
Originally Posted by
truongton
Trước hết khẳng định ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Nhưng nhiều năm qua, nhất là năm 2009 và 2010, một số tổ chức quốc tế cũng như cá nhân không mấy thiện cảm với Việt Nam ở trong và ngoài nước… đă tố cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, gia tăng hoạt động đàn áp, bắt giam vô lối “tù nhân lương tâm”(!?)
Áp đặt chủ quan về cái gọi là “Tù nhân lương tâm”
Thực tiễn cho thấy: mỗi khi có công dân Việt Nam vi phạm pháp luật và bị xử lư theo pháp luật, nếu là phóng viên báo chí th́ họ cho là “đàn áp báo chí”. Nếu là người theo đạo, người tu hành, th́ họ bảo là chúng ta “đàn áp tôn giáo”. C̣n với những người cố t́nh xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, có những âm mưu, hành động xâm hại đến an ninh quốc gia bị xử lư… th́ họ gọi đó là những người “bất đồng chính kiến”, “những nhà dân chủ”…?
Họ đưa ra danh sách “tù nhân lương tâm” bị đàn áp, bắt giữ, xử tù mới nhất, đó là: 9 nhà “bất đồng chính kiến” tại Hà Nội và Hải Pḥng (tháng 9/2009); luật sư Lê Công Định (bị kết án 20/01/2010) và các nhà “hoạt động dân chủ” Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, nhà báo Điếu Cày; các nhà “hoạt động công đoàn” là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng… đă nhận bản án tù lần lượt tương ứng, theo Điều 79 của Luật H́nh sự Việt Nam v.v…
Họ báo động các Chính phủ dân chủ trên thế giới về t́nh cảnh bi thảm của nhiều « tù nhân lương tâm », như: thiếu ăn, sức khoẻ sa sút, mắc bệnh nặng không được điều trị, có cơ nguy thiệt mạng, như: Linh mục Nguyễn Văn Lư, Ḥa thượng Thích Quảng Độ, bà Trần Khải Thanh Thủy, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Trương Minh Đức, Nguyễn Phong, Nguyễn B́nh Thành, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày), bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim. Ngoài ra, nhiều cựu tù nhân tiếp tục bị quản thúc, sách nhiễu, hăm dọa hoặc bị bắt giam ngắn hạn, trong số đó có bà Lê Thị Công Nhân, bà Lê Thị Kim Thu, bà Hồ Thị Bích Khương và ông Phạm Hồng Sơn.
Phát biểu trong buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam hôm 18/8/2010, tại Quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Chris Smith khẳng định đang có trong tay danh sách gần 300 người miền núi bị coi như “tù nhân chính trị” và thực tế cho thấy sự đàn áp đối với người miền núi theo đạo vẫn đang tiếp diễn…
Ông Nguyễn Công Bằng, Tổng thư kư “Đảng V́ dân” trong phái đoàn 4 tổ chức chính trị (Khối 8406, Đảng V́ dân, Đảng Dân xă và Ủy ban Bảo vệ người lao động Việt Nam) vận động cho nhân quyền Việt Nam trong cuộc thăm viếng Quốc hội Victoria (Úc) hôm 15/10/2010 đă cung cấp tài liệu kèm theo h́nh ảnh của hơn 100 người bị giam cầm v́ các nỗ lực “đấu tranh ôn ḥa” với Đảng Cộng sản. Ông đă đề nghị các vị dân cử người Úc có một biện pháp can thiệp và hành động yểm trợ nhân quyền một cách thiết thực để buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải đối xử nhân đạo hơn với những người “tù nhân lương tâm” bị giam cầm.
Những cáo buộc phi lư
Ngày 27/5/2010, Tổ chức Ân xá quốc tế công bố báo cáo thường niên về t́nh h́nh tự do ngôn luận thế giới năm 2010, trong đó tiếp tục chỉ trích Việt Nam hạn chế tự do ngôn luận và hội họp của người dân trong nước; bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, tiếp tục gia tăng hoạt động đàn áp các nhân vật “bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ” và lănh tụ Công giáo Việt Nam, Giáo hội PGVNTN.
Ngày 18/8/2010, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos trong Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam, lần này tập trung vào sự kiện Cồn Dầu, đồng thời yêu cầu hành pháp Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm v́ không có tự do tín ngưỡng (CPC).
Ngày 23/09/2010, dân biểu Mỹ Dana Rohrabacher đă tŕnh trước Quốc hội Hoa Kỳ và ghi vào “Danh mục lưu trữ của Quốc hội Mỹ” (U.S. Congressional Record) danh sách mới nhất về tù nhân chính trị c̣n bị giam tại Việt Nam. Theo trang web Business Wire tại Hoa Kỳ ngày 27/09/2010, trong một bức thư gởi dân biểu Dana Rohrabacher, Thượng tọa Thích Thiện Minh, chủ tịch Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam đă cám ơn vị dân biểu này về việc đă đệ tŕnh và cho ghi vào “Danh mục lưu trữ của Quốc hội Mỹ” danh sách mới nhất của các tù nhân chính trị c̣n bị giam tại Việt Nam.
Ngày 20/10/2010, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa ra bản báo cáo thường niên về tự do báo chí trên thế giới, trong đó Việt Nam xếp hạng 165/178 về tự do báo chí và bị liệt vào nhóm “kẻ thù” của Internet với cáo buộc Việt Nam là nhà tù lớn nhất, đứng hàng thứ 2 trên thế giới đối với cư dân mạng. Hiện đă có đến mười bảy người đứng phía sau song sắt nhà tù. Hầu hết trong số họ đă bị truy tố và bị kết án cho “tội danh lật đổ” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 và 88 của Bộ luật h́nh sự.
Ngày 17/11/2010, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố về cái gọi là “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế” năm 2010. Phần nói về Việt Nam, tuy đă thừa nhận "có những cải thiện đáng kể trong một số lĩnh vực", nhưng vẫn cho rằng c̣n "tồn tại một số vấn đề đáng kể, trong đó có việc các giới chức chính quyền địa phương sách nhiễu và sử dụng vũ lực thái quá đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo"...
Trước đó, ngày 26/11/2009, QH Âu châu với đa số phiếu đă ra Nghị quyết về “t́nh trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam”; phần dành cho VN, Nghị quyết đă có đến 10 điều can cứu chính thức và 7 Quyết nghị liên quan, trong đó có vấn đề “tù nhân lương tâm”. Ngày 19/4/2007, Hạ nghị viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết HR.243 đ̣i thả Nguyễn Văn Lư và thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam HR.3096 với số phiếu áp đảo v.v...
Vậy bản chất vấn đề nhân quyền, trong đó có vấn đề “tù nhân lương tâm” mà họ đưa ra là ǵ?
Nếu xét về thể chế chính trị đó là một xă hội có nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Và họ luôn luôn đề cao tự do cá nhân, nhân quyền là quyền không có biên giới, không bị phụ thuộc bởi chính trị, địa lư hay chủ quyền quốc gia… Họ áp đặt những “tiêu chí” về nhân quyền, trong đó có vấn đề “tù nhân lương tâm” cho các quốc gia mà họ đang muốn chuyển hóa, thay đổi các thể chế chính trị. Họ muốn tạo ra ở các quốc gia này một lực lượng “dân chủ” và sẽ trở thành lực lượng phản kháng, chống đối lại chính quyền hợp hiến. Nếu quốc gia nào không chịu nghe theo th́ họ đưa vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt”; rồi gây khó dễ cho hoạt động kinh tế, thậm chí cấm vận từng phần…
Thực tế cho thấy: họ đưa ra những cáo buộc về “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam mỗi năm tuy có biểu hiện khác nhau, nhưng đă trở thành thông lệ- một trong những “danh mục” không thể thiếu trong lộ tŕnh thúc đẩy Việt Nam tiến đến “dân chủ đa đảng” trong ṿng 15-20 năm tới, như lời Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tŕnh bày trước Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Hoa Kỳ ngày 12/2/2008.
V́ vậy những lư thuyết về nhân quyền, dân chủ theo kiểu phương Tây cũng như sự áp đặt, đưa ra những lời cáo buộc phi lư về cái gọi là “tù nhân lương tâm” nêu trên đă vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của những quốc gia không đồng quan điểm, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới không thể chấp nhận một thứ “dân chủ, nhân quyền” mang tính áp đặt phi lư và càng không thể chấp nhận yêu sách đ̣i thả vô điều kiện cái gọi là “tù nhân lương tâm”, mà nếu đi theo đó th́ đồng nghĩa với tự đánh mất ḿnh, làm rối loạn kỷ cương phép nước và đảo lộn trật tự xă hội.
Truong Ton
Bookmarks