Tính đến 4 giờ sáng ngày 11/2 theo số liệu của Coronavirus 2019-nCoV Global Cases by Johns Hopkins CSSE số người tử vong v́ coronavirus là 910 người và số nhiễm bệnh 40.787 người
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh bàn về đại dịch Vũ Hán ngày 28/1. Ảnh: Reuters.
Một số chuyên gia chất vấn liệu những lời ca ngợi của WHO trong những tuần đầu tiên của dịch có tạo ra cảm giác an toàn giả, dẫn tới sự lây lan của virus corona hay không.
Khi loại virus bí ẩn lây lan khắp Vũ Hán vào tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhanh chóng gửi thông điệp: Trung Quốc đă kiểm soát được t́nh h́nh.
Và khi chủng virus corona mới đă xuất hiện hầu khắp Trung Quốc và lan sang các quốc gia khác, Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đă hoan nghênh sự minh bạch trong phản ứng của Trung Quốc.
Ngay cả khi có bằng chứng cho thấy các quan chức Trung Quốc đă ngăn chặn những người lên tiếng và công bố không đầy đủ các ca nhiễm, ông Tedros đă dành thời gian để tán dương vai tṛ của Bắc Kinh.
Giờ đây - khi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đă diễn ra hơn một tháng và vẫn đang leo thang - có nhiều câu hỏi về việc liệu những lời ca ngợi của WHO trong những tuần đầu tiên có tạo ra cảm giác an toàn giả, thúc đẩy sự lây lan của virus hay không.
Cảm giác an toàn giả tạo
"Chúng ta đă bị lừa dối", Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, người hỗ trợ kỹ thuật cho WHO, nói.
"Bản thân tôi và các chuyên gia y tế công cộng khác, dựa trên những ǵ Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Quốc nói, đă trấn an công chúng rằng chuyện này không nghiêm trọng, rằng chúng ta có thể kiểm soát vấn đề này", ông nói tiếp. "Chúng tôi đă mang đến cảm giác được bảo vệ giả".
Ngày 9/2 ghi nhận mức tăng hàng ngày lớn nhất về số người chết do virus corona chủng mới - 91 ca tử vong - nâng tổng số người chết lên đến 910 người, gần như toàn bộ ở Trung Quốc. Con số này đă vượt xa tổng số 774 người tử vong trên toàn cầu v́ Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS) vào năm 2002-2003.
Quản lư sự bùng phát của một bệnh lây nhiễm mới chưa bao giờ là dễ dàng. Trong những giai đoạn có dịch bệnh, WHO - một cơ quan của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ - phải làm việc với các quốc gia thành viên để có được thông tin và phối hợp ứng phó.
Các chuyên gia hiểu về các hoạt động của WHO, bao gồm các cố vấn hiện tại và trước đây, nhấn mạnh rằng chính sách ngoại giao cẩn trọng và sự ca ngợi công khai có thể khiến các quốc gia gặp khủng hoảng không thể đóng cửa với thế giới
Cơ quan này đă có những bài học quư giá từ dịch SARS năm 2002, mà Trung Quốc ban đầu đă cố gắng che đậy thông tin. Cơ quan này đang làm nhiều điều đúng đắn lần này, theo một số chuyên gia.
Song một số người lo ngại rằng việc WHO bám theo các con số và đánh giá của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, cũng như sự khen ngợi liên tục của họ đối với Bắc Kinh, đang gây hoài nghi về mức độ đáng tin của cơ quan này trên phạm vi toàn cầu trong lúc họ cần đến điều đó nhất.
"Tôi lo lắng về việc liệu họ có thực sự đảm nhận vai tṛ lănh đạo một cách hiệu quả hay không nếu xét trên phương diện phản ứng quốc tế", Yanzhong Huang, thành viên cao cấp phụ trách vấn đề y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), cho biết.
"Người ta tin tưởng tổ chức này là người bảo vệ sức khỏe toàn cầu v́ họ trung lập về chính trị và có chuyên môn".
Tại Trung Quốc, các quan chức ngày càng nói nhiều về những sai lầm. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 27/1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng thừa nhận rằng thông tin nên được tiết lộ nhanh hơn.
Song trong chuyến công tác tới Bắc Kinh, ông Tedros đă dành lời khen cho các quan chức. Tân Hoa Xă đưa tin ông Tedros ca ngợi không chỉ việc ứng phó với dịch mà c̣n cả tính hiệu quả của "hệ thống Trung Quốc".
Sau khi trở về từ Bắc Kinh, ông đă dành nhiều lời tán dương cho Trung Quốc và các lănh đạo.
Ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc "không phải là ư tưởng tồi, nhưng bạn có muốn thực hiện việc đó một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy không", chuyên gia Huang của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói.
Hiện tại, WHO dường như đang gắn bó với chiến lược này.
Tại cuộc họp báo hôm 6/2, ông Tedros một lần nữa được hỏi về Trung Quốc, bao gồm cái chết của một trong những bác sĩ ở Vũ Hán đă gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus, nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ. (Sau đó, vị bác sĩ qua đời v́ virus).
Ban đầu, ông nhường lời cho một đồng nghiệp, sau đó giành lấy cơ hội phát biểu, biện hộ cho cách ứng phó của Trung Quốc đối với dịch bệnh. "Xem xét thực tế th́ rất khó để nói rằng Trung Quốc đă che đậy thông tin".
350.000 người kư kiến nghị kêu gọi lănh đạo WHO từ chức
Hơn 350.000 người đă kư bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức v́ thiếu sót khi xử lư dịch virus corona.
Bản kiến nghị được khởi xướng trên Change.org vào ngày 31/1. Người khởi xướng, tên "Osuka Yip" chỉ trích sự lănh đạo của ông Ghebreyesus dẫn tới sự lây lan nhanh chóng của virus, nguyên nhân làm hơn 900 người chết và lây nhiễm gần 41.000 người ở 29 quốc gia chỉ trong vài tuần.
"Chúng tôi nghĩ rằng Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai tṛ là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức", đơn kiến nghị viết.
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus
"Vào ngày 23/1/2020, Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối tuyên bố sự bùng phát virus Trung Quốc là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Như chúng ta đă biết, virus corona không thể điều trị được vào lúc này. Số lượng người mắc bệnh và tử vong đă tăng hơn 10 lần (bị nhiễm từ 800-gần 10.000) chỉ trong năm ngày. Một phần của nó có liên quan đến Tedros Adhanom Ghebreyesus (người) đă đánh giá thấp virus corona".
Theo Korea Times, người kiến nghị đă đặt câu hỏi về tính trung lập chính trị của ông Ghebreyesus, người nhiều lần bảo vệ các nỗ lực của Bắc Kinh.
"Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng", bản kiến nghị viết. "Chúng tôi tin rằng (WHO) được cho là trung lập về chính trị. Không cần điều tra, Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ tin vào tỷ lệ tử vong và những con số bị nhiễm bệnh Bắc Kinh cung cấp cho họ".
Làm thế nào và khi nào virus nhiễm vào người đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vẫn chưa rơ ràng. Nhưng khi mối đe dọa khiến chính quyền Trung Quốc và sau đó là toàn thế giới chú ư vào tháng 12/2019, ông Ghebreyesus vẫn do dự tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu - cho đến ngày 31/1.
Hôm 9/2, WHO cho biết nhóm chuyên gia quốc tế cao cấp của họ đă rời Bắc Kinh để điều tra dịch bệnh, gần hai tuần sau khi ông Ghebreyesus nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh vào cuối tháng 1.
Chuyên gia WHO đến Trung Quốc để điều tra
Một phái đoàn chuyên gia quốc tế, dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tới Trung Quốc để điều tra về dịch viêm phổi do virus corona mới, theo thông báo của WHO hôm 09/02/2020.
Vào cuối tháng Giêng, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đă đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận B́nh và các bộ trưởng Trung Quốc. Ông đă đạt được thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh về việc gởi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến tận nơi để điều tra về dịch bệnh ở Trung Quốc
Số người chết do bị nhiễm virus corona ở Hoa lục (không tính Hồng Kông và Macao) hiện đă lên tới 910 người, theo tổng kết mới nhất được nhà chức trách Trung Quốc công bố hôm 10/02. Số người bị lây nhiễm đă vượt hơn 40.000 người, nhưng cho thấy đang có xu hướng ổn định về tốc độ lây nhiễm. Tuy nhiên, tổng giám đốc WHO hôm 09/02 cảnh báo là dịch bệnh hiện giờ có thể chỉ mới là « phần nổi của tảng băng ch́m ».
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường tŕnh :
« Phải mất gần hai tuần chính quyền Trung Quốc mới chấp nhận danh sách các thành viên của phái đoàn, đứng đầu là nhà dịch tễ học người Canada Bruce Aylward, nổi tiếng v́ đă từng chỉ huy cuộc chiến chống dịch Ebola ở châu Phi.
Phái đoàn chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra về dịch viêm phổi do virus corona mới hôm 09/02/2020
đứng đầu là nhà dịch tễ học người Canada Bruce Aylward, nổi tiếng v́ đă từng chỉ huy cuộc chiến chống dịch Ebola ở châu Phi.
Các chuyên gia này đến Trung Quốc điều tra về virus corona mới, trong bối cảnh cho tới nay người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch bệnh này. Họ cũng sẽ đánh giá trên thực địa tác động của các biện pháp do chính phủ Trung Quốc thi hành, đặc biệt là việc cô lập nhiều thành phố để cố ngăn chặn dịch bệnh.
Theo dự báo của nhà dịch tễ học người Mỹ Ian Lipkin, một trong những người nổi tiếng về diệt trừ virus trên thế giới, nếu các biện pháp đó đạt kết quả tốt, dịch virus corona có thể lên đến đỉnh điểm trước cuối tháng này.
Vừa trở về New York sau chuyến công tác ở tỉnh Quảng Đông, ông Ian Lipkin giải thích : Đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có, gây tác động rất lớn đối với đời sống người dân và nền kinh tế. Một bộ phận người dân Trung Quốc sẽ đi làm trở lại trong tuần này và tuần tới, rồi sau đó học sinh, sinh viên sẽ đi học trở lại. Do thời gian ủ bệnh là từ 5 đến 7 ngày, và nếu các biện pháp cách ly đạt hiệu quả, chúng ta có thể hy vọng dịch bệnh sẽ bắt đầu suy giảm từ cuối tháng 2.
Hy vọng điều này trở thành hiện thực nếu các biện pháp đạt kết quả tốt. Trong trường hợp ngược lại, theo nhà dịch tễ học Lipkin, phải làm lại toàn bộ từ đầu.
Để tránh những trường hợp lây nhiễm mới, nhiều người ở Bắc Kinh được yêu cầu làm việc từ nhà. Đối với những người bắt buộc phải di chuyển, các biện pháp hạn chế lưu thông đă được băi bỏ để tránh bớt việc sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng. Hôm nay (10/02), các phương tiện truyền thông Nhà nước cho biết số người đi metro đă giảm 50% ».
Theo ZingNews, RFI
Bookmarks