
Originally Posted by
người cũ
Với tôi th́ học bổng là góp vốn vào social capital, một đầu tư lư tưởng sống. ROR có thể là zero (thậm chí là negative), đó là cái risk.
Ngoài đọc sách tiếng Việt, tôi đă cố gắng coi hết mấy cuốn phim hài classic "Một giờ làm quan", "Một chuyến về quê", mấy cái kịch hài của ông Hoài Linh... (thất kinh từ đầu đến cuối, không thể cười nổi), tôi chẳng nắm bắt chút ǵ văn hóa cả Nam lẫn Bắc và mù tịt luôn cả văn hóa Việt hải ngoại. Chưa bao giờ tôi hiểu nổi cái phong trào "Asian Pride" (do mấy anh Mỹ trắng promoted là chính) suốt 20 năm qua.
Có một điều mà tôi nghĩ là nhiều người Việt không hiểu hoặc hiểu sai về học bổng. Các trường đại học ở Mỹ năm nào cũng có một ngân khoản học bổng cho sinh viên đến từ các nước thứ 3. Một dạng "bố thí" cho nước nghèo, quảng cáo cho trường ḿnh, tax write-off (nên nhớ tất cả mọi trường đại học ở Mỹ đều là business, kể cả public universities) không đ̣i hỏi ǵ nhiều ở sinh viên. Nhiều năm có 5-6 suất học bổng mà chỉ có 3 người nộp đơn, thế là cả 3 đều được bất kể qualifications, chỉ v́ người quản lư chương tŕnh này muốn "giải ngân" sạch sẽ cho đạt chỉ tiêu mà báo cáo với xếp.
Cho nên, trên b́nh diện quốc gia, một nước mà năm này tháng nọ nhận nhiều học bổng từ nước ngoài là một cái nhục, không phải là sự hănh diện tự hào.
Về mặt cá nhân, sinh viên ở Vịêt Nam được học bổng nước ngoài chưa hẳn là v́ năng lực, khả năng, mà phần lớn -- đúng như anh nói -- chỉ là giỏi chạy chọt săn lùng và có connection tốt. Chỉ có một số rất ít có thể gọi là xứng đáng. Không phải như sinh viên ở Mỹ giành được học bổng phải thực sự là những người xuất sắc toàn diện: suốt những năm trung học họ phải nỗ lực tối đa mọi mặt -- GPA, extra curricular activities, community service, volunteer work, leadership skills, etc.
Tôi không muốn nói nhiều về kinh nghiệm 20 năm tài trợ học bổng của gia đ́nh tôi v́ tôi biết sẽ bị hiểu sai là khoe khoang, kể công này nọ. Chỉ chia sẻ với anh là chúng tôi đă học tất cả những bài học cay đắng mà anh nói trên, cái sai lầm là v́ bên tài trợ chỉ cung cấp tài chính mà thiếu hẳn sự d́u dắt hướng dẫn về mặt tinh thần, thiếu sự theo dơi sát sao để thanh lọc, loại bỏ những người không xứng đáng. Tôi cám ơn anh đă cho những lời khuyên chí t́nh.
Tôi không phân biệt tôn giáo. Đối tượng của tôi là con em của những gia đ́nh VNCH không có cơ hội vươn lên v́ lư do lư lịch, cũng v́ lư do lư lịch mà gia đ́nh các em không có điều kiện tài chính để giúp con em ḿnh thoát nghèo bằng sự học -- học nghề hay học chữ đều được để có thể kiếm công ăn việc làm ổn định trước cái đă. Tôi nghĩ, hầu hết người Việt trong nước chưa thỏa măn các nhu cầu "physiological" th́ làm sao ḿnh có thể mong đợi hay đ̣i hỏi họ học xong là nhảy tọt lên mức "self-actualization"? Ngay cả hầu hết người Việt ở nước ngoài mấy chục năm vẫn c̣n kẹt cứng trong level "belonging/love" (bởi thế nên lơ lơ lửng lửng, ở Mỹ cứ trông ngóng về Việt Nam, về Việt Nam th́ bị rejected, lạc loài mà vẫn cứ vác mặt về, cứ gửi tiền về). Ngoài mặt trí tuệ c̣n cần phải phát triển thể lực, tác phong, tư cách, nhân cách -- thí dụ như cái thói quen đi trễ, nói to, ăn nhai chóp chép, ngồi chồm hổm, đứng ngồi không thẳng thớm, đi lê chân lẹt xẹt, khạc nhổ lung tung, đụng đâu cũng ngủ đó, không respect personal space. (Cả đống người Việt ở Mỹ đầy đủ các thói quen đặc sệt Annamite này. Đi đến đâu ḍm một phát là biết ngay người Việt.)
Hẵn anh đă đọc "The Gospel of Wealth" của Andrew Carnegie?
Thái độ đầy mâu thuẫn và nghịch lư đối với tiền bạc của người Việt là điều tôi không hiểu được.
Cho-và-nhận. "Của cho không bằng cách cho", họ đ̣i hỏi quá nhiều ở người cho. Thái độ (coi khinh tiền bạc) thường thấy là: anh muốn tôi nhận th́ phải năn nỉ, nói ngọt dỗ dành, năn nỉ ve vuốt tự ái của tôi th́ tôi mới nhận. (Bám vào cái quyền lực duy nhất họ có: tôi cho anh làm người tử tế th́ anh mới được làm người tử tế!) Và chưa bao giờ tự xét bản thân ḿnh về cách nhận, chưa bao giờ đặt câu hỏi: nhận thế nào cho đúng?
Không có khả năng đánh giá và nhận biết giá trị, nhất là giá trị của tấm ḷng. V́ thế mà hầu hết người Việt rất bủn xỉn lời cám ơn, keo kiệt sự bày tỏ ḷng biết ơn, bần tiện sự tử tế với nhau, và đầy nghi kỵ.
Bookmarks