(Tiếp theo Bài 8)
III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
…..
3. Các Sách Giáo Huấn:
…..
[24]. Sách Châm Ngôn (Proverbs)
Châm Ngôn là ǵ? “Châm” có nghĩa là khuyên răn; “Ngôn” có nghĩa là lời nói. Châm Ngôn có nghĩa là lời nói dùng để khuyên răn.
Sách Châm Ngôn (Cn) là một bộ sưu tập các châm ngôn viết về khôn ngoan, đa số là của vua Sa-lô-môn (Solomon) của Do thái, và của vài hiền nhân bên ngoài Do thái như các ông A-gua (Agur) và Lơ-mu-ên (Lemuel), người Ma-xa (Massa) bắc Ả-rập (Arabia). Các châm ngôn này dạy lẽ nhân đức, khôn ngoan theo nghĩa sống sao cho phù hợp với thánh ư Thiên Chúa.
Sách Châm Ngôn dạy chúng ta phải tôn kính Thiên Chúa. Đây là bài học quan trọng nhất về sự khôn ngoan. Sách cũng có nhiều châm ngôn về các vấn đề đạo làm người nói chung. Sách Châm ngôn được viết với 915 câu thơ (verse), trong đó có hơn 600 câu châm ngôn (proverb). Trong bài tóm lược này chúng tôi chỉ nêu một số ít, rất ít, châm ngôn làm ví dụ.
Sách Châm Ngôn được vua Sa-lô-môn và nhiều người khác viết trong các thế kỷ VI-V tCN.
Sách Châm ngôn có thể được chia ra 9 phần và phần “Đề Tựa và dẫn nhập tổng quát” như sau:
Đề Tựa và dẫn nhập tổng quát, (Cn1,1-7):
Mục đích của cuốn sách là giáo dục người c̣n thơ dại biết cách sống đúng đắn và giúp người hiểu biết tăng thêm kiến thức:
(Cn 1,4): “Các châm ngôn này
cũng nhằm giúp cho kẻ ngây thơ nên sáng suốt,
cho giới trẻ thêm hiểu biết và thận trọng.”
(Cn 1,6): “Người khôn ngoan hăy nghe để được thêm kiến thức;
người hiểu biết hăy nghe, và sẽ t́m được lời hướng dẫn.”
I. Hướng dẫn của cha mẹ và của Đức Khôn Ngoan, (Cn1,8-9,18):
Sách Châm Ngôn bắt đầu với lời khuyên của Sa-lô-môn cho con trai ông. Sa-lô-môn giải thích sự lựa chọn giữa hành vi khôn ngoan và hành vi dại dột. Người tốt là khôn ngoan bởi v́ họ tôn trọng Thiên Chúa. Nhưng người ác là kẻ ngu. Thiên Chúa sẽ trừng phạt kẻ ác. V́ vậy, Sa-lô-môn khuyên con trai của ḿnh học tập khôn ngoan.
(Cn 1,8): “Người khôn tránh bạn xấu
Này con, giáo huấn của cha, con hăy nghe,
lời dạy của mẹ, con đừng gạt bỏ.”
(Cn 1,10): “Này con, nếu bọn người tội lỗi có rủ rê con,
con chớ bao giờ ưng thuận.”
1. Những phúc lành do khôn ngoan ban tặng:
(Cn 2,6): “V́ chính Đức Chúa ban tặng khôn ngoan;
tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.”
(Cn 2,9): “Bấy giờ con sẽ hiểu thế nào là công b́nh,
thế nào là chính trực công minh :
đó là đường đưa tới hạnh phúc.”
2. Thái độ đối với Đức Chúa:
(Cn 3,5): “Hăy hết ḷng tin tưởng vào Đức Chúa,
chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con”.
3. Để cho Đức Khôn Ngoan hướng dẫn:
(Cn 4,27): “Đừng quanh bên phải, chớ quẹo bên trái,
cố giữ chân con khỏi điều xấu xa”.
4. Xa lánh người đàn bà trắc nết - Sống chung thuỷ:
(Cn 5,3-4): “Quả thật, môi người đàn bà trắc nết tiết ra mật ngọt,
miệng của nó trơn tru hơn dầu.
Nhưng cuối cùng, nó vẫn đắng như khổ ngải,
bén như gươm hai lưỡi”.
(Cn 5,18): “Ước ǵ nguồn nước của con được Chúa chúc lành.
Hăy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.”
5. Sự bảo lănh thiếu khôn ngoan:
(Cn 6,6): “Hỡi người biếng nhác, hăy đến xem loài kiến sống thế nào
và nhờ đó mà trở nên khôn.”
(Cn 6,32): “Đàn ông ngoại t́nh th́ mất hết lư trí,
người phạm tội ấy tự huỷ hoại đời ḿnh.”
6. Đức Khôn Ngoan tiếp tục kêu gọi:
(Cn 8,11): “Khôn ngoan đáng quư hơn cả trân châu,
không báu vật nào so sánh nổi."
7. Đức Khôn Ngoan mở tiệc đăi khách:
(Cn 9,10): “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của khôn ngoan;
biết Đấng Chí Thánh mới là hiểu biết thật.”
II. Bộ sưu tập thứ nhất các châm ngôn của vua Sa-lô-môn, (Cn10, 1-22,16):
Vua Sa-lô-môn có bộ sưu tập 3000 câu châm ngôn (1V 5,12). Trong các chương (Cn10-22), có 375 câu châm ngôn ở trong bộ sưu tập đó.
(Cn 10,19): “Người năng nói năng lỗi,
ai dè giữ lời nói mới là người khôn.”
(Cn 11,22): “Phụ nữ đẹp người mà không đẹp nết
khác chi khuyên vàng đem xỏ mũi heo”.
(Cn 12,4): “Có vợ đảm đang như được mang ngọc miện,
có vợ hư hỏng như bị bệnh mục xương”.
(Cn 13,20): “Đi với người khôn, ắt sẽ nên khôn,
chơi cùng kẻ dại, sẽ mang lấy hoạ”.
(Cn 14,20): “Kẻ nghèo khó, láng giềng cũng ghét bỏ,
người giàu sang có vô số bạn bè”.
(Cn 15,3): “Mắt Đức Chúa ở mọi nơi mọi chỗ
hằng dơi theo kẻ dữ người lành”.
(Cn 16,30): “Nháy mắt mím môi, nghĩ ra điều dối trá
là làm sự ác rồi”.
(Cn 17,27): “Người nói năng dè dặt là người hiểu biết,
kẻ giữ được điềm tĩnh là kẻ khôn ngoan”.
(Cn 18,1):”Kẻ ích kỷ chạy theo dục vọng,
và nổi giận trước mọi lời khuyên”.
(Cn 19,2): “Nhiệt t́nh mà thiếu suy xét nào có ích chi,
bước vội vàng ắt có khi lầm lỡ”.
(Cn 20,1): “Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào,
kẻ nào vướng vào đó, đâu c̣n là người khôn”.
(Cn 21,3): “Thực thi điều công minh chính trực
th́ đẹp ḷng Đức Chúa hơn là dâng hy lễ”.
(Cn 22,1): “Lắm của cải đâu quư bằng danh thơm tiếng tốt,
vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương”.
III. Sưu tập những lời của các bậc khôn ngoan, (Cn22,17-24, 22):
(Cn23, 13-14): “Đừng ngại ǵ khi phải phạt trẻ con,
nếu con đánh nó bằng roi, nó đâu có chết.
Lấy roi đánh nó là cứu nó khỏi âm ty”.
(Cn23, 35): "Bị người đánh, tôi chẳng biết đau,
bị người đập, tôi đâu cảm thấy.
Đến bao giờ mới tỉnh rượu đây
để tôi lại kiếm thêm ly nữa?"
IV. Sưu tập những lời khác của các nhà khôn ngoan, (Cn24,23-34):
(Cn24,29): “Con đừng nói: "Hắn đối xử với tôi ra sao, tôi xử lại với hắn như vậy.
Tôi trả báo từng người theo việc họ làm."”
V. Bộ sưu tập thứ hai các châm ngôn của vua Sa-lô-môn, (Cn25,1-29, 27):
(Cn25,20): “Ca hát khi người khác khổ đau
th́ như lột áo lúc trời lạnh
hay đổ thêm giấm vào nước chanh”.
(Cn26,7): “Đứa dốt mở miệng nói khôn nói ngoan
th́ cũng như anh què đi khập khiễng”.
(Cn27,15): “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa”.
(Cn29,7): “Người công chính quan tâm đến quyền lợi kẻ nghèo,
điều đó, ác nhân sao hiểu nổi”!
VI. Lời của ông A-gua, người Ma-xa, (Cn30,1-14):
(Cn 30,5-6): “Mọi lời Thiên Chúa phán đều được chứng nghiệm.
Người là khiên thuẫn cho ai t́m ẩn náu nơi Người.
Đừng thêm thắt chi vào lời Người phán dạy
kẻo bị Người quở trách, và con thành kẻ nói dối nói gian”.
VII. Châm ngôn có số, (Cn30,15-33):
Châm ngôn có số là loại châm ngôn bí ẩn kích thích tính ṭ ṃ t́m hiểu, khi gợi ra một nhận xét hay một sự so sánh. Loại châm ngôn này có khi chứa các con số, như “ba”, “bốn”.
(Cn 30,18-19): “Có ba điều quá kỳ diệu đối với tôi,
và bốn chuyện tôi không sao hiểu nổi,
đó là đường diều hâu bay lượn trên trời,
đường rắn ḅ trên đá,
đường thuyền bè đi lại giữa biển khơi,
và đường của chàng thanh niên t́m đến cô thiếu nữ”.
VIII. Lời của Lơ-mu-ên, vua xứ Ma-xa, (Cn31,1-9):
(Cn 31,4-5): “Hỡi Lơ-mu-ên,
đă làm vua th́ đừng nên uống rượu,
làm người lănh đạo th́ đừng thích chất men,
kẻo uống vào rồi th́ quên cả luật pháp,
và coi thường quyền lợi của mọi kẻ khốn cùng.”
IX. Bài thơ về người vợ đảm đang, (Cn31,10-31):
(Cn 31,10-12): “T́m đâu ra một người vợ đảm đang?
Nàng quư giá vượt xa châu ngọc.
Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng,
chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc.
Suốt đời, nàng đem lại hạnh phúc
chứ không gây tai hoạ cho chồng.”
(Cn 31, 15): “Nàng thức dậy khi trời c̣n tối,
cung cấp phần ăn cho cả nhà, và sai bảo con ăn đứa ở.”
(Cn 31, 27): “Nàng để mắt trông nom mọi việc trong nhà,
bánh nàng ăn là do mồ hôi nước mắt nàng làm ra”.
(C̣n tiếp)
*
**
Bản văn sách Châm Ngôn:
Sách Châm Ngôn theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Sách Châm Ngôn hay sách Cách Ngôn theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.
(Cách có nghĩa là đổi mới; ví dụ: cách mạng)
Sách Châm Ngôn hay Proverbs theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Sách cuộn Châm Ngôn
Vua Salomon viết Châm Ngôn
(Châm Ngôn 3,5-6)

Hai câu châm ngôn (Proverb 3:5,6) được treo trong phi trường
Portland International Jetport ở Portland, Maine, USA.
“Hăy hết ḷng tin tưởng vào ĐỨC CHÚA,
chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con.
Hăy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước,
Người sẽ san bằng đường nẻo con đi”. (Cn 3,5-6)
(Châm Ngôn 16, 3)

“Hăy kư thác việc bạn làm cho ĐỨC CHÚA,
dự tính của bạn ắt sẽ thành công”. (Cn 16,3)
Bookmarks