Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 16 of 16

Thread: Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam
    Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ

    MIG TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM

    Bài của Isaev Piotr Ivanovitch
    P3



    Để xây dựng chiến thuật chiến đấu với loại máy bay trinh sát không người lái, tại trung đoàn đă h́nh thành hai nhóm, một trong số đó gồm các phi công của chúng tôi, đóng vai tṛ của các UAV, và nhóm thứ hai là các phi công Việt Nam, trong vai các máy bay tiêm kích. Vùng trực chiến giả tưởng điều kiện là vùng trời trên sân bay, c̣n các máy bay trinh sát phải đột ngột đi qua khu vực này ở độ cao thấp với các hướng khác nhau. Đồng thời kế hoạch bay của trinh sát không người lái th́ các máy bay tiêm kích không được biết. Như vậy, mục đích chính của những chuyến bay trên là xây dựng chiến thuật cơ động cho các máy bay tiêm kích khi gặp máy bay trinh sát không người lái tại các góc hướng khác nhau. Các chuyến bay như vậy cho phép mở rộng tầm nh́n chiến thuật của phi công thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt máy bay trinh sát đường không.

    Nhiệm vụ đặt ra theo yêu cầu của Không quân QDNDVN để các phi công của nhóm của chúng tôi thực hiện trong thời gian trước mắt là rất khó khăn. Trước khi đặt nhiệm vụ tôi đă được hỏi liệu các phi công của chúng tôi bây giờ có bay được trên những chiếc MiG-17 và máy bay huấn luyện MiG-15 hay không. Câu hỏi thật bất ngờ. Tại sao lại chuyển sang các loại máy bay lỗi thời ấy khi chúng tôi đến trung đoàn, họ đă được trang bị các loại tiêm kích MiG-21 mới. Tôi trả lời một cách khẳng định rằng phi công của chúng tôi đă bay trên những chiếc máy bay đó và chúng tôi có thể điều khiển chúng. Nhiệm vụ là đào tạo cho các phi công từ hai trung đoàn kỹ thuật lái máy bay trên biển ở độ cao cực thấp, và tiếp theo là thực hiện ném bom từ chiều cao tháp giữa tàu chiến. Yêu cầu là đào tạo bốn phi công từ trung đoàn máy bay MiG-21 và trung đoàn máy bay MiG-17.



    Phần đầu tiên của nhiệm vụ chúng tôi đă thông qua, bởi theo kinh nghiệm có được trong các chuyến bay trên biển, cho phép các phi công Việt Nam tự tin đuổi theo máy bay địch đang tháo chạy ra phía biển và loại trừ trường hợp kẻ địch sớm thoát khỏi cuộc tấn công. C̣n việc dạy để họ học ném bom từ chiều cao đỉnh cột buồm (топмачтового бомбометания) tàu chiến th́ các phi công của chúng tôi hoài nghi, nhưng phía Việt Nam không nói lại chuyện này nữa, họ quyết định sau này sẽ thực hiện điều đó.

    Bản chất của phương pháp ném bom này là như sau: máy bay tiếp cận tàu chiến đối phương ở độ cao rất thấp, tương ứng với chiều cao (tháp) cột buồm của nó, và hướng vuông góc với mạn tàu. Trước khi bay đến sát con tàu, tại điểm tính toán quả bom được phóng ra bắt đầu thực hiện ṿng thia lia. Tại ṿng thia lia thứ nhất khi văng lên khỏi mặt nước, trái bom cần phải lao vào đúng mạn tàu. Phương pháp này đă được sử dụng rộng răi trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

    Tuy nhiên, kết quả của các chuyến bay nghiên cứu tiến hành bởi các phi công của trung đoàn chúng tôi trên biển Baltic, trong đó có tôi tham gia, cho thấy ném bom từ chiều cao đỉnh cột buồm kiểu thia lia trên máy bay hiện đại tốc độ cao là không hiệu quả. Đây là những ǵ chúng tôi quyết định nói cho các đồng chí Việt Nam biết sau khi hoàn thiện thuật lái trên biển.

    Và trong khi đó đă có lệnh cho nhóm tham gia vào các chuyến bay này di chuyển cứ đến sân bay Hải Pḥng. Các chuyên gia của chúng tôi, bao gồm cả phi công, đă đến Hải Pḥng bằng xe tải, các phi công Việt Nam di chuyển cứ theo thê đội bay.

    Tại Hải Pḥng, các phi công bay đến từ trung đoàn khác trên các máy bay MiG-17 và máy bay huấn luyện MiG-15 đang chờ đợi chúng tôi. Tập trung nhau lại, chúng tôi ngay lập tức bắt tay chuẩn bị cho các chuyến bay. Ban đầu, các đồng chí Việt Nam cho chúng tôi làm quen với t́nh h́nh trên biển và trên không trong khu vực sẽ diễn ra các chuyến bay sắp tới và các vấn đề có thể xảy ra trong quá tŕnh thực hiện nhiệm vụ bay, c̣n chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sơ bộ để giải quyết những vấn đề này.

    Thứ nhất, ở khoảng cách 80-100 km từ bờ biển có hai tàu sân bay Mỹ. Đương nhiên, nếu phát hiện ra chúng tôi, chắc chắn các máy bay tiêm kích hạm sẽ cất cánh để tiêu diệt hay ít nhất, xua chúng tôi ra khỏi khu vực. V́ vậy, khuyến nghị cho chúng tôi trong trường hợp máy bay tiêm kích Mỹ tiếp cận khu vực của chúng tôi th́ theo lệnh từ Sở chỉ huy, chúng tôi sẽ nhanh chóng rời khỏi vùng trời trên biển và đi qua một đoạn hành lang đă định vào bờ, chiếm lĩnh khu chờ của ḿnh.

    Thứ hai, trên biển có rất nhiều tàu thuyền đánh cá Việt Nam, mỗi chiếc trong số đó đă được lắp đặt súng máy pḥng không, và không thể có thông tin liên lạc với họ được, do đó cảnh báo họ về sự xuất hiện của chúng tôi trên đầu họ cũng là không thể.

    Các đồng chí Việt Nam khuyên chúng tôi không nên đến gần các tàu này. Phi công của chúng tôi c̣n chỉ ra hai vấn đề khó giải quyết hơn nữa. Vấn đề đầu tiên là không có phi công nào đến từ trung đoàn khác kia biết tiếng Nga. Để giải quyết vấn đề này trong các t́nh huống phức tạp chỉ có thể tự thân ḿnh nắm lấy quyền điều khiển và chỉ huy máy bay ḿnh.

    Vấn đề thứ hai là các máy bay MiG-15 được trang bị chỉ một cỗ súng sẽ không cho phép thực hiện phản kích hiệu quả chống lại máy bay tiêm kích của đối phương. Vấn đề được giải quyết bằng cách thoát khỏi khu vực (tác chiến) vào khu chờ.

    Với quyền trưởng nhóm, tính đến việc cách đây chưa lâu ḿnh c̣n là một phi công hải quân, chuyến bay đầu tiên giống như một chuyến bay trinh sát tôi quyết định tự ḿnh thực hiện trên máy bay huấn luyện MiG-15 cùng một phi công đến từ trung đoàn bạn. Trước khi bay, qua thông dịch viên, tôi chỉ cho anh ta một hướng dẫn duy nhất : bay ra biển ở độ cao 2000 mét.

    Chúng tôi bay ra biển theo một hành lang xác định trước. Cảnh tượng bao la của biển mở ra trước chúng tôi: mặt biển êm đềm phẳng lặng và thênh thang rải rác hàng trăm tàu đánh cá. Tôi lập tức nhớ đến cảnh báo của các đồng chí Việt Nam - không đến gần các tàu thuyền này trong hoàn cảnh như vậy – sẽ không được chào đón đâu. Khi thực hiện bất kỳ cuộc diễn tập nào ở độ cao cực thấp việc ṿng tránh họ sẽ là không thể. Ví dụ, nếu chúng ta thực hiện một cú ngoặt ở độ cao 10-50 m (so với mặt biển) với tốc độ 800-900 km một giờ, bán kính ṿng ngoặt sẽ là 8-11 km. Điều này có nghĩa rằng, với mật độ phân bố các tàu đánh cá cao như thế, trong thời gian thực hiện ṿng lượn chúng tôi thể nào cũng bay qua trên đầu một số con tàu đó.

    Lối thoát chỉ một - phải làm mọi thứ để thủy thủ đoàn những tàu đánh cá này nhận ra rằng đó là máy bay Việt Nam: chiếm lĩnh một độ cao sao cho tránh được các trường hợp tổn thương bởi hỏa lực súng máy pḥng không và đồng thời cho phép ngư dân phân biệt các dấu hiệu trên máy bay, thực hiện chuyển tư thế máy bay từ mặt phẳng nghiêng này sang mặt phẳng nghiêng khác (chao cánh), v.v. Quyết định như vậy, tôi nắm lấy quyền kiểm soát máy bay về ḿnh và bắt đầu giảm xuống độ cao 1500 mét. Đột nhiên, từ Sở chỉ huy vang lên cảnh báo, chỉ có một từ “MI!”. Tôi hiểu đó có nghĩa là "người Mỹ". Người phi công Việt Nam nhanh chóng nắm lấy quyền kiểm soát về ḿnh và thi hành một ṿng ngoặt gấp, hướng về bờ biển đi vào khu chờ. Cứ như vậy trong một chuyến bay đă ba lần chúng tôi bay ra biển rồi bay trở về, như thể chơi tṛ “mèo vờn chuột” với người Mỹ. Trong những chuyến bay khác với những phi công khác cũng xảy ra trường hợp tương tự. Tuy nhiên, ngư dân đă nhận ra chúng tôi là quân ḿnh, và sau một ngày chúng tôi đă bay qua đầu họ ở độ cao cực thấp khi thực hành hoàn thiện kỹ thuật lái. Họ đón tiếp chúng tôi bằng những cái vẫy tay, chúng tôi trả lời họ bằng các tư thế diễn tiến khác nhau của máy bay.




    Ô ten Komarik.



    Lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi, chúng tôi hỏi các phi công Việt Nam họ cần học làm chủ cách đánh bom từ đỉnh cột buồm làm ǵ. Họ trả lời rằng họ muốn đánh ch́m tàu sân bay. Tôi không biết điều này đă được nói trong lúc đùa bỡn hay nghiêm túc. Nhưng sau khi chúng tôi giải thích với họ rằng phương pháp đánh bom này sử dụng với máy bay tốc độ cao là không hiệu quả, và sử dụng máy bay tiêm kích chống lại các tàu sân bay là không khôn ngoan. Chúng tôi không biết những ǵ chúng tôi nói ảnh hưởng đến Bộ chỉ huy Việt Nam ra sao, nhưng sau khi hoàn thiện kỹ thuật bay trên biển, chương tŕnh được đóng lại và chúng tôi trở về sân bay Nội Bài của ḿnh. Và chúng tôi một lần nữa tham gia vào các chuyến bay căng thẳng, bây giờ là bay đêm. Yêu cầu là khôi phục lại các kỹ năng bay của các phi công trước đây đă bay đêm và chuẩn bị hai biên đội (8 phi công) lần đầu mới bay đêm. Những phi công đă từng bay đêm, tuy có gián đoạn dài giữa các chuyến bay đêm, sau 2-3 chuyến bay có người của chúng tôi hướng dẫn đă bước vào bay đơn, nhưng với những người mới đến, chúng tôi đă phải làm việc hết khả năng của ḿnh.

    Tôi muốn nhớ về quan hệ của chúng tôi với các đồng chí Việt Nam, từ ban chỉ huy trung đoàn, các phi công, các kỹ thuật viên và các lănh đạo tỉnh, nơi chúng tôi đang sống. Đó là một mối quan hệ ấm áp, các chuyên gia của chúng tôi có uy tín rất lớn với tập thể quân nhân của trung đoàn. Tất nhiên, có đôi khi nảy sinh một số khác biệt trong quan điểm về các vấn đề nhất định. Những chuyện đó luôn tồn tại, có khi là những trường hợp khá nghiêm trọng.

    Nhưng nhiều lúc hành động của phía Việt Nam làm chúng tôi ngạc nhiên và thậm chí khó chịu. Ví dụ, vào ban đêm diễn ra chương tŕnh họp ngoại khóa và quyết định cho phép bay chuyến bay đêm độc lập đầu tiên cho ai đó? Tất nhiên, bạn sẽ nói rằng bất kỳ ai trong chúng ta - một giảng viên phi công đang đào tạo người cho họ sẽ được mời. Không, bạn nhầm. Trung đoàn đă thành lập một ủy ban đặc biệt gồm nhiều người cho mục đích này, mà theo ư kiến tôi, hơn một nửa trong số đó không bao giờ từng làm ǵ liên quan đến hàng không. Chính họ mới quyết định tương lai của người phi công. Sau khi bay kiểm tra với một hướng dẫn viên, họ ngồi vào một chỗ nhất định thành một ṿng tṛn và ngồi xổm, ở trung tâm của ṿng tṛn cũng ngồi xổm như vậy là ứng cử viên cho chuyến bay độc lập. Và ủy ban sẽ quyết định có chấp thuận cho anh ta bay đơn ban đêm hay không. Nếu trong bóng tối đen như mực vang lên tiếng hoan hô của các phi công, đang đứng không xa ủy ban và đang cổ vũ cho bạn ḿnh, có nghĩa là chấp thuận cho bay (người phi công đó) đă nhận được. Và không ai trong số các thành viên của Ủy ban đến chỗ chúng tôi - các phi công-giáo viên đang hướng dẫn người phi công kia hỏi xem liệu học sinh của ḿnh đă sẵn sàng cho chuyến bay đơn ban đêm hay chưa. Chúng tôi đă cố gắng không can thiệp vào vấn đề này. Chỉ có một lần, khi ủy ban rơ ràng muốn chấp thuận cho bay đơn một phi công chưa được chuẩn bị kỹ càng, người mà tôi đang dạy, tôi đă phải đi đến chỗ ủy ban mà nói rằng tôi sẽ cho anh ta vài chuyến bay kèm nữa trên máy bay huấn luyện chiến đấu và chỉ sau đó hẵng cho phép anh ta bay đơn trên máy bay chiến đấu. Các thành viên của ủy ban, sau khi được tư vấn, quyết định tôn trọng khuyến nghị của tôi.

    C̣n bất đồng với người chỉ huy trung đoàn đă xảy ra về một vấn đề quan trọng hơn. Ngoài việc thực hiện các chuyến bay thường xuyên theo kế hoạch, các phi công Việt Nam c̣n phải không chiến với kẻ thù. Cuộc chiến tranh đang c̣n tiếp diễn. Họ có những thành công trong không chiến, và có cả những sai sót. Tôi đề nghị người chỉ huy trung đoàn tổ chức cho các phi công Việt Nam và các phi công của chúng tôi cùng nhau tiến hành phân tích mỗi trận không chiến đă qua.

    Tôi cố gắng thuyết phục ông rằng việc đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng đào tạo chiến thuật cho các tổ bay. Trung đoàn trưởng luôn bỏ qua đề nghị của tôi. Và rồi một ngày tôi biết được rằng các phi công của trung đoàn đă tiến hành một số trận không chiến theo nhóm với kẻ thù, một vài trận trong số đó không hoàn toàn thành công. V́ vậy, một lần nữa tôi quyết định quay trở lại với trung đoàn trưởng đề nghị ông xem xét phân tích những trận không chiến thực hiện trong ngày đó. Tôi mang theo người phó chính trị của tôi, cũng là một phi công, và chúng tôi đi xe đến sở chỉ huy trung đoàn tŕnh bày đề nghị của ḿnh. Trung đoàn trưởng đồng chí Trần Hanh rơ ràng đang tức giận, nói qua thông dịch viên: "Các đồng chí, các bạn đă đến với chúng tôi và giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược Mỹ c̣n các vấn đề khác các bạn không nên quan tâm". Tôi nhận ra rằng chúng tôi và trung đoàn trưởng đă đi đến ranh giới cuối cùng của những ǵ được cho phép trong quan hệ của chúng tôi, v́ vậy tôi thề không bao giờ đề cập với ông vấn đề đó nữa. Nhưng điều này tôi đă báo cáo với cấp trên trực tiếp của ḿnh, tướng Antsiferov E.N.

    Sau một tuần rưỡi, phiên dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn đến chỗ tôi, và báo rằng trung đoàn cho biết, ngày mai Bộ trưởng Quốc pḥng VNDCCH Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp sẽ đến thăm trung đoàn, và các phi công Liên Xô cần phải thể hiện cho ông thấy thuật lái của ḿnh. Tôi nói với thông dịch viên, anh hăy hỏi người chỉ huy trung đoàn xem tại sao ông ấy không muốn cho Bộ trưởng Quốc pḥng xem thuật lái của các phi công Việt Nam. Nhưng trung đoàn xác nhận rằng chính Bộ trưởng Quốc pḥng muốn xem thuật lái của phi công Liên Xô. Và hai giờ sau đó Antsiferov E.N. đến với chúng tôi và giải thích thực chất cuộc tŕnh diễn thuật lái sắp tới cho các phi công chúng tôi. Chúng tôi cùng ông ấy nhanh chóng phác thảo kế hoạch của chương tŕnh, trong đó phản ánh tŕnh tự cất cánh của các phi công để thực hiện thuật lái, dùng những chiếc máy bay nào và phương tiện hạ cánh nào để làm giảm đường chạy đà, mà mỗi phi công áp dụng khi hạ cánh. Ví dụ, phi công đầu tiên được giới hạn ở việc chỉ thả cánh tà ở tư thế hạ cánh, phi công thứ hai bung thêm dù hăm trên đường chạy, người thứ ba sử dụng một hệ thống khác là SPS (СПС - сдув пограничного слоя воздуха с крыла - thổi lớp không khí giới hạn từ cánh, làm tăng lực nâng, và do đó, làm giảm tốc độ hạ cánh) và người cuối cùng sử dụng tất cả các thiết bị kể trên, nhưng bung dù hăm trên không trước khi máy bay tiếp đất. Những đội h́nh thuật lái cụ thể nào cần được mỗi phi công thực hiện th́ kế hoạch không định trước. Tất cả các phi công đều giàu kinh nghiệm và mỗi cá nhân cần phô diễn tài nghệ của ḿnh, đó là, đặc trưng phẩm chất của anh ta.

    Ngày hôm sau, sáng sớm chúng tôi đến sân bay, những chiếc máy bay được chuẩn bị cho chuyến bay, đă sắp xếp thành một hàng trên đường lăn. Sau một lúc, bộ trưởng quốc pḥng đi xe "Volga" đến, ông mặc quân phục. Trong xe ngoài người lái xe c̣n có cô con gái 8-10 tuổi của Bộ trưởng, và nằm ở băng ghế sau là một khẩu súng săn. Ông chúc sức khỏe chúng tôi và nói rằng ông được nghỉ phép ngắn và ông quyết định đi săn, nhưng trên đường đi rẽ vào và ghé thăm các phi công. Tướng Antsiferov E.N. mời Bộ trưởng lên tháp chỉ huy bay. Tôi và Sasha Mironov, theo kế hoạch, lĩnh vị trí sẵn sàng số 1 trên máy báy huấn luyện-chiến đấu MiG-21U: anh ta ngồi vào cabin trước, tôi - ở cabin sau. Anh mở máy động cơ và bắt đầu chạy đà để cất cánh. Đột nhiên chiếc máy bay bắt đầu chệch khỏi dải đường lăn về bên phải và Mironov qua máy liên lạc bộ đàm (самолетному переговорному устройству ( СПУ ) hét lên với tôi: « Phanh không làm việc!». Tôi nhanh chóng đoạt lấy quyền kiểm soát phanh, nhưng máy bay không tuân theo và từ từ lăn trượt xuống, sau đó bánh xe phía trước chạm vào đèn hạn chế và dừng lại. Tôi tắt động cơ. Tướng Antsiferov E.N lao như tên bắn xuống từ đài chỉ huy bay, ông chạy đến chỗ chúng tôi và giận dữ hỏi: "Có chuyện ǵ vậy?" Chúng tôi báo cáo ông phanh hỏng. "Isayev, nhanh chóng lên máy bay chiến đấu!" - Ông nói với tôi. Tôi chạy ra chỗ một chiếc máy bay chiến đấu MiG-21, và ông tướng hét với theo: "B́nh tĩnh,chỉ cần đừng tự chôn ḿnh!". "Rơ", tôi trả lời, và nhanh chóng trèo lên buồng lái, bắt đầu khởi động động cơ. Thuật lái được thể hiện ngay sau khi cất cánh và thu càng. Thực hiện xong một loạt các tổ hợp đội h́nh, tôi hạ cánh với việc bung dù hăm. Ngay khi c̣n đang lăn, tôi thấy một máy bay chiến đấu đến lượt cất cánh. Như vậy, chúng tôi đă thi hành một tŕnh tự nghiêm ngặt khi biểu diễn thuật lái cho Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam. Trên mặt đất, tôi hỏi các đồng nghiệp của ḿnh: "Sao, các cậu thấy thuật lái của tôi thế nào?". "Được rồi! Lá cọ run lên trên mái nhà của Đài chỉ huy bay, khi anh lướt qua nó ở độ cao thấp "- họ trả lời.

    Sau khi tŕnh diễn, Bộ trưởng Quốc pḥng từ tháp chỉ huy đi xuống, đến chỗ các phi công chúng tôi và cảm ơn tất cả mọi người v́ một chương tŕnh biểu diễn thú vị, và sau đó ông nắm lấy khuỷu tay tôi kéo sang một bên và hỏi "C̣n các phi công Việt Nam đă có thể làm được như vậy, như các đồng chí chưa?". Tôi nói với Bộ trưởng rằng các phi công của ông là học sinh tốt nghiệp trường dạy bay của chúng tôi, nơi họ được dạy bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, và bây giờ chúng tôi có thể giúp họ cải thiện hơn nữa kỹ năng bay của họ. Tất nhiên, kể cả các phi công của đồng chí cũng đă có thể cho đồng chí thấy kỹ năng bay lượn trên không tuyệt vời. Ông nói: "Cảm ơn".

    Trung đoàn trưởng, mời tất cả những người có mặt ra bàn uống trà. Dưới tán dù che người ta bày một chiếc bàn dài h́nh chữ nhật, hai bên đă kê ghế dài. Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Hanh ngồi cạnh Bộ trưởng Quốc pḥng. Tôi ngồi ở phía bàn đối diện, nhưng trực tiếp trước mặt Bộ trưởng. Bên chiếc bàn diễn ra cuộc tṛ chuyện thoải mái về các chủ đề khác nhau. Và đột nhiên, Bộ trưởng nh́n tôi và hỏi tôi một câu hỏi đáng ngạc nhiên: "Mối quan hệ của đồng chí với chỉ huy trung đoàn ra sao?". Tôi thậm chí rùng ḿnh về câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi không ngần ngại trả lời rằng tôi có mối quan hệ với chỉ huy trung đoàn chỉ thuần túy công việc. Tất cả im lặng, và cuộc tṛ chuyện tiếp theo về chủ đề này đă không được duy tŕ. C̣n tôi, sau câu hỏi mà Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam đề ra cho tôi đă tự hỏi ḿnh câu hỏi: "Bây giờ th́ cậu đă hiểu lư do tại sao Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng quyết định đi săn mà trên đường lại rẽ vào ghé thăm các phi công rồi chứ".

    Tiệc trà kết thúc, tất cả đứng lên rời khỏi bàn, c̣n Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng quàng vai người chỉ huy trung đoàn, và họ đi khoảng gần một giờ trên đường lăn và nói chuyện với nhau về chủ đề mà chỉ họ biết.




    Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đơn vị.
    ..........

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam
    Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ

    MIG TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM

    Bài của Isaev Piotr Ivanovitch
    P4

    Mặc dù thỉnh thoảng có chuyện bất đồng giữa các chuyên gia Liên Xô và các đồng chí Việt Nam về một số vấn đề, điều đó không bao giờ dẫn đến bất kỳ sự cô lập hay thiếu niềm tin vào nhau hay các hậu quả tiêu cực khác. Chúng tôi luôn thân thiện trong quan hệ với nhau và làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra cho chúng tôi nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của trung đoàn.

    Tôi vẫn nhớ với sự tôn trọng sâu sắc người chỉ huy trung đoàn đồng chí Trần Hanh và chính ủy trung đoàn đồng chí Quưnh, các phi công Biểu, Tôn, Mạo, Cương và những người khác, cũng như trưởng pḥng phục vụ chuyên gia đồng chí Thành, thông dịch viên cao cấp Trần Văn Vạn (Vanhia), và tất cả mọi người cùng làm việc và quan hệ với các chuyên gia Liên Xô. Một số phi công trẻ mà chúng tôi từng đào tạo, tôi đă gặp lại họ sau này ở Liên Xô tại Học viện Không quân mang tên Yuri Gagarin, nơi mà tôi phục vụ tại thời điểm đó, c̣n họ th́ đến đó học tập. Một nửa trong số họ đă trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang Việt Nam. Có nghĩa là công việc của chúng tôi không vô ích. Ḷng can đảm và dũng cảm của những con người đó, được củng cố bởi kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá tŕnh huấn luyện chiến đấu, t́nh yêu vô điều kiện với Tổ quốc của họ đă làm cho họ trở nên những Anh hùng.

    Cùng với các chuyến bay huấn luyện và đào tạo phi công Việt Nam, các phi công của chúng tôi c̣n thực hiện các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như thực hiện các chuyến bay thử nghiệm kiểm tra sau khi bảo tŕ hoặc sau khi việc loại bỏ những hư hại nghiêm trọng của các thiết bị kỹ thuật trên máy bay. Đồng thời theo quyết định của Bộ tư lệnh Không quân QDNDVN chúng tôi bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm các máy bay bị bom bi làm hư hại trên mặt đất sau khi chúng được sửa chữa. Chúng tôi đă bay thử một số máy bay này. Tuy nhiên, sau tai nạn của một chiếc MiG-17 tại trung đoàn bạn khi một phi công Triều Tiên bay thử sau khi được sửa chữa như vậy, bộ chỉ huy của chúng tôi đă cấm các phi công của chúng tôi bay thử các máy bay đó. Hóa ra chiếc MiG-17 này đă bị hư hại không chỉ phần vỏ mà c̣n bị gẫy xà cánh. V́ vậy, các máy bay đó cần được kiểm tra cẩn thận mức độ thiệt hại của cả phần kết cấu và các hệ thống trên máy bay. Điều này có nghĩa là việc sửa chữa các máy bay phải được thực hiện không phải ở các xưởng sửa chữa dă chiến mà phải sửa chữa tại nhà máy sửa chữa cố định. Nhưng ở Việt Nam vào thời điểm đó không có những nhà máy như vậy.


    Đón năm mới 1969.

    Tôi vẫn nhớ tất cả những chàng trai trong nhóm chúng tôi, những người trong những điều kiện khó khăn nhất đă thực hiện một cách trung thực nhiệm vụ được giao. Số phận đă ném họ đi khắp thế giới. Nhiều người trong số họ hiện đang sống ở các nước khác, nhưng kư ức về các đồng chí của ḿnh là không biên giới, và chúng tôi sẽ giữ ǵn nó măi măi. Trong tâm trí của tôi măi măi vẫn c̣n đó các phi công đồng nghiệp của tôi những người đă thực hiện các chuyến bay ngày cũng như đêm, trong điều kiện không có một số phương tiện dẫn đường và hạ cánh. Tôi sẽ nêu tên của họ. Đó là A.K.Galkin, Karnaukhov K.V., Makarov V., Trefilov V.Ya., V.A.Ignatov. Với t́nh yêu mến lớn lao tôi nhớ đến đội ngũ kỹ sư-kỹ thuật viên của chúng tôi như Polevoi V.F., Morozov P.N., Bezborodov Ya.M., Selyaeva N.D., Tomilets G.R., N. Boiko, V.L.Korchagin, E.Yu.Vaalma, Melshik I.A., B.N. Samylov, Grudin V.N., sĩ quan chỉ huy tác chiến (anh chính là thm mưu trưởng không biên chế của nhóm) Miroshnik S.A., bác sỹ hàng không Aslanov G.Kh. Với ḷng kính mến sâu sắc tôi nhớ đến cấp trên trực tiếp của chúng tôi, thiếu tướng Không quân Antsiferov Evgeny. Ông đă qua đời trong một tai nạn máy bay khi đang là chỉ huy phó một đơn vị không quân hỗn hợp. Vinh quang đời đơi thuộc về ông! Kư ức về ông chúng tôi sẽ c̣n giữ măi! Thể hiện sự trợ giúp lớn lao cho nhóm của chúng tôi c̣n có người phó của Evgeny Nikolaevitch (Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự lực lượng Không quân Xô Viết) Moskalev P.E.

    Họ là những con người có tính cách khác nhau, nhưng được thống nhất bởi t́nh bạn chiến đấu, sự hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa vụ và t́nh yêu với Tổ quốc. Tin tức từ nước ta đến đây rất ít: radio mà chúng tôi có không thu được sóng từ Liên Xô, thư từ bưu phẩm không đến thường xuyên, v́ vậy hiếm khi nhận được các tờ báo, các bưu kiện lớn. Từ những bưu phẩm đó, chúng tôi hiểu biết về các sự kiện ở nước ta rất muộn. Trong thời gian ở Việt Nam, đến thăm nhóm chúng tôi có hai đoàn đại biểu. Đoàn đầu tiên là từ báo "Sao Đỏ", dẫn đầu là tổng biên tập đại tá hải quân Korenevskii. C̣n về đoàn thứ hai tôi muốn nói kỹ hơn một chút. Khoảng gần 2:00h chiều từ trung đoàn có một cú điện thoại gọi tới, cho biết một Anh hùng Liên Xô và là một phụ nữ từ Hà Nội đến thăm chúng tôi. Nhận được tin này, tôi đă cho các đầu bếp chuẩn bị sẵn một bữa ăn ngon, và bảo tham mưu trưởng nhóm chui qua lỗ thủng ra ngoài và nh́n trên đường nhựa xem có chiếc ô tô nào không. Tham mưu trưởng nhanh chóng trở lại và vừa thở vừa nói, khách đă đến nơi, họ đang xuống xe và bây giờ sẽ vào đây.


    Gặp gỡ Nữ Anh hùng phi công Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ 2, thiếu tá cận vệ Marina Chesneva, người chỉ huy một phi đội thuộc trung đoàn không quân cận vệ ném bom đêm Taman số 46.

    Tin tức về sự xuất hiện của các vị khách lan đi nhanh chóng thông qua "trại" của chúng tôi và ngay lập tức tất cả tập trung tại quảng trường "Giấc mơ", và sau 1-2 phút từ sau lỗ của mở trên bức tường Anh hùng Liên Xô Cheshneva Marina Pavlovna đă xuất hiện, bà là người tham gia tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, là một phi công nổi tiếng . Bà đi cùng với Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, tướng Stolnikov B.A và vợ. Tôi bước ra đón các vị khách, nhưng trong đầu lóe lên ư nghĩ – làm sao đón những vị khách như thế này mà lại không có hoa. Và kiếm nó ở đâu bây giờ? Và đột nhiên, trên đường ra đón khách, tôi thấy một khoảnh đất trồng hoa của nhà chùa bị bỏ rơi, dày đặc cỏ dại, trong đám cỏ đó có thể thấy những bông hoa nhỏ nhắn xinh xắn mọc trên thân cây mảnh mai. Chọn từng bông riêng lẻ th́ không khả thi, không có thời gian. Tôi nhanh tay chọn những bông hoa và cỏ dại, chúng may mắn được tách ra cùng với rễ cỏ. Tôi đang trên đường đi, và ngay trước mắt các vị khách, tôi nhặt rễ và đất bỏ dưới chân ḿnh, mà các thân cây và rễ cỏ dại quấn chặt như dây thép gai. Nhưng trong t́nh thế khẩn cấp này, không biết lấy đâu ra sức lực, nhưng khi đến gần các vị khách cuối cùng tôi đă rứt hết được những rễ cây. Và sau khi chào đón khách, tôi xin lỗi v́ bó hoa bất b́nh thường như vậy. Marina an ủi tôi, qua những giọt nước mắt bà nói: "Đây sẽ là bó hoa đắt tiền nhất và không thể nào quên được trong cuộc đời của tôi".

    Sau cuộc họp và thảo luận với các chuyên gia của nhóm chúng tôi, Marina bày tỏ mong muốn gặp gỡ các phi công Việt Nam. Chúng tôi đến sân bay. Nhưng cuộc gặp không bao giờ diễn ra. Ban chỉ huy trung đoàn giải thích là các phi công đang nghỉ ngơi, bởi ngày mai họ sẽ tham gia vào chiến sự. Nh́n chung, nghề nghiệp của phi công quân sự không thuộc về các thể loại được công chúng tiếp cận rộng răi tại nhiều nước, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh, trong đó có Việt Nam.

    Vào cuối hồi ức của ḿnh tôi muốn nói rằng các chuyên gia Liên Xô trong tất cả các quân binh chủng đă thể hiện sự hỗ trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc chiến chống những kẻ xâm lược Mỹ. Nếu không có chiến thắng của nhân dân Việt Nam, rất khó dự đoán t́nh h́nh quân sự-chính trị phát triển trong khu vực này bây giờ sẽ thế nào. Nhưng đó là lĩnh vực của các nhà chính trị và ngoại giao. Chúng tôi đă hoàn thành sự nghiệp của ḿnh. Trong tâm tưởng của tôi măi măi vẫn không thể nào quên bầu trời Việt Nam và các bạn bè chiến đấu của tôi.



    Chuyến công tác Việt Nam


    Đại tá Viktor Kuznetsov
    Bài đăng trên "aiwar.ru" năm 2004.


    Đầu năm 1975, tôi phục vụ với cấp bậc thượng úy tại trung đoàn tiêm kích Mukatchevskii. Trung đoàn này, được trang bị vào thời điểm đó các máy bay MiG-21SMT (kiểu "50"-1971), là một trong những loại máy bay chủ lực của Lực lượng Không quân Xô viết. Biên chế tổ chức đội ngũ của nó dự kiến có bộ phận thứ hai - các phi công và chuyên viên kỹ thuật, được đào tạo, như hồi đó người ta nói, "để thực hiện nhiệm vụ quốc tế ngoài biên giới quốc gia Liên Xô". Tôi thuộc biên chế bộ phận thứ hai với tư cách một chuyên gia thiết bị hàng không của máy bay MiG-21 và nóng ḷng trông đợi chuyến công tác đặc biệt đầu tiên của ḿnh ở một trong các quốc gia nước ngoài. Ṿng quay số phận của tôi cho tôi cơ hội tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.


    MiG-21SMT.

    Đến Bắc Việt Nam vào tháng Hai, tôi thuộc nhóm các chuyên gia Liên Xô về MiG-21. Vào thời điểm đó mẫu máy bay tiên tiến nhất của loại máy bay này của Bắc Việt Nam là MiG-21 PFM. Những chiếc "Hai mươi mốt" đầu tiên được trang bị cho hai trung đoàn, đóng căn cứ tại các sân bay: Nội Bài gần Hà Nội và Kép cách thủ đô 80 km. Nhóm của chúng tôi khoảng 18-22 người. Số lượng có thay đổi, tăng lên khi Việt Nam yêu cầu phi công bổ sung, hoặc giảm khi một người nào đó đă hoàn thành thời hạn làm việc quy định theo hợp đồng và bay về Liên bang. Ngoài các phi công, nhóm bao gồm bốn kỹ sư (về máy bay và động cơ (SD-СД), về vũ khí, về thiết bị hàng không (AO-AO), về thiết bị vô tuyến và vô tuyến điện tử (радио- и радиоэлектронно му оборудованию), 4 nhóm trưởng công tác bảo tŕ thường xuyên, và bốn đến năm chuyên gia của nhà máy "Ngọn cờ Lao động", những người làm công tác hoàn thiện các chiếc MiG theo các chỉ thị gửi đến. Lănh đạo nhóm trực tiếp là trung tá Tsvetkov (Phó trung đoàn trưởng về huấn luyện bay từ Tiraspol tới). Lănh đạo chung các chuyên gia hàng không Liên Xô tại Việt Nam là thiếu tướng Obmelyukhin - Cố vấn Tư lệnh Không quân VNDCCH. Chúng tôi đảm bảo cho các chuyến bay của MiG-21 từ cả hai sân bay. Chúng tôi sống trực tiếp tại các căn cứ không quân trong các căn nhà cấu trúc nhẹ, gợi nhớ đến các bungalow. Phía Việt Nam hạn chế sự đi lại của chúng tôi trên lănh địa căn cứ - đi lại có tổ chức và người đi kèm. "Các chủ nhà mến khách" đă phải quan tâm đặc biệt đến nhóm: hầu như tất cả mọi người mà chúng tôi giao tiếp (các phiên dịch, nhân viên phục vụ, nhân viên kỹ thuật, v.v.), đều phải báo cáo bằng văn bản về hoạt động của chúng tôi.

    Ngoài chúng tôi, tại Việt Nam c̣n có các nhóm chuyên gia Liên Xô khác. Nhưng chúng tôi chỉ thấy họ ở Hà Nội, khi đến đại sứ quán báo cáo hàng tháng. Để công bằng phải nói rằng chúng tôi chịu trách nhiệm không chỉ về công việc.

    Không quân Việt Nam cũng được trang bị tiêm kích MiG-19 (J-6), chế tạo tại Trung Quốc và MiG-17 chế tạo tại Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở các đơn vị trang bị các máy bay này chỉ có các chuyên gia Trung Quốc làm việc. Mặc dù thái độ đối với chúng ta là hoàn toàn b́nh thường, nhưng lập tức ta cảm thấy VNDCCH trong thời kỳ đó c̣n dựa nhiều vào người láng giềng phương bắc của ḿnh. Khoa học Quân sự của Trung Quốc được đánh giá cao hơn của Liên Xô. Ưu tiên được trao cho các phi công và kỹ sư được Trung Quốc giáo dục.
    .........
    Nhiệm vụ của nhóm chúng tôi là đào tạo việc khai thác hoạt động đúng đắn và sửa chữa bảo tŕ MiG-21. Đồng thời chúng tôi không có quyền yêu cầu tiến hành bất kỳ công việc nào mà chỉ đưa ra các khuyến nghị, c̣n họ có tính đến nó hay không đó là quyết định của người Việt Nam. Tại Liên bang, tôi có thể cấm máy bay cất cánh, nếu chiếc máy bay đó không thực hiện các công việc bảo tŕ theo quy định. Ở đây tôi không thể làm điều đó. Việc chuẩn bị cho máy bay cất cánh không bao gồm trong trách nhiệm của chúng tôi, nhưng những người Việt Nam tổ chức học tập theo cách trực tiếp trong quá tŕnh chuẩn bị. Đồng thời, họ t́m cách sao cho số máy bay qua tay các chuyên gia Liên Xô là lớn nhất, nói một cách công bằng, nếu chúng ta chuẩn bị máy bay, chúng ta sẽ là những người làm cho nó tốt nhất. Phi công của chúng tôi cũng được trao thêm trách nhiệm - bay thử máy bay (облет самолетов) sau khi sửa chữa và bảo tŕ. Hầu hết các sĩ quan Việt Nam, những người phục vụ trên MiG-21, đều tốt nghiệp trường kỹ thuật bay Krasnodar và nói tốt tiếng Nga. Các hạ sỹ quan kỹ thuật biết tiếng Nga tồi, và chúng tôi phải làm việc với họ thông qua phiên dịch. Điều này tạo ra thêm khó khăn, bởi v́ người Việt Nam khi dịch ra tiếng Việt thường xuyên tạc ư nghĩa của thông tin nhằm tiện lợi cho việc h́nh dung của họ.



    Ở Việt Nam, tôi đă thấy các phi công xuất sắc, nhưng mức độ tổng thể của các phi công không quá mức trung b́nh. Họ được đào tạo không tồi, nhưng họ bay đều đặn như nhau, "như mong đợi", khi không tỏ ra có mong muốn thể hiện tài nghệ. Trong số các nhân viên kỹ thuật cũng có những chuyên gia xuất sắc, một số người trong số họ đă tốt nghiệp hai trường đại học quân sự: tại cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng họ không thể hiện khao khát đặc biệt được phục vụ. Phạm vi các công việc mà người Việt Nam thực hiện là tích cực, nhưng làm một công tác bảo tŕ không định trước th́ họ không muốn ngay cả dựa trên cơ sở các kinh nghiệm riêng của ḿnh. Họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội "ngồi-nằm". Nghĩa vụ quân sự tại VNDCCH là bắt buộc: nam giới từ 15 tuổi, bắt đầu "học quân sự". Dường như tất cả quân nhân đều ở trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, nhưng về đa số cơ bản th́ đối với những ư tưởng cách mạng họ không có sự nhiệt t́nh và họ là những người Cộng sản "chỉ bởi v́ đó là điều cần thiết". Cuộc hội nghị Đảng trong trung đoàn có thể diễn ra cả một tuần. Trong thời gian này người ta không đưa chúng tôi sang sân bay, họ nói tránh rằng hiện ở đó đang tổ chức họp Đảng.

    Chính phủ VNDCCH, khéo léo sử dụng việc Liên Xô đă sẵn sàng cung cấp cho "tiền đồn chiến đấu của phe xă hội chủ nghĩa ở vùng Đông Nam Á" lượng vũ khí trên thực tế có số lượng hầu như không giới hạn, họ t́m cách tích lũy các máy bay, xe tăng và các loại thiết bị quân sự khác. Khi số lượng máy bay vượt quá số lượng các tổ bay, số máy bay nhận được trước đây bắt đầu được chuyển vào kho cất trữ. Vào năm 1972, khi người Mỹ tiến hành những chiến dịch ném bom lớn xuống Bắc Việt Nam, người Việt Nam đă biết cách phân tán và giữ ǵn rất nhiều thiết bị quân sự. Một trong những kho cất trữ đó nằm cách sân bay Nội Bài 4 km và nối với nó bằng một con đường trải asphalt mà nếu cần máy bay có thể sự dụng chạy đà thẳng để xuất phát. Tại băi đậu ngoài trời đó là hai chục máy bay MiG-21 PF và các máy phiên bản trước đó. Ở một trong những ngọn đồi gần đó người ta đă đào một hangar ngầm khổng lồ làm nơi trú ẩn, cho phép bảo dưỡng theo phương pháp ḍng chảy (di chuyển máy bay từ một công đoạn này sang công đoạn tiếp theo) 20 máy bay chiến đấu cùng một lúc.
    .........

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam
    Sự tham gia của chuyên gia không quân Liên Xô trong chiến tranh chống Mỹ

    MIG TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM

    Bài của Isaev Piotr Ivanovitch
    P5

    Trong quá tŕnh chuẩn bị cho Lực lượng Không quân Bắc Việt Nam tham gia chiến sự quy mô lớn ở Miền Nam, người ta quyết định kiểm tra khả năng chiến đấu của các máy bay đang được niêm cất. Đánh giá t́nh trạng của máy bay tại căn cứ Nội Bài thực hiện bởi một Ủy ban hỗn hợp Việt-Xô, trong đó phía chúng tôi có: Cố vấn Kỹ sư trưởng của Lực lượng Không quân, các chuyên gia máy bay và động cơ (SD- СД), chuyên gia trang bị vũ khí, thiết bị vô tuyến điện tử (REO - РЭО) và tôi - kỹ sư về thiết bị hàng không (АО). Sự kiểm tra của chúng tôi cho thấy máy bay không bị hư hỏng trong chiến đấu, nhưng sau một năm rưỡi đến hai năm ở trong điều kiện khí hậu ẩm và trong t́nh trạng không được bảo dưỡng (chỉ bọc đèn pha và đặt đai ốc), máy bay đă không c̣n sử dụng được. Ngay cả vỏ máy cũng mất độ trơn và trở nên thô ráp. Ủy ban đă kết luận về việc không thể tiếp tục sử dụng các máy bay MiG này, sau khi chỉ ra sự không hợp lư của việc gửi chúng đến các nhà máy sửa chữa ở Liên Xô. Trong các kho, người Việt Nam thu thập được một số rất lớn các bộ phận phụ tùng và thiết bị, bao gồm cả những thứ trong thời gian máy bay khai thác c̣n chưa được lắp đặt. Việc tính toán của họ được sắp đặt điều chỉnh tốt, nhưng các điều kiện bảo quản - thật kinh khủng.

    Vào đầu tháng ba năm 1975 các đơn vị vũ trang của đảng cộng sản ở Nam Việt Nam đă bắt đầu cuộc tổng tấn công, kéo theo lực lượng không quân Bắc Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ nó. T́nh h́nh tại căn cứ của chúng tôi vẫn yên tĩnh. Việc tham gia của các máy bay vào chiến sự ở miền Nam được giữ bí mật cẩn thận. Chính thức mà nói, ở trong đó đang diễn ra cuộc nội chiến, và quân đội chính quy Bắc Việt Nam không tham gia. Tất nhiên, che giấu chúng tôi đặc điểm chiến đấu của các chuyến bay là không thể: máy bay thực sự treo vũ khí, c̣n những chiếc máy bay MiG bay đến th́ không c̣n chúng. Các phi công trở lại rất vui mừng, không che giấu được niềm vui chiến thắng, nhưng họ tránh nói chuyện về các nhiệm vụ họ thực hiện. Sau hai tháng chiến đấu, các phi công MiG-21 ghi được chỉ hai chiến thắng trên bầu trời Bắc Việt Nam. Máy bay bị họ bắn rơi ở miền Nam Việt Nam không được chính thức xem xét.

    Chẳng bao lâu chúng tôi đă bị cuốn vào việc sửa chữa trực tiếp những chiếc MiG ngay trên sân bay dă chiến. Tùy thuộc vào tính chất của các hư hỏng người ta đă thành lập một nhóm chuyên gia từ 4-5 người, bay bằng trực thăng tới khu vực biên giới. Ở đó, chúng tôi chỉ có thể hoạt động không chính thức. Hạ cánh xuống sân bay đất nện khá tốt, ở đó đă có một hoặc hai chiếc MiG-21 bị hư hỏng. Chúng tôi đi đâu, không ai thông báo, người Việt Nam ở địa phương không tham gia vào cuộc tṛ chuyện, các chuyến bay không diễn ra khi có mặt chúng tôi. Về những điểm này, các chuyên gia của chúng tôi đôi khi rơi vào ṿng hỏa lực và các vụ tấn công của máy bay Nam Việt Nam.

    Đầu tháng Năm rơ ràng là chiến sự đă kết thúc: giảm cường độ xuất kích các chuyến bay, chúng được thực hiện với các vũ khí tập luyện. Chẳng bao lâu khi xem tổng diễn tập diễu binh trên không mừng chiến thắng tại căn cứ không quân Nội Bài, tôi đă chứng kiến sự va chạm của 2 MiG-19, diễn ra ngay trên đường cất hạ cánh. Thật ngạc nhiên, nhưng tai nạn bi thảm này không gây ra bất kỳ sự kích động nào: đường băng được dọn sạch và các chuyến bay vẫn tiếp tục.

    Hai tháng sau chiến tranh, các tổ bay của trung đoàn chúng tôi đă có nhiều thay đổi - các thanh niên thay cho nhiều phi công có kinh nghiệm chuyển về phục vụ ở miền Nam. Ở đó đă h́nh thành các trung đoàn mới trên cơ sở các trang bị kỹ thuật chiến lợi phẩm. Sáu tháng sau đến lượt tôi đă có dịp làm quen cụ thể với một số máy bay của Mỹ.
    ..........

    Tối 12 Tháng Mười Một, trung tá Mitin cố vấn kỹ sư trưởng KQ VNDCCH đến chỗ chúng tôi. Không đặt ra nhiệm vụ cụ thể, ông chọn hai người: trưởng nhóm SD và tôi, sau khi bị thuyết phục từ trước bởi kiến thức của tôi về thiết bị vô tuyến điện. Ba chúng tôi cùng đến Hà Nội và một ngày sau cùng tùy viên quân sự bay trên chiếc "Douglas" (DC-3) đến Đà Nẵng, nơi đóng căn cứ không quân lớn nhất trên lănh thổ Việt Nam. Nó có hai đường băng riêng biệt, hướng về phía biển. Dọc theo mỗi đường băng - có đường lăn chiều rộng khoảng 30 m. Ở trung tâm căn cứ là một đài kiểm soát không lưu rất mạnh. Có hai tháp điều không, một đang được bảo vệ. Lớp phủ chủ yếu là asphalt, chỉ có trên những vị trí xả khí th́ mới là tấm bê tông. Tại căn cứ có hơn 150 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất. Thiết bị kỹ thuật ở trong điều kiện tuyệt vời. Bảo dưỡng nó là các tù binh chuyên gia kỹ thuật Nam Việt Nam.

    Tại Đà Nẵng, chúng tôi được giao nhiệm vụ kiểm tra t́nh trạng kỹ thuật của các máy bay chiến lợi phẩm chuyển giao cho Liên Xô, tiếp theo - chuẩn bị cho việc vận chuyển nó bằng đường biển và bốc xếp chúng xuống tàu chở hàng. Những loại khí tài bay nào và những cấu h́nh nào sẽ được chuyển giao, sẽ do tùy viên quân sự quyết định cùng các sỹ quan Bộ Tổng tham mưu sau khi đến căn cứ không quân. Ban đầu, chúng tôi phải chọn một trong các tiêm kích F-5. Người Việt Nam tŕnh diễn trên không ba máy bay: đầu tiên một cặp máy bay MiG-21 cất cánh, sau đó từng chiếc F-5 lần lượt bay lên, thực hiện một ṿng lượn và hạ cánh bởi các phi công tù binh. Để khẳng định chắc chắn rằng những chiếc máy bay này đủ điều kiện bay, chúng tôi bắt tay vào kiểm tra chi tiết. Điều kiện làm việc thật tuyệt vời. Thiết bị kỹ thuật luân phiên được kéo vào một hangar chứa máy bay trong đó trang bị đầy đủ, và trong vài ngày chúng tôi đă kiểm tra rất kỹ. Chiếc F-5 đầu tiên bị từ chối: ṛ rỉ dầu làm mát và đài radio liên lạc không làm việc. Chúng tôi chọn chiếc sau, chiếc ở trong t́nh trạng kỹ thuật hoàn hảo. Chiếc máy bay này được chúng tôi niêm phong để ngăn chặn việc thay thế thiết bị.


    F-5C tại căn cứ KQ Biên Ḥa năm 1971.

    F-5 gây ấn tượng rất tốt, khi so sánh với MiG-21. Các đặc điểm gabarit-tổng quát của thiết bị tốt hơn đáng kể. Ví dụ, máy phát điện nhỏ hơn so với chúng ta 2-3 lần. Chúng sử dụng các ắc quy rất nhỏ và sử dụng một lần tiện lợi hơn nhiều. Tính công nghệ trong bảo dưỡng là lư tưởng: máy bay dễ sử dụng đến nỗi chúng tôi hầu như không sử dụng đến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Để tiếp dầu cho các hệ thống thủy lực họ sử dụng một chiếc xe tự hành đặc biệt chạy động cơ diesel. Khởi động động cơ - bằng không khí nhờ xe chuyên dụng tự hành trang bị máy phát diesel khởi động (PGD- ПГД). Theo thành phần, thiết bị, buồng lái của nó tương tự buồng lái MiG-21, nhưng các thiết bị kích cỡ nhỏ hơn, nhiều thiết bị trong số đó có đèn chỉ thị dạng dải. Giắc chuyển đổi của máy tiếp dầu tự động bọc cao su hồi đó với chúng ta là không b́nh thường. Màu sơn cabin - màu xanh ngọc mềm mại, (cũng màu này, nhưng sắc thái gắt hơn về sau này là màu sơn buồng lái MiG-23).
    ............

    Cùng với máy bay tiêm kích, chúng tôi nhận được một số lượng đáng kể các phụ tùng thay thế và hầu như đầy đủ một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Không có tài liệu hướng dẫn khai thác bay F-5 nào qua tay chúng tôi. Tài liệu được biên soạn là có sẵn và người chuyên gia hiểu biết có thể dễ dàng nắm vững quy tŕnh khai thác máy bay này. Ngoài ra, người Việt Nam cũng chuyển giao rất nhiều thiết bị mặt đất: một bộ thiết bị kỹ thuật hoàn chỉnh cần thiết cho việc duy tŕ hoạt động của một máy bay, một bộ đầy đủ (bao gồm cả thiết bị kiểm tra-theo dơi) cho bốn máy bay và một số đồ từ bộ dung cho 10 máy bay.



    Cũng như vậy, chúng tôi đă lựa chọn cẩn thận một bản mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 và các phụ tùng cần thiết cho nó cùng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Máy bay này thậm chí c̣n điều khiển dễ dàng hơn hơn so với F-5. Ấn tượng đặc biệt đối với tôi là sự bố trí vị trí của các phi công. Cabin nhỏ gọn nhưng thoải mái, các thành phần của thiết bị giống như trên máy bay trực thăng. Làm việc với loại máy bay cũng thích thú y như với loại máy bay trước.

    Đối với F-5 và A-37 người Việt Nam c̣n chuyển giao hai động cơ bổ sung, được đóng gói trong container kín lấp đầy bằng khí trơ. Phương pháp bảo quản này loại bỏ các tác động có hại của khí hậu và không đ̣i hỏi phải tái bảo dưỡng kích hoạt trước khi bạn lắp đặt động cơ lên máy bay. Khi mở container, chúng tôi kiểm tra động cơ và kiểm tra sự sẵn có của các tài liệu, sau đó lại đặt chúng vào trong container rồi bơm khí trơ vào.

    Họ cung cấp cho chúng tôi cả máy bay "chống nổi dậy" AC-119 - máy bay vận tải quân sự hạng vừa mà trong cabin hàng hóa có lắp đặt tổ hợp súng pháo khá mạnh để hoạt động tấn công các mục tiêu mặt đất. Vận tải bằng đường biển các khí tài bay kích thước như trên gây ra những khó khăn nhất định. V́ những lư do không rơ ràng với chúng tôi người ta không muốn cho lái những chiếc máy bay này đi theo đường hàng không, mặc dù chúng đang ở trong điều kiện bay tốt. Sau khi nhận được nhiệm vụ thích hợp, chúng tôi làm quen cụ thể với AC-119 và báo cáo máy bay đă lỗi thời, không cần quan tâm, việc xứng đáng nghiên cứu duy nhất là các thiết bị đặc biệt của nó. Tiếp đến có lệnh không chuyển nó về Liên bang, mà chỉ cần tháo dỡ và gửi về một bộ vũ khí hoàn chỉnh.

    Từ những chiếc máy bay trực thăng có sẵn tại căn cứ không quân đă chọn ra hai chiếc: CH-47 “Chinook” phiên bản cho quân đổ bộ đường không, và UH-1 “Iroquois" phiên bản trực thăng vũ trang. So với Mi-8 của chúng ta, trực thăng “Iroquois" của Mỹ xem ra thích hợp hơn rơ rệt. Máy bay nhỏ hơn nhiều, nhưng lại có nhiều trang bị tốt hơn phục vụ các hoạt động chiến đấu: hai súng máy sáu ṇng (M60С, M2HB, M134) lắp đặt trong khoang tải hàng, súng phóng lựu và hỏa tiễn có điều khiển (AGM-22, BGM-71 TOW) trên các giá gắn. Buồng lái phía dưới và hai bên sườn được bọc thép.

    Trong thời hạn mười ngày, chúng tôi kiểm tra kỹ lưỡng tất cả và chuẩn bị gửi lô hàng. Bảo quản máy không cần làm, v́ chỉ sau có một tuần máy móc sẽ về tới Vladivostok. Tiếp theo có lẽ sẽ về Podmoskovie. (Trên các thùng chứa phụ tùng thay thế và tài liệu chúng tôi ghi địa chỉ: Moskva-400, Ivanovo).

    F-5 và A-37 được kéo trên đường ô tô vào cảng Đà Nẵng, c̣n "Chinook" và "Iroquois" th́ bay đến đó. Chúng được các phi công tù binh Nam Việt Nam lái dưới sự giám sát hộ tống. Tại cảng, chúng tôi tháo rời chúng và xếp cánh quạt vào một nơi. Sau đó chúng tôi bắt tay vào bốc xếp thiết bị lên tàu hàng bằng cần trục trên tàu. Để làm việc này, máy bay trực thăng có trang bị các mấu chằng buộc rất hữu hiệu, c̣n các máy bay cánh cố định được trang bị các đai ốc ṿng, xoáy ren vào các ổ đỡ đặc biệt. Tuy nhiên bốn đai ṿng không lớn của chiếc F-5 không lấy được niềm tin của chúng tôi. Cẩu chiếc máy bay này lên tàu, chúng tôi luồn quanh thân máy bay các băng cao su rộng mà các thủy thủ cung cấp. Tiếp đến chúng tôi bốc xuống tất cả các loại máy và thiết bị đi kèm, hai thùng lớn chứa tài liệu về máy bay cánh cố định và một thùng có tài liệu của trực thăng. Sau khi hoàn thành công việc tại cảng, chúng tôi trở lại căn cứ không quân rồi nhanh chóng bay về Nội Bài. Tại Liên bang, từ các bạn cùng lớp, những người đang làm việc trong Viện Nghiên cứu Khoa học trung ương số 30 (ЦНИИ-30), tôi biết được rằng các chiến lợi phẩm mà chúng tôi lựa chọn đă được nghiên cứu rất kỹ lưỡng ở Viện Nghiên cứu Khoa học của Lực lượng Không quân Xô Viết.

    Tháng 2 năm 1976, tôi rời Việt nam về nhà. Chuyến công tác đặc biệt của tôi đă kết thúc.


    Alamit: "khả năng tên lửa, không quân, quốc pḥng khối CS tồi tệ"

    Nguồn:
    http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...,23381.10.html

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam?
    'Chúng tôi từng chiến đấu ở Việt Nam
    '

    Gần 40 năm trôi qua, kư ức về 12 ngày đêm khói lửa đó vẫn vẹn nguyên trong mỗi người…

    (Đất Việt) Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không không chỉ xuất phát từ ư chí kiên cường và ḷng quả cảm của dân tộc Việt Nam, mà c̣n là hiện thân cho tinh thần tương trợ của bè bạn quốc tế. Hồi kư "Chúng tôi đă chiến đấu ở Việt Nam" của các chuyên gia quân sự nước bạn sẽ giúp chúng ta sống lại với những thời khắc đáng trân trọng của lịch sử.

    Dưới đây là các trích đoạn trong tác phẩm này:

    Ấn tượng Việt Nam

    Sáng sớm 3/12/1971, chuyến bay đưa nhóm chuyên gia Liên Xô, trong đó có tôi (Sozranov A.Kh.) hạ cánh xuống sân bay ở Hà Nội. Từ đó, 300 ngày kề vai sát cánh cùng quân và dân Việt Nam vào những thời khắc ác liệt nhất là quăng thời gian thật hào hùng và không phai mờ trong tôi.

    Khi c̣n ở Liên Xô, tôi được đọc nhiều bài viết về nhân dân Việt Nam anh hùng đă gần 30 năm chiến đấu v́ độc lập, tự do. Tôi rất khâm phục và luôn đứng về phía họ. Bây giờ, tôi và đồng đội đang sát cánh cùng nhân dân Việt Nam, tận mắt chứng kiến tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng và niềm tin chiến thắng đó.

    Mảnh khảnh nhưng phi thường



    Đại tá Sozranov A.Kh. nhập ngũ năm 1957 và tốt nghiệp Học viện Kỹ sư Vô tuyến điện năm 1968. Từ tháng 12.1971-9.1972, ông tham gia Đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam với cương vị kỹ sư trưởng ngành tên lửa. Ông được tặng thưởng 10 huân, huy chương các loại, trong đó có huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
    Trên các nẻo đường Việt Nam, chúng tôi thường gặp rất đông trẻ em, khiến tôi nhớ tới 3 đứa con nhỏ của ḿnh ở quê hương. Mỗi khi có dịp dừng lại, tôi đều chia kẹo và vui sướng ngắm nh́n bọn trẻ hồn nhiên. Tôi cũng đă thấy hàng trăm người dân, thậm chí cả trẻ em cũng tham gia sửa đường, xây dựng trận địa tên lửa, đào hầm, bẻ lá ngụy trang... Thật đáng cảm phục! Yêu mến Việt Nam, tôi càng căm thù cuộc chiến tranh mà kẻ khác đă mang đến reo rắc cho mảnh đất này.

    Tôi đă ở Việt Nam 300 ngày với các đồng đội là chuyên gia tên lửa. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Cục Kỹ thuật Pḥng không - Không quân, làm việc chủ yếu vào ban đêm, di chuyển vào sáng sớm hoặc chiều tà, nghỉ ngơi vào ban ngày.

    Các bạn Việt Nam và chúng tôi tin tưởng lẫn nhau trong công việc. Các sĩ quan và chiến sĩ tên lửa Việt Nam làm việc rất nghiêm túc, thông thạo chuyên môn và trưởng thành qua thực tế chiến đấu.

    Khi gặp những hỏng hóc phức tạp, tuy lúc đầu có lúng túng, nhưng chỉ cần một lần chỉ dẫn là họ đă ghi nhớ và rút kinh nghiệm được ngay. Đây là phẩm chất mà ngay cả các trắc thủ tên lửa của Liên Xô không phải lúc nào cũng có được.

    Về mặt chiến thuật, các đồng chí Việt Nam hành động rất khôn khéo. Họ tổ chức phục kích, bố trí trận địa tên lửa trong rừng hướng về phía máy bay Mỹ thường xuất hiện. Chúng tôi cùng chuẩn bị kỹ khí tài, rồi sau đó mới phóng tên lửa vào máy bay địch. Và chúng khó mà thoát được.

    Sau trận đánh, tiểu đoàn tên lửa phải nhanh chóng di chuyển. Các bạn Việt Nam làm việc này rất tuyệt vời, v́ ai đă từng làm việc với loại tên lửa S-75 đều biết nó rất cồng kềnh, nặng nề. Việc triển khai và thu hồi càng phức tạp hơn vào mùa mưa, hay trong rừng rậm.

    Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các chàng trai Việt Nam mảnh khảnh lại có sức mạnh phi thường như vậy. Họ thao tác thuần thục, giữ an toàn cho cả khí tài và con người. Chính chúng tôi cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu ở Việt Nam khi sử dụng khí tài tên lửa trong chiến tranh hiện đại chống lại đối phương mạnh như Không quân Mỹ.

    Ân t́nh trong khói lửa

    Chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt. Đêm 25/12/1971, nhóm chuyên gia chúng tôi đă chuẩn bị xong khí tài cho tiểu đoàn 52, E267 đang bố trí ở phía Nam TP.Vinh.

    Sáng 26/12, khi phát hiện mục tiêu bay vào, tiểu đoàn 52 phóng lên 2 quả tên lửa. Một chiếc bốc cháy, nhưng trận địa đă bị lộ. Khi các đồng chí Việt Nam đưa chúng tôi nhanh chóng rời ca-bin, th́ bất ngờ vang lên tiếng nổ dữ dội, khiến chúng tôi ngă xuống đất, khói trắng bốc mù mịt.

    Một quả tên lửa Shrike đă bắn trúng kho chứa phân bón hóa học nằm gần đài điều khiển, làm cho mọi vật bị phủ một lớp bụi trắng xoá. Các bạn Việt Nam vừa chạy đến, vừa kêu: “đồng chí Viktor”. Tôi nh́n sang thấy Thiếu tá Viktor Makarokhin nằm ngay gần tôi, máu đang chảy ra từ lưng và ngực trái.


    Các chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam.

    Chúng tôi băng bó và chuyển Viktor đến ngay bệnh xá trong làng. Biết tin một chiến sĩ Liên Xô bị thương nặng, ngay sau đó, nhiều người đến tận nơi động viên, thăm hỏi Viktor, trong đó có bà mẹ tuổi cao, từng là du kích chống Pháp đầu tiên ở đây. Tôi nhớ măi thái độ quan tâm đặc biệt của người dân địa phương.

    Sau đó, Vicktor được Thiếu tá - Bác sĩ Trần Quang Vy và Trung úy - Bác sĩ Đào Thị Oanh của Quân y viện Quân khu 4 cùng với kíp mổ từ Hà Nội (trong đó có Đại tá - Bác sĩ phẫu thuật Romanov N.G) vào tiến hành mổ. Tuy nhiên, v́ không có máy chụp X-quang, nên đă không lấy hết được mảnh đạn trong người. Viktor ra viện và tiếp tục đi công tác với chúng tôi nửa năm nữa.


    Chủ tịch Hội hữu nghị Xô-Việt, phi công vũ trụ Titov G.S thăm các chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam năm 1973.

    Nhưng rồi cơn đau lại tăng lên do các mảnh đạn vẫn c̣n trong người gây ra. Anh được đưa về Liên Xô và phải mổ thêm 2 lần nữa, nhưng cũng không thể lấy hết được các mảnh đạn nằm ở gần tim và thận. Với thành tích trong chiến đấu, anh được tặng thưởng huân chương Sao đỏ và chuyển ngành với quân hàm Trung tá.

    Ngày 8/9/1972, khi máy bay Mỹ đánh vào trận địa tên lửa ở phía Bắc Hà Nội, Thượng úy Mikhail Bindikov bị thương nặng. Chiếc F4 c̣n ṿng lại, thả thêm một quả bom mẹ chứa 400 bom con (mỗi bom con chứa 400 viên bi) xuống chỗ đó, làm anh bị thêm hàng chục mảnh đạn nữa. Tất cả các chuyên gia Liên Xô và bạn Việt Nam đều t́nh nguyện hiến máu cứu anh. Nhưng v́ vết thương quá nặng, ngày 10/9, Bindikov đă hy sinh.

    Càng đi vào các tỉnh phía Nam, tôi càng thấy Không quân Mỹ đánh phá dữ dội, hố bom chi chít dọc Đường 1. Ba lần qua ngă ba Đồng Lộc, tôi nhớ măi h́nh ảnh các cô gái dũng cảm đứng trên đỉnh đồi quan sát bom địch thả xuống để kịp thời phát hiện và đánh dấu bom nổ chậm...

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam?

    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam?
    Bí ẩn đặc nhiệm Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam

    Với nhiều người Mỹ, vai tṛ của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam măi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận t́nh của Liên Xô đối với Việt Nam.

    (ĐVO) Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô

    Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa, đă được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đă thay đổi t́nh h́nh địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ư định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đă nổ ra.

    Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đă tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay v́ hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đă chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.

    Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đă cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đă gặp phải sự kháng cự mănh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đă buộc phải đồng ư kư Hiệp định Geneva.

    Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đă diễn ra lễ kư văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục ḥa b́nh tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.

    Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lănh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, th́ Ngô Đ́nh Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lănh thổ miền Nam.

    Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đă định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào t́nh h́nh, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ư đồ của Wasington đă không diễn ra.

    Lănh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đă không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.

    Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lư lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống pḥng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ư khi không bị trừng phạt v́ những tội ác.

    Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.

    Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô

    Ngoài vũ khí, Liên Xô c̣n gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.

    Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đă thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đă "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)

    Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.

    Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đă có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.

    Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.


    Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet


    Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet


    Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Internet


    Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lư do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới b́nh thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong ṿng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.

    Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.

    Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đă tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đă giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đă tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội h́nh bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.

    >> AH Lê Thanh Đạo kể chuyện diệt F-4
    >> Chiến công 'diệt ma đầu' của không quân VN

    Hệ thống pḥng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ v́ chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đă bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác t́nh báo đă hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.

    Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống pḥng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đă được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.

    Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời v́ không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó.

    Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, v́ họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi kư của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của ḿnh.

    Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí pḥng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá tŕnh vận chuyển đă phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự ḍm ngó của Trung Quốc.

    Xua tan những nghi ngờ

    Có ư kiến cho rằng, Liên Xô đă viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đă lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ư kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.

    Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh tŕnh độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên tŕ của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lư nhanh nhất có thể.



    Trong chiến tranh chống Mỹ Liên Xô đă viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng và đă được Liên Xô chuyển giao cho Hà Nội, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.


    Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ.


    Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô


    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đă được Liên Xô viện trợ tổ hợp pḥng không tự hành Su-23-4-Shilka mới nhất và hiện đại nhất thế giới vào thời điểm đó.

    Chính quyền Mỹ biết rơ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của ḿnh, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đă không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.

    Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đă thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ t́nh cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, c̣n những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

    (*) Tất cả sự sợ hăi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rơ ràng sự sợ hăi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại.

    Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh.

    Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, th́ có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ?

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Quân đội CS quốc tế tham gia cuộc chiến Việt nam?

    Giải Mă Bí Mật Về Đội Đặc Nhiệm Liên Xô Sang Giúp Đỡ Bắc Việt Khiến VNCH E Ngại


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •