Page 3 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 21 to 30 of 51

Thread: Sống Và Chết Ở Sài G̣n-

  1. #21
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488




    Sáng ngày 18 Tháng Giêng Ta năm 1989 tôi cùng khoảng ba mươi bạn đồng tù ngồi trong tù xa ra khỏi Thánh Thất Chí Ḥa. Vừa mới ra giêng, trời c̣n lạnh lạnh. Tôi đă sống năm cái Tết trong tù, một Tết ở Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn Tết ở Chí Ḥa.
    Trong sáu tháng cuối năm 1988, Cộng sản Thành Hồ thanh toán những vụ án chính trị tồn đọng cả năm, sáu năm trong t́nh trạng giam cứu mút chỉ cà tha ở Chí Ḥa. Vụ bị ngâm tôm lâu nhất là vụ Già Lam. Năm 1980 công an Thành Hồ đă phát giác tổ chức chống đối có vơ trang, tức có súng, định lập chiến khu chống lại Cộng quyền bằng vơ lực. Một số thành viên của tổ chức này, đông đến hai mươi người, đă bị bắt nhưng họ không chịu khai ra những người lănh đạo tổ chức của họ. Họ cắn răng chịu tù đày. Một người trong số họ bị giam trong sà-lim ở Chí Ḥa đến hơn hai năm, chịu không nổi người này phải cung khai. Tháng 3, 1984, Thượng Tọa Thích Đức Nhuận, Đại Đức Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Đại Đức Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Sư cô Thích Trí Hải bị bắt. Nhiều người trong tổ chức bị bắt từ năm 1980 đă bị đưa đi trại lao động cải tạo, lại bị công an Thành Hồ cho xe bông đến trại rước về Chí Ḥa để chúng tái điều tra, thẩm vấn.
    Trong năm 1988 các mục sư Hồ Hiếu Hạ, Nguyễn Hữu Cương, thầy truyền giảng Lê Thiện Dũng ra ṭa, mỗi ông bị phang tám năm tù, tiếp đó là vụ mấy anh Biệt Kích Cầm Bút ra ṭa, rồi đến vụ Già Lam.
    Ra Ṭa, tôi lănh án tù 8 năm. Trở về Chí Ḥa nằm chờ chống án rồi đi trại lao động cải tạo, tôi làm bài thơ “Ra Ṭa, Về Ṭa”:
    Ra ṭa trong chiếc xe heo,
    Tay c̣ng, áo dấu, ngặt nghèo bước chân.
    Mấy năm ṭa xử mấy lần,
    Bồi hồi Em đến, ngại ngần Anh ra.
    Anh tù Anh ở Chí Ḥa,
    Em tù Em ở riêng nhà vắng anh.
    Anh làm, Anh tội đă đành,
    Em làm ǵ tội một cành thiên hương.
    Ma dẫn lối, quỉ đưa đường,
    Đôi ta qua nẻo đoạn trường đến đây !
    Ra ṭa trong chiếc xe cây,
    Tay c̣ng, áo dấu, dạn dầy bước chân.
    Tài tử đa cùng
    Hồng nhan đa truân…
    Đa t́nh tài tử, giai nhân,
    Đa đoan thân thế mấy lần biển dâu.
    Biển dâu, dâu biển mặc dầu
    Đoạn trường ta vẫn qua cầu nắm tay.
    Ṭa về trong chiếc xe này,
    Tám năm ṭa xử, một ngày bên nhau.
    Thời gian qua chậm, qua mau
    Mặc thời gian chẩy dưới cầu thời gian.
    Em năm mươi tuổi đang xoan,
    Anh năm mươi tuổi chửa toan về già.
    Ṭa về Anh ghé Chí Ḥa,
    Ṭa về Em trở về nhà đón Anh.

    Tôi bị đưa ra cái gọi là Ṭa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Meo – ṭa án chuyên xử tội nhân dân chống Đảng Cộng sản – hai lần, lần đầu năm 1986, hoăn xử, lần hai năm 1988. Lần ra ṭa thứ nhất tôi xúc động, sợ hăi, lần thứ hai tôi quen rồi nên tôi không c̣n sợ nữa.
    Xe tù rời Đại Học Xá Chí Ḥa lúc 8 giờ sáng, khoảng 11 giờ trưa chúng tôi đến Trại Lao Động Cải Tạo Z.30 A, Xuân Lộc.
    Xe ngừng ở cổng trại, tù nhân xuống xe. Việc làm đầu tiên của tôi khi đến trại là vào vệ đường tiểu tiện rồi ngồi xổm xếp hàng cùng với anh em chờ cai tù ra lănh vào trại. Năm năm trời sống quanh quẩn giữa những bức tường pḥng tù – năm năm là bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm? Thử làm con tính 3×365 = 1,095. Tôi ngồi đó ngoài trời, ven rừng, trước cổng nhà tù, sung sướng cảm nhận làn gió mát mơn man trên má, lùa trong mái tóc bạc, sung sướng nh́n ṿng ánh nắng xuyên qua cành lá lung linh trên vai áo, nghe tiếng chim hót trong ṿm cây…
    Ở Z.30 A tôi gặp lại các tu sĩ Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Thượng tọa Đức Nhuận, Linh mục Trần Đ́nh Thủ, Linh mục Nguyễn Công Đoan, Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng, Kỹ sư Lê Công Minh..Sống năm năm giữa những bức tường pḥng tù, tôi không được trông thấy mặt trời, mặt trăng – ánh nắng, ánh trăng th́ thấy. Buổi sáng thứ nhất đứng ở sân trại nh́n lên núi Chứa Chan mờ mờ trong sướng sớm, tôi không làm thơ, những lời thơ đến với tôi:

    B́nh minh ngắm đỉnh Chứa Chan,
    Tưởng như trời đất bạt ngàn hoa bay.
    Đến đây đoạn cuối tù đày,
    Năm năm xa mộng một ngày bên nhau.
    Ai về Anh gửi đôi câu,
    Đón Em Anh đợi bên cầu Quan San.
    Em lên chơi núi Chứa Chan,
    Ru Em lả tiếng bạch đàn…à …ơi..!
    Tiếng ai dậy đất, vang trời:
    – Em lên Xuân Lộc, Em ơi, Anh chờ!


    Z.30 A nằm trong thung lũng dưới chân núi Chứa Chan, bên đồi Phượng Vĩ – nơi đóng quân của Sư Đoàn Bộ Binh 18 ngày xưa. Trại trồng nhiều cây bạch đàn. Tù trồng. Alice lên thăm tôi. Lúc năm giờ chiều Nhà Thăm Nuôi vắng tanh, năm năm trời lại được gần nhau. Trong cảnh tù đày vợ chồng tôi mừng mừng, tủi tủi, tôi bảo nàng;
    – Anh xách nước cho em tắm nhé.
    Chúng tôi đă sống với nhau những ngày hạnh phúc ở Z.30 A trong tiếng ru của lá bạch đàn. Tôi đặt một lô tên thơ mộng cho cảnh sắc Z 30 A. Và tôi làm thơ “Chứa Chan”:

    Ta đến mùa xuân Núi Chứa Chan,
    Tù đày nay sắp hết gian nan.
    Suối T́nh Em ngát hương hồng hảo,
    Núi Nhớ Anh vang tiếng bạch đàn.
    Em thương trời mở xuân huyền ảo,
    Anh yêu đất nở hội hoa đăng.
    Mái tóc Em thơm mùi dạ thảo,
    Cho suốt đời Anh được chứa chan.

    Yêu suốt đời nhau vẫn chứa chan.
    Chứa Chan nay lại đến tham quan.
    Anh chờ, Anh đón Rừng Thanh Thản,
    Em t́m, Em đến Suối Miên Man.
    Em cho muôn kiếp t́nh nguyên bản,
    Anh hưởng ngh́n năm nghĩa huệ lan.
    Suối đời trôi măi yên chưa chán,
    Mới biết rằng Em Núi Chứa Chan.
    Núi Chứa Chan, t́nh ái chứa chan.
    Mây mù nắng đến cũng sương tan.
    Thiên Thai đứng giữa Rừng Thanh Thản,
    Đào Nguyên nằm cạnh Suối Miên Man.
    Giáng Tiên Em trắng hoa trinh quán,
    Từ Thức Anh xanh lá bạch đàn.
    Vợ chồng nhân thế ta chưa chán,
    Yêu suốt đời nhau vẫn chứa chan.
    Chan chứa t́nh ta vẫn chứa chan,
    Chứa chan t́nh ái cứ đầy tràn.
    Hoa lan Em hái Rừng Thanh Thản,
    Trăng vàng Anh thả Suối Miên Man.
    Yêu hoài Anh kết mây hồng tản,
    Thương măi Em đan lá bạch đàn.
    Ai lên Xuân Lộc xin đừng nản,
    Hăy ngắm t́nh tôi: Núi Chứa Chan.

    Khi đến Z.30 A án tù của tôi chỉ c̣n một năm – với tội Biệt Kích Cầm Bút tôi bị xử án 8 năm, sau đó được giảm xuống 6 năm, khi rời Nhà Tù Lớn Chí Ḥa tôi đă ở tù được 5 năm. 12 tháng tù cuối cùng của tôi êm đềm trôi qua ở Z.30 A. Tôi sống b́nh yên chờ đợi ngày về. Trong khi chờ đợi ngày về, tôi chờ đợi tháng tháng vợ tôi, các con tôi đến thăm tôi.
    Đây là bài thơ “Anh chỉ sống để chờ em đến”, tôi làm hơn hai mươi năm trước ở Z.30 A:
    Như trái đất chỉ quay để chờ nắng lên

    Anh chỉ sống để chờ Em đến.
    Gịng thời gian muôn kiếp lênh đênh
    Ta muôn kiếp vẫn yêu, vẫn mến.
    Trên vai Anh mái tóc thương huyền
    Em đă ngả từ ngày có biển.
    Như mưa nguồn trở lại Đào Nguyên
    Em yêu ơi, như thuyền về bến
    Anh chỉ sống để chờ Em đến.

    Như từ núi nước suôi về biển
    Như trên hoa về nhũng giọt sương
    Như Eva trở lại Thiên Đường
    Anh chỉ sống để chờ Em đến.
    Thưở tinh khôi đất trời vừa hiện
    Chim mới ca, suối mới đưa hương
    Trong thanh không vừa có thái dương
    Em đă đến…Và Em sẽ đến.
    Khi trái đất chỉ quay để chờ nắng lên
    Khi loài người c̣n măi t́nh duyên
    Thuyền Thời Gian ta măi lênh đênh
    Anh chỉ sống để chờ Em đến.
    Khi trái đất ngừng quay, ngày chẳng c̣n lên
    Đêm thôi xuống, gió không c̣n thổi
    Khi loài người ngừng cuộc t́nh duyên
    Thuyền Thời Gian ta hết lênh đênh
    Anh vẫn sống để chờ Em đến.
    Anh chỉ sống để chờ Em đến.
    (Trại Lao Cải Z 30 A Xuân Lộc – Xuân 1989)

    oOo

    Chúng tôi gọi đùa Thái Thủy, bạn chúng tôi, là Thi sĩ Lươn Om, v́ những năm trước 1963 anh làm bài thơ t́nh trong đó có câu: “Hạnh phúc như con lươn trườn khỏi bàn tay người bắt vụng về… “. Thái Thủy là tác giả bài thơ phổ nhạc “Lá Thư Gửi Mẹ” – không nhớ do nhạc sĩ Đan Phú hay Đan Thọ phổ nhạc – được hát nhiều những năm 1956, 1958, những năm sau Ngày Đất Nước ta bị chia đôi ở sông Bến Hải: “Mẹ ơi… Thôi đừng khóc nữa… Cho ḷng già nặng sầu thương…”
    Năm 1954, Thái Thủy giă từ Hà Nội vào Sài G̣n, anh có bà mẹ già ở lại miền Bắc. Năm 1975, bà cụ c̣n sống, Thái Thủy bị công an Thành Hồ bắt đi tù mút chỉ cà tha từ Tháng Ba 1976 đến 1988 mới được về. Chúng tôi đùa anh: “Năm 54 Thái Thủy đi, bà mẹ anh khóc, năm 75 Việt Cộng theo chân Thái Thủy vào Sài G̣n, Thái Thủy khóc. Lần này bà mẹ anh khuyên anh: “Con ơi… Thôi đừng khóc nữa…”
    Thái Thủy đi tị nạn sang Hoa Kỳ năm 1997. Đến Cali anh c̣n gặp Mai Thảo và Nguyên Sa. Sống ở xứ người chưa được một năm anh bị tai nạn xe cộ đứt ruột, gẫy xương sườn, phải chịu đựng cả nửa năm trời cái lỗ rốn thứ hai ở bụng. Tháng Tư 1999 anh nói với chúng tôi ở xa Cali:
    – Tao vừa đến nhà Nguyên Sa dự lễ giỗ đầu nó. (*)
    Ngày giỗ của Nguyên Sa làm tôi nhớ Mai Thảo.

    . . .

  2. #22
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Mai Thảo, Nguyên Sa qua đời đă một năm. Nghe nói anh em văn nghệ Cali có tổ chức một Giải Văn Học Mai Thảo. Dù không có vợ con, Mai Thảo cũng không mất giỗ, anh có nhiều thân nhân ở Hoa Kỳ. Người cháu con bà chị ruột Mai Thảo, anh Nguyễn Đ.C, hiện ở San Jose, Cali, là người rất thương cậu Quí.
    Mai Thảo và tôi có họ với nhau. Bà nội tôi là em ruột ông nội của Mai Thảo. Ngày xưa xa lắm, những năm 1940, tôi có được về chơi làng Thổ Khối, làng bà nội tôi, cạnh làng Bát Tràng, phủ Gia Lâm. Ông thân Mai Thảo và ông thân tôi thường gặp nhau ở Sài G̣n.

    Tháng Ba 1976 bọn Cộng sản Bắc việt – thời đó do hai tên Việt Cộng cuồng tín ác ôn nhất là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cầm đầu – mở chiến dịch bắt bỏ tù những văn nghệ sĩ, kư giả quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa bại trận, gọi giản dị là văn nghệ sĩ Sài G̣n. Đây là một phần trong tổng chiến dịch càn quét, khủng bố để cho ch́m xuồng luôn bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tháng Sáu 1976 những anh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Tấn Mẫm, Thanh Nghị, Lâm Văn Tết, Nguyễn Hữu Thọ bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cho ngồi chơi không sơi nước ráo trọi. Buổi sáng sớm, một anh bạn đi xe đạp đến đập cửa nhà tôi:
    – Đêm qua nó bắt anh Côn, Đằng Giao, Duyên Anh, Nhă Ca… Chưa biết c̣n những ai đă bị bắt… Ông đi trốn hay cứ ở nhà?

    Trong một đêm bọn công an Thành Hồ tung ra năm, bẩy toán đi bắt người. Nhiều lắm là mỗi toán bắt được hai người trong một đêm. Anh em vừa bị bắt trong đêm, sáng hôm sau chúng tôi biết ngay. Người nọ loan tin dữ cho người kia. Chúng tôi không sợ hăi lắm cũng không ngạc nhiên nhiều trước chuyện chúng tôi bị bắt. Gần một năm rồi, anh em sĩ quan đi tù hết, không ai biết các sĩ quan, các dân biểu, thượng nghị sĩ, các vị công chức cao cấp của ta đang bị giam giữ ở đâu, sống chết ra sao. Việt Cộng bắt người dài dài và đều đều không ngừng nghỉ, bọn văn nghệ sĩ chúng tôi có bị Việt Cộng bắt cũng phải thôi. Việt Cộng không bắt chúng tôi mới là chuyện lạ.
    Chiến dịch bắt giam văn nghệ sĩ Sài G̣n kéo dài suốt Tháng Ba 1976. Mai Thảo ở trong danh sách văn nghệ sĩ bị bắt Tháng Ba 76. Công an Thành Hồ rất muốn bắt Mai Thảo, nhưng bắt không được v́ Mai Thảo không có số ở tù. Công an Cộng sản từng tự hào muốn bắt ai là bắt được người đó. Chẳng phải họ tài giỏi ǵ, chỉ v́ họ học cách kiểm soát nhân dân của Nga Cộng, Tầu Cộng. Và họ tỏ ra cực kỳ tàn ác với nhân dân nên nhân dân sợ hăi, tuyệt vọng, không ai c̣n có tinh thần chống đối, dù chỉ là chống đối tiêu cực, như đi trốn. Alexandre Solzhenytsin viết trong The Gulag Archipelago, Quần đảo Ngục Tù:
    “Cộng Sản làm nhân dân tuyệt vọng đến nỗi không ai nghĩ đến bỏ trốn – sợ trốn không thoát, không biết trốn ở đâu, trước sau cũng bị bắt. Dù biết ḿnh sắp bị bắt, người ta cứ ngồi chờ bị bắt. Nhưng công an Cộng Sản không phải thần thánh ǵ, vẫn có những người họ bắt không được. Tôi biết một sinh viên đă nhẩy qua cửa sổ chạy luôn khi bọn mật vụ đến bắt anh. Anh trốn và sống tương đối tự do mấy chục năm cho đến năm nay tôi gập lại anh. Có sao đâu!”
    Solzhenytsin c̣n nói:
    “Nhân dân tuyệt vọng nên trở thành ù ĺ, không ai nghĩ đến chuyện chống đối. Như thời bọn Mật Vụ mở chiến dịch bắt người ở Leningrad. Chúng chuyên bắt người ban đêm, bỏ xe ngoài đường phố vắng. Chỉ cần nhân dân lén ra phá xe của chúng, cho chúng không dùng được xe, cũng có thể làm cho nhiều người không bị chúng bắt trong chiến dịch ấy”.

    Mai Thảo đă trốn và đă thoát.
    Trước 30 tháng Tư anh ở một pḥng trong nhà Chiều Tím, cạnh Phở 79 đường Vơ Tánh. Ông anh của anh đi được trước 30 tháng Tư, để lại căn nhà đường Phan Đ́nh Phùng, đoạn trước cửa trường Anh Văn Nguyễn Ngọc Linh. Sau 30 Tháng Tư, một ông anh của Mai Thảo (anh Nguyễn Đăng Viên) về sống trong căn nhà ở Phan Đ́nh Phùng. Bỏ căn pḥng ở nhà Chiều Tím, Mai Thảo về sống một pḥng trong căn nhà đường Phan Đ́nh Phùng. Có đêm tôi về đấy ngủ với Mai Thảo.
    Không vợ con nên Mai Thảo không có ǵ để quyến luyến. Công an Thành Hồ thiếu kinh nghiệm trong chiến dịch bắt bớ này. Lẽ ra họ phải đến bắt Mai Thảo trước tiên. Nhưng trong đêm thứ nhất tung quân đi bắt người họ đă không bắt ngay Mai Thảo. Sáng hôm sau được tin dữ, Mai Thảo lững thững ra khỏi nhà, anh không cần mang theo cả quần áo. Công an Thành Hồ mất dấu anh luôn. Anh vẫn sống ở Sài G̣n, vẫn đi đây, đi đó, đến gần hai năm sau anh mới vượt biên, anh đi khỏi nước khoảng Tháng Hai, Tháng Ba năm 1978.
    Tôi gặp Mai Thảo lần đầu năm 1956 khi tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ra đời. Mai Thảo giữ mục Điểm Thơ trong VNTP những số đầu. Tôi viết Vũ Nữ Sài G̣n và Tạ Quang Khôi viết truyện dài Mưa Gió Miền Nam cũng trên VNTP từ số 1.

    Đêm cuối năm 1975, đừơng Phan Đ́nh Phùng tắt điện tối om. Ba chúng tôi, Mai Thảo, Hoài Bắc và tôi, trên ba xe đạp, t́nh cờ gập nhau, tụm lại bên vỉa hè nói chuyện. Bỗng có tiếng người la:
    – Mai Thảo, Hoài Bắc, Hoàng Hải Thủy…
    Đoàn Khê, tức Khê Vinh, Thăng Long Xích Thố, kêu tên ba chúng tôi. Anh đến trên chiếc xe đạp mini. Chúng tôi hỏi anh những người đá banh Hà Nội vào có đến thăm anh không. Khê Vinh nói bô bô:
    – Chúng nó phải đến gập tôi chứ! Về bóng tṛn tôi là Hồ Chí Minh của chúng nó…
    Những mùa thu lá bay không cùng nhau ăn gà xé phay qua đi… Hôm nay ba anh Mai Thảo, Hoài Bắc, Đoàn Khê đều không c̣n ở cơi đời này. Qua bao nhiêu tai họa, hôm nay tôi ở Rừng Phong ḷng ṿng Hoa Thịnh Đốn, Tháng Sáu hè về, nắng vàng rực rỡ, tưởng nhớ những ngày xưa và những bạn hữu thân sơ đă cùng tôi sống những ngày…

    Tháng Ba 1976 một số văn nghệ sĩ Sài G̣n bị bắt, tôi ở trong số những văn nghệ sĩ chưa bị bắt. Tháng Năm 1976 tôi đi dự cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Văn Nghệ Sĩ. Những ngày, những đêm ṃn mỏi kéo dài. Tôi nhớ một lần gập nhau, Mai Thảo nói:
    – Tao chỉ mong tối đến để tao được ngủ cho quên…
    Cuối 1976 có người đến căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi:
    – Tôi là cháu ông Mai Thảo. Ông cậu tôi có thư gửi ông.
    Mai Thảo viết cho tôi: “Tao tưởng mày bị đi cải tạo nên hôm nay mới liên lạc với mày. Người đưa thư là cháu tao. Mày có thể tin được hắn. Cho tao mượn tiểu thuyết. Tao là kẻ thù của mặt trời… Ở trong nhà kín suốt tháng… Chỉ đọc truyện thôi”.
    Tôi có nhiều truyện detective tiếng Pháp. Mỗi lần tôi đưa anh cháu của Mai Thảo cả hai chục quyển. Sau chừng hai ba lần đến nhà lấy sách, tôi hỏi thăm Mai Thảo sống ra sao, anh cháu nói thỉnh thoảng anh vẫn chở ông cậu anh trên xe Vespa đi chơi đây đó trong thành phố. Tôi nói vợ chồng tôi muốn hôm nào anh đưa Mai Thảo đến ở chơi với chúng tôi một ngày.
    Một sáng, Mai Thảo đến nhà tôi, anh để râu, đội mũ phớt. Hai cậu cháu anh ăn với vợ chồng tôi bữa cơm trưa. Đấy là lần cuối cùng tôi gặp Mai Thảo ở Sài G̣n. Chừng ba tháng sau công an Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước tôi đi. Đây là lần đầu tôi bị bắt. Người thẩm vấn tôi ở Số 4 Phan đăng Lưu là Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba Trung, tức họa sĩ Ớt nhật báo Điện Tín, Việt Cộng nằm vùng. Ba Trung biết Mai Thảo có đến nhà tôi nên muốn tôi khai ra chỗ ở của Mai Thảo, tôi nói với anh:
    – Tôi không biết Mai Thảo ở đâu. Nó không nói nơi nó ở mà tôi cũng không hỏi. Tôi không hỏi là bởi v́ tôi sợ nếu tôi biết chỗ nó ở, khi tôi bị bắt, các anh sẽ đ̣i tôi phải khai ra. Khi đó nếu tôi khai ra, nó sẽ khổ, tôi sẽ ân hận, mà nếu tôi không khai th́ tôi sợ tôi khổ. Nhưng đó là ư nghĩ của tôi trước khi tôi bị bắt kia. Nay tôi đă bị bắt vào đây rồi tôi nghĩ khác. Chỉ khi nào tôi không bị bắt mà tôi khai để Mai Thảo bị bắt tôi mới ân hận, c̣n khi tôi đă bị bắt rồi tôi thấy nếu tôi biết, tôi khai cũng chẳng sao. Mai Thảo có bị bắt th́ cũng chỉ khổ như tôi mà thôi.
    Ba Trung biết Mai Thảo có liên lạc với Hoài Bắc. Trong một cuộc thẩm vấn tôi, Ba Trung xé cái bao giấy thuốc lá Mai, bảo tôi:
    – Anh viết cái thư gửi Hoài Bắc. Anh viết như thế này: “Người ta biết chỗ ở của MT, bạn ta rồi. Bảo nó đi nơi khác ngay…”
    Tôi biết thủ đoạn của Ba Trung. Trong tù đôi khi có những người tù được thả mang lén những lá thư viết vội kiểu này ra ngoài. Ba Trung sẽ cho một tên đàn em giả làm tù mới được tha (bọn trẻ mới vào ngành công an có tên chung là trinh sát) mang thư tôi đến đưa cho Hoài Bắc, với lời nói:
    – Tôi mới ở trong tù ra. Tôi ở chung pḥng với ông Hát Hát Tê. Ông ấy nhờ tôi mang ra thư này gửi ông…
    Nhận thư tôi Hoài Bắc sẽ lật đật lên ngựa sắt phi đến chỗ Mai Thảo ở để báo tin, bọn công an ŕnh bên ngoài nhà Hoài Bắc sẽ đi theo, chúng sẽ ập vào nhà đó bắt Mai Thảo. Tôi nghĩ là Hoài Bắc cũng không biết chỗ ở của Mai Thảo như tôi. Mẹo lừa này của Ba Trung sẽ vô ích. Trước khi cầm bút viết tôi đọc ba Kinh Kính Mừng, xin Đức Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp làm cho lá thư của tôi không gây tai họa cho các bạn tôi. Rồi tôi viết:
    “HB. Người ta biết chỗ ở của MT rồi. Mày đến bảo nó đi nơi khác ngay. Tao. HHOÀNG TRỌNG”.
    Tôi cố ư viết “mày tao” với Hoài Bắc. Anh không “mày tao” với tôi. Tôi hy vọng nhận được thư này Hoài Bắc sẽ nghi thư không phải do tôi viết.
    Rồi lại những đêm dài dằng dặc trong xà-lim u tối… Mười hai tháng hai ngày nằm xà-lim tôi mới được sang pḥng tập thể. Cuối năm 1978 gặp người bạn mới bị bắt vào pḥng, cho biết sau ngày tôi bị bắt, Mai Thảo, Hoài Bắc, Lê Thiệp, Nguyễn Hữu Hiệu… đều đă đi thoát. Tôi nhẹ người.

    Ngày 10 tháng 11 năm 1994, đôi cánh sắt United Airlines đưa vợ chồng tôi đến Virginia. Cùng ngày hôm ấy Mai Thảo và Kiều Chinh cũng đến Virginia. Mai Thảo đến chơi, Kiều Chinh đến đọc diễn văn ờ Đài Tưởng Niệm Việt Nam. Tôi gặp lại Mai Thảo.
    Rồi tôi lại gặp Mai Thảo khi vợ chồng tôi sang thăm Quận Cam, Cali tháng 12, 1994. Tôi đến pḥng Mai Thảo ở sau tiệm ăn Song Long. Căn pḥng nhỏ, một bàn, một ghế, một giường. Đấy là lần cuối tôi gập Mai Thảo. Khi tôi đến Hoa Kỳ, Hoài Bắc đă qua đời, tôi không có dịp hỏi anh: “Năm 77, tôi ở Phan Đăng Lưu, có gửi ông cái thư, ông có nhận được không?”

    Gần ba mươi năm sau buổi chiều tôi ngồi trong pḥng thẩm vấn Nhà Tù số 4 Phan Đăng Lưu, viết thư cho Hoài Bắc, hôm nay viết lại chuyện xưa tôi thấy cái gọi là tính cách vô lư của bức thư. Không cần phải là người có nhận xét tinh tế ǵ cho lắm, người nhận thư tất phải nghĩ đến chuyện một thằng đang nằm trong tù làm sao biết được chuyện ngoài đời, nhất là nếu công an Việt Cộng đă biết chỗ ở của kẻ họ t́m bắt, họ đă đến đó lâu rồi, ở đó mà phi báo cho nhau đổi chỗ.
    Hoài Bắc, Mai Thảo, Nguyên Sa, Đoàn Khê Vinh… nay đều không c̣n nữa. Chỉ c̣n tôi tưởng nhớ h́nh ảnh, nét mặt, tiếng cười, giọng nói của các anh.


    Mai Thảo - ảnh Cao Lĩnh 88

    Đây là Thơ Mai Thảo:

    Đợi Bạn
    Nửa khuya đợi bạn từ xa tới
    Cửa mở cầu thang để sáng đèn
    Bạn tới lúc nào không biết nữa
    Mưa thả đều trên giấc ngủ đen.


    Thằng Viết Mướn

    Những trang đời viết c̣n dang dở
    Sẽ có bàn tay ấy viết giùm
    Ngón cái sang trang và ngón út
    Viết ḍng vuốt mắt lúc lâm chung



    Không Hiểu

    Thế giới có triệu điều không hiểu
    Càng hiểu không ra lúc cuối đời
    Chẳng sao khi đă nằm trong đất
    Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.


    Và tôi hỏi Mai Thảo:

    Cuộc sống có triệu điều không hiểu
    Càng hiểu không ra lúc cuối đời
    Ngàn năm nay đă về trong đất
    Đọc ở sao trời chắc hiểu rồi?


    (*) GHI CHÚ: Hồi kư “Sống Và Chết Ở Sài G̣n” được viết năm 2002. Nhà thơ Thái Thủy từ trần ngày 13-4-2011 tại Quận Cam, California, hưởng thọ 74 tuổi.

    . . .

  3. #23
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Bước một ḿnh qua ngưỡng cửa năm
    Nhân gian tịch tịch tiếng mưa thầm
    Chợt đâu vẳng tiếng gà lai kiếp
    Báo vẫn đêm dầy ở cơi âm.
    (Trừ Tịch – Mai Thảo)

    Những ngày cuối năm tuyết trắng đến trên Rừng Phong, tôi t́m trong thơ Thanh Nam, Duyên Anh, Mai Thảo những ư thơ về Tết, về xuân. Đến những ngày này khi bánh xe lăng tử đă đưa tôi đến Virginia Đất T́nh Nhân được bốn mùa lá rụng tôi mới có được đủ ba tập thơ của ba người đă khuất: Thanh Nam, Duyên Anh, Mai Thảo.
    Hàn Dũ viết “Vật bất đắc kỳ b́nh tắc minh”.
    Nhiều người viết tiểu thuyết thời trẻ có làm thơ nhưng rồi gần như tất cả đều bỏ làm thơ khi họ qua số tuổi hai mươi, khi họ bước hẳn vào nghề viết truyện, làm báo. Một trong những nguyên nhân làm cho tuyệt đại đa số những người viết truyện từng làm thơ thời họ chưa hai mươi tuổi và qua tuổi đó không làm thơ nữa là v́ có tâm sự ǵ họ đều có thể diễn đạt trong những truyện họ viết. Nếu có ǵ bất b́nh họ kêu lên trong truyện, họ không cần kêu lên bằng Thơ. Và v́ họ không phải là thi sĩ nên qua tuổi hai mươi họ không làm thơ nữa.
    Trong ba người tôi đọc thơ những đêm cuối năm này chỉ có Thanh Nam là người vẫn làm thơ sau năm anh hai mươi tuổi, nhưng anh chỉ làm thơ lai rai, làm thơ rất ít. Năm 1972 Thanh Nam làm “Bài Hành đón Tuổi Bốn Mươi”. Năm ấy chiến tranh đang sôi động trên khắp nước ta, tôi thấy lời thơ Thanh Nam đầy cảm khái nhưng cũng chỉ đọc qua một lần. Rồi quên đi.
    Hai mươi hai năm sau, qua cuộc biển dâu, bẩy nổi, mười ch́m, hai mươi mấy cái lênh đênh, những đêm buồn đèn vàng, nằm b́nh yên trong căn hộ Housing ấm áp ở Virginia Đất T́nh Nhân, đọc lại “Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi” của Thanh Nam, tôi ngất ngư đi một đường cảm khái: “Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi” là bản t́nh ca ghi lại cuộc sống và tâm tư của những chàng trai Bắc kỳ di cư chưa vợ sống ở Sài G̣n những năm 60. Nói rơ hơn: những chàng trai ba mươi tưổi, văn nghệ sĩ, sống độc thân trong Bin-đinh Cửu Long, đường Hai Bà Trưng, Sài G̣n Đẹp lắm, Sài G̣n ơi những năm 1960 thanh b́nh xa xưa…

    Én nhạn về Nam, xuân rồi đây
    Chợt thèm ly rượu, chút mưa bay
    Gọi về trong đáy hồn lưu lạc
    Những bước chân xưa nhạt dấu giày…

    Thanh Nam làm “Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi” nhân những ngày Tết Nguyên Đán. Năm 1970 anh vừa bốn mươi tuổi. Những lời thơ thật đẹp:

    Gió nổi mười phương trời buổi đó
    Với ngày như lá, tháng như mây
    Lầu sương từng buổi đùa nhan sắc
    Giấc ngủ thềm khuya rộn tiếng hài…

    Ơi… Trong số các bạn đọc những ḍng này, chắc có dăm bẩy bạn từng lên xuống ba tầng thang lầu Bin-đinh Cửu Long, Sài G̣n những năm 1960. thời các bạn ba mươi tuổi. Tôi chắc các bạn cũng cảm thấy như tôi: Thơ Thanh Nam gợi lên trong tim ta tiếng giày cao gót của những em ca-ve, tiếng guốc e lệ của những em nữ sinh con nhà lành gơ vui, gơ nhẹ, gơ lách cách trên các hành lang Bin-đinh Cửu Long trong những đêm xanh xưa ấy, khi chúng ta c̣n trẻ, khi chúng ta mới ba mươi tuổi…

    Chiều xuống đă nghe ḷng rộn ră
    Gió lên, hồn ngỏ, phố vui mời
    Ca trường, hư viện, xuân như hạ
    Đời thả trôi vào nhịp phách lơi…

    Sài G̣n mùa mưa không nói làm ǵ, mùa nắng dù nắng nóng đến chừng nào cứ đến khoảng bốn giờ chiều là có gió mát. Gió từ sông đến, mưa từ biển. Những năm 60 b́nh yên ấy chúng ta biết người yêu của chúng ta đang ở đâu… Chiều xuống chúng ta thấy ḷng ta rộn ră. Trên đường đi làm về ta thấy Sài G̣n nắng đă dịu, gió chiều rào rào trên những hàng cây sao đường Duy Tân, đường Hai Mươi, ta nhớ đến người yêu: Tối nay đưa nàng đi ăn, đi chơi ở đâu? Ngân Đ́nh hay La Plage Biên Ḥa, Rex, hay ngồi bên nhau trên thảm cỏ ngắm trăng, hôn nhau đă đời dưới những hàng dừa xa lộ?
    Thanh Nam là nhân viên Đài Phát Thanh Mẹ Việt Nam của Mỹ. Đài này cho nhân viên ra đảo Phú Quốc trước ngày 30 Tháng Tư. Người Mỹ sắp cuốn cờ bỏ của chạy lấy người nhưng vẫn c̣n muốn tránh cái tiếng đưa người Việt làm với họ chạy ra khỏi nước. Họ đưa nhân viên Đài Mẹ Việt Nam ra Phú Quốc để có thể nói Phú Quốc vẫn là lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. Nhờ vậy Thanh Nam và vợ con sang Hoa Kỳ tương đối nhẹ nhàng. Nghe nói có thời Thanh Nam sống ở miền đông Hoa Kỳ, thành phố New Jersey, rồi lên Seattle ở miền Tây cho đến ngày anh mất.
    Những năm 1980 ở Sài G̣n, tôi đă được nghe vài câu trong bài “Thơ Xuân Đất Khách” của Thanh Nam. Năm 1994 khi sang đến Hoa Kỳ, tôi mới được đọc toàn bài. Từ đó tôi cho đây là bài thơ tả tâm trạng người Việt tha hương hay nhất.

    Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
    Mới hay năm tháng đă thay mùa
    Ra đi từ thưở làm ly khách
    Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
    Trôi dạt từ đông sang cơi bắc
    Hành tŕnh trơ một gánh ưu tư
    Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
    Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
    Thức ngủ một ḿnh trong tủi nhục
    Dặm dài, chân mỏi, bước bơ vơ
    Giống như người lính vừa thua trận
    Nằm giữa sa trường nát gió mưa
    Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
    Làm thân cây cỏ gục ven bờ
    Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
    Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa…

    Những câu thơ như: “Chợt nghe từ đáy hồn thương tích… Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa” không cần và không thể nói ǵ thêm theo kiểu phụ đề Việt ngữ. Tôi đến Hoa Kỳ muộn màng nên không gặp lại Thanh Nam. Tháng Giêng 1995 tôi đến Seattle, gặp lại Nhất Tuấn, Hà Huyền Chi, Huy Quang Vũ Đức Vinh. Riêng Thanh Nam Trần Đại Việt không c̣n ở thành phố mưa gần như quanh năm đó nữa.
    Đến Rừng Phong bốn mùa lá rụng tôi mới có tập “Em, Tôi, Sài G̣n và Paris” của Duyên Anh. Có hai bài thơ Xuân, thơ Tết – đúng hơn là một bài thơ “Khai Bút”, một bài thơ viết về mười hai tháng – trong tập thơ này:

    H́nh như trên mỗi nụ đào
    Nỗi ta phảng phát chiêm bao cuối đời.
    Nghe trong hiu hắt mù khơi
    Tiếng em thoảng gọi hụt hơi nửa chừng
    Ngựa về vết chém ngang lưng
    Ủ ê chiến tích rưng rưng chiến bào
    Tài hoa mối gậm hư hao
    Tủi thân nhan sắc, nghẹn ngào phấn son
    Đường xa rêu lấp xanh buồn
    Hồ ly ŕnh rập hớp hồn tinh anh
    Rượu xuân mừng chén lênh đênh
    Ngh́n năm sau vẫn một ḿnh ḿnh thôi.

    Sau ngày ta mất nước Thơ trong nước, Thơ ngoài nước, Thơ nào cũng sầu buồn. Phải vậy thôi. Nhục bại trận, nhục mất nước, nhục tha hương! Mang ba cái nhục ấy trên vai, trong tim, trong hồn, ta không buồn sao được. Là người ta phải buồn, phải nhục. Những tháng đen hơn mơm chó mực, đen hơn cái lá đa trong ca dao ở Sài G̣n sau ngày 30 Tháng Tư 75, chỉ có những thằng Việt Gian, mặt mũi mới phớn phở, người ngợm mới béo tốt… Chỉ thấy buồn nhớ trong thơ Thanh Nam, Mai Thảo, Duyên Anh. Đó là chuyện tự nhiên.
    Mời bạn đọc thơ Duyên Anh:

    Niên thiếu
    Thuở ấy mây non gió rất mềm
    Nắng vừa ấm đủ mọng môi em
    Nụ hôn mừng tuổi ngon mùi Tết
    Anh bảo Em rằng mới tháng giêng
    Tiếng trống đ́nh vang tự sớm mai
    Xuân em c̣n hứa hẹn lâu dài
    Hồn nhiên thức trắng canh tam cúc
    Anh bảo em rằng sang tháng hai
    Gánh hát chèo đêm tận xóm xa
    Đưa em đi dưới ánh trăng ngà
    Khi về hoa bưởi thơm mùi nhớ
    Anh bảo em rằng qua tháng ba
    Chân sáo đường quê vẽ hẹn ḥ
    Bồi hồi ngọn cỏ ngậm sương mơ
    Vô t́nh tay nắm tay khăng khít
    Anh bảo em rằng đang tháng tư
    Ít quá mỗi ngày một bận thăm
    Thật gần mà vẫn cứ xa xăm
    Chửa chiều đă ngỡ sao quên mọc
    Anh bảo em rằng sắp tháng năm
    Anh bảo em nhiều, đếm hết không
    Những lời tháng sáu có mưa giông
    Những câu tháng bẩy heo may lượn
    Tháng tám t́nh xanh, tháng chín hồng
    Anh vỡ ḷng yêu cuối tháng mười
    Đóa hôn tháng một cháy bùng môi
    Tháng mười hai gọn ṿng tay ấm
    Ấy lúc hồn anh biết ră rời.

    Bài thơ dễ thương, không một lời ǵ trong thơ cho ta thấy thấp thoáng h́nh ảnh Thương Sinh một thời Con Ong châm chích.
    Ngày tháng ghi dưới bài là năm 1974.
    Năm ấy chiến tranh đă tàn phá đất nước ta ṛng ră hai mươi năm nhưng chúng ta chưa bại trận, chưa mất nước, chưa đầu hàng, chưa nhục nhă bỏ chạy, chưa có nỗi buồn vong quốc trong thơ của những văn nghệ sĩ Việt Nam.
    Không có nhiều ư thơ Xuân, thơ Tết trong tập “Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền” của Mai Thảo. Bạn đă đọc bài thơ Trừ tịch, đây là mấy bài thơ khác của Mai Thảo:

    Mừng tuổi
    Em vẫn trăm xuân mừng tuổi mới
    Tuổi của thềm sương tuổi chúng ḿnh
    Cùng lăn không tiếng về nơi ấy
    Tăm cá không c̣n cả bóng chim
    Cuối năm
    Tận ngữ t́m lung một tĩnh từ
    Tưởng c̣n sót lọt ở phần thư
    Đập tay điếu thuốc tàn không rụng
    Đă lượng đời vơi tới đáy ư?
    Tin xuân
    Những bầy chim én báo tin xuân
    Không tới. Đài Xuân vẫn trắng ngần
    Sao phải đợi chờ chim én bảo
    Một đóa vui người đủ tuyết tan.

    Trong ba người, Thanh Nam có nhiều thơ về Tết, về Xuân nhất, Thơ Thanh Nam làm tôi xúc động, cảm khái nhất, như những câu:

    Đất khách năm tàn vẫn gió mưa
    Ngồi bên ly rượu đón giao thừa
    Nh́n qua khung cửa mờ hơi nước
    Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa…
    …Ôi cố hương xa nửa địa cầu
    Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau
    Đâu đây trong khói trầm thơm ngát
    Hiện rơ trời xuân một thuở nào…

    Tôi quen biết Thanh Nam năm 1952 ở Sài G̣n. Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang, Trọng Khương (Bánh Xe Lăng Tử), Hoàng Giác (Ngày Về)… năm ấy là nhân viên Pḥng Năm, Cục Tâm Lư Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu. Thanh Nam có thời làm thư kư ṭa soạn tuần báo Thẩm Mỹ. Tôi quen biết Mai Thảo năm 1956 khi tờ tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ra đời, Mai Thảo giữ mục Điểm Thơ cho Văn Nghệ Tiền Phong những số đầu. Tôi quen biết Duyên Anh năm 1964 khi anh đă có tên Thương Sinh và có tác phẩm “Dấu Chân Sỏi Đá“.
    Cả ba đều là bạn mày tao với tôi. Tôi có một số kỷ niệm với ba người bạn ấy. Hôm nay ba bạn tôi cùng giống nhau một điểm là họ đă ra khỏi cơi đời này.

    Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
    Ta thắp hương ḷng để nhớ thương.
    Thôi thế anh về yên xóm cỏ
    Cây đời đă cỗi gốc yêu đương
    Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió
    Cho đống xương tàn được nở hương…

    Tôi thường kể những lời thơ trên đây mỗi khi trái tim tôi ngất ngư đi một đường cảm khái. Tôi nhớ tôi đọc được những câu thơ ấy trên đầu một truyện ngắn nào đó của Lê Văn Trương – truyện ngắn tôi đọc những năm 40 khi tôi mới vừa mười tuổi. Cuối năm nay tôi làm một chuyến tiếu ngạo giang hồ qua Cali; được tặng một số sách trong đó có tập Thơ Trần Huyền Trân, tôi mới biết đó là những câu thơ trong bài Lưu Biệt, Trần Huyền Trân viết tặng Lê Văn Trương:
    Thôi thế anh về yên xóm cỏ
    Xứ nghèo đă cỗi gốc yêu đương
    Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió
    Cho đống xương đời được nở hương…


    Hồ Con Rùa trước năm 1975

    Sáu, bẩy giờ tối mùa mưa, hai chúng tôi trên hai xe đạp song song bên nhau đi trên đường Duy Tân, con đường cây dài, bóng mát nhiều người yêu mến ở Sài G̣n. Có tôi trong số những người yêu đường Duy Tân, nhất là khoảng đường từ sau Nhà Thờ Đức Bà đến Hồ Con Rùa. Một đêm Noel xa xưa – những năm 54, 55 – tôi nằm mơ thấy tôi đi trên đoạn đường Duy Tân đó, đường đầy hoa, những bông hoa lên đến hai đầu gối tôi.
    Chúng tôi ghếch, khóa hai xe vào nhau, vào ngồi một quán cà phê vỉa hè. Tối xuống, những quán cà phê nghèo lèo tèo ba bốn cái bàn gỗ nhỏ như quán này mọc lên thật nhiều. Cà phê vỉa hè nhưng vẫn là cà phê phin cái nồi ngồi trên cái cốc. Hai chúng tôi cùng hút thuốc lá dây chuyền. Duyên Anh nói:
    – Đi chơi với mày lần cuối. Tao đi mấy lần rồi mà đều không xong. Những lần trước tao đi không chia tay với mày. Lần này chia tay xem sao… Tao nhớ có lần mày nói Lan Đài đi mà không nói lời chia tay với mày, nó đi không lọt.
    Tôi bùi ngùi nhớ chuyện Lan Đài.
    Năm 1981, hay 82… một chiều tôi đạp xe đến nhà Lê Trọng Nguyễn, đường Nguyễn Huỳnh Đức, rủ Nguyễn đi chơi. Đến cửa nhà Nguyễn, tôi gặp Lan Đài và con gái anh trong nhà Nguyễn vừa ra. Hai bố con đi một xe đạp, Lan Đài đứng lại nói chuyện vài câu với tôi. Rồi chia tay. Vào nhà gặp Nguyễn, tôi nói:
    – Tao vừa gặp Lan Đài với con gái nó ngoài đường. Nó như có chuyện ǵ muốn nói với tao rồi lại thôi…
    Nguyễn gật đầu:
    – Mày hay đấy. Nó với con gái nó sắp đi chui. Nó đến từ giă tao. Chắc nó muốn nói với mày là nó sắp đi…
    Năm, bẩy ngày sau gặp lại nhau, Nguyễn muốn khóc:
    – Lan Đài nó chết rồi. Ban đêm lên tầu lớn nó rớt xuống sông. T́m được xác nó rồi, con gái nó cũng ở lại luôn…

    Nhạc sĩ Lan Đài, Chiều Tưởng Nhớ, từng phụ trách một chương tŕnh nhạc trên TiVi Việt Nam những năm 70. Dường như tên chương tŕnh là Tiếng Thời Gian. Lan Đài hiền lành, dễ thương, không bê bối kiểu nghệ sĩ bất cần đời, không ăn tục, nói phét, không sài tiếng Ai Cập như tôi, không ăn chơi. Biết Duyên Anh sắp đi tôi kể chuyện Lan Đài. Không ngờ Duyên Anh bị chuyện đó làm cho théc méc.
    Chúng tôi chia tay nhau ở đường Hai Bà Trưng. Tôi về Ngă Ba Ông Tạ, Duyên Anh về đâu tôi không biết. Căn nhà kiểu vi-la của Duyên Anh ở đường Công Lư, phía bên chùa Vĩnh Nghiêm, gần ngay ngă tư Công Lư – Yên Đổ, đă được bán đi và giao cho chủ mới ngay trong ngày vợ con Duyên Anh lên Air France sang Pháp. Vợ con Duyên Anh ra khỏi nhà lúc 11 giờ trưa, bốn giờ chiều Duyên Anh kéo Dương Hùng Cường, tôi và một hai anh em nữa đến nhà uống bia thoải mái. Năm ấy (năm 1983) căn nhà chỉ được bán với giá có 27 cây vàng. Năm nay (2000) nhà đó phải trị giá đến cả ngàn cây.
    Duyên Anh đi và đi thoát luôn. Tối mưa ấy, cuối năm 1983, là lần cuối cùng chúng tôi gập nhau, nh́n mặt nhau. Nếu lúc ấy Duyên Anh đi không thoát th́ chưa biết cuộc đời anh sau đó và bây giờ ra sao! Một chuyện tôi chắc hơn bắp là nếu cuối 1983 Duyên Anh đi không thoát th́ qua năm 1984 Duyên Anh cũng nằm trong một pḥng giam nào đó trong Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu như Dương Hùng Cường và tôi. Chúng tôi bị tó đêm mùng 2 tháng 5, 1984.

    . . .
    Last edited by BlackHole; 02-12-2018 at 05:21 AM.

  4. #24
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Duyên Anh bị bắt trong đợt Việt Cộng khủng bố văn nghệ sĩ Sài G̣n tháng 3, tháng 4 năm 1976. Từ Trại Lao Cải Xuyên Mộc trở về năm 1981, Duyên Anh viết truyện “Đồi Fanta”. Bản thảo được đánh máy làm nhiều bản. Duyên Anh nhờ một người bạn trẻ giữ dùm một bản. Gia đ́nh anh bạn này có nhiều người rất ái mộ Duyên Anh. Anh bạn trẻ nguyên là một tu sĩ Công giáo. Anh đă học xong nhưng Việt Cộng không cho anh được trở thành linh mục. Anh bị bắt v́ can tội cùng một nhóm tu sĩ in ronéo những bài giảng, in lịch đạo cũng bằng ronéo cung cấp cho giáo dân đang đói khát lời Chúa “Các ngươi sẽ đói lời Ta từ bờ biển này sang đến bờ biển kia”. Tôi vào chung pḥng tập thể với anh ở Khu C Một Số 4 Phan Đăng Lưu. Anh kể:
    – Khi xét nhà tôi, nó bắt được tập “Đồi Fanta” của ông Duyên Anh. Trong tập ấy có cái thư ông Trần Tam Tiệp ở Paris viết cho ông Duyên Anh, trong thư có nhắc đến ông và ông Dương Hùng Cường.
    Anh bạn trẻ và tôi trở thành thân thiết nhau. Tôi nhờ anh thật nhiều. Nhờ cả tinh thần và vật chất. Chúng tôi nằm cạnh nhau, ăn chung, anh được gia đ́nh gửi đồ nuôi khá nhiều – trước 75 ta gọi là “tiếp tế” – nhờ nhà có tiền chịu chi cho bọn cai tù nên anh được ra gặp thân nhân luôn. Nhờ anh, tôi nhắn được tin về nhà cho vợ tôi. Ở chung với nhau khoảng sáu tháng, một sáng anh rời Phan Đăng Lưu để sang Chí Ḥa. Người bạn trẻ đi rồi, tôi ứa nước mắt v́ thấy ḿnh cô đơn quá đỗi.

    Hai tháng sau đến lượt tôi lên xe cây sang Thánh thất Chí Ḥa. Tôi được đưa vào Pḥng 10 Khu ED. Thật phúc cho tôi: anh bạn trẻ ở trong Pḥng 10. Tôi lại ăn chung, nằm cạnh anh. Tại đây anh đă kết thân với tu sĩ Phật giáo Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Anh rất mê Trí Siêu. Năm 1986 anh ra ṭa. Hai tu sĩ Thiên Chúa giáo cùng vụ với anh lănh án 3 năm tù, anh bị 8 năm. Thêm 5 năm tù chỉ v́ tội giữ truyện “Đồi Fanta” của Duyên Anh.
    Vợ con Duyên Anh sang Pháp bằng đường bảo lănh chính thức. Chừng bẩy, tám tháng sau Duyên Anh vượt biên sang đảo rồi sang Pháp. Truyện “Đồi Fanta” được Pháp quay thành phim. Duyên Anh viết thật nhiều, có sách xuất bản thật nhiều kể từ 1983.
    Tôi bị bắt lần hai năm 1984.
    Tháng Giêng 1990 tôi trở về mái nhà xưa ở Cư Xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ lần thứ hai.
    Tháng 11 năm 1994 bánh xe lăng tử đưa Alice và tôi đến Rừng Phong, Virginia Đất T́nh Nhân. Đầu năm 1995, Duyên Anh từ Pháp sang Texas. Anh hay đến Wichita, Kansas với Lê Hồng Long, chủ nhiệm tạp chí Thế Giới Ngày Nay. Chúng tôi nói chuyện vài lần qua điện thoại, hẹn gặp nhau nhưng tôi không có dịp nào gặp lại Duyên Anh. Trong những ngày trước hay sau Tết Con Hổ, Duyên Anh từ trần ở Paris.
    Những mùa tuyết trắng đến trên đồng đất Virginia, hôm nay trong Tàng Kinh Các nghèo nàn ở Rừng Phong mới có ba tập thơ của ba người bạn tôi: Thanh Nam, Mai Thảo, Duyên Anh. Ba anh đều đă qua đời. Thanh Nam, Mai Thảo hơn tôi vài tuổi, Duyên Anh kém tôi vài tuổi. Cả ba đều là bạn mày tao với tôi.
    Kể từ năm 1956, tôi viết tiểu thuyết đều đều cho các nhật báo, tuần báo. Mỗi năm cứ đến những ngày gần Tết, các thợ viết chuyên nghiệp như tôi lại bận rộn với việc viết những bài gọi là bài Xuân, bài Tết để đăng báo Xuân, báo Tết. Việc làm ấy của tôi đột ngột ngừng năm 1975. Hai mươi năm trời sống ở quê hương – trong số có tám năm ṃn mỏi trong tù – tôi đă tưởng đời tôi không c̣n bao giờ được hưởng lại hạnh phúc cuối năm viết bài Xuân, hạnh phúc đọc những bài Xuân của ḿnh đăng trên báo Xuân. Nhưng rồi một sáng cuối thu bánh xe lăng tử đưa vợ chồng tôi đến Rừng Phong, Thành Hoa, Xứ Kỳ Hoa, Tây Vực. Năm năm cứ đến những ngày gần Tết tôi lại được hưởng hạnh phúc viết bài Xuân.

    Năm năm cứ đến ngày gần Tết
    Lại viết bài Xuân đăng báo Xuân .
    Chẳng thấy Xuân đâu, chưa thấy Tết
    Đă rộn bài Xuân, loạn báo Xuân!
    Tha hương cóc có ba ngày Tết
    Mít vẫn hè nhau Tết với Xuân!
    Mấy chục mùa Xuân, mấy chục Tết
    Đời chẳng c̣n Xuân vẫn phải Xuân.
    Hoài niệm quê hương thời có Tết
    Ngậm ngùi tưởng nhớ viết thương Xuân…

    Như đă nói, bốn năm sau ngày đến Mỹ hôm nay tôi mới có ba tập Thơ Thanh Nam “Đất Khách“, Thơ Mai Thảo “Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền“, Thơ Duyên Anh “Em Tôi Saigon Và Paris“. Tôi t́m h́nh ảnh xuân, t́nh xuân trong những tập thơ ấy…
    Thông lệ: nhiều người viết tiểu thuyết khi c̣n trẻ – những năm hai mươi tuổi – khi mới viết, có làm thơ. V́ không phải là thi sĩ những người viết này sau đó bỏ làm thơ hoặc chỉ làm thơ những lúc trái tim họ rung động nhất. Trong số những người viết này có Duyên Anh, Mai Thảo, Thanh Nam. Trước năm 1954 Thanh Nam có làm một số bài thơ, từ 1954 đến 1975 dường như Thanh Nam chỉ làm có “Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi”.
    Cũng theo công thức Hàn Dũ “bất b́nh tắc minh” sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75 rất nhiều người Việt làm thơ. Trong số những người làm thơ này có Thanh Nam, Mai Thảo, Duyên Anh.
    Đây là bài “Ai tín”, Duyên Anh làm ở Paris năm 1983, khi mới đến nước Pháp:

    Em
    Anh đă đến Paris
    Mùa thu đầy xác lá
    Như ḷng anh buồn bă thuyền nhân
    Sài G̣n tuy xa nhưng vẫn rất gần
    Paris trước mặt mà trăm năm hiu quạnh
    Cái ǵ lửng lơ trên míếng đời mỏng dính
    Đó hồn anh giá lạnh quê người
    Anh đi giữa trưa thương nhớ mặt trời
    Anh đi giữa đường tương tư cơn gió
    Mặt trời ấm vừa má em hây đỏ
    Cơn gió hiền đủ sợi tóc em bay
    Anh đi giữa người thương nhớ ai đây
    Anh đi giữa đời cát mù sa mạc
    Anh đi tội t́nh lưu vong ngơ ngác
    Anh đi dại khờ trẻ lạc quê hương
    Anh đi không nhớ phố nhớ phường
    Anh đi chẳng cần giờ cần giấc
    Anh đi nghe đ́u hiu lau lách
    Với tuổi anh hạnh phúc quá tầm tay
    Với tuổi anh hạnh phúc tiếng rên dài
    Khi cúi xuống nh́n dấu giầy lữ thứ
    C̣n trong anh một hồi chuông quá khứ
    Chưa kịp rung đă cáo phó tương lai
    Anh đi ngẩn ngơ quên tháng quên ngày
    Anh đi hững hờ quên trời, quên đất
    Anh đi miệt mài xác xơ hành khất
    Mà thiên đường thiếu phép lạ thi ân
    Thượng đế kiêu căng, Thượng đế nghèo nàn
    Không thể bố thí cho anh tổ quốc
    Cái ǵ rét run lặng câm đau buốt
    Đó hồn anh ĺa nước bơ vơ
    Tổ quốc anh đâu, tổ quốc ngh́n xưa
    Tiếng anh gọi đă sương mù vĩnh quyết
    Tiếng anh gọi đă nghĩa trang đào huyệt
    Nghĩa là anh mất hết tự đêm nào
    Gịng sông đưa anh ra biển ngập sao
    Gịng sông không dẫn anh về quê hương anh nữa
    Em,
    Anh đă đến Paris
    Mùa thu đầy xác lá
    Xác lá mùa thu, xác lá duyên anh.

    Tập Thơ “Em Tôi Saigon Và Paris” 52 bài, chấm dứt với bài “Mùa Riêng”, ghi ngày 10-87. Khi Duyên Anh gập tai họa tôi đang nằm trong Lầu Bát Giác Chí Ḥa. Từ đó nhiều lần tôi nghĩ: nếu Duyên Anh không đi thoát chắc chắn trong tháng 5-1984, Duyên Anh cũng bị bắt như Dương Hùng Cường, như tôi. Chắc chắn thứ hai là Duyên Anh sẽ bị công an Thành Hồ ghép cùng vào bọn văn nghệ sĩ phản động làm “gián điệp” và sau khi thấy gán tội “gián điệp” là không được và lố bịch, đổi sang là “Bọn Biệt kích cầm bút”, bọn tám anh chị em tôi, th́ chắc chắn gịng đời Duyên Anh không như đă xẩy ra. Duyên Anh sẽ ở tù ít nhất tám năm như Doăn Quốc Sĩ, sẽ ra khỏi tù khoảng 1992, sẽ sang Pháp hay Mỹ chậm lắm là năm 1994. Và nếu như thế giờ đây Duyên Anh đang ngồi b́nh an ở một nơi nào đó viết bài Xuân như tôi đang viết.
    Duyên Anh đi thoát ra xứ người, bị đánh ở Cali, liệt bại nửa người. Minh Đăng Khánh, Minh Vồ ở trong nước không bị ai đánh cả cũng nửa người liệt bại. Cùng anh em vào tù trong một đêm, Dương Hùng Cường không trở về mái nhà xưa với vợ con. Đôi khi tôi théc méc tại sao tôi không – nên nói là chưa cho chắc ăn chăng? – bị ung thư cuống họng như Thanh Nam? Tôi hút thuốc lá nặng hơn Thanh Nam. Tại sao tôi không chết trong tù mà lại là Dương Hùng Cường? Thể xác, tinh thần tôi yếu hơn Cường nhiều lắm!

    Tôi đi tù cùng thời gian nhưng không tù cùng một chỗ với anh Nguyễn Mạnh Côn và Duyên Anh nên tôi không thể nói chắc trăm phần trăm, song theo kinh nghiệm tù đầy của tôi, qua những chuyện nghe được, tôi có thể nói chắc đến tám phần mười Duyên Anh không can dự ǵ trong cái chết của anh Côn.
    Hai mươi mấy mùa xuân đă đến, đă đi kể từ ngày oan nghiệt ấy, tôi có vài thắc mắc nhỏ, những thắc mắc không đáng ǵ nhưng là thắc mắc của tôi. Tôi thắc mắc muốn biết:
    – Ai là người cho nổ ḿn ở Hồ Con Rùa làm chết oan một số dân Sài G̣n cuối năm 1975 hay đầu năm 1976?
    – Ai là tác giả Thông cáo “Ra đi ồ ạt” phổ biến ở Thành Hồ năm 1981 hay 1982?
    Ai là người đánh Duyên Anh ở Cali? Đánh v́ thù riêng hay v́ nguyên nhân nào?
    Người nổ ḿn ở Hồ Con Rùa, người viết bản thông cáo “Ra đi ồ ạt” có thể không đi ra nước ngoài, nhưng người đánh Duyên Anh là người Việt ở Mỹ. Tôi rất mong ai đó lên tiếng về động cơ đă làm cho Duyên Anh bại liệt.

    . . .

  5. #25
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Tôi có bốn ông bạn được cha mẹ cho sang Tây du học, tất nhiên cả bốn ông đều là con nhà giầu. Những năm 1948, 1949 của thế kỷ 20, tức thế kỷ trước, trong lúc tôi ngày ngày đi bộ cả ba, bốn chục cây số ở chiến khu Việt Bắc – nói là chiến khu Việt Bắc cho oai, cho ra vẻ vai áo hào hoa bạc mầu kháng chiến, thực ra những ngày xưa hồng thắm đó tôi làm liên lạc viên, tức tên đi chân đưa thư tay ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, văn huê kiểu kháng chiến là Bắc Bắc – năm 1949 tôi lên đến Đại Từ, Thái Nguyên, đi đến Đèo Khế mới trở về xuôi, những năm tôi sống như thế th́ bốn chàng trai nước Việt tôi được quen sống thơ thới hân hoan ở Nice, ở Paris bên Pháp.
    Bốn chàng trai đất Việt ấy là ông Hoàng Anh Tuấn, đạo diễn điện ảnh tác giả phim Hai Chuyến Xe Huê, ông Tuấn Ghẻ (ông này th́ khỏi cần kể họ hay tiểu sử), ông Trịnh Viết Thành, và ông Trần Bích Lan, tức nhà thơ Nguyên Sa “Áo Lụa Hà Đông”.
    Trong bốn ông được sang Tây ăn học đó chỉ có ông Trần Bích Lan là có bằng cấp đem về, c̣n ba ông kia dường như sang Tây chỉ để ăn chơi. Ba ông Tây du nhưng không Tây du học mà là Tây du hư. Sau 1954, khi hết chiến tranh, đất nước đă bị cưa đôi, bốn ông về nước. Ba ông – hai ông Tuấn, một ông Thành – sang Tây học năm, bẩy năm mà không có qua một mảnh bằng ǵ cả, cả cái bằng lái xe ô-tô ba ông cũng không có; về tiếng Tây, tiếng U, các ông bông xua, bông xoa, com x́ com xà không khá hơn tôi bao nhiêu.

    Nhưng thôi, việc học, việc chơi ngày xưa c̣n trẻ là việc riêng của mấy ông. Mấy ông có học, có bằng cấp, mấy ông là nhà khoa bảng th́ vợ con các ông nhờ. Năm mươi năm sau ngày các ông về nước (trong bốn ông hai ông nay đă không c̣n ở cơi đời này), hôm nay tôi viết về các ông với t́nh thương mến, tôi hồi tưởng h́nh ảnh các ông thời các ông trẻ trung mà bùi ngùi như tôi hồi tưởng tuổi trẻ của tôi.
    Tôi gặp Trịnh Viết Thành lần đầu năm 1955 ở buy-rô của Thanh Nam trong Đài Phát Thanh Quân Đội. Trung sĩ Thanh Nam Trần Đại Việt có bàn giấy ngồi viết đàng hoàng. Thành mới từ Pháp về, Thanh Nam giới thiệu chúng tôi với nhau. Sau đó tôi được biết Thành được anh em gọi là Trịnh Viết Thùng và Thành Nham Nhở – như Phan Nghị được gọi là Phan Nghệt, tên gọi yêu thương không có ư ǵ khinh miệt. Phải dùng tiếng “cynique” của Pháp để dùng cho Thành. Không phải thô tục hay thô bỉ, Thành rất thực tế, nói trúng vấn đề, không che đậy, không nghĩ sai.
    Thành không viết văn, anh chỉ làm báo. Thành lấy em gái Nguyên Sa Trần Bích Lan từ thời hai người ở Pháp, nói cách khác Thành là em rể Nguyên Sa.
    Thành từng nói với chúng tôi:
    – Nhà chúng mày chỉ mới có hai đời ăn nước máy, thắp đèn điện, nhà tao ba đời rồi.
    Câu này có nghĩa ông nội tôi sống ở làng quê, ăn nước giếng, thắp đèn dầu, đến ông bố tôi ra tỉnh học mới ăn nước máy, thắp đèn điện, đến đời tôi ở thành phố, ăn nước máy, thắp đèn điện mới là hai đời; ông nội của Thành đă ở thành phố, đă ăn nước máy, thắp đèn điện, qua ông bố anh là hai đời, đến anh là ba đời. Theo tiêu chuẩn ấy th́ tôi ăn nước máy, thắp đèn điện được hai đời, đời ông bố tôi, đời tôi. Văn Quang Chân Trời Tím mới chỉ ăn nước máy, thắp đèn điện được một đời: đời Văn Quang.
    Căn cứ theo lời Văn Quang kể ngày xưa c̣n trẻ ở làng quê, anh từng cưỡi ngựa đi đ̣i nợ cho ông bố anh; tối xuống, trên đường về anh ngủ gà, ngủ gật trên yên ngựa, con ngựa biết đường cứ nhẩn nha lọc cọc, lịch kịch đưa anh về đến cổng nhà. Chuyện đó tôi nghe chính Văn Quang kể. Như vậy chắc ông thân anh là Lư Trưởng hay Chánh Tổng, nhà nhiều ruộng, ở làng quê, ăn nước giếng, thắp đèn dầu, đến đời Văn Quang mới ra ở thành phố, mới ăn nước máy, thắp đèn điện.
    Theo tiêu chuẩn ấy th́ Duyên Anh cũng chỉ mới một đời ở thành phố, ăn nước máy, thắp đèn điện: ông thân Duyên Anh là lang thuốc ở vùng quê Thái B́nh. Một trong những chuyện rất ít người biết là Duyên Anh Vũ Mộng Long đă có vợ ở làng quê trước năm 1954, có vợ nhà quê và có một con gái. Năm 1954 chàng trẻ tuổi Thái B́nh lên Hà Nội học hay làm chi đó, đất nước chia đôi, chàng xuống tầu Marine Serpent từ bến Sáu Kho Hải Pḥng đi theo chiều dài đất nước, đổ bộ lên bến Nhà Rồng Sài G̣n. Năm ấy, năm chàng có vợ, những năm 1952, 1953, nhà văn lớn mới có mười bẩy, mười tám tuổi. Ở số tuổi này chỉ có những anh con trai làng quê mới có vợ, do tục tảo hôn c̣n rơi rớt ở vùng quê Bắc kỳ.

    Năm 1967 vợ chồng tôi xa nhau một thời gian, tôi sống một ḿnh trong căn pḥng nhỏ ở căn nhà số 21 đường Hồ Biểu Chánh, Sài G̣n. Lê Trọng Nguyễn Nắng Chiều ở căn pḥng này trước tôi, Nguyễn ra Đà Nẵng làm việc ở hăng Sealand, tôi đến ở pḥng này. Một chiều Trịnh Viết Thành ghé qua, dúi cho tôi mấy ngàn đi ăn hút cho bớt sầu đời, Thành nói:
    – Đừng quá buồn. Đó là qui luật. Những cặp vợ chồng lấy nhau v́ t́nh sống với nhau năm, bẩy năm, có khi mười năm, thế nào cũng bị một lần khủng hoảng đến có thể bỏ nhau. Vợ chồng mày cũng vậy. Nếu vượt qua được vợ chồng mày sẽ sống với nhau suốt đời.
    Đúng quá Thành ơi! Những lời Thành nói một chiều ở đường Hồ Biểu Chánh năm 1967 vang vọng bên tai tôi dù thời gian đă qua ba mươi mấy mùa lá rụng. Hai năm 1974, 1975, Thành làm Thư kư Ṭa soạn nhật báo Quật Cường, tờ báo của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thời Tổng Giám Đốc Nguyễn Khắc B́nh. Như yếu nhân, kư giả Trịnh Viết Thành nhật báo Quật Cường có nhân viên cảnh sát bảo vệ mặc thường phục, có súng, chạy Honda theo sau xe hơi để bảo vệ. Tháng Tư 1975 nón cối, giép râu, tóc bím, súng AK ngơ ngáo vào Sài G̣n, Thành cùng nhiều văn nghệ sĩ, kư giả bị Việt Cộng bắt Tháng Ba 1976. Sau chừng một năm quanh quẩn trong những pḥng tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Ḥa, một số được tha, một số bị đưa đi các trại lao động cải tạo. Trong số lên trại cải tạo Gia Trung – Gia Lai ở Pleiku có Trịnh Viết Thành.
    Năm 1977, tôi bị bắt. 1980, tôi được thả về Ngă Ba Ông Tạ. Tháng Năm 1984, tôi bị bắt lần thứ hai, các bạn tôi Trịnh Viết Thành, Thái Thủy, Lư Đại Nguyên, Tô Ngọc, Trần Dạ Từ, Chóe Nguyễn Hải Chí, Thanh Thương Hoàng và anh Doăn Quốc Sĩ vẫn tù mút chỉ ở trại Gia Trung – Gia Lai.

    Năm 1990, lần thứ hai tôi từ ngục tù cộng sản trở về. Đă mười lăm năm kể từ 1975. Tất cả văn nghệ sĩ si-dzin cũng như mi-li-te, trừ người đă chết trong tù và người mới bị bắt hay lại bị bắt, đều đă trở về Sài G̣n với những đường phố cũ, vỉa hè xưa. Tôi được tin Thành đă về, anh đau yếu nặng, vợ anh đă bỏ anh để sống với người t́nh mới. Nghe nói anh này quen vợ Thành trước khi chị lấy Thành (chị này không phải là em gái Nguyên Sa), anh cũng bị tù ở Gia Trung, khi lên thăm nuôi Thành, vợ Thành gặp lại người cũ.
    Khoảng hai giờ trưa một ngày mùa mưa đất trời u ám, vừa ở tù về được ít ngày tôi bỗng thấy nhớ Thành. Thành trước ở Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, nhưng nay Thành sống một ḿnh trong căn nhà của ông bà thân anh ở đường Nguyễn An Ninh bên chợ Sài G̣n. Tầng dưới của nhà này trước 1975 là nhà in Nam Sơn, nhà in của gia đ́nh Thành. Khi tôi đến, tầng dưới bị chiếm làm cửa hàng lương thực của phường. Mấy căn pḥng trên lầu đều bị chiếm cho cán bộ ở.
    Tôi theo cầu thang lên tầng lầu trên cùng. Tầng này trước 75 là nơi bà mẹ Thành ở. Trên sân thượng có điện thờ Phật, một khoảng trồng hoa, cây mai, cây trúc, bồn nước, ḥn non bộ. Mười lăm mùa lá rụng chúng tôi mới gặp lại nhau. Thấy Thành, tôi nhận ra Thành ngay. V́ bất ngờ không biết tôi đến, có thể Thành không nh́n ra tôi.
    – Nhận ra tao là ai không? Tôi hỏi.
    Thành gọi ngay tên tôi:
    – Hoàng Hải Thủy. Mày chứ c̣n ai nữa.
    Thành nói anh bị lao xương, con anh bảo lănh anh sang Pháp, nhưng anh yếu quá chưa đi khám sức khỏe được. Trông Thành tiều tụy thê thảm quá, nhưng tôi không ngờ anh lại ra đi nhanh thế.
    Một chiều gần Tết, tôi trở lại nhà in Nam Sơn xưa thăm Thành. Lên hết thang lầu, tôi ngẩn ngơ trước cửa pḥng Thành đóng kín, có cái khóa ngoài tọng teng. Trở xuống tôi hỏi thăm, người ta trả lời tôi:
    – Bác Thành mất rồi.

    Ở Paris những năm 1949, 1950 Thành lấy vợ là con gái ông Trần Văn Chi, có con. Khoảng 1957, 1958 ở Sài G̣n, Thành bỏ vợ để lấy chị vợ sau. Ly dị. Vợ cũ của Thành, tôi nghe nói, sang Pháp, để con lại Sài G̣n dưới quyền giám hộ của ông anh.
    Một tối Thành kéo tôi đi ăn chơi, con Thành học nội trú trong một trường nào đó, ông giám hộ Trần Bích Lan không cho phép Thành được gặp con. Thành kể chuyện rồi nói với tôi:
    – Nguyên Sa nó trọng dư luận các bạn văn nghệ sĩ lắm, mày nói với nó dùm tao, cho tao gặp con tao, sao lại cấm không cho bố con tao gặp nhau.
    Tôi gặp Nguyên Sa. Nguyên Sa nói:
    – Tao ghét nó nhà quê. Là văn nghệ sĩ… chẳng thà nó nghiện thuốc phiện đi, đằng này nó lại chơi tṛ nhà quê có vợ bé.
    Nguyên Sa là dân Hà Đông nhưng anh sống ở Hà Nội nhiều hơn. Tôi nhớ tên ở Hà Đông trước 1945 của anh là Phúc, khi gặp lại nhau ở Sài G̣n tôi thấy tên anh là Trần Bích Lan.
    Năm 1955, tôi gặp lại Nguyên Sa trên vỉa hè Lê Lợi. Từ Pháp trở về Nguyên Sa ăn mặc thật giản dị, sơ-mi trắng ngắn tay bỏ ngoài quần, quần kaki, đi giày rất thường, tay không đồng hồ, thời gian đầu anh c̣n đội cái nón cối cũng mang ở Pháp về. Ra cái điều ta đă sống ở Paris, nơi trang phục sang đẹp nhất thế giới, ta cóc cần chú ư đến chuyện phải ăn mặc bảnh bao như mấy anh Sài G̣n nhà quê. Anh kể chuyện văn nghệ văn gừng ở Pháp:
    – Bọn thiên tả chúng nó có cái tṛ họp nhau phê b́nh thơ của nhau, với chúng nó bài thơ nào cũng phải có ư nghĩa, phải nói lên một cái ǵ. Bọn tao đến họp là chúng nó bực lắm. Có lần tao nói bài thơ này nó nói lên được cái là nó không nói lên cái ǵ cả.
    Anh nói:
    – Tao làm văn nghệ, thấy không khá, nhớ lời dậy của ông cụ tao: phải làm thương mại mới khá được, muốn khá phải làm thương mại.
    Nguyên Sa không dậy học mướn, không làm hiệu trưởng mướn, anh làm chủ trường, anh có nhà in riêng trong trường Văn Học của anh. Thời tôi viết phóng sự “Tây Đực, Tây Cái” – sau đổi là “Ông Tây, Bà Đầm” – những năm 1955, 1956 trên nhật báo Ngôn Luận, Nguyên Sa kể:
    – Tao vào lớp, thấy cứ mỗi lần tao hỏi đến một thằng học tṛ là mấy thằng bạn nó lại x́ xào… Cuốc Tô, Cuốc Tô… Tao không biết Cuốc Tô là cái ǵ. Tao hỏi mới biết Cuốc Tô là tên nhân vật trong phóng sự của mày. Lần sau vào lớp, tao hỏi đúng thằng học tṛ ấy: “Sao… Kư giả Cuốc Tô. Mấy hôm nay kư giả có gặp bà Dzô-dzan không?” Cả lớp chúng nó cười ồ lên. Dậy học, thầy phải như thế học tṛ nó mới chịu.

    Đầu năm 1995 bánh xe lăng tử đưa tôi sang Cali, tôi gặp lại Nguyên Sa. Anh đă bị giải phẫu ở cổ v́ ung thư, anh đi lại, lái xe, ăn uống b́nh thường, chỉ có hơi yếu. Anh có tờ tuần báo Đại Chúng, anh đến nhà Hồng Dương đón tôi đi ăn, đưa tôi đến ṭa soạn nhật báo Người Việt, ṭa soạn Việt Báo. Anh bảo tôi:
    – Mày phải ở Cali. Đồng bào mày, nó chia rẽ, nó nhỏ nhen, nó lắm chuyện, nó không ra sao cả, đồng ư, nhưng nó là đồng bào mày. Mày viết, mày phải sống gần đồng bào mày, mày mới viết được.
    Tôi nhờ t́m cho tôi một cái tên chung cho những bài tôi viết, như kiểu Nguyên Sa có mục “Bông Hồng Cho Văn Nghệ” trên nhật báo Sống ngày xưa, Nguyên Sa nói:
    – Mày lấy “Viết ở Rừng Phong” hay quá rồi c̣n ǵ, c̣n phải t́m tên nào nữa.

    . . .

  6. #26
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488



    Hoàng Vĩnh Lộc là một trong rất ít những người Việt Nam thực sự yêu mê nghệ thuật điện ảnh tôi được gặp, được biết. Tôi biết Hoàng Vĩnh Lộc từ năm 1952 ở Sài G̣n.
    Tôi viết “tôi biết” Hoàng Vĩnh Lộc năm 1952 v́ năm ấy tôi chỉ biết anh mà không quen anh, tôi chưa có điều kiện để quen anh, để giao thiệp với anh như người cùng giới văn nghệ sĩ. Năm 1952 tôi chưa là người viết tiểu thuyết trong khi Hoàng Vĩnh Lộc đă là diễn viên điện ảnh.

    Năm 1952 là thời gian – có thể v́ tôi không phải là dân ăn chơi có hạng nên chỉ thấy – Sài G̣n có mấy người đàn bà nổi tiếng, được nhiều người biết mặt, biết tên. Như nữ ca sĩ Ngọc Hà chuyên đi xe Vespa. Thời ấy có lẽ cả Sài G̣n chỉ có một phụ nữ đi xe Vespa là nữ ca sĩ Ngọc Hà. Như Thu Trang, người ngày ngày mặc áo dài trắng đi xe đạp Dura trắng đến làm việc ở Pḥng Thông Tin Hoa Kỳ đường Gia Long – Hai Bà Trưng. Thu Trang vài năm sau trở thành diễn viên điện ảnh. Như Nguyệt Hồ, người có ảnh được lên b́a tuần báo Đời Mới của ông Trần Văn Ân. Những năm 1951, 1952 việc phụ nữ có ảnh đăng b́a tuần báo quan trọng như việc các nàng đóng phim những năm 1960. Nguyệt Hồ về sau hành nghề bói bài tây ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định.
    Năm 1952 là năm Việt Nam bắt đầu làm phim. Hà Nội có phim Kiếp Hoa với các diễn viên Kim Chung, Kim Xuân, Anh Tứ. Sài G̣n có Thái Thúc Nha Alpha Film làm phim Bến Cũ. Kiếp Hoa phim đen trắng, Bến Cũ phim mầu Technicolor. Hoàng Vĩnh Lộc và Bích Ngà đóng hai vai chính trong phim mầu Bến Cũ, phim c̣n một nữ diễn viên nữa là Liên Hương.
    Bến Cũ chưa được tŕnh chiếu, Hoàng Vĩnh Lộc đă nghiễm nhiên trở thành nam diễn viên số một của điện ảnh Việt Nam, một “jeune premier” đúng nghĩa. Anh hơn tôi chừng mười tuổi. Năm đóng phim Bến Cũ anh khoảng ba mươi, ba mươi hai. Có những buổi sáng, buổi chiều tôi thấy anh trên đường Catinat, Bonard, bận toàn y phục trắng, giầy trắng, lái chiếc xe Peugeot 203 hai chỗ ngồi, mui vải, cũng mầu trắng. Anh hơi cao, nhưng cân đối, khỏe mạnh, trông rất thể thao. Và đẹp trai. Với tôi, anh là diễn viên điện ảnh phong độ nhất, đẹp trai nhất kể từ 1952 đến những năm 1965.
    Thời gian qua…

    Năm 1960, Hoàng Anh Tuấn làm phim Hai Chuyến Xe Hoa, tôi được Tuấn mời đóng một vai phụ. Những năm 1960, 1961… tôi đang ở đỉnh cao phong độ nhất của đời tôi: tôi đang ba mươi tuổi, đang nổi tiếng, đang viết nhiều, đang kiếm được nhiều tiền. Đó là những năm nhật báo Sài G̣n Mới của ông bà Bút Trà bán chạy nhất và tôi là nhân viên của nhật báo đó. Ngoài việc làm thường trực trong ṭa soạn Sài G̣n Mới, tôi viết tiểu thuyết thường xuyên, tức là viết quanh năm, năm này sang năm khác, cho nhật báo Ngôn Luận, tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong của Hồ Anh, tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong, tuần báo Phụ Nữ Ngày Mai của Sáu Khiết, con bà Bút Trà. Trong tác phẩm Nh́n Lại Những Bến Bờ, xuất bản ở Mỹ năm 1988, viết về tôi trong khoảng những năm 1960, Duyên Anh gọi tôi là “ông vua không ngai” của nhật báo Ngôn Luận. Trên báo Ngôn Luận những năm ấy tôi viết tiểu thuyết ở trang trong, phóng sự tếu ở trang nhất. Làng báo Sài G̣n từ 1954 đến 1975 không có mấy người viết nhiều trên một tờ báo như tôi.
    Một buổi chiều, tôi t́nh cờ lái cái xe Jeep qua khu bờ sông Sài G̣n quăng gần Ngân Hàng Việt Nam. Một êkíp làm phim người Pháp đang thực hiện một đoạn phim ngoại cảnh ở khu này. Phim Mort en Fraude, đào Dominique Wilms trong vai chính. Nh́n thấy Hoàng Vĩnh Lộc và Lê Quỳnh đứng bên đường xem quay phim, tôi ngừng xe, đến nói chuyện với hai anh. Lê Quỳnh ḥa nhă, vui vẻ nhưng không nói nhiều. Hoàng Vĩnh Lộc cởi mở, nói nhiều với tôi. Chúng tôi nói đến chuyện Hoàng Anh Tuấn sắp làm phim Hai Chuyến Xe Hoa và tôi được mời đóng một vai. Tuy tôi không hỏi tôi có nên đóng phim hay không, Hoàng Vĩnh Lộc tự ư và sốt sắng nói ra ư kiến của anh:
    – Tôi thấy anh không nên đóng phim. Anh đă có cái danh văn sĩ rồi, anh cứ giữ lấy cái danh ấy, đừng dại mà bước sang địa hạt đóng phim. Làm diễn viên điện ảnh không dễ đâu. Phải hy sinh, bị mất mát nhiều lắm, nhất là trong những bước đầu.
    Hoàng Vĩnh Lộc khuyên tôi đừng dại mà tập tễnh bước vào nghề diễn viên điện ảnh, tôi đă không làm theo lời anh khuyên, nhưng từ ngày ấy đến nay đă hơn bốn mươi năm, tôi vẫn nhớ h́nh ảnh anh đứng với tôi chiều hôm xưa trên vỉa hè Sài G̣n gần bờ sông, nhớ từng tiếng anh nói. Anh tỏ ra chân thành, sốt sắng với tôi. Và anh nói đúng về việc tôi không nên đóng phim.

    Từ năm 1950 đến khi anh ra khỏi cơi đời này, Hoàng Vĩnh Lộc không làm ǵ khác ngoài việc đóng phim, làm phim. Dường như anh chỉ có một thời vui vẻ trong nghề, đó là thời anh làm phim “Người T́nh Không Chân Dung” (mà chúng tôi gọi đùa là Người T́nh Không Chân Tay) với Kiều Chinh, Tâm Phan. Phim được thực hiện ngoại cảnh ở thị xă Cam Ranh thời ông Quang Dù làm thị trưởng, phim mầu Cinemascope, có mặt một số thân hữu như Hùng Sùi, Chương Ma-rin, Vũ Văn Ước, Dương Hùng Cường tức Dê Húc Càn, người đă chết trong ngục tù xă hội chủ nghĩa. Sau “Người T́nh Không Chân Dung”, Hoàng Vĩnh Lộc làm một phim của riêng anh: “Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương”. Huy Cường là một diễn viên trong phim này. Huy Cường chết khoảng năm 1976 hay 1977, nghe nói đêm khuya, Huy Cường rượu say, ngồi sau xe Honda về cư xá Thanh Đa, xe đụng, Cường té ngửa, đập đầu xuống đường.

    Tháng Ba 1976 Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt trong đợt công an Thành Hồ khủng bố văn nghệ sĩ. Giới điện ảnh có bốn người bị bắt trong đợt này: Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Minh Đăng Khánh, Thân Trọng Kỳ. Mười tháng sau cả bốn anh đều được thả. Hoàng Vĩnh Lộc bị suyễn nặng. Tôi từng thấy anh thời anh trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống, tinh anh, rồi lại thấy anh tiều tụy trong buổi xế chiều của đời anh. Rồi một ngày tôi được tin anh qua đời.
    Năm 1982 hay 1983? Chiều mưa. Tôi đạp xe đến nhà anh ở trong hẻm đường Chi Lăng. Trước nhà anh là một băi đất hẹp có vài cây chuối vàng vơ, c̣m cơi. Một cái bàn, vài cái ghế được đặt dưới tấm nylon căng che trên miếng đất ấy. Khách đến viếng ngồi ở đó. Tôi ngồi đó trong bóng chiều vào tối xanh xám, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm nylon, nh́n quan tài anh đặt trong căn nhà hẹp, vài ngọn nến gầy leo lét, lung lay. Đạo diễn điện ảnh Hoàng Vĩnh Lộc có chiều cao hơi quá khổ, người nhà anh phải vất vả mới t́m được cỗ quan tài vừa người anh.

    Sau Huy Cường, Hoàng Vĩnh Lộc, Minh Đăng Khánh là người làm điện ảnh thứ ba chết ở Sài G̣n sau ngày 30 Tháng Tư 1975.
    Tôi quen Minh Đăng Khánh từ ngày thành phố Sài G̣n mới có Bin-đinh Cửu Long. Khánh ở Cửu Long thời anh chưa lập gia đ́nh. Gần như tất cả những người sống ở Bin-đinh Cửu Long đường Hai Bà Trưng thời ấy đều độc thân. Vài người nổi tiếng: Hiếu Ve, anh có cái ve ở tai nên gọi là Hiếu Ve, nghe nói anh là em ông Trần Văn Chương, chú bà Trần Lệ Xuân. Sau 30 tháng Tư, Hiếu Ve nói anh buồn, anh muốn tự tử. Những ngày ấy Sài G̣n có rất nhiều người buồn muốn chết và nói ra miệng là sẽ tự tử. Hiếu Ve nói và làm thật. Một đêm, anh lên sân thượng bin-đinh Cửu Long nhẩy xuống đất.
    Thanh Nam, Hoàng Thư, Thái Thủy, Trần Lâm ABC… từng ở Bin-đinh Cửu Long.
    Minh Đăng Khánh nguyên là giáo viên, tên thật dường như là Trần Đăng Lộc. Năm 1954 vào Sài G̣n anh bỏ nghề dậy học để làm văn nghệ sĩ. Anh vẽ rất khá, từng là thầy dậy hội họa của nữ ca sĩ Tâm Vấn.
    Minh Đăng Khánh bị bắt Tháng Ba 1976. Cũng như Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Anh Tuấn, mười tháng sau anh được thả. Trong số văn nghệ sĩ không phải đi trại cải tạo năm ấy có Dương Nghiễm Mậu, Nhă Ca, Hồng Dương, Nguyễn Hữu Hiệu, Sao Biển, Xuyên Sơn, Minh Vồ, Trần Việt Sơn, Lê Xuyên v.v…
    Nhà Khánh ở Nguyễn Văn Học, nay là đường Nơ Trang Long, cạnh bệnh viện Nguyễn Văn Học. Cuối năm 1979 ở tù về, tôi được tin Khánh bị bại liệt.
    Khánh rất khỏe, thời trẻ anh chơi thể dục, trước 1975 có lần anh bảo Hoài Nguyên, con trai tôi, khi anh thấy con tôi mê thể dục, thể thao:
    – Muốn chơi thể dục, thể thao ta phải có chiều cao, cháu ạ. Bác thấy mày cũng không có chiều cao như bác. Tập người nở ra vuông như cái bánh chưng, khó coi lắm.

    Khánh sống rất lành mạnh, không chơi bời, không hút xách, không rượu, không cờ bịch, anh chỉ hút pipe. Anh vạm vỡ, nước da nâu, tóc bạc, chúng tôi vẫn nói anh khỏe như trâu. Không thấy Khánh có tật xấu nào, vậy mà đi tù về tự nhiên anh bại liệt. Nghe nói anh gặp nhiều chuyện buồn phiền trong gia đ́nh, sau một trận căi cọ to tiếng anh hút điếu thuốc lào, ngă ra, và bị bại liệt nửa người.
    Tôi t́m Minh Đăng Khánh, chúng tôi nối lại cuộc giao du bị đứt đoạn v́ tai họa, tù đày. Khánh nói ngọng, anh vẫn đi lại được dù đi chậm, lê lết, khó khăn, không ngồi vững được. Mỗi lần Khánh từ Nguyễn Văn Học, Bà Chiểu ra nhà tôi ở Ngă Ba Ông Tạ là cả một hành tŕnh cần phải thu xếp. Phải có một anh em c̣n khỏe – thường là Sao Biển – chở anh trên xe đạp, để anh ngồi trên poóc-ba-ga, tay trái anh ṿng ra ôm người chở (Khánh bị liệt nửa người bên phải) đạp xe chầm chậm. Khánh ngă xuống là không tự ḿnh đứng lên được. Ở nhà một ḿnh mỗi lần té anh phải nằm đấy chờ cho đến lúc con anh về đỡ dậy.
    Khánh thường bận bộ bà ba nâu, ngoài bận cái áo judo cho đỡ lạnh trong những ngày cuối năm, đeo cái túi vải nát trong đựng các thứ đồ lẩm cẩm: khăn mặt, tiền, giấy tờ, cái pipe, bịch thuốc hút.
    Khánh kể có lần anh lết lết đi vào tiệm phở: “Người ta tưởng tao ăn xin, cho tao tiền, tao nói cám ơn tôi không phải là ăn mày…”
    Những năm 1981, 1982, căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi ở Ngă Ba Ông Tạ là nơi gặp gỡ của các bạn tôi. Các bạn góp tiền đưa cho vợ tôi đi chợ, mua chút ǵ đó về làm một món nhậu, nấu cho nồi cháo, vừa nhiều, vừa ngon. Chúng tôi có thể ngồi ăn uống, nói chuyện thoải mái từ năm, sáu giờ chiều đến chín, muời giờ tối. Tất nhiên trong những buổi ăn như thế chúng tôi cũng cố xoay được chút rượu cho ấm ḷng chiến sĩ.
    Nhà tôi có căn gác lửng. Mỗi lần đến Khánh thường lết lên đó nằm nói chuyện với tôi cả hai, ba tiếng đồng hồ. Thang gác nhỏ síu, Khánh lên thang bằng cách ngồi xoay lưng, nhấn chân nhổm đít lên từng bậc, lúc xuống cũng vậy. V́ Khánh lên xuống thang khó khăn như thế nên tôi giải quyết vấn đề tiểu tiện cho Khánh bằng cách lấy cái bô lên gác, tôi bưng bô cho Khánh đứng đái.
    Một sáng, con trai Khánh đến báo tin Khánh chết. Khánh đă thoát nợ, Khánh đă hết khổ. Tôi đến một trong những cái gọi là Xưởng Phim của Thành Hồ, ở đường Điện Biên Phủ, báo tin Khánh mất với Lê Hoàng Hoa. Có khá đông anh em đến tiễn đưa Khánh sáng hôm ấy.

    Ḍng thời gian dài một ánh bay…
    Hôm nay, một trong những ngày cuối đời liêu lạc ở quê người, nhớ lại, viết về những người bạn của tôi đă sống, đă chết, tôi thấy ẩn hiện h́nh ảnh Hoàng Vĩnh Lộc trên chiếc Peugeot decapotip trắng đậu trước nhà hàng Kim Hoa đường Bonard-Pellerin một buổi chiều Sài G̣n nắng vàng năm 1952, nhớ anh một chiều mưa năm 1967 anh đến ṭa soạn nhật báo Dân Tiến hẹn tôi đến Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh xem chiếu phim Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương vừa mới hoàn thành… Tôi nhớ h́nh ảnh Minh Đăng Khánh một tối năm 1955, Khánh đến nhà tôi gọi vợ chồng tôi đi ăn phở gà Hiền Vương, nhớ một tối gần Tết, Khánh chở tôi trên xe Lambretta của anh lên Hội Chợ Quang Trung dự cuộc thi Hoa Hậu Đông Phương. Đây là cuộc thi hoa hậu thứ nhất của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, cuộc thi do hăng phim Đông Phương của anh Đỗ Bá Thế tổ chức – Đông Phương Films làm phim Ánh Sáng Miền Nam – tôi bùi ngùi nhớ những lần tôi bưng bô cho Khánh đái…

    . . .

  7. #27
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,733

    Phái đoàn nghệ sĩ VNCH tham dự Liên Hoan Phim Á châu 1971 tại Đài Loan.

    Phim "Người T́nh Không Chân Dung" đoạt giải Phim Chiến Tranh Hay Nhất
    Cô Kiều Chinh đoạt giải Nữ Diễn Viên Nổi Tiếng Nhất năm 1971



    Ở phút 4:23" là Tưởng Kinh Quốc (con trai trưởng của Tưởng Giới Thạch) trong buổi tiệc khoản đăi các tài tử điện ảnh và đạo diễn Á châu.
    Tưởng Kinh Quốc trở thành Tổng Thống Đài Loan năm 1978.
    Last edited by LeBachViet; 15-12-2018 at 09:12 AM.

  8. #28
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Tôi xin tạm ngắt ngang truyện "Sống và chết ở Sài G̣n"của HHT để xen vào bài nói về Dạ Chung Hoàng Vĩnh Lộc của nữ sĩ Bích Huyền


    Gia Đ́nh Dạ Chung Hoàng Vĩnh Lộc

    Trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam, về tác phẩm, chưa kể đến thơ phổ nhạc, có rất nhiều bài hát gồm hai tác giả, người viết nhạc và người viết lời. Trong chương tŕnh Thơ Nhạc của đài VOA hôm nay, Bích Huyền nói về Dạ Chung, người viết ca từ đẹp như thơ trong nhạc Lâm Tuyền.

    Ai cũng biết rằng một ca khúc hay cần hai yếu tố: nhạc và lời. Chuyển tới thính giả ca khúc ấy là giọng hát và nghệ thuật ḥa âm, chưa kể đến kỹ thuật âm thanh. Thế nhưng, thường khi giới thiệu một bài hát, hoặc có nhiều CD phát hành h́nh như người ta chỉ chú ư đến ca sĩ, nhạc sĩ mà quên đi người viết ca từ. Như vậy có thiếu sự công bằng không?
    Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một cựu nữ sinh trường Trung học Trưng Vương Sàigon, những năm đầu thập niên 60, Vĩnh Phúc đă viết rất nhiều lời cho những bản nhạc nổi tiếng của Hoàng Trọng như: Ngàn thu áo tím, Hai phương trời cách biệt, Một thuở yêu đàn… Trong câu chuyện hôm nay, Bích Huyền muốn giới thiệu cùng qtg&cb một vài nét về Dạ Chung, người viết lời trong hầu hết những bản nhạc của Lâm Tuyền.

    Lâm Tuyền-Dạ Chung, tên tuổi hai người gắn liền với nhau như Đoàn Chuẩn-Từ Linh vậy.
    Một trong những ca khúc được yêu mến nhất của hai người là “H́nh ảnh một buổi chiều.
    H́nh ảnh một buổi chiều thơ mộng, đẹp đẽ đủ in đậm trong trí nhớ nhiều người, lại càng đẹp hơn, thơ mộng hơn, đáng nhớ hơn là câu văn đẹp như thơ của Dạ Chung in dưới tên bài hát:
    “Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả. Anh chỉ giữ có h́nh ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em.” Có một thời người ta đă chép nắn nót trong tập sổ tay câu nói đẹp như thơ ấy.

    Dạ Chung tức Hoàng Vĩnh Lộc, vừa là tài tử màn bạc vừa là đạo diễn phim nổi tiếng của miền Nam trước 1975.
    Thời ấy ngành điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thực sự gọi là trưởng thành, dù về diễn viên, chúng ta có những ngôi sao như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Quỳnh... Các nhà sản xuất thiếu vốn lớn để trang trải các món chi tiêu khổng lồ trong đó phần chi phí về phim liệu, máy quay h́nh, thu âm, ánh sáng là tốn kém nhất. Tuy vậy, chúng ta vẫn có những nghệ sĩ hy sinh cho điện ảnh như Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Vĩnh Lộc... để Điện Ảnh Miền Nam có mặt tại các Festivals lớn ở Đông Nam Á.
    Những bộ phim tiêu biểu nhất của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc như Xin nhận nơi này làm quê hương, Người t́nh không chân dung, Người về từ đỉnh núi… gây nhiều tiếng vang. Phim Con búp bê nhồi bông đoạt giải Điện ảnh Đông Nam Á.
    Có một h́nh ảnh để lại ấn tượng đậm nét trong thời chiến: muôn ngàn tinh tú lấp lánh trên ṿm trời cao phản chiếu vào vũng nước mưa trong chiếc nón sắt của người tử sĩ, cái nón sắt chơ vơ bị bỏ lại bên lau sậy:
    Trong cái nón sắt của anh, Mặt trời vẫn c̣n đó ban ngày và ban đêm, mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu v́ sao vẫn c̣n đó… Con ễnh ương vẫn gọi tên anh trong mưa dầm. Tên anh nghe như tiếng thở dài của ḷng đất mẹ…
    Với ca từ ấy của Dạ Chung Hoàng Vĩnh Lộc, với nhạc của Hoàng Trọng, Người t́nh không chân dung, ca khúc chính trong cuốn phim cùng tên, đă làm khán giả rơi lệ.
    Lâm Tuyền-Dạ Chung sáng tác không nhiều nhưng chỉ với Tơ Sầu, Trở về dĩ văng, H́nh ảnh một buổi chiều, Tiếng thời gian, Khúc nhạc ly hương… nghe một lần rồi, nhớ măi.

    Ca từ Dạ Chung đẹp như thơ, kết hợp với nhạc Lâm Tuyền, đă làm nên một bài thơ bằng âm nhạc. Thiên nhiên chiếm ngự trong ca từ rất nhiều. H́nh như ông lấy cảnh để nói về t́nh nhiều hơn là nói thẳng với t́nh, với người t́nh. T́nh yêu trong lời nhạc của Dạ Chung, v́ thế có một vẻ ǵ kín đáo, nhẹ nhàng. Thiên nhiên thơ mộng huyền ảo “mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông…” như tô son điểm phấn cho t́nh. Như một lời tỏ t́nh làm mềm ḷng thiếu nữ. Trong Tơ sầu: Tơ dáng như mây chiều, tơ úa như lá vàng, tơ giống như trăng ngàn, nhiều khi tơ giống tóc người yêu… Hay trong Trở Về Dĩ Văng: Anh thường khóc khi chiều xuống, Ḷng nhớ nhung triền miên, Trăng xưa về khuya bẽ bàng, Dường như nhắn người yêu, T́nh mây nước c̣n đâu…
    Với những lời ca ấy của Dạ Chung, ai đang yêu cũng muốn được yêu như thế. Ai đang mong ước được yêu, đang mơ mộng th́ cứ chép vào tập sổ tay của ḿnh. Gửi cho nhau là đủ, không cần nói ǵ thêm nữa v́ khó ḷng có những lời tỏ t́nh đẹp hơn.Trong lời ca Dạ Chung, chỉ thấy một không gian thơ mộng, không gian của cái tuổi đẹp nhất đời người, cái tuổi thanh xuân vô cùng lăng mạn với bao ước mơ mộng tưởng tuyệt vời.

    Trong biến cố 1975, tất cả văn nghệ sĩ miền Nam bị lùa vào trại tù Cộng sản. Đạo diễn điện ảnh bị bắt trong chiến dịch đầu tiên là Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Minh Đăng Khánh. Phu nhân đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc là chị Hoài Hương, một cựu nữ sinh Trưng Vương một ḿnh nuôi đàn con bé thơ, nuôi chồng trong tù.
    Con người nồng nhiệt đóng góp những tinh hoa cho văn học nghệ thuật, nồng nàn yêu thương cuộc sống, khát khao với ánh sáng hạnh phúc mà lại bị tù đày, tinh thần sức khỏe Hoàng Vĩnh Lộc bị suy nhược. Trại tù không có thuốc men, khi cho về nhà chẳng được bao lâu ông đă qua đời. Chị Hoài Hương đưa sáu đứa con thơ ra khỏi nước giữa thập niên 1980 và gây dựng cuộc sống mới tốt đẹp ngày nay với mười đứa cháu nội ngoại. Mỗi năm, đến ngày giỗ chồng bao giờ chị Hoài Hương cũng âm thầm nhỏ lệ, như câu hát trong bài Tiếng Thời Gian, “Mưa đêm nay khóc thầm, cuộc đời đầm ấm đă theo thời gian…”

    Biệt ly, t́nh đôi ta vời vợi
    Thuở ấy hồn anh đắm chơi vơi ngoài khơi
    Người em sầu mộng của muôn đời
    Thề ước guồng tơ thắm không bao giờ phai

    T́nh em như tuyết giăng đầu núi
    T́nh anh như ánh trăng trầm suối
    T́nh ta như áng mây chiều trôi
    Về tràn trên gối chăn mờ phai

    Biệt ly, ôi biệt ly…
    Ngậm ngùi đêm thâu, âm thầm đôi câu
    Biệt ly, anh theo cánh gió chơi vơi
    Phiêu du khắp bốn phương trời
    Xa xôi tiếc nhớ khôn nguôi
    Men say lấp kín môi cười
    Biệt ly, sầu bi….


    Chúng ta vẫn trân trọng Dạ Chung như một tài năng của đất nước, trong lúc ông lặng lẽ ĺa đời ở một nơi chốn và hoàn cảnh mà chỉ được người ta xem như là kẻ vô danh. Đáng buồn thay!

    Nghe người hát khúc buồn xưa
    Nghe như cả tiếng gió mưa buồi chiều
    Khúc buồn xưa, khúc t́nh yêu
    Khúc buồn sau chắc cũng ngần ấy thôi
    (Trần Vấn Lệ)

    Bích Huyền
    * Những ca khúc trong chương tŕnh: H́nh ảnh một buổi chiều, Người t́nh không chân dung, Trở về dĩ văng. (giọng hát Quang Tuấn, Nguyễn Hồng Nhung, Thái Thanh)

  9. #29
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Sống và chết ở Saigon ;.. cây cầu nối tiếp cho gịng.. thơ nhạc thoát ly tiền chiến....

    ngày 15 - 12 - 2018.. trời đổi gió và nhiệt đô hâm nóng OAT = +3 oC....
    bày trẻ đuọc nghỉ vẫn ngủ vùi.. không chịu thức dậy....

    Xin cảm ơn Bạn đọc BH đă đưa lên mạng những vần thơ văn và nhạc.. , xin phép gọi là những chân t́nh nuói tiếc nối tiếp cho gịng nhạc tiền chiến Thoát ly của một thời xa xưa..
    gịng thi văn ., khi CSVN vào tiếp quản Hà nội 1945 th́ Tự lực văn đoàn hay thơ nhạc thoát ly cũng là dứt điểm. Từ đây gịng nhạc chuyễn hướng tuỳ theo nhịp độ cai trị áp đặt lên đầu dân chúng địa phương.
    Sau đó đén 1947.. từ sự đói khổ phải " dinh tê..về tề..".. th́ đến gịng nhạc của Doăn Mẫn t́nh tự dấy lên với Nguyễn văn Tư.. và vài nhạc sĩ nữa nmq không nhó tên là bài hát.. giờ đó về nh́n lại Hà thành đổ vỡ sự tiếc nuối mang tính cách nhân văn hé nở qua Nguyễn thiện Tơ, Thẩm Oánh, Hùng Lân.. Phạm Duy.. Đoàn Chuẩn/Từ Linh.. Văn học có nhóm báo tuần Thời nay của Nguyễn Vĩ..lúc nầyngnhf Điện ảnh ra mắt với phim Bến Cũ do Hoàng Vĩnh Lộc, Bích Ngà phim màu chiếu vào dịp Tết ở hanoij 1953(?)...
    thời xa xưa phim ảnh cũng có do nhóm sinh viên du học bên Pháp quay;.. cánh đồng ma phim câm.. có tiếng nói diễn giải, sau đó đến khoảng 43-th́ có phim Giá Hạnh Phúc di sinh viên du học Âu châu làm ra.. và có tiếng nói...

    rồi khi đặt bút kư chia đôi đất nước 1954.. gịng thi nhạc Bắc kỳ gồng gánh vô Nam và nẩy nở trên vùng đất ph́ nhiêu.. nào ca nhạc phim ảnh cho đén thi văn.. báo chí.. cả bầu trờ thi văn rộng mờ mênh mông phát triển.. sau đó đến thời.. 1956 được chính quyền VNCH1 cổ vơ và gịng nhạc như vườn hoa xuân nở rộ..

    Sau khi được đọc bài gơ của Tv BH đưa lên mạng, nmq xin dè dặt đưa lên theo trí nhớ... những chuyển biến của Văn hoá theo suốt thời gian.. đuọc tiếp nối và đến sau 1966 th́ quả là Văn hoá không có biên giới và con người được tự do bày tỏ cảm nghĩ rieng tư...
    C̣n ngày hôm nay.. và mai này khung trời văn hoá lại được gịng mạng điện tử vô h́nh bao la bát ngát.. khối óc trái tim của sinh vật hũu t́nh mặc sức tung bay.. chân giả thiện ác đều được hay bị phơi bày .. bộc bạch trước mọi người..

    Đôi gịng cảm nghĩ riêng tư.. nếu sai trái kính mong quư Bạn đọc sửa sai cho đúng... ./. nmq

  10. #30
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Những kư ức quư báu của bác Nguyễn Mạnh Quốc như những mảnh ráp c̣n thiếu trên một bức h́nh jigsaw puzzle của thế hệ đi sau. Xin trân trọng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-04-2012, 03:48 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Cuộc Chiến Đấu Cuối Cùng Ở Xuân Lộc
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 7
    Last Post: 09-12-2011, 08:35 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 01:13 AM
  5. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •