4 Quân Đoàn 4 Quân Khu - Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa
Quân Đoàn I Quân Khu I
Quân Đoàn I Và Cuộc Lui Binh
3/1975 - Ngày 13 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Đoàn 1 - Quân Khu 1, về dinh Độc Lập họp để nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói về kế hoạch tái phối trí lực lượng, rút bỏ Cao Nguyên về giữ đồng bằng. Theo đó, các đơn vị Biệt Động Quân thay Sư đoàn TQLC tại Quảng Trị, Sư đoàn TQLC rút về Đà Nẵng thay Sư đoàn Nhảy Dù về Sài G̣n.
Ngày 19 tháng 3/1975, Quảng Trị di tản. Trong khi đó, Tướng Trưởng được triệu về Sài G̣n lần thứ hai họp với Tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên, để tŕnh bầy kế hoạch rút các lực lượng Quân Đoàn 1 về Đà Nẵng.
3/1975 - Ngày 19 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh QD 1 – QK 1 về Sài G̣n để gặp Tổng thống Thiệu tŕnh bày kế hoạch rút quân của Quân Khu 1. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, cùng với sự hiện diện của Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Trung tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách:
- Phương cách thứ nhất: Các lực lượng từ Huế và Chu Lai theo Quốc lộ 1 cùng một lúc rút về Đà Nẵng.
- Phương cách thứ hai: Nếu địch cắt Quốc lộ 1 th́ sẽ rút quân về ba nơi: Đà Nẵng, Huế và Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng. Đà Nẵng sẽ trở thành nơi cố thủ của SĐ 1 BB, SĐ 2 BB, SĐ 3 BB, SĐ TQLC và 4 Liên đoàn BĐQ .
Sáu giờ chiều, Trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ vừa hạ cánh, th́ ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó QĐ 1 gọi từ bộ Tư lệnh Tiền phương QĐ 1 ở Huế. Tướng Thi báo rằng địch đang pháo đại bác 130 ly vào bản doanh của ông đồng thời tung ra những đợt tấn công quy mô với thiết giáp yểm trợ để t́m cách vượt qua ṿng đai pḥng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hăn. Nhận được khẩn báo của Trung tướng Thi, Trung tướng Trưởng liền báo cáo cho Đại tướng Viên và yêu cầu cho Quân Đoàn 1 được giữ lại LĐ 1 ND, lúc đó đang có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài G̣n. Đại tướng Viên báo lại cho Tổng thống Thiệu. Là Tổng Tư Lệnh Tối cao của QLVNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận yêu cầu này với điều kiện: Lữ đoàn 1 ND được ở lại nhưng Quân Đoàn 1 không được sử dụng để tung vào chiến trận.
3/1975 - Suốt đêm 19 và rạng sáng ngày 20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng pḥng thủ VNCH dọc theo bờ nam sông Bến Hải, kể cả liên đoàn Địa Phương Quân, 1 tiểu đoàn BĐQ và vài chi đoàn Thiết giáp đă rút về pḥng ngự phía nam sông Mỹ Chánh. Sáng ngày 20 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn TQLC cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, Tướng Trưởng đă gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng họ duyệt lại t́nh h́nh cùng kế hoạch pḥng thủ Huế v́ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế. T́nh h́nh lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn c̣n nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao th́ dân chúng đă bỏ đi trước đó, nên không c̣n gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 lữ đoàn TQLC tại phía nam sông Mỹ Chánh và 2 lữ đoàn TQLC trừ bị tại Đà Nẵng th́ Quân Khu 1 vẫn c̣n đủ lực lượng ṇng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.
quân đoàn I quân khu I
Trên đường trở về Đà Nẵng, Tướng Trưởng đă ghé vào Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân Đoàn 1 tại thành Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng Tướng Thi đi một ṿng thanh tra các hệ thống pḥng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần Tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn v́ sự bố pḥng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài G̣n phát đi lời của Tổng thống Thiệu, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Tướng Trưởng rời Huế, ḷng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.
Khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, Trung tướng Trưởng nhận được một công điện "mật khẩn" của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những ǵ nói trên đài phát thanh Huế, Tổng thống Thiệu khuyên Tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một ḿnh Đà Nẵng mà thôi v́ không thể nào pḥng thủ nổi ba thành phố Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc được. Đồng thời Lữ đoàn 1 ND được lệnh lên đường về Sài G̣n ngay khuya đêm đó.
3/1975 - Ngày 21 tháng 3/1975, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích phải bỏ chạy lánh nạn. SĐ 1 BB điều động lực lượng giải tỏa áp lực địch, Pháo Binh và Không Quân yểm trợ tối đa đă đẩy lùi được địch trong một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22 tháng 3, địch tập trung lực lượng tấn công cường tập tuyến pḥng thủ của các đơn vị TRĐ 1 BB và LĐ 15 BĐQ. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị này bị địch tấn công mạnh phải rút về tuyến sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.
Trước t́nh thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải Quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đ́nh binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.
Ngày 23 tháng 3/1975, Cộng quân tấn công vào các tuyến pḥng thủ ṿng đai thành phố Huế. Từ sáng địch đă pháo kích dữ dội suốt ngày. Tại phía nam của Quân Khu 1, ngày 24 tháng 3, vào lúc 9 giờ sáng, một biệt đội Đặc công CSBV có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xă Tam Kỳ, trong khi đó lực lượng của Sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào ṿng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Tín, Bộ Chỉ huy Tiền phương của SD 2 BB và Bộ Chỉ huy TRĐ 5 BB và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của SĐ 3 BB ở phía bắc quận Thăng B́nh.
Cũng trong ngày 24 tháng 3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngăi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xă Quảng Ngăi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai.
Trong khi tất cả các lực lượng của QĐ 1 - QK 1 đang tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía bắc thành phố Huế và phía nam Chu Lai th́ một bức điện của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi cho Bộ Tư lệnh QĐ 1 - QK 1, chỉ thị Tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để tổ chức tuyến pḥng thủ bảo vệ thành phố trọng yếu này. Nhận được chỉ thị, Tướng Trưởng ra lệnh cho SĐ 1 BB và các đơn vị tại Huế rút về Đà Nẵng. Theo kế hoạch rút quân này, SĐ 1 BB cùng các đơn vị thống thuộc và tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An. Hải Quân và Công binh sẽ lo nhiệm vụ làm cầu đường. Sau đó SD TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ được chở bằng tàu. Bộ Tư lệnh Tiền phương QD 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này.
Cùng lúc, Tướng Trưởng cho SĐ 22 BB cùng với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngăi, rút về đảo Ré nằm ngoài khơi cách Chu Lai chừng 30 km.
3/1975 - Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 BB và các đơn vị yểm trợ pḥng ngự ở phía bắc và khu vực cận sơn ở phía đông Thành phố Huế được lệnh rời bỏ pḥng tuyến chuyển quân về để cùng với Bộ Tư lệnh Sư đoàn rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binh và Biệt Động Quân đang án ngữ pḥng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải Quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân Đoàn 1 do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm Tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu thuyền để chở tất cả các đơn vị thuộc SĐ 1 BB, TQLC, BĐQ và lực lượng quân sự của hai Tiểu khu Thừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ Chỉ huy Quân vận Quân Khu 1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu. Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
Sau khi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh SĐ 1 BB, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn trong căn cứ Giạ Lê phổ biến lệnh rút quân khỏi Huế, th́ một giờ sau đó, cảnh tượng hỗn loạn đă diễn ra tại Bộ Chỉ huy của các đơn vị trực thuộc.
Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn TQLC, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩn bị nên kế hoạch rút quân đă không thể thực hiện đúng theo thời biểu. Cũng theo Thiếu tướng Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và Thành phố Huế th́ LĐ 147 TQLC đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ Chỉ huy Lữ đoàn đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, hai tiểu đoàn đang pḥng thủ tại pḥng tuyến An Lỗ, cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang pḥng thủ ở phía bắc quận Hương Điền và ở phía nam của sông Mỹ Chánh.
Trước t́nh h́nh đó, nhiều đơn vị đă tự rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị TQLC rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đă bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Bộ Chỉ huy LĐ 147 TQLC và một số đại đội do Đại tá Nguyễn Thế Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng. Trên đường đi, đoàn quân đă được LCU và tàu Hải Quân vào đón. Trong khi điều động quân sĩ lội ra tàu, Đại tá Lương đă bị thương ở chân.
Một tiểu đoàn TQLC và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền th́ gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kia sông đă bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt sông nhưng đă bị tử thương do đạn Cộng quân. Theo ước tính của Thiếu tướng Lân th́ chỉ có một số nhỏ quân nhân TQLC vào đến Đà Nẵng, số đông c̣n lại bị tử thương v́ trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đă lập thành từng đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Về phần SĐ 1 BB, các tiểu đoàn của các Trung đoàn 1, 3, 51 và 54 BB và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháo Binh, cũng lâm vào t́nh cảnh tương tự. Một số được tàu Hải Quân chở, một số khác mở đường máu ven theo Quốc lộ 1 hoặc ven theo biển, phần lớn đă hy sinh trên đường rút quân.
Nhận định tổng quát về cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành tŕnh triệt thoái này, th́ chỉ có 1/3 số quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, th́ họ tự động bỏ hàng ngũ đi t́m gia đ́nh và thân nhân. Chỉ c̣n các đơn vị TQLC là giữ được trọn vẹn t́nh h́nh.
3/1975 - Sáng ngày 25 tháng 3/1975, tại cửa Tư Hiền biển động mạnh nên tàu Hải Quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa th́ thủy triều lên cao, không làm sao ra tàu được. Lúc đó, Cộng quân biết được có các cuộc chuyển quân nên bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương QĐ 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng. Hỗn loạn đă diễn ra, do đó chỉ có khoảng 30% binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng một số đông khi vừa về Đà Nẵng đă rời đơn vị đi t́m gia đ́nh và thân nhân. Riêng các đơn vị TQLC là c̣n giữ được trọn vẹn đội h́nh.
Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB tŕnh diện Bộ Tư lệnh QĐ 1. Riêng Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 BB, đă ghé thăm Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh SD 3 BB, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 ở căn cứ Ḥa Khánh để nhờ giúp cho một số máy móc truyền tin đă bị thất lạc trên đường chuyển quân. Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân v́ theo Tướng Điềm c̣n rất nhiều quân nhân bị kẹt ở các băi gần Thuận An và Tư Hiền.
Tướng Điềm cũng cho biết ông và Trung tướng Lâm Quang Thi đă hứng pháo kích của Cộng quân ở băi biển khi điều động các đơn vị rút quân. Sau đó ông và Tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải Quân thay v́ đi bằng trực thăng. (Các Tư lệnh Sư đoàn bộ binh, Tư lệnh phó và Tư lệnh Quân Đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, Tướng Thi và Tướng Điềm đă từ chối sử dụng phương tiện
3/1975 - Trong cảnh hỗn loạn tại Quân Khu 1 lúc đó, Hải Quân VNCH đă thành lập Phân đội Bắc, gồm nhiều chiến hạm, chiến đĩnh đổ bộ vào cửa Thuận An, Huế, di tản quân dân về Đà Nẵng. Do bởi các phi trường gần như bị tê liệt v́ bị pháo kích, Hải Quân trở thành phương tiện di tản chính. Chiều ngày 26 tháng 3/1975, Phân đội Nam gồm có HQ 802, HQ 505, HQ 404, Liên đoàn Đặc nhiệm Chu Lai, một số Giang vận hạm tăng phái, được giao nhiệm vụ vào Chu Lai đón SD 2 BB ra đảo Lư Sơn (Cù lao Ré).
Ngày 26 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng gặp Trung tướng Lâm Quang Thi, các Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để bàn về kế hoạch lập tuyến pḥng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị c̣n lại của SD 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ cùng với lực lượng Thiết giáp và Pháo Binh phụ trách pḥng thủ từ đèo Hải Vân về đến gần Ḥa Khánh. SĐ 3 BB sẽ bảo vệ pḥng tuyến “vàng” dọc theo phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Ḥa Cầm. SD TQLC là lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía tây Đà Nẵng và các khu vực trọng yếu.
Về phần SĐ 2 BB, ngoài TRĐ 5 BB và Bộ Chỉ huy Tiền phương từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị c̣n lại của Sư đoàn này đă tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt bản doanh. Một ngày sau, Tướng Trưởng ra lệnh cho Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh SĐ 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lănh hải tỉnh Quảng Ngăi.
Theo nhận xét của Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi kư của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị SĐ 2 BB và lực lượng Địa Phương Quân được tàu Hải Quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.
Ngày 26 tháng 3/1975, Đại tướng Viên cử Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang, Tham mưu phó BTTM ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra t́nh h́nh quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp Trung tướng Trưởng để biết về t́nh trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân Khu 1. Một khó khăn lớn đối với Tướng Trưởng và Bộ Tư lệnh Quân Khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Tín, Quảng Trị, Thừa Thiên chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định t́nh h́nh an ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, Tướng Trưởng đă cử Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, Tư lệnh phó Quân Khu 1 vào Sài G̣n để yêu cầu chính quyền trung ương có biện pháp giải quyết khẩn cấp t́nh trạng cư ngụ, sinh hoạt của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài G̣n của Tướng Lạc không có kết quả.
3/1975 - Ngày 27 tháng 3/1975, phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để bắt đầu chở người di tản. Theo dự trù th́ phi cơ sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng vào Cam Ranh. Nhưng tin di tản lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào pḥng thủ bị phá bỏ, mọi người hỗn loạn úa ra phi đạo để lên phi cơ. Cuối cùng do t́nh h́nh vô trật tự không an toàn nên các chuyến di tản phải tạm ngưng. Ngày sau đó có 4 chiếc C130 t́m cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn. Chiều ngày 27 tháng 3, một số quân nhân SĐ 2 BB gây áp lực đ̣i HQ 404 đưa họ về Đà Nẵng. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân Khu 1 về đến Vũng Tàu hay Phú Quốc th́ tại pḥng tuyến Đà Nẵng, t́nh h́nh chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28 tháng 3/1975.
Tại hải cảng, người di tản bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10 ngàn người th́ tàu chở vào Cam Ranh. Rạng sáng ngày 29 tháng 3, Tướng Trưởng đặt bản doanh tại Căn cứ Hải Quân ở Tiên Sa, Đà Nẵng. Ông ra lệnh cho SĐ 3 BB lập đầu cầu ở phía bắc Hội An, Đà Nẵng, để tàu Hải Quân đến đón. Sau đợt di tản binh sĩ TQLC lần thứ nhất, đến đợt thứ nh́ cách đó 6 tiếng, do binh sĩ SĐ 3 BB mất kiên nhẫn, bắn vào chiến hạm, công tác triệt thoái phải ngừng lại.
Đến ngày 1 tháng 4/1975 các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc v́ lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có 10 tên VC trà trộn để xúi giục nên đă xử tử chúng ngay tại băi.
-----------------------------------
V́ Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng)
Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài G̣n họp, tôi vào tới Sài G̣n nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có ḿnh tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài G̣n họp th́ đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy th́ chỉ có một ḿnh tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.
Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ư định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay th́ tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức v́ lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó t́nh h́nh tại Huế, Quảng Ngăi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề v́ địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi tŕnh bày cặn kẽ những ư kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.
Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua t́nh h́nh và nói vu vơ quanh quẩn.
Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một ḿnh tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. V́ vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ư định của ḿnh. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v… đă không biết ǵ về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Đại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ th́ giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đ́nh họ cũng không được bảo vệ đúng mức th́ làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.
Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lư Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển th́ sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đă xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với ḷng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I.
Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Đai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đă đổ máu để ǵn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.
Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. V́ mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ th́ tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.
Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “Ở Huế bây giờ xă ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu t́nh h́nh cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bă trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Đó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Đà Nẵng.
Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. T́nh h́nh khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát t́nh h́nh. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng pḥng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.
Trước khi Thủ tướng đến, tôi đă nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng t́nh h́nh khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rơ t́nh h́nh và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “tŕnh thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc th́ cũng chẳng có ai nói ǵ cả. Tôi rất buồn v́ anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về t́nh h́nh hiện nay. Duy chỉ có một ḿnh Đại tá Kỳ , tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đă tự ư rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp ǵ để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. V́ Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đă muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt.
Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài G̣n. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đă phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy th́ mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một ḿnh tôi về Sài G̣n. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đă cập bến Cam Ranh rồi.
Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài G̣n tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. C̣n nếu không th́ tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài G̣n bằng ḷng cho tàu chở tất cả về Sài G̣n.
Về đến Sài G̣n tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi th́ bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu v́ sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội ǵ. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt th́ quả thật bất công.
Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đă ra lệnh bỏ Huế th́ Tướng Thi đă trả lời thẳng với tôi rằng: “Xă ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng v́ họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài G̣n.
Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội ǵ cả. Nếu có phạt th́ xin hăy phạt tôi đây này.” Pḥng họp lặng ngắt. Đại tướng Viên nh́n qua Trung tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc pḥng. Có thể v́ vậy mà Tướng Đôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đă trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Đôn làm đề nghị phạt Tướng Thi v́ đă bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Đôn, và chỉ kư lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đă buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội t́nh mẹ ǵ cả!”.
Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đă bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đă phải đi bộ qua dăy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng c̣n giữ kỹ luật, thấy Đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. C̣n Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đă không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một băi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đă cùng tôi về Sài G̣n.
NGÔ QUANG TRƯỞNG
Bookmarks