Sơ đồ gien CRISPR-Cas9, một loại enzyme chuyên dùng vào việc cắt ADN,
một khám phá của nhà khoa học Pháp Emmanuelle Charpentier.
CARLOS CLARIVAN/SCIENCE PHOTO LIBRARY/NTB Scanpix

Ngày 26/11/2018, ông Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), giáo sư trường đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thâm Quyến, trên mạng Youtube thông báo đă cho ra đời một cặp bé gái song sinh có chỉnh sửa gien. Đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc thông báo một ca mang thai thứ hai mà phôi thai đă có chỉnh sửa gien. Sự việc đă gây chấn động giới khoa học và làm dấy lên một cuộc tranh căi về « đạo đức sinh học » trong vấn đề chỉnh sửa gien trên phôi người.

Thông báo gây tranh căi là v́ nhà khoa học Trung Quốc đă sử dụng một công cụ công nghệ sinh học tân tiến nhất hiện nay là kỹ thuật CRISPR-CAS9, do hai nhà khoa học Pháp và Mỹ, Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna, đồng phát hiện, để thực hiện việc chỉnh sửa và thay đổi bộ gien trên phôi thai trước khi cấy vào tử cung người mẹ. Một bước nghiên cứu này cho đến giờ vẫn bị cấm.

CRISPR-CAS9 : Công cụ truy tầm hiệu quả


Để hiểu rơ v́ sao thông báo này của nhà khoa học Trung Quốc đă làm dấy lên làn sóng chỉ trích, giáo sư sinh học, Carine Giovannangeli, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, chuyên gia về công nghệ CRISPR, trước hết giải thích với RFI Tiếng Việt các tính năng của kỹ thuật sinh học này.

« CRISPR-CAS9 giống như chiếc kéo thần kỳ. Chúng có khả năng đến nhận dạng toàn bộ một bộ gien tại một điểm cụ thể nào đó. Chúng có thể đến cắt những bộ gien đó. Một khi đă cắt, những hệ thống sửa chữa đứt găy bẩm sinh tồn tại trong mọi tế bào đều có khả năng kích ứng các chỉnh sửa về gien.
CRISPR đă được sử dụng nhiều để tiến hành những chỉnh sửa rất chính xác tại các bộ gien. Đó là một công cụ để truy tầm rất tuyệt vời bởi v́ chúng vận hành rất rất tốt ở nhiều hệ thống khác nhau. Điều đó cho phép thúc đẩy nghiên cứu một cách nhanh hơn rất nhiều so với những ǵ chúng có thể làm mà không có CRISPR. Đối với nghiên cứu, đây quả là một công cụ độc nhất vô nhị hiện nay. »

Công nghệ CRISPR-CAS9 được hai nhà khoa học Pháp – Mỹ nói trên phát hiện vào năm 2012 tại trường đại học Berkeley, tiểu bang California. Từ đó, đến nay công nghệ này đă được sử dụng rộng răi trong nghiên cứu về gien người. CRISPR mang lại cho các nhà khoa học khả năng xác định dễ dàng, nhanh chóng và một chính xác các bộ gien không lành mạnh, bị đứt găy hay bị tổn thương.
Vẫn theo nhà khoa học Carine Giovannangeli, tiến bộ công nghệ này đă thật sự mang lại một sự phấn khởi cho cộng đồng khoa học và cho phép hiểu rơ hơn những căn bệnh hiểm nghèo, phát triển các loại thuốc và t́m ra những liệu pháp cho nhiều bệnh hiếm hiện vẫn chưa t́m được cách chữa trị.
« CRISPR đang được sử dụng và đă đưa vào thí nghiệm lâm sàng. Khoảng 20 thí nghiệm đă được công bố. Nhưng các thí nghiệm này chỉ được thực hiện ở người lớn. Ví dụ, một trong số những trường hợp được sử dụng phổ biến nhất là lấy mẫu những tế bào như bạch huyết bào, tế bào tủy sống, những tế bào của người bệnh, rồi đem đi xử lư trong pḥng thí nghiệm bằng công cụ CRISPR để chỉnh sửa.
Một khi đă chỉnh sửa xong, người ta có thể cấy ghép trở lại cho bệnh nhân trong một số trường hợp. Nếu mọi việc suôn sẻ, tùy theo từng căn bệnh mà người ta có thể có được những thông tin hữu ích về những căn bệnh đó. »

Lằn ranh đỏ


Trở lại với thông báo của nhà khoa học Trung Quốc, việc cho ra đời những đứa trẻ có gien bị chỉnh sửa đă thật sự gây sốc. Một làn sóng chỉ trích đă dấy lên từ phía cộng đồng khoa học cho đến nhiều định chế quốc tế, cho rằng nghiên cứu này của nhà khoa học Trung Quốc là « vô trách nhiệm ». Ủy ban tham vấn đạo đức tại Pháp bày tỏ quan ngại rằng « một lằn ranh đỏ đă bị vượt qua ».

Trên thực tế, cho đến lúc này, việc thực hiện các thí nghiệm lâm sàng chủ yếu được tiến hành trên một vài tế bào cơ thể ở người lớn. Nghiên cứu chỉnh sửa gien trên phôi thai chỉ được cho phép hạn hẹp ở những phôi thai không thể phát triển tiếp được nữa.
Nhà nghiên cứu Carine Giovannangeli lưu ư tại Pháp các thí nghiệm về chỉnh sửa gien trên phôi thai để cho ra đời trẻ sơ sinh là bị nghiêm cấm. Vấn đề ở đây có thể là Trung Quốc đă không tham gia kư kết Công ước Oviedo, công ước về bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm có liên quan đến các ứng dụng về sinh học và y tế.
Công ước này, được 29 nước kư kết vào ngày 04/04/1997 tại thành phố Oviedo, Tây Ban Nha, trong đó có nước Pháp, nhưng không có Mỹ và Anh, nghiêm cấm mọi sự thay đổi ḍng chủng hệ. Vậy tại sao nhiều nước lại muốn cấm chỉnh sửa gien trên phôi thai ? Nhà khoa học Pháp giải thích :
« Hiện nay người ta nghĩ rằng nếu chúng ta chỉnh sửa gien trên phôi thai chúng ta sẽ cho ra đời những đứa trẻ có bộ gien đă bị biến đổi. Và như vậy chúng ta đang làm thay đổi giống người bởi v́ những đứa trẻ đó sau này sẽ truyền lại những bộ gien chỉnh sửa đó cho con cháu của chúng. Đây quả thật là một vấn đề cực kỳ quan trọng.
Bởi v́, mọi người đă suy nghĩ đến khía cạnh này ngay từ buổi đầu xuất hiện công nghệ CRISPR, mọi người biết rằng câu hỏi này rồi sẽ được đặt ra. Ai cũng biết là hiện tại công nghệ này chưa đủ mạnh để có thể dùng một cách đúng đắn và chính xác do chúng có thể có những tác dụng phụ mà chúng ta hiện chưa rơ.
Hơn nữa, việc sửa đổi ADN trọn đời sao cho có thể truyền lại được cho những thế hệ sau, cho dù là chúng ta có thể làm một cách rất hoàn chỉnh và chính xác, cũng cần phải suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành. Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp mắc những chứng bệnh nặng và hiếm mà chúng ta thật sự không c̣n cách nào khác.
Trở lại với trường hợp nhà khoa học Trung Quốc, những đứa trẻ được tạo ra chẳng có bệnh tật ǵ hết, và ông ấy thay đổi bộ gien chẳng qua chỉ để pḥng ngừa cho những đứa trẻ đó được miễn nhiễm SIDA. Đây quả thật là một trường hợp đánh chê trách ! »

Theo giới khoa học, công nghệ CRISPR vẫn chưa hẳn chính xác 100% và có thể gây ra những biến đổi bất ngờ không thể dự đoán không những ngay trong bộ gien được nghiên cứu bộ gien khác. Giới chuyên gia cho rằng nhà khoa học Trung Quốc đă không kiểm chứng nghiêm túc những khuyết tật tiềm tàng trước khi cấy phôi thai vào tử cung người mẹ.
Nếu như thí nghiệm của ông Hạ Kiến Khuê đă bị giới khoa học phản đối mạnh mẽ cho là « thiếu trách nhiệm » và « không tuân thủ với các chuẩn mực quốc tế », vụ việc này cũng làm dấy lên một mối bận tâm khác : Thiếu khung quy định pháp lư rơ ràng và đồng nhất.

Luật liên quan đến nghiên cứu gien trên phôi thai thay đổi theo từng quốc gia. Tại Anh, Bỉ và Mỹ, do được luật cho phép, các nhà khoa học có thể tiến hành chỉnh sửa gien phôi thai, nhưng sau đó phải những phôi thai đó phải bị tiêu hủy vài ngày sau đó. Ngược lại, Ba Lan, Ailen và Nga nghiêm cấm hoàn toàn các nghiên cứu dạng này.
Tại Pháp, dẫu biết rằng nghiên cứu chỉnh sửa gien trên phôi thai là được cho phép trong một chừng mực nào theo của luật pháp, nhưng giới chuyên gia vẫn lấy làm tiếc rằng các văn bản luật vẫn c̣n quá mơ hồ. Cùng với sự tiến triển nhanh chóng của công nghệ sinh học và nhất là với cú sốc trẻ sơ sinh có gien bị chỉnh sửa ra đời ở Trung Quốc, lằn ranh đỏ này có nguy cơ bị lung lay.
Cộng đồng khoa học thế giới có lẽ đă đến lúc cần phải xem xét và điều chỉnh lại các quy định sao cho phù hợp với sự tiến triển của khoa học, như nhận xét của bà Anne Cambon, bác sĩ và thành viên của Nhóm Châu Âu về đạo đức khoa học và công nghệ mới trên La Croix : « Nếu như quy định cấm biến đổi phôi thai và giao tử nhằm mục đích tái cấy vào tử cung từ lâu được xem như là một lằn ranh đỏ, về mặt kỹ thuật mà nói đó là v́ điều này trước đây không thể thực hiện. Sự có mặt của CRISPR-CAS9 trong các pḥng thí nghiệm đă thay đổi diện mạo. Những ǵ trước đây chỉ là những giả thuyết xa vời giờ đă trở thành điều có thể ».
RFI