Results 1 to 3 of 3

Thread: 05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488

    05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ


    B́a mặt trước và sau của ấn bản đầu tiên tác phẩm Dr. Zhivago của Boris Pasternak vào năm 1958

    Vào ngày này năm 1958,05/09, tiểu thuyết lăng mạn của tác giả Boris Pasternak, Dr. Zhivago, đă chính thức được xuất bản tại Mỹ. Dù bị cấm ở Liên Xô nhưng cuốn sách vẫn giành được giải thưởng Nobel Văn chương năm 1958.

    Pasternak sinh ra ở Nga vào năm 1890, bước sang thời kỳ Cách mạng Nga, ông trở thành một nhà thơ tiên phong nổi tiếng. Tuy nhiên, tác phẩm của ông đă không được ủng hộ trong thập niên 1920 và 1930 khi chế độ cộng sản của Joseph Stalin áp đặt kiểm duyệt chặt chẽ đối với nghệ thuật và văn học Liên Xô. Trong thời gian này, Pasternak kiếm sống bằng nghề dịch giả. Năm 1956, ông hoàn thành cuốn sách sẽ giúp ḿnh nổi tiếng toàn thế giới.
    Dr. Zhivago là một câu chuyện t́nh yêu sử thi lấy bối cảnh Cách mạng Nga và Thế chiến I. Cuốn sách gây phẫn nộ cho các quan chức Liên Xô, đặc biệt là nhà lănh đạo Nikita Khrushchev. Liên Xô cho rằng cuốn sách đă lăng mạn hóa tầng lớp thượng lưu Nga trước Cách mạng và hạ thấp giai cấp nông dân và công nhân đă chiến đấu chống lại chế độ Nga hoàng. Báo chí chính thức của Liên Xô từ chối xuất bản cuốn sách và Pasternak dần trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích không ngớt. Tuy nhiên, những người hâm mộ tác phẩm của Pasternak bắt đầu bí mật tuồn từng phần của bản thảo ra khỏi Liên Xô. Đến năm 1958, rất nhiều bản dịch của cuốn sách bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới, bao gồm cả một ấn bản tại Mỹ xuất hiện vào ngày 05/09/1958. Cuốn sách ngay lập tức được liệt vào hàng tác phẩm kinh điển, c̣n Pasternak th́ được trao giải Nobel Văn chương năm 1958.
    Dù vậy, chẳng có sự khen ngợi nào có thể giúp Pasternak. Chính phủ Liên Xô đă từ chối cho phép ông nhận giải Nobel, đồng thời xóa tên ông khỏi Hội Nhà văn Liên Xô. Hành động thứ hai này đă chấm dứt sự nghiệp viết lách của Pasternak. Ông qua đời vào tháng 05/1960 bởi căn bệnh ung thư kết hợp với bệnh tim. Nhưng sức ảnh hưởng của Dr. Zhivago vẫn c̣n măi.



    Năm 1965, sách được dựng thành phim điện ảnh với sự tham gia của Omar Sharif trong vai chính. Năm 1987, trong cuộc cải cách dân chủ của Mikhail Gorbachev, Pasternak, mặc dù đă qua đời gần 30 năm, đă được tái gia nhập Hội Nhà văn và cuốn sách của ông cuối cùng cũng đă được xuất bản ở Nga.
    NCQT

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Đối với một số người dân miền Nam, cái tên Doctor Zhivago gợi lại cuốn phim được chiếu tại Sài G̣n và đầu thập niên 1970. Đó là thời phim Love Story, thời của phong trào nhạc trẻ, thời nhạc ngoại quốc lời Việt với bản Người T́nh Lara, nhạc trong phim Doctor Zhivago, được đặt lời Việt, và bản nhạc "Biết dùng lời rất khó, để nói cho rơ, ôi biết nói ǵ, cuộc t́nh lớn quá", nhạc trong phim Love Story do Phạm Duy đặt lời Việt và cũng là thời Mùa Hè Đỏ Lửa, bao chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung. Cuốn phim Doctor Zhivago được tŕnh chiếu với lời bàn của báo chí rằng đây là cuốn phim làm theo cuốn tiểu thuyết Doctor Zhivago của tác giả Nga, cuốn tiểu thuyết bị chính quyền Liên Xô cấm phát hành. Tuy nhiên sau khi xem cuốn phim th́ một số người thắc mắc rằng, đây là một chuyện t́nh mà thôi, thế th́ nó chống Cộng ở chỗ nào mà bị cấm?

    Những người có thắc mắc này, sau 1975 họ sẽ t́m thấy lời giải đáp cho thắc mắc của ḿnh. Sở dĩ cuốn truyện bị cấm là v́ nó chỉ là chuyện t́nh mà thôi, mà không phải là cuốn truyện tuyên truyền, thúc đẩy người đọc chiến đấu và phục vụ cho chế độ xă hội chủ nghĩa. Mà chuyện t́nh từ 1990 trở về trước bị liệt vào loại t́nh cảm ủy mỵ, yếu đuối của giai cấp tiểu tư sản. Ai c̣n thích chuyện t́nh là c̣n chưa tiến bộ. V́ thế mà sau khi nhà thơ Xuân Diệu qua đời, người ta khám phá ra trong ngăn kéo bàn làm việc của ông ta có hơn 400 bài thơ về t́nh yêu làm vào thập niên 1960. Xuân Diệu thích viết thơ về t́nh yêu mà không thể tự ngăn cấm được nhưng không dám để cho mọi người biết.

    Dù sao chăng nữa một cuốn tiểu thuyết bị chính quyền Liên Xô cấm, rồi được giải thướng Nobel văn chương, và được đem làm phim th́ người ta cũng lờ mờ đoán là việc đề cao cuốn truyện có thể phát xuất từ ư đồ muốn tuyên truyền chống lại Liên Xô. Ai là người lén đem đem cuốn tiểu thuyết này từ Nga ra để phố biến th́ lúc đó không ai biết. Ngày nay, sau hàng chục năm trôi qua, biết bao nhiêu nước đă chảy qua cầu, sự thật được tiết lộ là chính CIA, Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương của Hoa Kỳ đă "lăng xê" cuốn tiểu thuyết này. Dưới đây là bài dịch của ông Đinh Từ Thức được đăng trên tạp chí Da Màu ( http://damau.org/archives/31487 ), nói về chi tiết CIA đă tung cuốn tiểu thuyết này ra như thế nào.


    Sách là vơ khí: Trường hợp “Doctor Zhivago” và CIA

    Vào thời Chiến Tranh Lạnh, CIA đă dùng “Doctor Zhivago” như một khí cụ để phá Liên Xô

    Một gói hàng được đem tới trụ sở trung ương CIA vào tháng Một 1958. Bên trong là hai cuộn phim từ cơ quan t́nh báo nước Anh – h́nh chụp những trang sách của một cuốn tiểu thuyết tiếng Nga, nhan đề “Doctor Zhivago”.
    Cuốn sách, mà tác giả là nhà thơ Boris Pasternak, đă bị cấm xuất bản tại Liên Xô. Người Anh đă gợi ư CIA nên kiếm bản thảo của cuốn tiểu thuyết này từ sau bức màn sắt. Ư tưởng này tức khắc lôi kéo Washington.

    “Cuốn sách này có giá trị rất lớn về tuyên truyền”, một giác thư của CIA gửi cho tất cả các trưởng ngành thuộc Phân bộ phụ trách về Liên Xô của cơ quan viết như thế, “không những về bản chất nó là một thông điệp và mang tính chất kích thích tư tưởng mà nó c̣n nêu ra t́nh huống về xuất bản: chúng ta có cơ hội để người dân Liên Xô phải tự hỏi có chuyện ǵ sai quấy đối với chính quyền nước họ, khi một tác phẩm văn chương của một người được coi như nhà văn Nga vĩ đại nhất c̣n sống đă không thể ra mắt tại xứ sở của ông bằng ngôn ngữ của ông cho dân nước ông đọc”.
    Giác thư này là một trong hơn 130 tài liệu mới được CIA giải mật đă tŕnh bầy chi tiết về sự bí mật can dự của cơ quan vào việc in cuốn “Doctor Zhivago” – một kế hoạch táo bạo đă giúp đem cuốn sách tới tay của các công dân Liên Xô, sau đó những người này lại truyền tay cho bạn, và bạn của bạn, khiến nó đă được lưu hành tại Moscow, và những thành phố khác thuộc khối Đông Âu. Việc xuất bản cuốn sách, và sau đó giải Nobel Văn chương về tay Pasternak đă làm nẩy sinh một trong những trận băo lớn về văn hoá của thời Chiến Tranh Lạnh.

    V́ sự lôi cuốn lâu dài của cuốn tiểu thuyết và cuốn phim hoàn thành năm 1965 dựa trên cốt truyện của nó, “Doctor Zhivago” vẫn c̣n là một tác phẩm tiểu thuyết nổi bật. Tuy vậy, ít độc giả biết được những thử thách của nó khi ra đời, và cuốn truyện đă kích động như thế nào một thế giới phần lớn bị chia đôi giữa hai siêu cường cạnh tranh nhau về ư thức hệ. Vai tṛ của CIA – với việc xuất bản cuốn sách tiếng Nga b́a cứng in tại Hà Lan và cuốn sách bỏ túi b́a giấy, in tại trụ sở trung ương CIA – đă được giữ kín từ lâu.


    H́nh b́a quyển The Zhivago Affair: The Kremlin, the CIA and the Battle Over a Forbidden Book,”
    của Peter Finn và Petra Couvée

    Những tài liệu mới được giải mật cho biết công cuộc xuất bản cuốn sách do Phân bộ Liên Xô của CIA (CIA’s Soviet Russia Division) đảm nhiệm, dưới sự theo dơi của Giám Đốc CIA Allen Dulles, được sự đồng ư của Ban Phối hợp Chiến dịch của Tổng Thống Dwight D. Eisenhower (Dwight D. Eisenhower’s Operations Coordinating Board – OCB), và ban này tường tŕnh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Bạch Ốc. OBC coi sóc các hoạt động bí mật, cho CIA được độc quyền điều khiển việc “khai thác” cuốn tiểu thuyết.
    Theo những ǵ được ghi lại, “bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ” đă “không được lộ ra dưới mọi h́nh thức”.

    Những tài liệu này đă được cung cấp theo lời yêu cầu của các tác giả của cuốn sách “Vụ Zhivago” (The Zhivago Affair” được xuất bản ngày 17 tháng Sáu. Mặc dầu những tài liệu này đă được hiệu đính để bỏ đi tên của những viên chức cũng như các cơ sở hợp tác với CIA và các nguồn gốc tin tức, người ta vẫn có thể xác định những ǵ đằng sau một số những hiệu đính từ những tài liệu lịch sử khác và những phỏng vấn với các giới chức Hoa Kỳ đương thời hay đă về hưu. Các giới chức này lên tiếng với điều kiện ẩn danh khi thảo luận về những tài liệu vẫn c̣n trong t́nh trạng mật.


    Nhà văn và nhà thơ Liên Xô Boris Pasternak

    Cuốn sách, mà tác giả là nhà thơ Boris Pasternak, đă bị cấm xuất bản tại Liên Xô. Người Anh đă gợi ư CIA nên kiếm bản thảo của cuốn tiểu thuyết này từ sau bức màn sắt. Ư tưởng này tức khắc lôi kéo Washington.
    “Cuốn sách này có giá trị rất lớn về tuyên truyền”, một giác thư của CIA gửi cho tất cả các trưởng ngành thuộc Phân bộ phụ trách về Liên Xô của cơ quan viết như thế, “không những về bản chất nó là một thông điệp và mang tính chất kích thích tư tưởng mà nó c̣n nêu ra t́nh huống về xuất bản: chúng ta có cơ hội để người dân Liên Xô phải tự hỏi có chuyện ǵ sai quấy đối với chính quyền nước họ, khi một tác phẩm văn chương của một người được coi như nhà văn Nga vĩ đại nhất c̣n sống đă không thể ra mắt tại xứ sở của ông bằng ngôn ngữ của ông cho dân nước ông đọc”.
    Giác thư này là một trong hơn 130 tài liệu mới được CIA giải mật đă tŕnh bầy chi tiết về sự bí mật can dự của cơ quan vào việc in cuốn “Doctor Zhivago” – một kế hoạch táo bạo đă giúp đem cuốn sách tới tay của các công dân Liên Xô, sau đó những người này lại truyền tay cho bạn, và bạn của bạn, khiến nó đă được lưu hành tại Moscow, và những thành phố khác thuộc khối Đông Âu. Việc xuất bản cuốn sách, và sau đó giải Nobel Văn chương về tay Pasternak đă làm nẩy sinh một trong những trận băo lớn về văn hoá của thời Chiến Tranh Lạnh.

    V́ sự lôi cuốn lâu dài của cuốn tiểu thuyết và cuốn phim hoàn thành năm 1965 dựa trên cốt truyện của nó, “Doctor Zhivago” vẫn c̣n là một tác phẩm tiểu thuyết nổi bật. Tuy vậy, ít độc giả biết được những thử thách của nó khi ra đời, và cuốn truyện đă kích động như thế nào một thế giới phần lớn bị chia đôi giữa hai siêu cường cạnh tranh nhau về ư thức hệ. Vai tṛ của CIA – với việc xuất bản cuốn sách tiếng Nga b́a cứng in tại Hà Lan và cuốn sách bỏ túi b́a giấy, in tại trụ sở trung ương CIA – đă được giữ kín từ lâu.

    Những tài liệu mới được giải mật cho biết công cuộc xuất bản cuốn sách do Phân bộ Liên Xô của CIA (CIA’s Soviet Russia Division) đảm nhiệm, dưới sự theo dơi của Giám Đốc CIA Allen Dulles, được sự đồng ư của Ban Phối hợp Chiến dịch của Tổng Thống Dwight D. Eisenhower (Dwight D. Eisenhower’s Operations Coordinating Board – OCB), và ban này tường tŕnh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại ṭa Bạch Ốc. OBC coi sóc các hoạt động bí mật, cho CIA được độc quyền điều khiển việc “khai thác” cuốn tiểu thuyết.

    Theo những ǵ được ghi lại, “bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ” đă “không được lộ ra dưới mọi h́nh thức”.
    Những tài liệu này đă được cung cấp theo lời yêu cầu của các tác giả của cuốn sách “Vụ Zhivago” (The Zhivago Affair” được xuất bản ngày 17 tháng Sáu. Mặc dầu những tài liệu này đă được hiệu đính để bỏ đi tên của những viên chức cũng như các cơ sở hợp tác với CIA và các nguồn gốc tin tức, người ta vẫn có thể xác định những ǵ đằng sau một số những hiệu đính từ những tài liệu lịch sử khác và những phỏng vấn với các giới chức Hoa Kỳ đương thời hay đă về hưu. Các giới chức này lên tiếng với điều kiện ẩn danh khi thảo luận về những tài liệu vẫn c̣n trong t́nh trạng mật.

    Một tiếng nói từ quá khứ

    Trong thời Chiến Tranh Lạnh, CIA yêu mến văn chương – tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ. Joyce, Hemingway, Eliot, Dostoevsky, Tolstoy, Nabokov.

    Sách là vơ khí, và nếu một tác phẩm văn chương không sẵn có hay bị cấm tại Liên Xô hay Đông Âu, nó có thể được dùng như tài liệu tuyên truyền để thách thức Liên Xô về thực tế. Suốt trong thời Chiến Tranh Lạnh, có tới 10 triệu cuốn sách và tạp chí đă được CIA bí mật phổ biến đằng sau Bức Màn Sắt như một phần của chiến dịch chính trị.
    Dưới ư hướng này, “Doctor Zhivago” đă là một cơ hội bằng vàng cho CIA.
    Cả về sử thi và tự truyện, cuốn tiểu thuyết của Pasternak đă xoay quanh bác sĩ-thi sĩ Yuri Zhivago – nghệ thuật, t́nh yêu và những mất mát của ông trong mấy thập niên chung quanh cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga năm 1917. Nhiều khi, Zhivago là hiện thân của Pasternak. Cả nhân vật và tác giả, cùng sinh năm 1890, cùng từ một quá khứ đă mất, một môi trường của giới trí thức có văn hoá của Moscow. Theo chữ nghĩa Liên Xô, đây là một thế giới bị khinh bỉ, nếu được nói đến.

    Pasternak đă biết rằng giới xuất bản Liên Xô sẽ dội lại trước giọng điệu lạc lơng của “Doctor Zhivago”, nó công khai mộ đạo, nó hững hờ, thờ ơ trước những đ̣i hỏi của thực tế xă hội và nghĩa vụ quy phục trước Cách Mạng tháng Mười.
    Nhưng từ lâu Pasternak đă tỏ ra là một người đặc biệt không biết sợ hăi: thăm viếng và cho tiền thân nhân cuả những người bị tù đầy trong khi sợ hăi làm cho nhiều người khác xa lánh, can thiệp với nhà cầm quyền để đ̣i tiền cho những người bị buộc tội về chính trị, và từ chối kư tên vào các kiến nghị đánh trống khua chiêng đ̣i hỏi xử tử những người bị coi là kẻ thù của nhà nước.
    “Không được la tôi”, ông nói với các đồng nghiệp trong một cuộc họp công khai khi ông bị chất vấn v́ đă nói rằng không được ra lệnh cho nhà văn. “Nhưng nếu các anh phải la, th́ ít nhất đừng la đồng bộ”.
    Pasternak cảm thấy không cần phải gọt dữa nghệ thuật của ḿnh cho phù hợp với đ̣i hỏi về chính trị của nhà nước. Ông tin rằng, hy sinh tiểu thuyết của ḿnh, giống như phạm tội chống lại tài năng của chính ḿnh. Kết quả là, cơ sở văn học Liên Xô từ chối động tới “Doctor Zhivago”.
    May mắn cho Pasternak, một nhà xuất bản ở Milan đă nhận được một copy của bản thảo từ một thanh niên theo Đảng Cộng Sản Ư làm việc t́nh nguyện trong lănh vực văn học ở Moscow. Vào tháng Sáu 1956, Pasternak kư hợp đồng với nhà xuất bản Giangiacomo Feltrinelli, cơ sở đă chống lại mọi cố gắng của Kremlin và Đảng Cộng Sản Ư để loại bỏ cuốn sách.
    Vào tháng 11 năm 1957, ấn bản tiếng Ư của “Doctor Zhivago” được phát hành.

    CIA nh́n thấy một vơ khí

    Tại Washington, các chuyên gia về Liên Xô mau chóng thấy tại sao Moscow ghê sợ “Doctor Zhivago”.

    Trong một giác thư vào tháng Bảy 1958, John Maury, trưởng Phân Bộ về Liên Xô, viết rằng cuốn sách là một đe doạ hiển nhiên cho cái nh́n của thế giới đối với bộ mặt thật của Kremlin.
    Ông viết: “Thông điệp nhân bản của Pasternak – rằng mọi người đều được quyền có một đời sống riêng tư và đáng được tôn trọng như là một con người, bất kể về liên hệ chính trị hay cống hiến cho nhà nước – đă đặt ra một thách thức căn bản cho đạo lư Liên Xô về cá nhân phải hy sinh cho chế độ Cộng sản”.
    Trong một bản ghi nhớ nội bộ ít lâu sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời tại Ư, các thành viên trong ban tham mưu CIA đề nghị rằng “Doctor Zhivago” “xuất bản tới mức tối đa trong các ấn bản nước ngoài, để phân phối tối đa trong thế giới tự do và ca ngợi cùng tính đến vinh dự như được giải Nobel”.
    Trong khi CIA hy vọng tiểu thuyết của Pasternak được thế giới chú ư, kể cả Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng mục tiêu của cơ quan trong việc in bản tiếng Nga là để giúp Pasternak được giải, điều đă gây ra nghi ngờ trong mấy thập niên.

    Về mục tiêu chính là phổ biến, CIA đă chọn hội chợ thế giới đầu tiên sau chiến tranh, cuộc Triển Lăm Hoàn Vũ và Quốc Tế tại Brussels năm 1958 (1958 Brussels Universal and International Exposition). Bốn mươi ba nước tham dự tại một khu rộng 500 mẫu ngay phía tây bắc trung tâm Brussels.

    Cả Mỹ và Liên Xô cùng dựng những gian hàng khổng lồ để cạnh tranh phô trương nếp sống của ḿnh. Điều đặc biệt hấp dẫn đối với CIA: Hội chợ cung ứng một trong những cơ hội hiếm có khi một số đông công dân Liên Xô được du lịch để tham dự một sự việc tại phương Tây. Bỉ đă cấp 16.000 chiếu khán cho khách du lịch Liên Xô.
    Sau thương lượng đầu tiên để xếp đặt việc bí mật in cuốn tiểu thuyết tại một nhà xuất bản nhỏ ở New York, CIA đă liên lạc với cơ quan t́nh báo Hà Lan BVD. Giới chức CIA đă theo dơi những báo cáo về việc một ấn bản tiếng Nga của “Doctor Zhivago” có thể được xuất bản bởi một nhà xuất bản hàn lâm ở The Hague và hỏi liệu có thể có được những bản in sớm không.
    Hai cơ quan t́nh báo là chỗ thân t́nh. Vào năm 1958, CIA đă trợ cấp trả lương cho khoảng 50 trong số 691 nhân viên của BVD, và nhân viên Hà Lan mới được huấn luyện tại Washington. Một viên chức của BVD là Joop van der Wilden, đă được phái tới Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở The Hague để thảo luận về vấn đề này với một viên chức CIA làm việc tại đó là Walter Cini, theo các cuộc phỏng vấn với các cựu viên chức t́nh báo Hà Lan.
    Cini nói với Wilden rằng công việc rất gấp rút, nhưng CIA sẵn sàng cung cấp bản thảo và trả giá cao cho việc in “Docter Zhivago”. Ông ta nhấn mạnh về việc không có dấu vết nào về sự can dự tới Hoa Kỳ hay bất cứ cơ quan t́nh báo nào khác.



    Trang b́a cuốn “Doctor Zhivago” đầu tiên bằng tiếng Nga do CIA đặt in ở Hà Lan
    để phân phát cho du khách Liên Xô tại hội chợ Quốc Tế Brussels 1958

    Vào đầu tháng Chín 1958, ấn bản tiếng Nga đầu tiên của “Doctor Zhivago” ra khỏi máy in, đóng b́a cứng bọc vải xanh của nhà xuất bản Mouton ở The Hague.
    Những cuốn sách này, được gói trong giấy dầu và đề ngày 6 tháng Chín, được chất vào phiá sau một chiếc xe Hoa Kỳ loại lớn dành cho gia đ́nh, đem đến nhà của Cini. Hai trăm cuốn được gửi về trụ sở trung ương ở Washington. Hầu hết số sách c̣n lại được gửi tới các trạm CIA hoặc những cơ sở ở tây Âu – 200 bản tới Frankfurt, 100 bản tới Berlin, 100 bản tới Munich, 25 tới London và 10 tới Paris. Gói lớn nhất, 365 cuốn, gửi tới Brussels.
    “Doctor Zhivago” không thể phân phát tại gian hàng Hoa Kỳ ở hội chợ thế giới, nhưng CIA đă có được một đồng minh gần kề: Vatican.
    Gian hàng của Vatican được gọi là Civitas Dei, Thành phố của Chúa, và những dân di cư Công giáo người Nga đă thiết lập một thư viện nhỏ “một phần che khuất” đằng sau một tấm màn ngay cạnh Nhà Nguyện Thầm Lặng (Chapel of Silence), một nơi để suy nghiệm về việc các cộng đồng Thiên Chúa Giáo bị đàn áp khắp thế giới.
    Tại đó, những cuốn “Doctor Zhivago” đă được CIA cho in, được đặt vào tay những công dân Liên Xô. Chẳng bao lâu, những cái b́a bọc vải xanh của cuốn sách đă vương văi trên nền hội chợ. Một số người có được cuốn sách đă xé cái b́a, phân chia những trang ruột để có thể nhét vào túi, hầu dễ dấu.
    CIA đă thoả măn về việc làm của ḿnh. Một bản ghi nhớ đề ngày 10 tháng Chín năm 1958 viết: “Giai đoạn này coi như đă hoàn toàn kết quả”.
    Trong khi ấy, tại Liên Xô, tin tức về việc xuất hiện của cuốn tiểu thuyết đă mau chóng tới tai Pasternak. Vào tháng đó, ông đă viết cho một người bạn tại Paris: “Có thật không Doctor Zhivago đă xuất hiện theo bản gốc? H́nh như các du khách tới cuộc triển lăm ở Brussels đă nh́n thấy nó”.

    . . .

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    . . .




    Rắc rối về hợp đồng


    Đă chỉ có một vấn đề: CIA đă chờ đợi nhà xuất bản Hà Lan kư hợp đồng với Feltrinelli, nhà xuất bản của Pasternak tại Milan, và số sách được phát hành tại Brussels được coi là một phần vụ in này.
    Hợp đồng đă không bao giờ được kư kết, và ấn bản tiếng Nga in tại Hà Lan là bất hợp pháp. Nhà xuất bản người Ư, kẻ giữ bản quyền của “Doctor Zhivago” đă tức giận khi được biết về việc phát hành cuốn sách tại Brussels. Sự tức giận này khiến báo chí chú ư, và phát hiện tin đồn, không bao giờ được thừa nhận, là có sự can dự của CIA.

    Các điệp viên tại Washington quan sát nội vụ qua báo chí với một chút lo sợ, và vào ngày 15 tháng 11, năm 1958, lần đầu tiên CIA đă bị coi là có dính dáng tới vụ in cuốn sách, qua National Review Bulletin, một bản tin phụ dành cho độc giả của báo National Review, một tạp chí có khuynh hướng bảo thủ, được sáng lập bởi William F. Buckley Jr.

    Một người kư bút hiệu là Quincy nhận định với sự chấp thuận về những cuốn “Doctor Zhivago” đă được âm thầm gửi tới gian hàng của Vatican ở Brussels, viết rằng: “Cái việc làm lạ đời của kẻ phá phách tài tử, là CIA, có thế quá cao giá, nhưng đôi khi cũng sản xuất được một vài món hàng đáng giá. Ví dụ, mùa Hè này, CIA đă quên việc gây lộn với một trong những đồng minh của chúng ta, và hướng về phía kẻ thù của cúng ta – và có thể nói đă thành công tuyệt vời…. Tại Moscow, những cuốn sách đó đă được truyền từ tay này qua tay khác, sôi nổi như một cuốn Fanny Hill trong một kư túc xá sinh viên.
    CIA đă kết luận rằng, cuối cùng, vụ in sách đă “hoàn toàn đáng giá so với những ảnh hưởng rơ ràng về phía Liên Xô”, theo một điện văn của Giám Đốc Dulles, gửi đi ngày 5 tháng 11, năm 1958. Những cố gắng của CIA, cuối cùng, đă được thêm sinh lực nhờ giải Nobel Văn Chương dành cho Pasternak vào tháng trước.
    Kremlin đă đối xử với giải thưởng này như một sự khiêu khích chống lại Liên Xô, phỉ báng tác giả, và cưỡng bách Pasternak từ chối giải.
    CIA đă cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho các nhân viên của ḿnh về việc làm thế nào để khuyến khích khách du lịch Tây phương nói về văn chương và “Doctor Zhivago” với các công dân Liên Xô mà họ có thể gặp.
    “Chúng tôi cảm thấy rằng Dr. Zhivago là một điểm nhấn tuyệt vời trong một câu truyện với người Liên Xô về đề tài đại cương như ‘Chủ nghĩa Cộng Sản chống lại Tự do Phát biểu’,” Maury viết trong một bản ghi nhớ tháng Tư năm 1959. “Khách du lịch nên chuẩn bị để thảo luận khi gặp những người Liên Xô không chỉ về đề tài căn bản của cuốn sách – một sự kêu gào tự do và nhân phẩm cho cá nhân – mà c̣n về cảnh ngộ của cá nhân trong xă hội cộng sản”.



    Ấn bản bí mật


    Phản ứng tức th́ trước cuộc tấn công Pasternak tại Moscow và sự quảng bá quốc tế chung quanh chiến dịch triệt hạ ông, Phân bộ Liên Xô của CIA bắt đầu lập kế hoạch cho một ấn bản bỏ túi. Trong một giác thư gửi quyền Phó Giám Đốc về kế hoạch này, Maury, trưởng Phân Bộ nói ông tin rằng có một “nhu cầu vô cùng lớn về phía sinh viên và trí thức để có được cuốn sách”.
    Giới chức của CIA cứu xét mọi khó khăn với ấn bản Mouton phát hành tại Hà Lan, và chống lại mọi can dự từ bên ngoài đối với vụ in mới. “Về phương diện an ninh, hợp pháp và các vấn đề kỹ thuật liên hệ, đề nghị một ấn bản đen cỡ bỏ túi của Dr. Zhivago được xuất bản tại trụ sở trung ương, dùng văn bản đầu tiên của Feltrinelli và lấy tên một nhà xuất bản tưởng tượng”.
    CIA đă có sẵn một nhà in ở Washington để in những cuốn sách nhỏ, và trong suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh, đă in một thư viện nhỏ về văn chương – mỗi cuốn được làm để bỏ vừa vào “túi áo hay túi quần của một bộ quần áo đàn ông”.

    Cho đến tháng Bảy 1959, ít nhất 9.000 bản “Doctor Zhivago” loại bỏ túi đă được in theo hai loại, một cuốn hay hai cuốn. Loại sau để khỏi quá dầy, dễ dàng cho việc che dấu. CIA đă tạo ra ảo tưởng rằng ấn bản này đă được xuất bản tại Paris bởi một nhà xuất bản không có thật, tên là Société d’Edition et d’Impression Mondiale. Một nhóm di dân người Nga cũng nhận rằng họ đứng đằng sau vụ xuất bản này.
    Tài liệu CIA ghi nhận rằng những cuốn sách bỏ túi này đă được đưa ra do “các nhân viên tiếp xúc với Liên Xô, khách du lịch hay các viên chức tới phương Tây”. Hai ngàn cuốn của ấn bản này cũng được dành để phát cho các sinh viên Liên Xô hay Đông Âu vào năm 1959 tại Đại Hội Thanh Niên Thế Giới và Sinh Viên v́ Hoà B́nh và Thân Hữu tổ chức tại Vienna.
    Đă có một cố gắng đáng kể để phổ biến sách tại Vienna – vào khoảng 30.000 cuốn bằng 14 thứ tiếng, kể cà “1984”, “Animal Farm”, “The God That Failed” và “Doctor Zhivago”. Ngoài ấn bản Nga ngữ, kế hoạch c̣n gồm cả “Doctor Zhivago” phát hành bằng tiếng Ba Lan, Đức, Tiệp, Hung, và Trung Hoa tại đại hội.
    Báo New York Times tường thuật rằng, một số thành viên của phái đoàn Liên Xô đến đại hội Vienna đă “tỏ ra rất ṭ ṃ về cuốn tiểu thuyết của Pasternak đă có sẵn ở đây”. Đôi khi, không phải chỉ có sẵn, mà c̣n không thể tránh được. Khi một đoàn xe bus chở những người Liên Xô tới giữa cái nóng ngột ngạt tại Vienna, một đám đông di dân Nga ồ ạt ném qua cửa sổ xe được mở sẵn những cuốn sách nhỏ do CIA in.
    Vào một dịp khác, một du khách Liên Xô tới đại hội thanh niên nhớ lại khi trở lại xe bus đă thấy đầy rẫy những cuốn “Doctor Zhivago” cỡ bỏ túi.
    Anh ấy viết trong một bài báo nhiều năm sau: “Tất nhiên là không có người nào trong số chúng tôi đă đọc cuốn sách, nhưng chúng tôi sợ nó”.
    Sinh viên Liên Xô được canh chừng bởi KGB, họ không đánh lừa được ai khi những nhân viên t́nh báo này tự mô tả ḿnh là những nhà “nghiên cứu” tại đại hội. Các nhà “nghiên cứu” Liên Xô đă chứng tỏ họ rộng lượng hơn những ǵ người ta chờ đợi.
    Họ nói: “Nhận lấy, đọc nó, nhưng đừng có mang về”.

    Phỏng theo “
    The Zhivago Affair: The Kremlin, the CIA and the Battle Over a Forbidden Book,” của Peter Finn và Petra Couvée. Couvée là nhà văn và dịch giả, dậy tại Saint Petersburg State University, Nga.
    Nguồn:During Cold War, CIA used ‘Doctor Zhivago’ as a tool to undermine Soviet Union
    (The Washington Post, ngày 5 tháng Tư, 2014)


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-07-2012, 08:59 AM
  2. Replies: 11
    Last Post: 30-10-2011, 05:18 AM
  3. Replies: 32
    Last Post: 19-09-2011, 12:31 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 15-09-2011, 08:55 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-07-2011, 09:44 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •