Crown Prince Naruhito (second from left) and Crown Princess Masako (left) speak to survivors of the March 2011 earthquake and tsunami at an evacuation center in the town of Yamamoto in Miyagi Prefecture on June 4,2011./KYODO
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đă đem lại nhiều điều mới mẻ cho vương triều lâu đời nhất thế giới. Họ nói tiếng Anh với người nước ngoài, đùa với trẻ em và chơi với chó.
Họ là cặp vợ chồng hoàng gia đầu tiên của Nhật Bản có bằng đại học, nói được nhiều ngoại ngữ và có nhiều năm kinh nghiệm sống ở nước ngoài, tự giặt quần áo trong thời gian du học như các SV thường không hề có bất cứ sự phục vụ nào từ Hoàng Gia.
Du học và nói tiếng Anh
6 tháng sau khi kế thừa Ngai vàng Hoa Cúc, cặp đôi đang thực hiện vai tṛ mang tính toàn cầu hóa và mong muốn đưa hoàng gia Nhật đến gần hơn với cuộc sống người dân.
Cả hai cũng khiến nhiều người Nhật ngạc nhiên, đặc biệt khi Hoàng hậu Masako đă phải vật lộn với t́nh trạng mà các quan chức trong cung điện gọi là "sự rối loạn thích nghi" trong nhiều năm.
"Mặc dù Thượng hoàng Akihito và Thái Thượng Hoàng Hậu Michiko trước đây đă được coi là gần gũi với người dân, Nhật hoàng và Hoàng hậu mới dường như c̣n gần gũi hơn. Tôi nghĩ như vậy v́ họ có vẻ như giống người thường hơn", Hideya Kawanishi, Phó giáo sư Lịch sử tại Đại học Nagoya, cho biết.
"Họ phù hợp với thời đại hiện nay theo nhiều cách. Ví dụ, có những bức ảnh chụp Nhật hoàng với một chiếc điện thoại thông minh. Họ có vẻ rất giống chúng ta".
Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, là con cả trong gia đ́nh có ba người con và được nuôi nấng bởi chính mẹ của ḿnh, Hoàng hậu Michiko, thay v́ lớn lên giữa các y tá và vú nuôi theo cách truyền thống.
Thậm chí, Hoàng hậu Michiko c̣n tự tay làm đồ ăn trưa cho con trai mang đến trường khi Hoàng tử c̣n đi học. Thượng hoàng và Thái thượng Hoàng hậu rất nỗ lực để Nhật hoàng Naruhito có một tuổi thơ b́nh thường, cũng như trở nên gần gũi hơn trong mắt dân chúng.
Là sinh viên ngành giao thông đường thủy, Nhật hoàng Naruhito đă tốt nghiệp Đại học Gakushuin ở Tokyo, sau đó, ông dành hai năm theo học tại Đại học Oxford, Anh, quăng thời gian được ông miêu tả là những năm tuyệt vời nhất trong cuộc đời.
Trong khi đó, Hoàng hậu Masako tốt nghiệp Đại học Harvard, Mỹ, và từng là một nhà ngoại giao. Bà thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nhật hoàng từng thách thức các quan chức hoàng gia để kết hôn với Masako Owada, người nhiều năm sinh sống và học tập ở nước ngoài. Hai người gặp nhau lần đầu tiên tại một buổi ḥa nhạc năm 1986.
Hai người có một cô con gái Aiko, 17 tuổi, nhưng cô không thể lên ngôi v́ là phụ nữ.
Hồi tháng 5, Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako bất ngờ sử dụng tiếng Anh để chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng đệ nhất phu nhân Melania Trump tại Cung điện Hoàng gia Nhật Bản. Cả hai đă bỏ nghi thức sử dụng thông dịch viên.
Japan Times khi đó nhận định đây là dấu hiệu cho thấy cặp vợ chồng hoàng gia "hướng ngoại nhất" trong lịch sử Nhật Bản.
"Tôi nghĩ rằng hoàng đế và hoàng hậu trước đây cũng có thể nói bằng tiếng Anh, nhưng hai người này (vợ chồng Nhật hoàng Naruhito) nói như bản năng. Đó là thành quả của họ sau thời gian ở nước ngoài", Giáo sư Kawanishi cho biết.
Cặp đôi chụp ảnh selfie với người dân khi công du nước ngoài. Tại Nhật Bản, họ cũng thoải mái cười đùa với trẻ em và chơi đùa với chó.
Hoàng hậu lạc quan
Chứng rối loạn thích nghi khiến Hoàng hậu Masako phải xa cách công chúng trong suốt một thập kỷ. Điều này trái ngược với Thái thượng Hoàng hậu Michiko, người thường xuất hiện trong h́nh ảnh hoàn hảo nhất.
Thời gian gần đây, vẻ tươi tỉnh của Hoàng hậu Masako khiến công chúng phần nào bớt lo ngại về sức khỏe của bà.
"Bà ấy quan tâm hơn đến các hoạt động xă hội và đang tham gia vào các sự kiện khác nhau", Hidehiko Kasahara, Giáo sư tại Đại học Keio chuyên nghiên cứu về các vấn đề hoàng gia, cho biết.
"Tất nhiên, sức khỏe của bà ấy là vấn đề về tinh thần nên có xảy ra những thăng trầm, nhưng những lo lắng đă dần tan biến".
Hiện tại, Hoàng hậu và Nhật hoàng đều tỏ ra thận trọng hơn với những hành động của ḿnh v́ những xáo trộn có thể ảnh hưởng đến thanh danh của họ.
"Khi gặp các quan chức nước ngoài, bà Masako tự tin trao đổi với họ", ông Kasahara nói.
"Thực tế là nếu bà ấy có thể làm những điều ḿnh muốn là khi đó bà ấy đă ít căng thẳng hơn. Hơn nữa, điều đó nghĩa là t́nh trạng của bà ấy được cải thiện".
Nhật hoàng dời lễ diễu hành lên ngôi để lo cho nạn nhân băo Hagibi
Quyết định hoăn lễ diễn hành lên ngôi dự định tổ chức ngày hôm nay,22/10, đến ngày 10 tháng 11 thể theo nguyện vọng của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako. Mong muốn lớn nhất của họ là cuộc sống của người dân ở vùng bị băo sớm trở lại b́nh thường.
Thông báo của gia đ́nh hoàng gia nhấn mạnh: "Tôi muốn cuộc diễn hành chỉ được tổ chức sau khi mọi thứ lắng xuống".
Theo Hăng tin Kyodo, nội các Nhật Bản ngày 18-10 chính thức đồng ư đề xuất dời lễ diễu hành lên ngôi của Nhật hoàng Naruhito từ 22-10 sang 10-11 nhằm tập trung nguồn lực giải quyết khó khăn của người dân hậu siêu băo Hagibis.
Đến nay, băo Hagibis đă khiến 77 người thiệt mạng và vẫn c̣n hơn chục người mất tích sau khi tàn phá Tokyo và các khu vực ở miền trung, đông và đông bắc Nhật Bản cuối tuần trước.
Hơn 1.700 ngôi nhà bị phá huỷ một phần hoặc toàn bộ và hơn 33.000 ngôi nhà bị ngập trong nước lũ.
Hiện hoạt động cứu cấp và cứu trợ nạn nhân của siêu băo Hagibis cần huy động nhiều cảnh sát, lính cứu hỏa và lực lượng pḥng vệ Nhật Bản. Do đó, chính phủ nhận thấy sự cần thiết của việc hoăn cuộc diễu hành - sự kiện cần đảm bảo an ninh chặt chẽ.
Theo kế hoạch cũ, lễ diễu hành đi bắt đầu từ Cung điện hoàng gia đến Dinh thự hoàng gia Akasaka ở Tokyo (dài khoảng 5 km) sẽ diễn ra vào ngày 22-10. Nhật hoàng và Hoàng hậu dự kiến sẽ ngồi trong một chiếc xe mui trần tham gia lễ diễu hành khoảng 30 phút vào ngày 10-11.
Tuy nhiên, lễ đăng cơ và tiệc thiết đăi quan khách sẽ vẫn diễn ra như kế hoạch trước, vào ngày hôm nay 22-10.
Theo hăng tin Kyodo, đại diện của hơn 190 quốc gia và các tổ chức quốc tế sẽ dự lễ lên ngôi của Nhật hoàng Naruhito, người thừa kế ngôi vị từ cha ḿnh ngày 1-5 năm nay.
ZingNews, TTOnline
Bookmarks