
Thủ đô Sài G̣n những ngày đầu tháng 6 năm 1972
Lại một buổi sáng, ngồi đây một ḿnh sau vườn nhà, thời tiết nam California vừa chớm lập đông. Ừ nhỉ, hôm nay, kỷ niêm ngày lần đầu tiên ta đặt chân đến Hoa Kỳ, Travis AFB SanFrancisco. Thấm thoát đă 40 năm, ngồi đây hồi tưởng lại những thế sự thăng trầm trôi qua gần nửa thế kỷ.
Vậy th́, vào Cánh Thép t́m lại những người bạn thủa nào. Bất chợt, t́m thấy nhiều bài viết về phi công khu trục Trần thế Vinh. Thôi th́, hạ bút viết vài hàng về một người em hiếm có này.
Viết về Trần Thế Vinh th́ nhiều lắm rồi. Nhưng, hôm nay chợt nhớ đến một người em đáng quư, xin mạn phép được viết thêm vài ḍng.
Trần thế Vinh là một trong số bốn (4) người phi công thời chiến mà ḍng họ chúng tôi đă gửi gấm cho Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa ngày nào.
Một lần ngày đó, vào khoảng cuối năm 1971, ngẫu nhiên nhưng lại trùng phùng, cậu em, Trần Thế Vinh từ Biên Ḥa, PĐ-518 ra biệt phái cho ASOC. Ông anh, Minh “L”, phi công A-37 từ PĐ-524 Nha Trang và PĐ-534 Phù Cát cũng đang biệt phái ở Pleiku. Trong môt phi vụ oanh tạc ngă ba biên giới Việt-Miên-Lào, Vinh rủ hai ông anh đi bay chơi. Vinh bay cùng với anh Minh, c̣n phi công về già này may mắn được bay với ngài “Ninh DeGaule”. Bốn tên lững thững bước ra phi cơ, ngài “Vinh nghệt” thổi cho một câu.
– T.T., nhớ mang mấy ông anh cậu về an lành nha cậu. Chưa thấy bao giờ ba anh em cùng bay trong cùng một phi vụ. Nghịch ǵ, mà nghịch dữ vậy cậu.
– Có sao. Nhờ cậu tí.
Tối hôm đó, ba anh em có dip hàn huyên với nhau qua một màn chén chú chén anh ở một ngơ hẻm của phố Pleiku. Tha hồ tán ngẫu.
– Vinh vừa đậu thêm chứng chỉ Luật đấy à.
– Vâng, may mắn ấy mà anh
– “Kinh thế. Ngày nào, tôi từ Petrus Kư, c̣n Nh. từ Chu Văn An. Lúc trước, học ngày, học đêm vẫn thua Vinh. Vinh học đệ ngũ, cậu đậu trung học. Cậu đậu Tú tài I lúc đang học đệ tam. Tṛn 16 tuổi, vào Không Quân. Về nước, bay bổng ngày đêm, sau cậu đậu Tú tài II. Bây giờ lại đậu Luật nữa”. Tôi không hiểu sao Vinh làm được.
– Đâu có ǵ, anh. Chuyện nhỏ nhặt, ấy mà.
– Nghe nói ông cụ mới lấy số tử vi cho Vinh à.
– Bác nói em ngắn số và nhiều người biết đến. Ngoài ra bác không nói ǵ thêm.
– C̣n ông cụ tôi. Mỗi lần ông già la mắng tôi, lúc nào cũng lấy Vinh ra làm đề tài.
– “Con phải lấy Vinh làm gương”.
– Th́ em cũng thế. “Con phải lấy Vinh làm gương”. Nào là, “Vinh nó đẹp trai này, hoc giỏi này, điềm đạm này, tư cách này. Nó không hút thuốc, không uống rượu, không trai gái”.
“Lạy chúa trên trời! Chỉ có Chúa, Chúa mới biết hết nỗi oan ức cho anh Minh và con”.
– Thôi, khi về Sài G̣n nghỉ phép, ba anh em đi nhậu tiếp.
Đầu tháng tư 1972, đúng như đă hứa, ba (3) anh em lại có dịp cùng nhau, có dịp chén chú chén anh ở Sài G̣n. Và, đến “Hầm Gió” nghe Khánh Ly, Lê Uyên Phương hát. Nhắc đi nhắc lại chuyện đau xót, người anh lớn, anh Dũng, Sĩ quan hành quân Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù (TĐ11ND), xuất thân từ khóa 20 VBQGVN, vừa tử trận năm trước ở Dambe, xứ chùa tháp.
– Nguyễn Đ́nh Bảo đến nhà thăm ông bà cụ. Anh Bảo buồn lắm, khi mất anh Dũng.
– Anh Bảo và anh Dũng một lần vào Bắc Tiến t́m em đi làm một chầu ở Hố Nai. Mấy bác này uống dữ.
– Cũng c̣n thua một người.
– Ai anh.
– Hỏi là trả lời.
Quay đi quay lại. Cả ba anh em đều bay yểm trợ cho TĐ11ND của anh Bảo trên khắp vùng trời nhỏ bé VN.
– Anh Hùng bao giờ từ Mỹ về anh, bay loại phi cơ ǵ vậy.
– Hùng đang ở Sheppard hay ở Eglin ǵ đó. Hùng đang học F5. Chắc khi cậu về nước, không Biên Ḥa th́ lại Đà Nẵng.
– Vinh à. Thế anh ǵ cùng khóa 65-A với Vinh. Qua biệt kích. Sau trở lại Không Quân và thành phi công. Ngài này, rất tư cách. Đâu rồi.
– À, bác ấy đang ở cùng pḥng với em ở trại Bắc Tiến.
– Cậu vừa rớt ở Tam Biên à.
– Vâng, chút nữa là đi tầu suốt đấy anh.
– Em th́ bị bắn rách lưng ở Mộc Hóa. Xuống Napalm, vừa kéo lên, nó nạp em liền. Mấy chú “vẹm” hỗn thật.
– Tuần trước, một wingman của anh vừa gẫy cánh ở Chu-Pao. Ḿnh mới vào xong pass đầu. Sửa soạn vào pass thứ nh́, đă nghe thấy cậu em kêu “May day” rồi. Không hiểu sao cậu em này không nhảy ra, lại kêu “May day”. Tôi thấy máy bay nó đâm thẳng vào Chu-Pao, bốc khói. Tôi tặng mấy chú “vẹm” một màn Salvo. Wingman này mới về phi đoàn. Tôi mới huấn luyện cậu này xong. Chết quá trẻ.
– Đời phi công là thế. Có ǵ đâu.
– Thế Cao Hùng và Quang Tuấn dạo này ra sao.
– Sáng mai, Tuấn và em đi biệt phái Đà Nẵng. Nghe nói Quảng Trị rất “HOT”. Chán thật. Trận chiến này kéo dài quá lâu. Ước sao, anh em ḿnh “ỤC” mấy bác “vẹm đỏ” này một trận chổng gọng, vài màn “chả ch́a” mấy chú vẹm, vài ly “ông già chống gậy” cho nó xong hết cuộc chiến lê thê này.
Và, không ngờ, đó là lời cuối cùng của Vinh đă hàn huyên cùng hai người anh cùng chung mộng đời.
Và, bây giờ, có khác ǵ đâu, anh Minh cũng đă ngắn số như người em Trần Thế Vinh ngày nào.
Ước mong, bên đời kia, hai cánh chim thời chiến, người anh và người em tôi, đang an nghỉ trong ṿng tay yêu thương của Chúa.
Một chút ǵ để nhớ trong mùa giáng sinh gần kề. Chắc hẳn, thế nào cũng có sự lẩm cẩm của người viết. Viết từ một cánh chim về chiều, khi trí nhớ phải cần xét lại.
Trần Thế Vinh thường đùa. “NHỜ CẬU TÍ”. Th́ cánh chim về già này, “Nhờ bác tí” khi viết những ḍng này.
Bài từ trang "Gịng Sông Cũ" không ghi tên tác giả
Bookmarks