Page 1 of 74 123451151 ... LastLast
Results 1 to 10 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Việt Nam bắt đầu phạt người say xỉn khi đi xe đạp
    01/01/2020



    Một nghị định của Việt Nam, trong đó nêu mức phạt lên tới 600 ngh́n đồng đối với người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn, có hiệu lực từ ngày 1/1, theo báo chí trong nước.

    Nghị định 100, với các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được chính phủ Việt Nam ban hành hai ngày trước đó.

    Tin cho hay, lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đưa ra mức phạt đối với người đi xe đạp thường và xe đạp điện.

    Mức phạt tối đa đối với người điều khiển loại phương tiện này là 600 ngh́n đồng khi “trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở”.


    VOATiengViet

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?
    "Cái nhân tố nội bộ làm cho chế độ này sụp đổ, làm cho đảng cộng sản này sụp đổ nằm ngay trong ḷng của họ”.



    Nhân sự trong đảng!

    Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm.”

    Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề “ Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng” của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đă xác định đúng. Thứ nhất là “Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ”. Thứ hai, “ Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt th́ ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu”.

    Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ Luật H́nh Sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đă định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch” là ‘phản động’.

    Đây là ư kiến của một nhà phản biện trên một trang mạng độc lập, c̣n ư kiến của người dân, người quan sát thời cuộc, hoặc người hoạt động chính trị th́ sao?

    Một nhà quan sát và hoạt động chính trị từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, cho biết sau khi tham khảo bài nói chuyện của ông Trần Quốc Vượng hôm 25 tháng Mười Hai th́ cảm nghĩ của ông là đang có sự khó khăn trong công tác chuẩn bị tư tưởng cũng như chọn lựa nhân sự trước thềm Đại Hội Đảng lần thứ 13 tới đây:

    “Sau đại Hội Đảng 12 họ đă lấy quyết định nhất thể hóa, rập khuôn theo công thức tổ chức của Trung Quốc, là thống nhất Nhà Nước với Đảng, thâu gồm hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước trong Hiến Pháp đă được sửa đổi năm 2013, cho chủ tịch nước những quyền rất lớn, đặc biệt quyền đứng đầu quân đội. Họ đă tập trung quyền lực đó vào trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên bị tai biến và chắc chắn không thể tiếp tục cầm quyền được nữa”.


    “Cho nên vấn đề đặt ra là phải chọn người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, và người có nhiều khả năng mà ông Nguyễn Phú Trọng và thân cận của ông Trọng muốn đặt vào chức vị thế ông Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là ông Trần Quốc Vượng. Cho nên ông Trần Quốc Vượng là người lo lắng vấn đề cơ cấu nhân sự cho Đại Hội Đảng 13”.


    Vẫn theo lời ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức gọi là bộ máy sàng lọc của đảng, trong đó kỷ luật là trên hết, đă loại trừ hầu như gần hết những người có tư kiến, có nhân cách, chỉ để lại những con người mà khả năng lớn nhất là giữ im lặng trong suốt thời gian qua:

    “Họ cũng không có những con người để mà giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề phúc tạp, cho nên ông Trần Quốc Vượng có lư, lần này đảng cộng sản sẽ rất lúng túng trong việc chuẩn bị Đại Hội 13, sẽ rất chia rẽ, sẽ có tranh căi gay gắt bởi không có người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn, đ̣i hỏi một nhân sự lănh đạo vừa có thiện chí vừa có tài ba mà điều đó th́ đảng cộng sản không có. Cho nên đảng cộng sản lúng túng về nhân sự, lúng túng v́ bị đe dọa, lúng túng v́ chia rẽ trong chọn lựa và quản lư”.


    Đấu đá nội bộ!

    Cô Nguyễn Hoàng Vi, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, bày tỏ:

    “ Khi nghe ông Trần Quốc Vượng th́ điều đầu tiên trong đầu tôi là một dấu hỏi. Nếu như trong thời điểm b́nh thường mà không phải là trước Đại Hội Đảng th́ tôi cho rằng đó là những lời thật ḷng của ông ấy. Nhưng mà trước Đại Hội Đảng mà ông phát biểu như vậy th́ tôi nghĩ nó mang tính chất đấu đá, phe phái với nhau hơn là sự trung thực của ông”


    “Ông Trần Quốc Vượng muốn dùng lá bài “chính ta lật đổ ta” có thể là đề thanh trừng nội bô, ghế này ghế nọ trong đảng với nhau. Tôi không chắc rằng sau này ông ấy có quay lại đỗ thừa cho dân, đỗ thừa cho thế lực thù địch thế này thế kia”


    Dù muốn dù không, cô Nguyễn Hoàng Vi vẫn cho rằng lời nói của ông Trần Quốc Vượng có sức tác động nhất định đến tư duy phải thay đổi, phải cải thiện mà đảng cộng sản biết rơ nhưng không chịu thực hiện:

    “ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”.


    “ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”, Nguyễn Hoàng Vi
    Đồng t́nh với ông Trần Quốc Vượng, rằng kẻ thù làm hại ta chính là ta chứ không ai khác, là ư kiến của phó giáo sư tiến sĩ, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học Viện Hải Quân Nhân Dân Việt Nam:


    Từ xa xưa chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đă nói cán bộ phải thật sự v́ nước, v́ dân, v́ đảng. Thế th́ cán bộ chọn ra mà trước th́ tốt sau đó biến chất th́ trở lại là phản dân, phản nước. Câu nói “chọn cán bộ hết sức quan trọng” của vị lănh đạo đó tôi hoàn toàn đồng ư, v́ nếu chúng ta làm sai th́ nó dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề, đi đến chuyện dân mất tin. Trong quá tŕnh xây dựng đất nước Việt Nam từ xưa đến nay, khi cán bộ làm cho dân mất tin rồi th́ rơ ràng rất nguy hiểm cho việc duy tŕ quyền lực của Nhà Nước và quyền lực của nhân dân. Tôi thấy câu nói rất đúng thôi”.

    “Kinh nghiệm và bài học đau đớn vừa qua ví dụ như vụ xét xử AVG, rồi gần đây vụ xử ông Nguyễn Trung Tín, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, rồi một loạt các vụ xử khác nữa, là những bài học phải nói là thấm thía và đau đớn cho quá tŕnh chọn cán bộ ở nước Việt Nam chúng tôi”.

    Người dân giám sát!

    Nhằm minh chứng cho câu nói “ Ta không làm tốt th́ tự ta lật đổ ta” mà ông Trần Quốc Vượng tuyên bố mới rồi, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh không chỉ cán bộ tốt là quan trọng mà vai tṛ của nhân dân cũng quan trọng không kém:


    “Tới đây, Đại Hội Đảng thứ 13, có chọn cán bộ tất nhiên phải cán bộ tốt. Nhưng tôi cũng có đề nghị là chọn xong rồi, bố trí xong rồi, Đại Hội Đảng xong rồi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát quyền lực. Phải kiểm soát quyền lực khi cán bộ được đưa vào vị trí quyền lực rồi, và tôi nói cái giám sát quyền lực tốt nhất là nhân dân. Nhân dân là người giám sát quyền lực một cách chặt chẽ nhất và trung thực nhất”


    Thường trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng đă dám đưa ra tín hiệu quan trọng về nhân lực và nhân sự trong đảng cộng sản những ngày tới đây, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai, nhận định như vậy:

    “ Trần Quốc Vượng đáng khen v́ dám nói là nếu đảng cộng sản không thay đổi th́ nguy cơ bị lật đổ là hiện thực. Ít ra Trần Quốc Vượng đă dám nói lên điều này”


    “Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không th́ không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xă hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập th́ tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”, Ông Nguyễn Khắc Mai
    Rơ là đảng cộng sản bắt đầu nhận thức ra vấn đề, ông Nguyễn Khắc Mai phân tích, đó là đội ngũ đảng viên cán bộ thiếu năng lực và thối nát. Có điều nhận thức này chừng như thiếu một yếu tố cần thiết là lấy dân làm gốc:

    “Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không th́ không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xă hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập th́ tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”.


    Tóm lại, theo nhà lư luận Nguyễn Khắc Mai, kẻ thù là ta, ta tự lật đổ ta, là nhận thức quan trọng mà mỗi cán bộ đảng viên đang giữ trọng trách trong bộ máy Nhà Nước phải ghi tâm khắc cốt để không biến ḿnh thành những con sâu đục khoét một chế độ đă quá nhiều tai tiếng:

    “ Lời ông Trần Quốc Vượng có thể coi như một nhận thức mới, không c̣n đổ riệt cho “thế lực thù địch nữa”. Cái nhân tố nội bộ làm cho chế độ này sụp đổ, làm cho đảng cộng sản này sụp đổ nằm ngay trong ḷng của họ”.


    RFA

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông



    Ngày 2/1, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Đ́nh Quư đă chủ tŕ họp báo quốc tế đầu tiên trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ tháng 1/2020. Tân Chủ tịch Qúy nói Việt Nam sẽ không đưa vấn đề tranh chấp lănh hải ở Biển Đông ra Hội đồng.

    Thông tấn xă Việt Nam (TTXVN) cho biết đây là hoạt động mở đầu cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021. Trước đó, đại sứ Đặng Đ́nh Quư tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ.

    TTXVN trích lời đại sứ Đặng Đ́nh Quư phát biểu: “Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho các hoạt động chung của hội đồng nhằm đảm bảo tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy đa phương”.


    Đại sứ Qúy cho biết HĐBA LHQ sẽ tổ chức 27 cuộc họp trong tháng 1 này, sẽ có 2 cuộc tranh luận mở và 11 cuộc họp giao ban, liên quan đến các khu vực từ Trung Á đến Trung Đông và Châu Phi - cũng như đổi mới các nhiệm vụ khác nhau, theo thông cáo của LHQ hôm 2/1.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam với vai tṛ là Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 có nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông lên Hội đồng xem xét hay không, ông Qúy trả lời là “không,” nhưng nói thêm rằng Việt Nam sẽ “đảm bảo rằng phái đoàn của ông đang theo dơi t́nh h́nh [Biển Đông] một cách cẩn thận”.

    Ông Qúy lư giải: “Hội đồng thường có hành động khi một mối đe dọa đối với ḥa b́nh và an ninh quốc tế xuất hiện”. Ông nói thêm: “Đề mục đó không nằm trong chương tŕnh nghị sự tháng 1”.

    Phái đoàn Việt Nam chủ tŕ cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
    Phái đoàn Việt Nam chủ tŕ cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
    Liên quan đến cuộc tấn công đang diễn ra tại thành tŕ cuối cùng của phiến quân ở Syria, ông Quư cho biết Việt Nam ủng hộ giải quyết ḥa b́nh cuộc xung đột Syria kéo dài 8 năm cùng với lệnh ngừng bắn. Ông cho biết ưu tiên số một của đất nước này là bảo vệ thường dân, theo hăng tin AP.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Đặng Đ́nh Quư cho biết các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên “không phải là kết thúc, các lệnh trừng phạt là một phương tiện, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là ḥa b́nh, ổn định và phi hạt nhân hóa trong khu vực”.

    Các phóng viên đặt ra nhiều câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng Đại sứ Qúy nói rằng ông không có đủ thông tin để phản hồi, mặc dù ông có “nghiên cứu,” v́ ông mới vừa đảm nhận vai tṛ Chủ tịch HĐBA trong cùng ngày.

    Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh. Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng và phiên Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam tiếp theo là vào tháng 4/2021.

    Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên: 5 thành viên thường trực - Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ; và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lư.

    Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết.

    VOA

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Người Việt có Yêu nước không?


    Mời nghe "Thời Sự và Giải Tri" phân tích.



  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Sách Trắng quốc pḥng Việt Nam 2019 : Cảnh cáo Bắc Kinh, để ngỏ với Mỹ






    Mười năm là một thời gian dài để chờ đợi một điều ǵ. Nhưng theo hai tác giả Derek Grossman và Christopher Sharman trên War On The Rock, việc Việt Nam công bố Sách Trắng quốc pḥng vào ngày 25/11/2019 xứng đáng để được chờ đợi.

    QUẢNG CÁO

    Đây là Sách Trắng quốc pḥng đầu tiên kể từ năm 2009, và thứ tư từ khi Hà Nội bắt đầu công bố vào năm 1998 đến nay. Thường th́ chỉ nhằm khẳng định chính sách trước những mối đe dọa cho an ninh Việt Nam từ bên ngoài, Sách Trắng quốc pḥng với cách diễn đạt theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lê, những từ ngữ đầy ẩn ư, khó thể nhận ra một thông điệp rơ ràng từ đó.

    Tuy nhiên theo hai tác giả Grossman và Sharman, Sách Trắng quốc pḥng 2019 là một lời cảnh báo cho Trung Quốc – vốn là mối đe dọa hầu như duy nhất của Việt Nam – rằng Hà Nội có thể siết chặt quan hệ quốc pḥng với Hoa Kỳ nếu Bắc Kinh tiếp tục tỏ thái độ hung hăng trên Biển Đông. Đồng thời là một thông điệp ư nghĩa cho chiến lược Ấn Độ-Thái B́nh Dương « tự do và rộng mở » của Washington.

    Lời cảnh báo cho Trung Quốc…

    Quan hệ Việt-Trung xưa nay vốn phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, Việt Nam rất vị nể Trung Quốc, cố gắng hợp tác với Bắc Kinh trên nhiều lănh vực, từ an ninh cho đến kinh tế. Năm 2008 Việt Nam c̣n nâng tầm quan hệ với Trung Quốc lên mức « đối tác hợp tác chiến lược toàn diện », mức cao nhất chưa bao giờ dành cho một cường quốc. Mặt khác, Hà Nội ngày càng tức giận trước các hành động hà hiếp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

    Căng thẳng đặc biệt tăng cao vào mùa hè vừa qua, với việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 tung hoành ngang dọc tại băi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt nhiều tháng trời. Hà Nội cũng hết sức nghi ngại trước việc Bắc Kinh dẫn dụ các đối tác thân cận của Việt Nam là Cam Bốt và Lào tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, có thể được thiết kế nhằm bao vây Việt Nam.

    Mặc dù Hà Nội rất cẩn trọng trong đối sách với người láng giềng khổng lồ, Sách Trắng quốc pḥng 2019 tỏ ra tiêu cực với Trung Quốc hơn tất cả các Sách Trắng trước đó. Năm 2009, Sách Trắng quốc pḥng chỉ nêu ra từ « Trung Quốc » có bốn lần trong văn bản chính (không kể các phụ lục), và mô tả một cách rất tích cực, nhấn mạnh đến các hoạt động song phương mang tính xây dựng như việc phân định vịnh Bắc bộ và biên giới trên đất liền.

    C̣n trong Sách Trắng quốc pḥng 2019, từ « Trung Quốc » được nêu ra tám lần, trong đó có ba lần liên quan đến việc Bắc Kinh gây bất ổn trên Biển Đông. Đáng chú ư là Sách Trắng ghi : « Những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại Biển Đông là một tồn tại lịch sử, cần được giải quyết một cách thận trọng, tránh các tác động tiêu cực ».

    …Và cánh cửa đă mở hé cho Hoa Kỳ

    Nhưng đối với Việt Nam, giữ cân bằng là việc cốt yếu, nên Sách Trắng hoàn toàn im lặng về những xung đột quân sự với nước láng giềng phương bắc. Cũng giống như các Sách Trắng quốc pḥng trước đó, Hà Nội mô tả chi tiết cuộc chiến với Pháp và Mỹ, nhưng không hề đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cũng không nhắc tới chiến dịch năm 1978 ở Cam Bốt chống lại quân Khmer Đỏ được Trung Quốc hỗ trợ.

    Tất nhiên các xung đột quan trọng trên biển cũng không được nêu ra, kể cả vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988, vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Haiyang Shiyou) 981 đến vùng biển Hoàng Sa năm 2014, và mới nhất là vụ đối đầu ở băi Tư Chính năm 2019.

    Tuy vậy các tác giả ghi nhận tại những chỗ khác Việt Nam nới tay hơn, thậm chí hồi tháng 2/1979, nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, c̣n để cho một số nhà b́nh luận gọi thẳng Trung Quốc là « kẻ xâm lược ». Quyết định không nhắc đến những vụ tấn công của Trung Quốc trong quá khứ trong Sách Trắng quốc pḥng cho thấy Hà Nội không muốn đi quá xa trong việc chỉ trích Bắc Kinh.

    Với Sách Trắng quốc pḥng lần này, Hà Nội dường như mở rộng chính sách « ba không ». Đó là chính sách « không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia ». Sách Trắng 2019 nói thêm rằng Hà Nội chống lại việc « sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ».

    Thoạt nh́n th́ đây chỉ là tiêu chí b́nh thường trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh vụ đối đầu ở băi Tư Chính mới đây và vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014, vốn suưt nữa th́ vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chừng như Hà Nội muốn tỏ dấu hiệu muốn tránh khởi đầu một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc.

    Khái niệm « Ấn Độ-Thái B́nh Dương » tự do và rộng mở

    Ẩn trong Sách Trắng quốc pḥng mới, là một thông điệp tinh tế cho Washington. Chẳng hạn văn bản sử dụng cụm từ « Ấn Độ-Thái B́nh Dương », ghi rằng « Việt Nam sẵn sàng tham gia các cơ chế hợp tác an ninh quốc pḥng…kể cả tại khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương ». Khi dùng cụm từ do chính quyền Donald Trump đưa ra, dường như Việt Nam muốn cho Trung Quốc thấy rằng Hà Nội ủng hộ khái niệm này.

    Từ trước đến nay, từ « Ấn Độ-Thái B́nh Dương » chỉ mới được sử dụng mỗi một lần, trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 3/2018 của chủ tịch Trần Đại Quang nay đă quá cố. Việt Nam vốn cẩn trọng trong từ ngữ, nên việc Sách Trắng 2019 đưa cụm từ này vào là rất ư nghĩa.

    Bên cạnh đó Sách Trắng quốc pḥng cho biết « tùy theo t́nh huống và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc việc phát triển quan hệ quân sự và quốc pḥng cần thiết và thích hợp với các nước khác ». Diễn dịch một cách chừng mực, th́ nếu Trung Quốc tiếp tục bắt nạt trên Biển Đông, Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ lên mức « đối tác chiến lược », chỉ dấu cho mối quan hệ mang lại lợi ích lâu dài để làm đối trọng với Trung Quốc.

    Xung đột địa chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc là cơ hội cho Washington để hợp tác với Hà Nội, v́ lợi ích của đôi bên. Tuy nhiên Hà Nội luôn muốn độc lập, tránh trở thành một quân cờ giữa hai đại cường Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sách Trắng cảnh báo không để Biển Đông trở thành điểm nóng đối đầu giữa các cường quốc. Có nghĩa là Việt Nam vẫn luôn chủ trương « ba không », ngại tham gia các hoạt động đối kháng với Bắc Kinh, ngoại trừ trường hợp bị Trung Quốc đe dọa trước. Khó thể có việc Việt Nam tham gia với bộ tứ Úc, Ấn, Nhật, Mỹ.

    Hợp tác an ninh phi truyền thống

    Tuy nhiên vẫn có những vấn đề an ninh phi truyền thống, như gởi các chiến hạm đến thăm viếng xă giao, và hợp tác quốc pḥng đa phương. Qua đó Washington có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam mà không gây phương hại đến nỗ lực giữ thăng bằng của Hà Nội. Các mối đe dọa tin tặc, khủng bố, biến đổi khí hậu, hải tặc, thảm họa môi trường không phải là những khái niệm mới, nhưng trong Sách Trắng 2019 nhấn mạnh đến « các thách thức nghiêm trọng đến ḥa b́nh, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực ». Hợp tác trong các vấn đề như trên là vô hại, Việt Nam có thể làm việc với Hoa Kỳ mà không chọc giận Trung Quốc.

    Sách Trắng cho biết Việt Nam « ưu tiên » cho việc hợp tác an ninh phi truyền thống « với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới », bên cạnh đó « sẵn sàng mở rộng quan hệ quốc pḥng, bất chấp chế độ chính trị và tŕnh độ phát triển ». Như vậy triển khai thêm sự hợp tác Việt-Mỹ hiện nay trong trợ giúp nhân đạo và thảm họa, có thể là một gợi mở cho Washington.

    Nghị định 104/2012/NĐ-CP của Việt Nam năm 2012 chỉ cho phép các chiến hạm nước ngoài viếng thăm xă giao một lần trong năm. Nhưng Sách Trắng 2019 viết : « Việt Nam sẵn sàng đón tiếp các tàu của hải quân, lực lượng tuần duyên và các tổ chức quốc tế đến thăm cảng hoặc quá cảnh kể cả để sửa chữa, tiếp tế hay tránh băo ». Như vậy Việt Nam muốn gia tăng số lần ghé cảng, qua việc mở rộng cho nhiều loại tàu thay v́ chỉ có tàu quân sự nước ngoài theo định nghĩa trong nghị định 104.

    Việc sửa đổi nghị định này có thể là cơ hội cho Hải quân và tuần duyên Mỹ gia tăng số lần đến cảng Việt Nam, với lư do sửa chữa hay tiếp tế. Cho dù Việt Nam có thể điều chỉnh tần số ghé cảng để tránh bị Bắc Kinh coi là khiêu khích, nhưng vẫn khẳng định được tính độc lập với việc cho tàu Mỹ đến thường xuyên hơn, để bày tỏ sự bất măn trước sự chèn ép của Trung Quốc.

    Cuối cùng, khi nhấn mạnh vào hợp tác quốc pḥng đa phương, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với các đối tác trên toàn cầu. Các diễn đàn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng (ADMM Plus), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) nhằm xúc tiến ḥa b́nh và ổn định khu vực, và các cuộc tập trận không nhắm vào một quốc gia nào, là lư tưởng cho nền ngoại giao quốc pḥng của Việt Nam.

    Việc đưa phụ lục này vào cho thấy việc hợp tác trong các hoạt động quân sự đa phương là một ưu tiên của Hà Nội. Bài viết nhắc nhở, Washington là một thành viên của ADMM Plus và ARF. Sử dụng các thiết chế này để đào sâu thêm việc hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN khác mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Hăy để Việt Nam đi bước trước

    Bài viết kết luận, Sách Trắng quốc pḥng 2019 là lời cảnh báo cho Trung Quốc và là cơ hội cho Hoa Kỳ. Trong tương lai, Washington không cần phải cố « thuyết phục » Hà Nội về việc gia tăng các hoạt động quốc pḥng song phương. Sách Trắng cho thấy Việt Nam « t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e ». Washington chỉ cần trấn an Hà Nội về sự cam kết của Hoa Kỳ qua việc tăng cường các trao đổi quân sự hiện có, như vậy Việt Nam sẽ tự tin hơn để đối đầu với Trung Quốc, một khi t́nh thế bắt buộc.

    Derek Grossman là chuyên gia phân tích quốc pḥng của RAND Corporation, một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
    Christopher Sharman là đại úy Hải quân Mỹ, từng là tùy viên của Hải quân tại Việt Nam và Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về an ninh tại Viện đại học Stanford, California, Hoa Kỳ.


    RFI

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Nghệ sĩ Chánh Tín qua đời ở tuổi 68


  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Viếng tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – NP Trọng “Hồi tâm chuyển ư”?


  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Đảng đấu đá – Chế độ lung lay?


    Mời xem Lê Trung Khoa phân tích ...

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    SAO CHƯA BỎ QUỐC HIỆU?
    …Đảng không xây dựng được CNXH th́ để quốc hiệu: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm gì? Hãy dẹp bỏ đi chớ!...





    Từ khi ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập đến nay đã tròn 75 năm. Đây là khoảng thời gian rất dài, bằng cả một đời người. Và, chính mốc thời gian này đă khẳng định, đảng CSVN hoàn toàn thất bại trong công cuộc xây dựng CNXH ở VN.

    Tại v́ sao không thể xây dựng được CNXH? Đó là, theo lời huấn thị của ông Hồ, th́: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN và có tư tưởng XHCN”.

    Như vậy, trong suốt 75 năm qua, đảng CSVN chưa tạo ra được một nhân tố XHCN nào th́ lấy ai xây dựng CNXH? Những nhân tố được cho là hạt giống đỏ, tích cực nhất, quyết tâm nhất như: ông Hồ, ông Duẩn, ông Đồng, ông Chinh… phấn đấu suốt đời cũng chưa đủ tiêu chuẩn trở thành con người XHCN đă vội vã ĺa trần. Rồi lớp đàn em các ông ấy cũng noi gương đàn anh, cũng miệt mài nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê, cũng kiên định con đường cộng sản, cũng học tập thực hành nghị quyết, cũng ra rả hô khẩu hiệu… suốt cả cuộc đời. Măi đến lúc hồn ĺa khỏi xác, trong mỗi con người đó, chẳng có ai tiến hóa được một nửa con người XHCN, chứ đừng nói đến hoàn thiện!

    Cứ thế, cứ thế, lớp này tắt thở th́ lớp khác lên thay. Trong suốt thời gian 75 năm bằng cả một đời người qua nhiều thế hệ đó. Chẳng có ma nào chịu rèn luyện ḿnh trở thành con người mới XHCN như trong nghị quyết, mà truyền thông tung hô ngày đêm. Tệ hơn, càng về sau th́ giới chức hạt giống đỏ tiếp nối càng xa rời tư tưởng XHCN. Họ không c̣n mơ ước đưa đất nước tiến lên CNXH, mà lại hy vọng đất nước ḿnh nơi này được như thủ đô Tokyo, ước mơ nơi kia giống như đảo quốc Singapore, mong muốn chổ nọ được hoành tráng như Paris hoa lệ…

    Công cuộc đưa đất nước tiến lên CNXH coi như hoàn toàn thất bại. Bởi, chẳng có tên cộng sản nào muốn ḿnh trở thành một con người mới XHCN cả. Tên cộng sản nào cũng muốn ḿnh giàu có, vương giả hơn đồng bọn. Tên nào cũng muốn con cái ḿnh du học và định cư ở các nước tư bản văn minh, thịnh vượng. Tên nào cũng muốn nhà thờ ḍng họ ḿnh hoành tráng, đất lo hậu sự của ḿnh rộng bao la… chứ chẳng có tên nào đi muốn ḿnh trở thành con người XHCN vô sản, như tâm nguyện của bác chúng nó dạy bảo năm xưa. Mặc dù, lúc nào chúng nó cũng hùng hồn tuyên bố: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoặc cống hiến, hy sinh theo nguyện vọng của người!

    Đảng không xây dựng được CNXH th́ để quốc hiệu: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm gì? Hãy dẹp bỏ đi chớ!

    Ngô Trường An
    ethongluan.org
    Nguồn: facebook.com/man.ngotan.7/posts/2424483350995630

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Việt Nam lần đầu công khai tên lửa đạn đạo ‘mạnh nhất khu vực’




    Hệ thống tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam lần đầu tiên ra mắt công chúng tại lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam hôm 23/12/2019. (Ảnh chụp màn h́nh An ninh Thủ đô)



    Việt Nam lần đầu tiên ra mắt công chúng hệ thống tên lửa đạn đạo Scud được coi là duy nhất và mạnh nhất ở Đông Nam Á, theo truyền thông trong nước.

    Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud của Việt Nam được ra mắt tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc pḥng toàn dân vừa qua ở Hà Nội.

    Bản tin ra hôm 6/1 của VietNamNet cho biết mặc dù đă có trong biên chế từ lâu song đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa đạn đạo Scud được công khai ra mắt ở Việt Nam hôm 23/12.

    Các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud ban đầu được Liên bang Xô Viết phát triển trong thời gian chiến tranh lạnh, theo The National Interest. Sau 6 thập kỷ, các phiên bản của Scud đă được nhân lên trên toàn cầu, hiện diện trong các loại tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên cho tới Iran.

    Theo số liệu của Viện nghiên cứu Ḥa b́nh và Quốc tế Stockhom (SIPRI) được VietNamNet trích dẫn, Việt Nam nhận được một số bệ phóng di động cùng hàng chục quả đạn Scud-B vào năm 1981. Scud được Liên Xô xuất khẩu cho rất nhiều quốc gia đồng minh trên khắp thế giới – trong đó có Việt Nam, theo Báo Mới.

    Loại tên lửa này chính gốc có tên R-11 (với phiên bản đầu tiên) và R-17 (sau này đổi thành R-300) Elbrus (phiên bản sau). Tuy nhiên cả thế giới vẫn quen gọi với cái tên Scud do NATO đặt cho loại tên lửa này.

    Cũng theo SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đă mua từ Triều Tiên hàng chục quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), một phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C, với tầm bắn lên tới 600km.

    Số tên lửa Scud phiên bản B và C được coi là một trong những vũ khí uy lực của lực lượng pháo binh Việt Nam hiện nay. Theo An Ninh Thủ Đô, đến thời điểm này, Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •