Results 1 to 6 of 6

Thread: Trí thức miền Nam sau 75

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488

    Trí thức miền Nam sau 75


    Nhân vừa đọc ư kiến vể Trí thức Miền Nam của anh Sig Sauer tôi cũng muốn mời các bạn xem một bài viết về trí thức miền Nam sau năm 1975 của một nhà báo "lề trái" trong nước, Huy Đức, người được biết nhiều cả trong lẫn ngoài VN với tác phẫm "Bên Thắng Cuộc".

    Trí thức miền Nam sau 75


    Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công tŕnh “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư kư Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài G̣n vẫn nhận được điện thoại từ Văn pḥng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công tŕnh khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’.

    Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới th́ mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác th́ có, người th́ làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy kư khoai ḿ bổ bằng một kư thịt ḅ’, người th́ ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được ḷng tin”.

    Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nh́n vào lư lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Vơ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, tṛ chuyện, khi hiểu thêm nội t́nh, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về th́ tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tṛn bổn phận”.

    Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài G̣n, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo t́nh h́nh, ông nói: “Năy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xă hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.

    Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn c̣n là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nh́n, không có vai tṛ ǵ trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề ǵ th́ những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói vớiông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đă phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương tŕnh. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.

    Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đă được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xă hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đă được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Vơ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xă hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đă từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học th́ giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp c̣n rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”.

    Những đảng viên tham gia lớp học như ông Vơ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài G̣n, chính quyền đă thất bại ngay trong lần tŕnh diễn đầu tiên”.

    Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài G̣n, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đă coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng h́nh thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đă đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lư trí”.

    C̣n Giáo sư Châu Tâm Luân th́ khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xă hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đă mỉa mai: “Sao không t́m hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là ǵ để nhân tiện bỏ qua, ḿnh bỏ qua luôn hai, ba bước”. Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài G̣n bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis 300 và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Về phía ḿnh, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân t́nh lo âu th́ ông lại cho là giá tăng v́ “tâm lư”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền301. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không c̣n bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa th́ cần phải tiết kiệmtối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… V́ vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cầnkềm hăm bớt kẻ địch ở ngay trong ḷng ḿnh…”302.

    Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài G̣n, ông đă không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp v́ kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn c̣n được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lănh đạo với Đảng”.

    Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ư kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ư kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lănh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “T́nh h́nh gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán v́ muốn thay đổi th́ phải bắt đầu từ cái đầu mà… những ‘cái đầu’ th́ như thế”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xă hội.

    Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương tŕnh khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc căi vă, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đă để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách ǵ mà đ̣i sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn ḷng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đă có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi th́ chúng ta chỉ c̣n là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ tŕ phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói ǵ, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nh́n thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.

    Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lư của nhà nước’. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi’. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng th́ các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.

    Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy th́ phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lư được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”.Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Vơ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải ‘phá vỡ’ để áp dụng kinh tế thị trường chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai th́ c̣n sửa được chứ mất chính quyền là mất hết’. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đă nói rất thật ḷng, họ đă ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.

    Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đ́nh ông đă định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng cḥi đạp trong chế độ mới, ông không t́m thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn c̣n được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau th́ không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi t́nh cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.

    Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài G̣n, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nh́n, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của ḿnh nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nh́n, trong khi đa phần họ là những người khảng khái”.

    Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Vơ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đ́nh Nhu là Ngô Đ́nh Lệ Thủy thi y khoa đă bị ông đánh rớt dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quư ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, v́ cái ǵ cũng đă có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.

    Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa pḥng, giao ch́a khóa, tự chấm dứt vai tṛ “chim kiểng” của ḿnh. Theo ông Vơ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.

    C̣n Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Vơ Ba tới nhà chơi, đă đưa cho Vơ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “t́nh h́nh kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Vơ Ba ơi, ḿnh rất mừng v́ bản báo cáo này của ḿnh đă được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước th́ họ không chịu đánh máy. Nhưng, Vơ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”.

    Mấy hôm sau, Vơ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân th́ thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, ḿnh vẫn thấy đi là đúng”.

    Trong số các trí thức miền Nam, ông Vơ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân ḿnh rất thích v́ ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước ḥa b́nh, với sự ph́ nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế th́ không thể nào đóng góp được”.

    Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Vơ Văn Kiệt nhưng cũng phải vượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt t́nh tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ.

    Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lănh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Vơ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này th́ không làm được”. Ông Vơ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp th́ họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm ǵ hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.

    Ông Vơ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại th́ cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép ḿnh sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công tŕnh sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Vơ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái ǵ cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay v́ theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung th́ không được”.

    Tổng Thư kư Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lănh về”. Khi nhận được tin công an B́nh Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra B́nh Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an B́nh Thuận thấy giấy của Thành ủy th́ cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đă phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, c̣ng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi B́nh Thuận, tôi mới mở c̣ng và giải thích: Công an B́nh Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.

    Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lănh các trí thức. Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông, h́nh thức “xử lư” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đă ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai ḿnh là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng th́ được thả”.

    Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đă tự sát.
    Huy Đức

  2. #2
    Tran truong
    Khách
    Không đọc thì buồn ít , đọc xong buồn vô hạn ,buồn khôn tả . Bèn rinh về một bài xưa hơn năm năm .... nhưng mới được post lại , có thêm tí đỉnh mơi mới . Xin hầu :

    Người việt nam hèn hạ --- (Tác giả: Hanwonders)



    Ảnh tác giả trên trang blog cá nhân. (blog hanwonders)


    Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
    Cách đây đă lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí ” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh căi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật ḿnh của tôi khi đó.
    Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách . Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong ḷng. Tôi biết thế giới đă từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí ” , “Người Nhật Bản xấu xí ” .... rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương.

    Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ ḿnh , trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nh́n đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ…

    Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này ?


    Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng ḿnh có quay cóp ; một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, c̣n báo chí không cần hỏi vẫn có những h́nh ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy th́ thi cái ǵ? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?).
    Trong đó c̣n có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi th́ năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi!

    Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đ́nh, nhà trường, xă hội – những nền tảng đă cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó - Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô ! Chính là những đứa trẻ sẵn ḷng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế … trước thần tượng. Một dân tộc ǵ đă sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế ?






    Thanh niên Hà Nộị khóc thương Michael Jackson hơn cha chết ! Rập khuôn theo kiểu của tên Việt Cộng Tố Hữu :
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương ḿnh thương một, thương Ông thương mười



    Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đă nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. V́ trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xă hội, xă hội đổ cho cha mẹ … nhà trường.
    Tóm lại, đừng đổ thừa nữa. Hăy biết hốt về ḿnh đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.


    Bởi người lớn có hơn ǵ? Một xă hội mà người ta đang sẵn ḷng thuốc chết nhau đi từng ngày , bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan th́ chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy tŕ sự thống trị trước nhân dân.

    Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn ǵ thời chiến ! ngoài đống xe máy chạy đầy đường … trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động?
    Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu.

    Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn th́ hăy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời b́nh.”
    Cứt ! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó !

    Tiếng súng không c̣n nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc c̣n phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân ḿnh. Cuộc chiến đó là ŕnh ṃ, là theo dơi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lư do, là bị bịt miệng tại ṭa, là con cháu theo lời lănh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ , cḥm xóm của ḿnh v́ họ đang giữ đất.
    Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ ǵ khi quay lưng lại với dân tộc ḿnh? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng v́ lợi ích cá nhân … gia đ́nh nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu c̣n cái lư tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này?

    Đừng nói với tôi là “lư tưởng Hồ Chí Minh” hay “lư tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đă thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”

    Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ ḥa b́nh, tự do, hạnh phúc. C̣n bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày.

    Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đă cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân pḥng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết …

    Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân ḿnh. Họ c̣n biết làm ǵ nữa?

    Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho ḿnh, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nh́n thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nh́n thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ c̣n biết nghĩ tới ḿnh + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh … ức hiếp bên dưới.

    Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế ?!
    Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lư, làm công an, làm công chức … làm “đầy tớ” của nhân dân !
    Bọn công bộc đó đă cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài G̣n ngồi vạ vật dầm mưa dăi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
    Bọn công bộc đó đă đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng , mà họ có , là khỏa thân ở giữa đường để đ̣i lại công bằng. V́ trong tay họ , c̣n có ǵ để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?








    Bọn công bộc đó đă đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền v́ không c̣n sức để chịu đựng chúng …
    Tôi sợ bọn chúng , v́ bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xă hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi.
    Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại - là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.


    Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những ǵ chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn … không c̣n một lựa chọn nào khác.

    Không biết làm ǵ khác, không có phản ứng ǵ khác ! V́ chúng ta lương thiện.
    Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xă hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.

    Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hăm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
    Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
    Tôi đọc tin một gă thanh niên có học chặt chém bạn gái ḿnh thành từng khúc chỉ v́ một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
    Tôi đọc tin bọn chủ … lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
    Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
    Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào.
    Thay v́ bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!… C̣n rất nhiều tin.

    Một dân tộc ǵ mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có ḿnh tôi biết đau đớn v́ những điều đó.
    Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc ”

    Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói ḿnh đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng t́m ṭi, cố gắng t́m kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau …” một cách đúng nghĩa.

    Hăy quên những h́nh tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương , hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, t́m cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết … chết. Không hơn không kém.

    Các bạn có t́m kiếm giống tôi không? Và các bạn có t́m thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
    – Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
    – Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nỗi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
    – Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi !

    Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
    C̣n những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, v́ đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu ḿnh đi, không cần suy nghĩ nữa làm ǵ cho mệt óc.


    Vậy cái ǵ đă gây nên nông nỗi ? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái ǵ cũng do lỗi cộng sản.
    Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái ǵ sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, th́ chúng ta cũng tệ không kém!
    Nghe nói cụ Tản Đà có câu:
    Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
    Cho nên quân ấy mới làm quan.


    Những ǵ độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đă nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ ḿnh cũng không cần nhắc lại.
    Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái ǵ đă làm cộng sản tồn tại lâu như thế ?

    Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đă làm ǵ để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hăi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng c̣n làm ǵ nữa?

    Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, th́ hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp.
    Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngơ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đă hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ …

    V́ những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được , mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục … th́ họ c̣n sợ ǵ nữa? Việc ǵ mà họ không dám làm ?

    C̣n những kẻ yếu .... không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng ḿnh, giúp đỡ ḿnh, ngự trị trong ḿnh, th́ họ c̣n biết dựa vào đâu để t́m lại niềm lạc quan mà sống ? Mà tranh đấu để tự t́m lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đă ban cho mỗi chúng ta ?

    Tôi có cảm giác như ḿnh đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn .... nhưng hoang vu ; hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?

    Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học - những kẻ nghĩ ḿnh lương thiện nhưng thật ra không có lương tri - những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc - những kẻ đọc sách , nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực ; một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lăng.
    Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm ǵ cho đúng.

    Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập-tự do-hạnh phúc.
    Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản ǵ?

    Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân ḿnh, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những ǵ mà một con người có lương tri cần phải hành động.

    Bạn có đang tự hào , v́ ḿnh là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong ḿnh một đinh ninh sắt đá , là tôi rất tự hào v́ tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau …” đă từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à ?

    Ta thắng Mỹ để có một xă hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ c̣n thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi … Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta c̣n không hơn con chó th́ cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục ?

    Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đă đến biển Đông ” , “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn ” … để mong ḷng dân yên ổn.
    Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đă từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đă “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam.

    “Đĩ” chưa từng thấy ! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh ?
    C̣n dân việt nam th́ sao ? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không ? Mà cầm súng để làm ǵ ? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.

    Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.

    Bổ sung: Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1 ư: “Vậy bạn có hèn không?” He he … Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là “các bạn,” tôi gọi là “chúng ta.” Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ ?

    Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của ḿnh, c̣n đánh giá tôi , hay đánh giá chính ḿnh, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây !
    Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái “không biết/ chưa biết” đến cái “biết” nó sẽ là một quá tŕnh gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm.

    Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái “biết” của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. C̣n bạn, hăy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà ! Đúng không ? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết “tự sướng,” không biết “thủ dâm tinh thần” th́ quả thực là ngu c̣n hơn … cừu ! He he …

    Bổ sung tiếp: “….Ông bảo xă hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xă hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xă hội nào không? Là xă hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện th́ run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là b́nh thường và kẻ vô liêm sỉ như ông th́ vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xă hội này đây….” (trích comment của khongnoibiet).
    Tự Do Phải Tranh Đấu Bằng Xương Máu Và Cả Tính Mạng
    -----------

  3. #3
    tran truong
    Khách

    Người việt nam hèn hạ --- (Tác giả: Hanwonders) Tiếp theo và hết

    Để rộng đường dư luận , xin post tiếp theo là phần ý kiến người đọc :

    Sự phẩn nộ của một độc giả :

    Dat Nguyen <dongdtnguyen@gmail. com> đă viết:
    ĐỒ ĐĨ ĐIẾM DÁM SỈ NHỤC CẢ DÂN TỘC GIỐNG N̉I VIỆT NAM.
    MÀY CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG ?

    Hỗn hào mất dạy có chi hay ?
    Thị mẹt vênh vang cái mặt mày
    Cà chớn huênh hoang chơi lấy tiếng
    Chanh chua ngổ ngáo chửi cho cay
    Ranh con mắng bố phang hèo gậy
    Gái "trẻ" chê ông liệng cối chày
    Sỉ nhục giống ṇi: Đồ đĩ điếm (1)
    Một bầy già dịch vỗ luôn tay ???!!! (1)

    Nguyễn Đạt
    September 28, 2018

    (1) Con đĩ chó này dù nó là "cứu tinh của dân tộc VN" cũng không có quyền sỉ nhục cả dân tộc VN . Đọc suốt lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc VN oai hùng có bao giờ chúng ta thấy một vị cứu tinh dân tộc nào lại dám sỉ nhục cả dân tộc của ḿnh đâu, dù dân tộc của ḿnh có hèn yếu đến đâu .

    Con đĩ chó này là con điếm chảy . Nó lỡm, lừa bịp mọi người đấy, bằng không nó là con đĩ mắc bệnh tâm thần rất nặng đến mức ăn cứt và xé quần áo để trần như nhộng chạy ra phố . Nếu nó không làm như thế tức là nó tỉnh táo, nó có mưu đồ xấu xa, tồi bạị . Nếu nó tự chửi nó là con đĩ thối, con đĩ rạc, con đĩ vô giáo dục, con đĩ mất dạy, con đĩ hèn hạ, chửi cả ḍng họ nó, ông bà cha mẹ bố tiên sư nhà nó như thế, chắc chắn chẳng ai quan tâm .

    Nhưng nó dám động đến cả dân tộc giống ṇi VN th́ tất cả chúng ta ai là người VN phải có thái độ thẳng thừng đối với con đĩ thối tha khốn nạn này . Coi chừng bọn VC, Tàu Cộng mướn nó để nó nhục mạ cả dân tộc VN, chà đạp xuống tận đất đen trước khi Tàu Cộng vào tóm thu toàn bộ Tổ Quốc và Dân Tộc VN chúng ta để cướp nước và diệt chủng cả dân tộc của ḿnh đấỵ .
    Những ai ngu xuẩn hùa theo con đĩ thối tha này cũng đáng bị nguyền rủa dữ dội giống như con đĩ rạc này . Chúng nó là lũ ăn cứt mà cứ tưởng là ăn cơm trắng cá tươi . Không thể nào tha thứ cho lũ cùi hủi khốn nạn này, phản bội cả giống ṇi, dân tộc .
    ------------

    Ư kiến của JB Trường Sơn :

    Mấy lâu ni tui đọc thơ của thi sĩ Nguyễn Đạt chưởi mấy ông bà Việt Tân nghe cũng bùi tai nên thỉnh thoảng cũng đưa thơ của ông lên diễn đàn Ba Cây Trúc. Nhưng ai dè ! Nay mới thấy ông thi sĩ này rất có tâm hồn của "đỉnh cao trí tuệ" cho nên mới phẩn nộ xung thiên với bài lật mặt tội ác Việt Cọng của tác giả Hanwonders.

    Đúng rồi, không giận sao được khi cô ta phơi bày hết những bỉ ổi của âm mưu của Đảng biến toàn dân tộc Việt thành lũ hèn nhát vô cảm, xúi dục bản năng súc vật của người dân Xă Hội Chủ Nghĩa lên đỉnh cao, không giận sao được khi lâu nay thi sĩ nhà ta hănh diện với bao thành tích của quân dân Vẹm thắng Pháp vẻ vang tại Điện Biên Phủ, đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào vv… mà nay con nhóc tỳ này lại dám nêu lên hậu quả tiêu cực thảm thương của gần 80 năm vâng lệnh Nga Tàu vùng lên kíu nước để đưa dân tộc vào tṛng của vinh quang vô sản sống như bầy heo trong chuồng, cắn nhau tranh ăn hằng ngày để chờ bị thọc huyết !! Giận thiệt !!

    Hèn chi mà thi sĩ nhà ta hả họng chưởi cô bé này bằng từ "con đĩ" . Đó là thứ thi phú do cảm hứng "ơn tái sinh" phát xuất từ tinh khí của Boác Hồ "Lặc" vĩ đại ("Vĩ Lặc" = Khúc "gân bự " của Bác Hồ) ! Nếm được mùi vị của "Vĩ Lặc" nên mới "phun bắn" ra ṿi thơ nhầy nhụa dễ dàng như khi gặp "hồng điểm" ! Đáng nể thật !!

  4. #4
    Dân say
    Khách

    Bài bản ngu dân của thực dân đi lại ngày hôm nay

    Một trong những bài bản làm ngu dân để 1 dân tộc hết c̣n chí khí nghĩ về quyền lợi dân tộc hay đất nước quê huong là cứ nhồi sọ chúng đi vào thế giới ăn chơi trác táng kiểu dụ khị:

    - Thôi, đừng ngó đến chính rị chính em nữa cứ nghĩ đến kiếm $$$ rồi thụ hưởng đi nhá.. cứ ăn nhậu xả láng ...cứ mèo mả gà đồng thả ga.... cứ bài bạc thẳng túi ...vv

    ====> th́ thử hỏi dân trí dân tộc đó c̣n đâu có sự tỉnh táo sáng suốt thấy cái ǵ là quyền lợi dân tộc , cái ǵ là quyền lợi 1 quốc gia đây ! mà chỉ thấy quyền lợi cá nhân đặt trên hết tất cả mà thôi ..cái loại dâN trí như thế này....trước sau ǵ cũng làm nô lệ cho tụi ngoại bang mà thôi .

  5. #5
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Ông Huy Đức viết về trí thức miền Nam , quá nhẹ nhàng về những "tên " trí thức đó . Họ hoàn toàn ngu dốt về chủ nghĩa cs . Trước 1975 họ chống chính quyền miền Nam , làm chính trị để kiếm ghế bộ trưởng , thủ tướng , dân biễu ... vv

    Sau 1975 , họ tưởng họ có công với Vc , thế nào cũng được trọng dụng nào ngờ họ chỉ được làm kiểng trong thời gian ngắn cần thiết mà thôi .

    Những người có tên trong bài viết nói trên không có tri thức bằng sinh viên trường luật được giáo sư Nguyễn Cao Hách , Vũ Quốc Thúc giảng vài giờ về cs .

    Sau 1975 , tôi phải học Mac Lê do hội trí thức yêu nước tổ chức , họ đem giáo sư trường Nguyễn Ai Quốc Hà Nội vào giảng .

    Càng học cncs với Vc , chúng tôi càng thấy cncs như thế nào , v́ sao nó vô cùng tai hại và cảm phục nền giáo dục miền Nam đă hướng dẩn cho học viên tự do t́m đến chân lư .

    Cncs không cần xét lại , sáng tạo , cải cách mà chỉ cần tuân theo không th́ ... tử h́nh .

    Những người trí thức đó không bị giết là v́ Vc sợ dư luận quốc tế , hoặc tính kế sài về sau .

  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Ông Huy Đức viết về trí thức miền Nam , quá nhẹ nhàng về những "tên " trí thức đó . Họ hoàn toàn ngu dốt về chủ nghĩa cs . Trước 1975 họ chống chính quyền miền Nam , làm chính trị để kiếm ghế bộ trưởng , thủ tướng , dân biễu ... vv

    Sau 1975 , họ tưởng họ có công với Vc , thế nào cũng được trọng dụng nào ngờ họ chỉ được làm kiểng trong thời gian ngắn cần thiết mà thôi .

    Những người có tên trong bài viết nói trên không có tri thức bằng sinh viên trường luật được giáo sư Nguyễn Cao Hách , Vũ Quốc Thúc giảng vài giờ về cs .

    Sau 1975 , tôi phải học Mac Lê do hội trí thức yêu nước tổ chức , họ đem giáo sư trường Nguyễn Ai Quốc Hà Nội vào giảng .

    Càng học cncs với Vc , chúng tôi càng thấy cncs như thế nào , v́ sao nó vô cùng tai hại và cảm phục nền giáo dục miền Nam đă hướng dẩn cho học viên tự do t́m đến chân lư .

    Cncs không cần xét lại , sáng tạo , cải cách mà chỉ cần tuân theo không th́ ... tử h́nh .

    Những người trí thức đó không bị giết là v́ Vc sợ dư luận quốc tế , hoặc tính kế sài về sau .
    Đúng vậy đó chị Lê Thi. Những ai đă bị "hành hạ" qua những giờ phải ngồi học trong trường lớp XHCN sau năm 1975 mới càng tiếc nuối một nền giáo dục tốt đẹp nhất của Nước nhà đă bị mất đi, càng trân quư hơn nữa những người thày tận tuỵ cho thế hệ tương lai của nền giáo dục nhân bản QG.

    Tiện ở đây tôi hoàn toàn không đồng ư những người được số trời cho may mắn vượt thoát ra nước ngoài, giờ sống trong chăn êm nệm ấm quay lại buông lời không tốt, xúc phạm toàn thể những người dân Việt trong nước theo kiểu vơ đũa cả nắm.

    Đọc bài của tác giả HĐ ta mới thấy giới trí thức MN bị kẹt lại sau năm 1975 phải khổ sở như thế nào khi phải để cho những cái đầu ngu muội và hoang tưởng điều khiển họ, và những lời nói móc CNCS của họ nặng bằng ngàn lần lời chửi rủa.
    Last edited by BlackHole; 06-10-2018 at 06:30 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-04-2015, 02:48 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 23-07-2013, 08:30 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 10-10-2011, 12:01 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 02-07-2011, 03:26 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 23-01-2011, 07:15 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •