Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp Định Geneve (20/7/1954), nhà sách Khai Trí đă có mặt tại Sài G̣n từ hai năm trước đó. Tôi di cư sớm hơn, vào Đà Lạt năm 1953 và trong những chuyến về chơi thủ đô, nhà sách Khai Trí là một trong những địa điểm tôi thường lui tới để thỏa măn tính ṭ ṃ, t́m hiểu về thế giới sách vở tại đây.

Dạo đó, mỗi chiều cuối tuần người Sài G̣n thường rủ nhau đi “bát phố” Bonard, hết đi lên rồi lại đi xuống, suốt con đường từ Quốc Hội (sau này đổi là Nhà Hát Lớn) đến chợ Bến Thành. Kể từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Bonard được đổi tên thành Lê Lợi. Đặc biệt con đường này chỉ đông người phía bên phải theo hướng từ ṭa nhà Quốc Hội đi đến cuối đường là chợ Bến Thành.Đường Lê Lợi đông người “bát phố” v́ trên suốt con đường có nhiều địa chỉ nổi tiếng… Nhà hàng Givral nằm ngay góc Catinat (đường Tự Do, sau 1975 đổi là Đồng Khởi) và Bonard. Nơi này được mệnh danh là “Khu tứ giác Eden” gồm Passage Eden có rạp ciné Eden của gia đ́nh họ Huỳnh Phú, đầu kia của tứ giác là nhà hàng Givral (góc Tự Do và Lê Lợi)…Khu tứ giác này ngày nay đă biến mất h́nh dạng, để lại cho những người Sài G̣n xưa nhiều nuối tiếc. Kiến trúc “hiện đại” đă làm mất đi những đường nét cổ kính từ thời Pháp thuộc của Sài G̣n. Vẫn biết cuộc sống là luôn thay đổi nhưng ở một chừng mực nào đó th́ vẫn c̣n đọng lại đâu đây những nuối tiếc, hoài cổ.Rồi sau này, năm 1962, có rạp Rex, rạp cinê đầu tiên có máy lạnh, có thang cuốn, của tỷ phú Ưng Thi được khai trương theo mô h́nh rạp Rex tại Paris. Rex nằm ngay ngă tư Lê Lợi-Nguyễn Huệ lúc nào cũng dập d́u “tài tử giai nhân” đi xem phim hoặc không tiền th́ đi… nh́n người ta xem phim!Xuống đến ngă tư Lê Lợi-Pasteur có tiệm kem Mai Hương, ngày nay là kem Bạch Đằng. Đây là địa chỉ dừng chân của những người trung lưu, không đủ tiền ngồi Givral vốn dành cho giai cấp thượng lưu, “quư tộc”, kể cả những trai thanh gái lịch con nhà giàu.Đi thêm vài bước nữa là đến tiệm sách Khai Trí, giang sơn của giới “mọt sách” b́nh dân; v́ nếu “trí thức” hơn, người ta ghé vào nhà sách Xuân Thu trên đường Catinat (Tự Do). Xuân Thu có gắn máy lạnh và chuyên bán sách báo nhập từ nước ngoài với giá cao, và dĩ nhiên chỉ dành cho giới “quư tộc”.
Lần đầu tiên nghe đến tên Khai Trí không hiểu sao tôi lại nghĩ ngay đến Hội Khai Trí Tiến Đức ngày xưa tại Hà Nội (1). Nhà sách ở Sài G̣n cũng như hội đoàn ngoài Hà Nội đă cùng một mục đích “khai tâm mở trí” cho người Việt thời Pháp thuộc cũng như thời Việt Nam Cộng Ḥa.



Đường Lê Lợi cũng có thể gọi tên là con đường “văn hóa” v́ ngay cạnh Khai Trí (số 60-62 Lê Lợi), c̣n có nhiều nhà sách khác như Dân Trí, Thanh Tuân và Phúc Thành nằm chen vai thích cánh bên nhau. Tuy cùng cạnh tranh trên đường Lê Lợi nhưng Khai Trí vẫn nổi bật v́ chiếm hẳn hai căn nhà bề thế; hơn nữa việc nổi tiếng c̣n do tài lèo lái và quản lư của người chủ. Đó là ông Nguyễn Hùng Trương nhưng người ta ít biết đến tên ông mà chỉ gọi là: “Ông Khai Trí.”Người ta nói ông Khai Trí khởi nghiệp buôn bán “sách vở” bằng một chiếc xe đẩy, h́nh như trước cổng trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự, nay là trường Lê Quư Đôn, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trong cuộc phỏng vấn của Phan Hoàng tại Sài G̣n được đăng trên báo Tiền Phong năm 2001 mang tựa đề “Vua sách Khai Trí trở lại”, ông Nguyễn Hùng Trương kể lại thời kỳ khởi nghiệp trên bước đường kinh doanh sách của ḿnh:
Từ khi c̣n rất nhỏ, tôi đă mê sách hơn mọi thứ khác. Càng lớn lên th́ niềm đam mê sách càng tăng.Tôi nhớ một ngày nọ có mấy anh bạn đồng môn đến nhờ tôi mua giùm năm cuốn sách về văn học Pháp. Tôi cũng đang cần một cuốn để lưu, nên gởi thư cho nhà xuất bản xin mua sáu cuốn. Ông giám đốc nhà xuất bản gởi thư hồi âm rằng, nếu tôi mua từ mười cuốn trở lên th́ sẽ được trừ 30% giá b́a. Nhẩm tính tôi thấy nếu mua luôn mười cuốn th́ số tiền chẳng hơn sáu cuốn chưa chiết khấu là bao, nên mượn tiền gởi mua đủ. Nhận sách, tôi đưa mấy anh bạn năm cuốn, tôi lưu một cuốn, c̣n bốn cuốn đem kư gởi.Khoảng ba ngày sau tôi ra thăm chừng, không ngờ sách đă bán hết, ông chủ tiệm trả tiền và nói rằng nếu có sách ǵ cần bán th́ cứ đem đến kư gởi… Từ đó, tôi nảy ra ư định t́m các loại sách báo có giá trị, quư hiếm đặt mua ngay tại cơ sở rồi mang ra hiệu sách kư gởi. Rồi khi để dành được số tiền kha khá tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện mở nhà sách. Năm 1952, sau một thời gian chuẩn bị vốn liếng và mặt bằng, tôi đă khai trương nhà sách Khai Trí.
Tài sản quư giá nhất của ông Khai Trí là sách báo. Sài G̣n khi đó có khoảng ba mươi tờ nhật báo, hàng chục tuần báo và nguyệt san, bán nguyệt san. Ông t́m mua hết và đóng b́a cứng để lưu trữ. Đặc biệt hơn cả, ông sưu tập được bộ Paris Match của Pháp từ số 1 cho đến ngày 30/4/1975, trong đó có nhiều h́nh ảnh, tư liệu quư giá về cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
Ngoài ra, kho lưu trữ của ông c̣n 4.000 trang bản thảo từ điển tiếng Việt và gần 300 bản thảo sách nằm trong kế hoạch in th́ bị “nửa đường đứt gánh”. Theo lời ông, thật đáng tiếc là kho sách báo ấy hiện bị thất lạc gần hết. Ông nói, tại Mỹ, bộ tạp chí Paris Match nếu c̣n giữ được th́ giá không dưới nửa triệu đô-la.

Cũng từ trong nước, nhà văn quá cố Nguyễn Thụy Long, tác giả cuốn tiểu thuyết Loan Mắt Nhung, đă viết về ông Nguyễn Hùng Trương như sau:Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước quản lư, nay mang tên Phahasa của nhà nước. Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Ḥa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ. Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, v́ người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đă từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Nhiều vị học giả, nhiều nhà văn nhà thơ, tất cả đều quí mến ông. Có vị nói với tôi, “Ông Khai Trí không khen được th́ thôi, chớ có ǵ đâu để mà nói xấu, để chê bai.” Đúng vậy, ông Khai Trí là người làm sách, làm văn hóa, kinh doanh mặt hàng ấy, nhưng không thể coi ông là hàng “đầu nậu” xuất bản sách, trái lại rất trân trọng, v́ tư cách của ông, con người vừa khiêm nhượng vừa tốt lành của ông.


Ông "Khai Trí" Nguyễn Hùng Trương (trái).

Khai Trí là nhà sách bán lẻ nhưng cái tên Khai Trí c̣n xuất hiện như một nhà xuất bản, nhà phát hành và đồng thời là nhà xuất nhập cảng sách. Ngoài việc xuất bản sách,ông c̣n chủ trương in tuần báo Thiếu Nhi (Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng Trương, Chủ biên: Nhật Tiến) rồi tập san Sử Địa (2) do Nguyễn Nhă làm Chủ biên. Ông tâm sự với Phan Hoàng:Trong tất cả các loại sách, tôi đặc biệt nặng ḷng với sách thiếu nhi.Từ năm 1971 tới 1975, tôi chọn lọc xuất bản 300 đầu sách trong bộ Tuổi thơ dành riêng cho các cháu nhỏ.Bên cạnh đó, tôi c̣n xuất bản tuần báo Thiếu nhi với sự cộng tác của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo có uy tín và tâm huyết với trẻ em. Đây là công việc mà tôi thích thú nhất!Trên diễn đàn Talawas, tác giả Làng Đậu bày tỏ ḷng tri ân và thành kính với người đă góp công không nhỏ giáo dục và đào tạo một thế hệ thiếu nhi tại miền Nam với “tuần báo giải trí và giáo dục thiếu nhi” như đă ghi trên b́a mỗi số:Về h́nh thức, trang b́a và trang cuối của tờ Thiếu Nhi lúc nào cũng được tŕnh bày rất công phu, dùng kỹ thuật in offset, một kỹ thuật tiến bộ (và cũng đắt tiền) nhất thời bấy giờ. Trang b́a thường in h́nh vẽ của họa sĩ Vi-Vi về các đề tài khác nhau. Có lẽ bức tranh tôi thích nhất là bức Ông đồ, bức tranh này sau đó cũng đă được lên khung trong một bộ tem dưới cái tên cúng cơm của họa sĩ Vi-Vi: Vơ Hùng Kiệt.Nếu như trang đầu của tờ báo là một sự trang trọng cần thiết th́ trang cuối, ngược lại, đem lại cho độc giả vô vàn thú vị qua các câu chuyện bằng tranh màu nổi tiếng dịch lại từ tiếng nước ngoài, như truyện Tin-Tin, truyện Asterix Obelix, truyện của Walt Disney… Những truyện tranh này đă được chọn lọc rất kỹ trước khi đăng nên có chất lượng cao về nội dung giáo dục. Họa sĩ Vi-Vi cũng có góp phần vẽ minh họa một số truyện tranh Việt Nam.

Tờ Thiếu Nhi không bao giờ bị khô khan bởi v́ nó luôn có các kỳ thi “đố vui có thưởng,” các chuyện cười do độc giả gửi tới cũng như các bài thơ, văn, nhạc, họa của nhiều tác giả, cả già lẫn trẻ. Mục “Truyện cổ tích” cũng thu hút người đọc bằng các truyện của Tô Hoài, Nhật Tiến và nhiều cây bút cừ khôi khác. Đặc biệt thú vị là hai mục: “Trả lời thắc mắc” và “Tay ngọc bên bếp hồng.”Cũng xin nhắc lại vài câu thuộc loại “hoa thơm cỏ lạ” được giới thiệu trong vô vàn danh ngôn mà tờ Thiếu Nhi đă cho phổ biến trên mặt báo: “Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan” (Đức Phật), “Lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại nghĩa thắng hung tàn” (Nguyễn Trăi) hay “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”… Làng Đậu, “độc giả nhí ngày đó,” viết:Tiền lời của nhà sách khi bán các mặt sách khác đă được đem qua để bù lỗ cho tờ Thiếu Nhi. Có lẽ riêng đối với tôi, một thằng bé đen đủi không quen biết, ông đă hành sử ‘bù lỗ nhiều hơn’; khi tôi hỏi mua 3 tờ Thiếu Nhi v́ không đủ tiền mua nhiều, th́ đă được ông cho thêm mấy tờ mà tôi muốn.Đối với độc giả người lớn, ông Khai Trí “bảo trợ” tập san Sử Địa của một nhóm giáo sư và sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Sài G̣n. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1966 và số cuối cùng năm 1975 mang chủ đề “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”, một đề tài nóng bỏng sau sự kiện ngày 19 tháng 1, 1974, Hải Quân Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracells) khi ấy đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa.



Tập san Sử Địa phát hành 3 tháng một kỳ, ra được tổng cộng 29 số báo cho đến ngày Sài G̣n thất thủ năm 1975. Đây là nguồn tài liệu phong phú trong việc khảo cứu, sưu tầm về sử kư và địa lư Việt Nam. Tác giả những bài viết trên tập san Sử Địa là những nhân vật nổi tiếng của miền Nam như Hoàng Xuân Hăn, Phan Khoang, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ngu Í…Khai Trí c̣n là một nhà xuất bản chuyên in tự điển của miền Nam. Nếu nhà xuất bản Thời Thế in cuốn Việt Nam Tân Từ Điển của Thanh Nghị dầy 1069 trang th́ Khai Trí đă phát hành một loạt từ điển như Pháp Việt Tự Điển của Đào Đăng Vỹ với độ dầy lên đến 1276 trang; Anh Việt-Việt Anh Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn…Thậm chí có những cuốn tự điển rất cần cho việc nghiên cứu nhưng lại khó tiêu thụ trên thị trường nhưng Khai Trí vẫn mạnh dạn xuất bản, chẳng hạn như bộ Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu hay Hán Việt Tân Từ Điển của Nguyễn Quốc Hùng.Nguyên tắc của kinh doanh nói chung là nhắm vào tiền lăi thu về nhưng một nhà kinh doanh có “tâm” hay có “đạo đức kinh doanh” là biết dung ḥa giữa một bên là “lợi nhuận” và phía bên kia là “lợi ích” của xă hội. Ông Nguyễn Hùng Trương là nhà kinh doanh biết kết hợp cả hai cái “lợi” để đóng góp cho nền văn hóa của miền Nam. Ông c̣n giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn bằng cách mua tác phẩm của họ, dù chưa in nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ theo kiểu “tiền trao cháo múc.” Ngoài ra, ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài G̣n, chẳng hạn như tờ nhật báo Sống của Chu Tử.

Theo Kaviti, ông Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, nhưng cũng có người nói ông sinh tại Biên Ḥa. Thời thơ ấu của ông rất cơ cực, thường nhịn ăn sáng và dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên trung học ông vào trường Petrus Kư với một chiếc xe đạp cũ.Báo Thanh Niên viết về ông Khai Trí: “Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về ḿnh, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.”Trong những ngày đầu Sài G̣n đổi chủ, có người thấy ông chủ Khai Trí trải tấm nylon lớn trên vỉa hè ngay trước cửa nhà sách Khai Trí để bán nốt các số báo Thiếu Nhi c̣n sót lại. Tờ Thiếu Nhi vốn là báo khổ to, nhưng đến gần 1975 th́ nó đă co nhỏ và thu bé ḿnh lại, chỉ c̣n như một cuốn sổ tay mỏng lét nhưng vẫn giữ nguyên tôn chỉ và mục đích.Năm 1976, chính quyền mới mở đợt “cải tạo văn hóa” tiếp theo sau đợt cải tạo “ngụy quân, ngụy quyền.” Nhà sách Khai Trí bị truất hữu và tịch thu, kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. Chủ nhân Nguyễn Hùng Trương bị bắt trong chiến dịch tháng 4, 1976 và đưa đi cải tạo tại trại Z30C Hàm Tân v́ tội “biệt kích văn nghệ.”Một số nhân vật khác trong ngành phát hành sách báo như ông Nguyễn Văn Chà, chủ nhân nhà tổng phát hành Nam Cường, ông Tư Bôn (Paul) chủ nhân cơ sở phát hành Thống Nhất rồi ông chủ các nhà phát hành Đồng Nai, Độc Lập cũng cùng chung số phận v́ đă hoạt động trong lănh vực sách báo “văn chương đồi trụy”…

Năm 1991, ông Khai Trí xuất cảnh sang Hoa Kỳ để đoàn tụ cùng gia đ́nh. Theo nhà văn Nhật Tiến, ông Nguyễn Hùng Trương dự định mở lại nhà sách Khai Trí, nhưng điều trớ trêu là hầu hết các tác phẩm của Khai Trí đă “được” một số nhà xuất bản hải ngoại in lại mà không hề nghĩ đến chuyện… bản quyền!Theo Phạm Phú Minh, một điểm khó khăn nữa là ông Khai Trí vừa thiếu vốn lại thiếu cả nhân lực để gây dựng lại nhà xuất bản tại Mỹ:Ông Vơ Thắng Tiết, giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ ở Nam California, đă tiếp xúc nhiều với ông Khai Trí thời gian ông mới qua Mỹ, cho biết rằng các con của ông Khai Trí nói thẳng rằng họ có thể góp ít vốn cho ông theo khả năng của họ, nhưng hoàn toàn không thể giúp được ǵ ông, v́ ai cũng có công việc cả rồi, không thể nào bỏ việc để cùng cha phiêu lưu theo giấc mộng của ông.
H́nh như ông Khai Trí có gặp ông Nguyễn Tấn Đời để bàn việc góp vốn cho chương tŕnh văn hóa nhưng không đạt được kết quả. Ông Vơ Thắng Tiết cho biết, trong số sách vở ông Khai Trí đă chuyển được sang Mỹ có nhiều thứ rất giá trị, như bộ sưu tập đầy đủ của báo Tri Tân và báo Nam Phong, tập san Sử Địa thời Việt Nam Cộng Ḥa cũng không thiếu một số nào, tất cả sắp xếp rất ngăn nắp và khoa học.
Sau năm năm sống tại Mỹ, ông Nguyễn Hùng Trương biết rơ là ḿnh chẳng làm được những ǵ mong ước cho nên năm 1996 ông Khai Trí về lại Việt Nam để sống luôn tại đây. Nghe nói nhà nước Việt Nam có chủ trương trả lại nhà cửa đă tịch thu năm 1975, ông về nước với đề nghị nhà nước trả lại các cơ sở cho ông; và ông sẽ cùng nhà nước thực hiện các nhà sách tân tiến theo lối Mỹ, trong đó có gian uống cà phê xem sách, có gian thiếu nhi để các em thoải mái t́m ṭi…


Ông “Khai Trí” Nguyễn Hùng Trương với kho sách của ông, ở những năm cuối đời

Nhưng những ǵ ông “nghe nói” đă không đúng với thực tế. Nhà sách Khai Trí của ông đă thành nhà sách quốc doanh Sài G̣n. Nhà khác của ông th́ bị chia chác cho cán bộ đă 20 năm qua, họ bán đi bán lại nhiều lần, giá cả càng ngày càng cao. Cuối cùng người ta “cho lại” một pḥng trong một căn nhà cũ của ông; và ông sống ở đó, cho đến ngày qua đời, với giấc mộng lớn không bao giờ thực hiện.Con người có niềm đam mê mănh liệt với sách báo ấy đă ra đi lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3, 2005, linh cữu tại nhà riêng số 237 Điện biên Phủ (đường Phan Thanh Giản cũ). Nguyện vọng của gia đ́nh là tiền phúng điếu sẽ tặng cho quỹ từ thiện thành phố.Lúc c̣n sinh thời ông Nguyễn Hùng Trương đă có lần chán nản khi được hỏi bao giờ người ta trả lại nhà sách Khai Trí cho ông.Câu trả lời của ông là… “năm 3000”! Chẳng khác nào khi diễn tả một chuyện không bao giờ có thể xảy ra, người Sài G̣n thường nói chờ đến… “Tết Congo”!
Nguyễn Ngọc Chính