hồng Thuỷ/Nguyễn Sơn được bố trí cư trú ngay ở Trung Nam Hải là một thứ “Tử Cấm Thành” của đảng Cộng Sản Tàu tại thủ đô Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông biệt phái Hồng Thuỷ/ Nguyễn Sơn giúp đảng CSVN đánh Pháp trong thời gian 1945-1950, không khác ǵ biệt phái Vi Quốc Thanh, La Quy Ba làm công tác tương tự trong thời gian 1950-1954, hay biệt phái Trần Canh đến Việt Nam làm một công tác đặc biệt có tầm quan trọng chiến lược là thiết kế và hướng dẫn một lực lượng Việt Minh - vừa được Trung Cộng bí mật huấn luyện và trang bị trên đất Tàu - mở chiến dịch Biên Giới tháng 9/ 1950 nối liền thành một giải “đại hậu phương Trung Quốc” với “khu Giải Phóng” ở miền Bắc Việt Nam sau khi đă tiêu diệt quân Pháp ở Đông Khê và Thất Khê. Dĩ nhiên Mao căn cứ vào mỗi t́nh thế cụ thể để chọn người thích hợp theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.
3. Theo lời của Trung Tướng Trần Độ trong bài hồi kư “Tướng Nguyễn Sơn và tôi” th́ ông Hồ Chí Minh trong buổi đầu đă giới thiệu Nguyễn Sơn với các đồng chí Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt là một người “thân kinh bách chiến” và hiển nhiên vào thời điểm lịch sử đó chính ông Hồ không thấy có cộng sự viên nào khác có thể b́ kịp với người vừa mới trở về. Không ai có bề dầy kinh nghiệm về các hoạt động chính trị và quân sự của Nguyễn Sơn. Người có ít nhiều kinh nghiệm về hoạt động chính trị như Tổng Bí Thư Trường Chinh th́ lại không có kinh nghiệm về quân sự, người có ít nhiều kinh nghiệm quân sự như Bộ Trưởng Quốc Pḥng Chu Văn Tấn lại không có kinh nghiệm về hoạt động chính trị. Nguyễn Sơn, vào thời điểm lịch sử 1945-1950, là con người Cộng Sản Việt Nam “văn vơ song toàn”.
Một người Việt Nam khác dưới trướng của ông Hồ cũng được coi là “văn vơ song toàn” nhưng là về sau này chứ không phải trong giai đoạn 5 năm đầu khó khăn ấy và người đó là Vơ Nguyên Giáp. Ông Giáp có bằng cấp đại học, có kiến thức kinh điển nhưng đối chiếu với Nguyễn Sơn th́ kinh nghiệm chính trị của ông chỉ giới hạn trong giới học thức và hơn 1 năm tù Thực Dân Pháp. Thành tích quân sự của Vơ Nguyên Giáp c̣n mỏng manh hơn nữa - ông Giáp chuẩn bị nhưng chưa kịp đi thụ huấn quân chính ở Diên An th́ đă được gọi về để chỉ huy đội quân du kích vơ trang tuyên truyền năm 1944. Kinh nghiệm chiến đấu gọi là chống Pháp, chống Nhật vào thời điểm lịch sử đặc biệt ấy của ông Giáp thực ra chỉ gồm trên dưới một năm “đánh vơ” trong cái cái “khoảng trống” ngẫu nhiên được tạo ra trong buổi giao thời (1944-1945) do các thế lực đối nghịch triệt hạ lẫn nhau, trung hoà lẫn nhau trên đất nước Việt Nam - Nhật lật đổ Pháp nhưng chưa kịp làm chủ hẳn Đông Dương th́ đă phải buông súng đầu hàng Đồng Minh.
Vơ Nguyên Giáp chỉ kém Nguyễn Sơn 3 tuổi nhưng kinh nghiệm làm cách mạng Cộng Sản, nhất là kinh nghiệm thực tiễn về các khía cạnh của “chiến tranh nhân dân” th́ kém hơn Nguyễn Sơn gần 20 năm!
4. Ông Hồ Chí Minh lúc về sau có thể thấy lời ca ngợi “thân kinh bách chiến” dành cho Nguyễn Sơn có hậu quả bất lợi nhưng “thân kinh bách chiến” đúng ra vẫn chỉ phản ảnh một phần cuộc đời tranh đấu của Nguyễn Sơn trên đất Trung Hoa.
Nguyễn Sơn đến Trung Hoa năm 1925 lúc 17 tuổi. Tốt nghiệp khoá 4 trường quân sự nổi tiếng Hoàng Phố năm 1926 và là một trong 15 tướng lănh của Trung Cộng xuất thân từ ngôi trường này như Lâm Bưu, Từ Hướng Tiền, Trần Canh, Lưu Chí Đan... Trường Hoàng Phố là biểu tượng 2 đảng Quốc-Cộng Trung Hoa hợp tác lần đầu theo chủ trương “Liên Nga, dung Cộng” của lănh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng Tôn Dật Tiên. Hoàng Phố là nơi Tưởng Giới Thạch làm Hiệu Trưởng/ Tư lệnh, Liêu Trung Khải làm chính uỷ, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ làm giảng viên, Chu Ân Lai làm giám đốc học vụ, Mikhail Borodin phái viên cao cấp của Stalin làm cố vấn.
Năm 1927 bùng nổ tranh chấp Quốc-Cộng ở Trung Hoa, Nguyễn Sơn gia nhập đảng Cộng Sản Tàu và tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu dưới sự chỉ huy trực tiếp của Diệp Kiếm Anh. Đảng Cộng Sản Tàu, ở thế yếu hơn, bị chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đặt ra ngoài ṿng pháp luật và bị đàn áp khốc liệt, phải bỏ thành thị chạy về các vùng rừng núi, nông thôn, phát động chiến tranh nhân dân theo sách lược của Mao, kết hợp du kích chiến với vận động chiến, rồi tuyên bố thành lập Cộng Hoà Sô Viết Trung Hoa năm 1931, tạo t́nh trạng một quốc gia trong một quốc gia.
Thời kỳ 1929-1931 Nguyễn Sơn, nằm gai nếm mật, chiến đấu trong hàng ngũ Hồng Quân Công Nông ở vùng Sô Viết Trung Ương thuộc tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến, lần lượt trải qua các chức vụ chính trị viên đại đội, chính uỷ trung đoàn, chủ nhiệm chính trị sư đoàn, góp phần đẩy lui nhiều cuộc tấn công vây quét quan trọng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.
1932: Nguyễn Sơn làm giảng viên chính trị trường quân chính Trung Ương cùng lúc với La Quy Ba. Hoàn toàn hoà nhập vào môi trường Trung Hoa về mọi khía cạnh kể cả văn hoá, ngôn ngữ như ứng khẩu diễn thuyết trước các đám đông, làm báo, viết văn, làm thơ, sinh hoạt, chiến đấu không khác ǵ một cán bộ Cộng Sản bản lĩnh người Tàu chính hiệu. Năm 1933 Nguyễn Sơn sáng lập đoàn kinh kịch đầu tiên của đảng Cộng Sản Tàu phục vụ cổ vũ chiến đấu, tự ḿnh viết kịch, làm đạo diễn và diễn xuất.
Bookmarks