Nguồn: Thư Viện Phạm Văn Thành
(tiếp theo Phần 3)
Nguyên tác "'Give Us A Ship': The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975"
by Jana K. Lipman - Tạp Chí American Quarterly Volume 64, Issue 1 (số ra tháng 3 năm 2012)
"‘Hăy để chúng tôi về’: Chuyện những người Việt hồi hương từ đảo Guam, năm 1975"
Lê Tùng Châu dịch
từ trang 12 - trang 19
"Chúng tôi không phải là tù binh chiến tranh"
Cố thủ trên Guam trong t́nh trạng lấp lửng về cư ngụ và chính trị, người hồi hương đă tập hợp đoàn ngũ nhằm tiến tới tăng cường đấu tranh bằng biện pháp mạnh (43)
Dù thể chất và pháp lư bị giới hạn trong trại, những đàn ông và phụ nữ Việt đă chứng minh họ sành chính trị thuật cộng với quyết tâm mănh liệt cùng động cơ độc lập mà báo chí Mỹ đă không hề tự ư gán cho họ. Trên thực tế, những ǵ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phổ biến tràn ngập lúc bấy giờ tŕnh bày người tị nạn Việt Nam qua h́nh ảnh trẻ em, nhắc nhiều tới các bà mẹ… đă khắc họa nên một vẻ ǵ thơ trẻ, phụ nữ, và "nụ mầm" cho đoàn người (44) trong ḷng độc giả.
Ngược lại với những ǵ truyền thông diễn bày đó, phần lớn người hồi hương lại là nam giới, quyết định và hành động phản kháng của họ đă tạo ra một vấn đề tư tưởng cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Các cuộc biểu t́nh với h́nh ảnh biểu tượng dương cao cùng các hành vi phá hoại đă lộ ra một tác động chính trị tế nhị, đa chiều và ranh mănh. Một mặt, người hồi hương có vẻ như cố dàn dựng sao cho hành vi của họ vừa làm lợi cho tiếng tăm của phe thắng trận ở Việt Nam (“cách mạng”) vừa để đánh bóng, lấy điểm cho thành tích "cách mạng" của ḿnh. Mặt khác, những băi công, kháng nghị ngày thêm liều lĩnh có vẻ như là một cơn tuyệt vọng tập thể tỏ với các quan chức Mỹ, với đảo Guam và với quân đội Mỹ. Người dẫn đầu đoàn hồi hương nhận ra rằng họ cần thuyết phục cả các quan chức Mỹ lẫn chính phủ Việt Nam về nguyên do và động cơ phi chính trị của họ; Tuy vậy, đây là một hành vi cân nhắc có vẻ mong manh và không thể lường trước …khá nhất lúc đó.
Đáp lại với những người Việt thỉnh nguyện đầu tiên, UNHCR nhanh chóng hợp tác thiết lập các thủ tục cho các cá nhân có nguyện vọng hồi hương. Họ thực hiện các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn và nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn cá nhân mà không bị một cưỡng bách nào. Đại diện UNHCR ở Guam, George Gordon Lennox nói, "Quyết định này là do họ đơn phương chọn. . . . không ai sẽ bị buộc phải làm bất cứ điều ǵ không muốn. Điều này nên được thực hiện rơ ràng" (45)
UNHCR cũng đă bắt đầu một chiến dịch phối hợp để quảng bá về khả năng hồi hương của người tị nạn nào đă nhập vào căn cứ quân sự Mỹ ở Pennsylvania, Florida, Arkansas, và California. Cả thảy có hơn 1.500 người Việt trên Guam ḍ hỏi về việc hồi hương, cùng với hàng trăm người Việt đă vào ở bên trong lục địa Hoa Kỳ. Suốt trong tiến tŕnh này, người Mỹ nhiều lần khẳng định khả năng được phép hồi hương và niềm xác tín việc "tự do đi lại cho tất cả mọi người." (46)
Với cách giải quyết tận nơi, lần lượt đàn ông và phụ nữ đứng ra làm thủ tục theo nhóm hoặc đơn lẻ, và dù đầy thiện chí, các quan chức Mỹ dường như không sẵn sàng cho các vấn đề, các thắc phức tạp mà những đ̣i hỏi cấp bách mang tính chính trị của người hồi hương đặt ra.
Một trong những cuộc biểu t́nh tổ chức đầu tiên là tại Fort Chaffee thuộc Arkansas, nơi khoảng 180 cá nhân đă nộp đơn xin hồi hương. Từ nhóm này, một tốp chỉ dưới 80 người công khai phản đối điều mà họ cho là làm họ bị trễ chuyến. Họ phản đối bất bạo động, nhưng các quan chức Mỹ e rằng diễn biến có thể thành chống đối (47)
Lê Minh Tân, một cựu tùy viên quân sự bốn mươi bốn tuổi từng làm việc cho quân đội Hoa Kỳ tại Sài G̣n, trở thành người dẫn đầu dễ thấy nhất của tốp này và to tiếng hơn cả. Ông ta đề cao sức mạnh của Mỹ, khăng khăng rằng nếu Hoa Kỳ ưu tiên vận chuyển người hồi hương th́ chuyến đi có thể xảy ra rất nhanh. "Chúng tôi rất thất vọng và muốn điên lên. Chính phủ Mỹ thiếu ǵ tiền và có rất, rất nhiều máy bay" (48)
Không như nhiều người hồi hương khác, ông [Tân] dàn dựng sự phản đối không chỉ nhằm mong muốn về với gia đ́nh mà c̣n là một sự thống trách Hoa Kỳ. Bằng một thứ tiếng Anh đơn giản và ngắn gọn, ông lập luận: "Nó [Fort Chaffee] trông giống như một nhà tù. Chúng tôi rất buồn. Chúng tôi muốn trở lại [Việt Nam] ngay lập tức. Chúng tôi không muốn ở lại đây. Tôi nói thẳng rằng chúng tôi đă bị đưa vào tù hai tháng và hai tháng ấy lại là ở Hoa Kỳ". (49) Những phát biểu của ông ta không chỉ cảnh báo nhân viên Mỹ ở căn cứ mà c̣n nhắm tới nhiều người tị nạn Việt Nam tại Fort Chaffee, những người sợ rằng vụ đ̣i hồi hương sẽ làm xấu đi h́nh ảnh họ và tạo ra sự bất b́nh trong công chúng Mỹ.
Đáp trả lại, có một cuộc biểu t́nh thứ hai được tổ chức nhằm chống lại người đ̣i hồi hương và cùng kư tên trong Tuyên Bố: "Chúng tôi rất biết ơn người Mỹ" và "Tự chúng tôi t́m tới tự do" (50)
Dùng thuật phản biện chính trị quen thuộc, những người phản biểu t́nh gán cho người đ̣i hồi hương là “tay sai” Việt Cộng. Trong diễn biến lịch sử ấy, vào năm 1977, Phạm Kim Vinh, một giảng viên của Việt Nam cũng từng vào vai người tị nạn mới đây, nói rơ Tân là một trong những người cộng sản trà trộn vào, đă diễn tấn tuồng người tị nạn nhớ nhà và xách động người Việt đ̣i hồi hương cho công tác tuyên giáo (51)
Tân trả lời rành mạch về nhiệm vụ đó: "Nếu chúng tôi là cộng sản, th́ chúng tôi đă chẳng tới Hoa Kỳ, hoặc Nếu chúng tôi là cộng sản, th́ chúng tôi sẽ ở lại Hoa Kỳ và chuyển tin tức về Việt Nam. . . . Chúng tôi không phải là Cộng Sản. Chúng tôi chỉ là người yêu nước và muốn trở về." (52)
Những lập luận của Tân cũng như việc người phản biểu t́nh gán nhăn "cộng sản" vô tội vạ có thể đă khiến các quan chức Mỹ cau mày. Về căn bản th́ khả năng Anh ngữ của người Việt tị nạn đă khẳng định rằng cái kết cục của họ ràng buộc chặt vào quân đội Mỹ. Số lớn người tị nạn Việt Nam, gồm cả người hồi hương và những người chọn cách tái định cư tại Hoa Kỳ, đều có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, trong khi quân đội Mỹ t́m không ra một thông dịch viên dịch tốt tiếng Việt ở Guam và Arkansas. Cũng chẳng có ǵ ngạc nhiên khi người phản biểu t́nh đă vận dụng lối gọi "Việt Cộng" cho đoàn người đ̣i hồi hương. Trong khi một số ít những người đ̣i hồi hương đă tự đồng hóa với chính quyền mới thắng trận, hoặc có khi có người đă là thành viên của NLF, cho nên sự tách bạch cộng sản với chống cộng không thể mang tính chính trị cứng nhắc và triệt để được, đây là điều vốn đă làm đau đầu cả người Mỹ và nhiều người Nam Việt Nam trong hơn một thập kỷ. Sự từ chối [ở lại] của Tân cũng có thể đă gây một chút nghi ngờ. Đối với người Mỹ, nhiều người vốn thường không tin đồng minh Nam Việt Nam của họ, trường hợp Tân có thể có vẻ như là một trong số quá quen thuộc đó, một kẻ múa rối (hoặc đáng ngại hơn là VC) giả vờ làm bạn. Tạm gạt qua một bên việc đó, quân đội Mỹ đang lo ngại bạo lực có thể leo thang trên các chuyến bay hồi hương đến Camp Pendleton, nên họ cho phép quân cảnh không quân Mỹ lên tàu được trang bị vũ khí. Được vũ trang và cảnh giác cao độ, họ [quân cảnh] được dặn ḍ "duy tŕ trật tự" nếu người hồi hương có bất kỳ dấu hiệu biểu t́nh chính trị nào trong chuyến bay (53)
Một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ đă ghi nhận một cuộc biểu t́nh hồi hương mà nổi bật là h́nh vẽ chân dung Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ.
Người Mỹ lo ngại về t́nh trạng bất ổn là hoàn toàn có căn cứ, trong mùa hè, cuộc biểu t́nh trên Guam bắt đầu leo thang. Nhiều chiến thuật của người biểu t́nh có vẻ như cốt để biểu thị 1 lập trường chắc chắn của họ cho chính quyền cách mạng mới chiến thắng ở Việt Nam thấy. Trong bản kiến nghị đầu tiên của họ với UNHCR, họ cố ư dùng ngôn phong quốc gia, dân tộc đặt ưu tiên lên trên việc đoàn tụ gia đ́nh của cá nhân. Thỉnh nguyện thư bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng họ đă "không bị mất nước, chẳng qua chỉ là một chế độ mới đă tiếp quản chính quyền". Thứ đến, họ muốn "góp phần xây dựng lại đất nước," và chỉ đến điều thứ ba họ mới ghi “mong muốn được đoàn tụ gia đ́nh”. (54) Lối nói tŕnh diễn này được kết hợp với các h́nh ảnh trực quan, cụ thể là, dương cao nổi bật khuôn mặt biểu tượng của Hồ Chí Minh tại cuộc biểu t́nh hồi hương và các sự kiện có tính quốc gia khác. Trong một sự kiện, nhiều người hồi hương đứng nghiêm dưới bức chân dung lớn và một biểu ngữ ghi: (nguyên văn): "Tinh Thần Cu Ho Chi Minh Bat Diet" - "The Spirit of Ho Chi Minh lasts forever" (55)
Một tiền lệ chưa từng có đă hiện diện trên một căn cứ quân sự của Mỹ vào năm 1975, những h́nh ảnh của Hồ Chí Minh có thể được xem như là một lời khiển trách trực tiếp đến Hoa Kỳ và cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bức họa Hồ Chí Minh đă như là một tín hiệu rơ ràng dễ hiểu hướng tới PRG ở Nam Việt Nam và VNDCCH ở miền Bắc. Đúng ra là, mục đích là để thuyết phục các PRG rằng người hồi hương sẽ là thành viên trung thành của xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong cuốn hồi kư của Trụ, ông có kể rơ vụ treo bức họa chân dung Hồ Chí Minh và lấy làm xấu hổ v́ sự phô bày trơ trẽn đó… Lớn hơn cả một thế hệ so với đa số người hồi hương, Trụ cách biệt họ cả về tuổi tác lẫn cấp bậc, bản thân ông th́ gắn bó mật thiết với truyền thống đạo Công giáo ḍng của gia đ́nh và lập trường chống cộng. Bằng một giọng văn thiện chí và khiêm hạ, Trụ chỉ trích mưu đồ dùng h́nh ảnh Hồ Chí Minh: "Chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy kẻ cơ hội như B́nh [họa sĩ], bởi thực tế đó là chỉ là 1 lối diễn tṛ. Những kẻ cơ hội đó không có dụng ư tuyên truyền cho cộng sản, trong khi chính bản thân họ không biết ǵ về cộng sản cả" (56)
Dù hơi nặng lời, Trụ phân tích về cái h́nh ảnh biểu tượng mà ai cũng biết kia lọt vào ḍng người hồi hương là cốt để làm nặng kư hơn cho minh chứng ḷng trung thành của họ với chính quyền “cách mạng” mới trong nước.
Người hồi hương có thể đă hy vọng rằng một lập trường đối lập đối đầu với quân đội Mỹ như thế có khi sẽ giúp họ được hưởng ân huệ ǵ đấy ở Việt Nam, ngoài ra họ cũng nhắm nhiều tới công luận Mỹ và người ở Guam nữa. Họ tin rằng Hoa Kỳ dư khả năng trả họ về Việt Nam mà chẳng qua cố ư tŕ hoăn thế thôi. Khi đến Guam, Lê Minh Tân lập tức tổ chức một cuộc tuyệt thực hai ngày (57) với 250 người tham gia, quả là lúc ấy quân đội có báo cáo rằng chỉ phục vụ các bữa ăn cho chừng 20 phụ nữ và trẻ em trong trại. (58) Trong một bức ảnh đáng nhớ, một cặp vợ chồng già trong tư thế cầm một khẩu hiệu viết tay đơn giản: "Chúng tôi đang Nhịn Đói Biểu T́nh". (59) Họ sát cánh bên nhau trong cùng một vẻ mặt ngang ngạnh thách thức càng làm tăng thêm h́nh ảnh thương tâm về khát vọng hồi hương. Người Việt đă tận dụng tốt khả năng tiếng Anh, từ viết khẩu hiệu, biểu ngữ trong trại cho tới viết thư cho báo chí địa phương. Có lẽ dùng tiếng Anh mạnh nhất là trong lối viết của riêng họ độc chiếm chữ "tù binh" cho mục đích tối hậu. Ví dụ một khẩu hiệu trần trụi như vầy: "We Are Not TÙ BINH" (60)
Mà quả đó là sự thật, người tị nạn Việt không hề là tù binh, cuộc sống của họ trong trại dù có bị giam hăm đấy nhưng nó gây một ấn tượng như nhau nơi nhân viện người Việt và người Mỹ. Quân đội đă cố phối hợp để phi quân sự hóa t́nh trạng sinh hoạt nơi trại tị nạn, nhưng vẫn c̣n dây kẽm gai, và các biện pháp an ninh quân sự, thêm vào đó người tị nạn đang trong t́nh trạng chờ đợi c̣n chưa ngă ngũ… tất cả đă làm cho sự phân biệt giữa một trại tị nạn với một trại tù binh là không nhiều mà quân đội Mỹ đă phải miễn cưỡng chấp nhận. Hơn nữa, người hồi hương Việt tự gán nhăn "tù binh" là lối cường điệu thái quá. (61) Thật là quá khác biệt với các tù binh Mỹ được mừng đón về nhà hồi năm 1973, nay, người Việt đă đảo ngược những ǵ người Mỹ từng biết chữ "giải cứu", họ tự đặt ḿnh vào vị trí là kẻ bị giam cầm c̣n quân đội Mỹ như là kẻ bắt giữ.
Suốt mùa hè năm 1975, các quan chức UNHCR đă nhiều lần đến Hà Nội và Sài G̣n, t́m hiểu về các khả năng và thủ tục hồi hương. Lúc đầu PRG tỏ vẻ rộng mở cho ít nhất một số lượng nhỏ người hồi hương, và UNHCR đă chủ động nộp hồ sơ hồi hương cho chính phủ mới với hy vọng sẽ nhanh chóng có giải pháp. Tuy nhiên, sau một vài tuần, rơ ràng là PRG đă không c̣n bận tâm tới các yêu cầu hồi hương, mọi việc đă bàn mấy tuần trước, nay không nhúc nhích. Thực tế là PRG có trưng ra các hồ sơ cá nhân, nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu hồi hương, và nếu bất cứ điều ǵ đă xảy ra th́ đó là diễn tiến hồi hương đă chẳng được tiến triển là bao trong mùa hè. (62) Thay vào đó, PRG yêu cầu đàm phán trực tiếp với Mỹ và từ chối giải quyết các yêu cầu hồi hương qua UNHCR hoặc một nước thứ ba. Họ cũng lảng tránh những yêu cầu hoàn bị về hồi hương đồng thời mong vụ người hồi hương sẽ cho phép PRG đạt thêm sức hậu thuẫn và làm áp lực khiến chính phủ Hoa Kỳ phải công nhận chính phủ mới [của họ] về mặt ngoại giao. Các cuộc xung đột nội bộ do tranh giành quyền lực giữa quân đội và phe dân sự tại Nam Việt Nam, nạn đói, tàn phá môi trường, biến động kinh tế, cùng số thương vong rất lớn sau chiến tranh…khiến đề tài cho phép hồi hương hay không vẫn nằm ở vị trí rất thấp trong danh sách ưu tiên của PRG. Đó là chưa kể PRG c̣n sợ Hoa Kỳ cài gián điệp thâm nhập trong số người hồi hương nữa (63)
Dù phản ứng tiêu cực của PRG, vào khoảng tháng Bảy, những ra mặt phản kháng của người hồi hương đă bắt đầu có tác dụng trên đảo Guam. Các đại diện của UNHCR cùng Thống đốc Bordallo và các quan chức Mỹ cấp cao mời những người đứng đầu đoàn người hồi hương đến họp. Tại bàn đàm phán này, người hồi hương có thể trực tiếp đặt câu hỏi cũng như gây áp lực các quan chức. Với cách trọng thị người hồi hương bằng một cuộc đối thoại, Hoa Kỳ và UNHCR đă ngụ ư một thực tế khác xa giữa người hồi hương và tù binh, vốn là một điều khó nói lâu nay. Trước tiên, Thống đốc đề xuất giải pháp của ḿnh, cụ thể là, cấp cho người hồi hương một con tàu để quay về Việt Nam do họ tự đảm nhiệm. Người hồi hương hưởng ứng nhiệt t́nh và nói thêm họ có nhiều thủy thủ giỏi. Tại thời điểm đó, các đại diện UNHCR đă không bảo đảm chắc chắn, chỉ hứa sẽ thông qua ư tưởng này đến Ủy ban cấp cao. (64) Ngoài ra, các cuộc đàm phán mà UNHCR xúc tiến rơi vào bế tắc, v́ Hoa Kỳ không công nhận PRG hay VNDCCH và cũng không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán.
Những người hồi hương Việt đáp lại bế tắc bằng cách phản đối mạnh chính quyền Mỹ và từ chối việc họ bị cưỡng chế ở trong trại. Cùng với cách tiếp cận mới và các cuộc gặp tương đối thân thiện với Mỹ và các quan chức UNHCR, Lê Minh Tân dẫn 251 người tị nạn ra khỏi Trạm Truyền thông Hải quân là nơi họ đă tập hợp đoàn ngũ và cùng đi bộ ra khỏi căn cứ hơn nửa dặm. Người hồi hương mang đồ đạc của họ trong những túi và hộp dường như để chuẩn cho việc rời bỏ căn cứ dài ngày. Một người mặc một chiếc T-shirt với khẩu hiệu chẳng lành tô đậm kẻ ngang qua mặt trước của chiếc áo: "Hăy giết chúng tôi hoặc trả chúng tôi về" (65)
Vi phạm ṿng đai quân sự của Mỹ, người hồi hương đă vụt tăng tính liều lĩnh bất chấp. Các chỉ huy cảnh sát và nhân viên đă dùng gậy và ma trắc lùa được đoàn người vào xe buưt và đưa họ trở lại Orote Point, cô lập Tân ra khỏi đoàn. Qua hôm sau, một nhóm thứ hai lại rời bỏ trại tọa lạc trong Công ty Nạo vét Hawaii. Hai trăm người đă tuần hành với hai bàn tay bị trói sau lưng họ để tượng trưng cho h́nh ảnh tù tội. Họ cố ư tŕnh diện ḿnh ra trước đám đông, đứng trước hăng Shakey Pizza, hăng pizza lớn nhất trên đảo Guam, ngay vào giờ giao thông cao điểm, cũng với áo T-shirt bày ra các khẩu hiệu chính trị. Cùng với họ là năm trăm người hồi hương khác diễu hành ra khỏi trại Công ty Xây dựng Black cũng với các dải ruy băng và hàng chữ đỏ: "Chúng tôi không phải là tù binh chiến tranh". Với cách phối trí và tập trung đội h́nh, người hồi hương đă gây được sự chú ư. Việc cố t́nh lặp đi lặp lại sánh ḿnh với tù binh chiến tranh trong suốt hành tŕnh chậm răi rời khỏi các trại tị nạn nhấn mạnh không chỉ khát vọng về nước mà c̣n thể hiện sự tức giận khi họ bị giam giữ trong các trại tị nạn của Mỹ. Các cuộc biểu t́nh đă đạt được đà chuyển động cho sự việc khi họ đă khôn khéo gây được ấn tượng đến các quan chức Mỹ chủ chốt và gây được áp lực đến Mỹ quốc, UNHCR, cũng như các quan chức địa phương đảo Guam bất chấp những hiện trạng hạn chế của họ trong một môi trường quân sự lẫn tư thế pháp lư hiện hữu của họ. Có điều đáng chú ư là Lam Duoi, một người dẫn đầu trại, người cho đến thời điểm đó đă nói với báo chí bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, giờ lại khẳng định chỉ bằng tiếng Việt. Một người đứng đầu đoàn hồi hương khác là cựu Thiếu Tá Không Quân, Lê Văn Hải, cho biết "ông và đồng bào của ḿnh bị đối xử như tù nhân". (66)
Hoa Kỳ phản ứng với các cuộc biểu t́nh đồng loạt ấy bằng cách hợp nhất tất cả người hồi hương lại tại Trại Asan, nơi họ có thể được theo dơi chung và giám sát dưới thẩm quyền của quân đội. (67) Bây giờ th́ rơ ràng là bị giam giữ đúng nghĩa v́ đă phạm lỗi và bị dè chừng, người hồi hương thảo luận một chiến thuật hiệu quả khác và cố đạt được sự đồng cảm của công luận. Lại một lần nữa, như một chuyển biến chính trị bất ngờ, người hồi hương đă do dự và cân nhắc vạch ra những chiến lược hiệu quả khác. Quá tŕnh phản kháng đă tạo ra sự chia rẽ trong nhóm, với một nhóm chủ trương "trung dung" th́ đôn đốc biện pháp ngoại giao và nhẫn nại, trong khi một phe khác ủng hộ chủ trương cứng rắn. Người ta chứng kiến những chia rẽ này qua việc người hồi hương tranh nhau dựng những khẩu hiệu lên trong trại. Một khẩu hiệu kêu gọi một cách lịch sự: "Các bạn đảo Guam và nhân dân Mỹ thân mến, mong muốn của chúng tôi chỉ là được về nhà. Chúng tôi không muốn làm phiền các bạn và đánh mất thiện cảm mà các bạn dành cho. Hăy hiểu cho hiện chúng tôi đau đớn như thế nào và xin cố gắng hỗ trợ ư nguyện hồi hương của chúng tôi". Một yết thị khác kém ôn ḥa hơn: "quyết nhịn đói cho đến chết". (68) Người hồi hương cũng tiếp tục một loạt các cuộc tuyệt thực, có một người đàn ông dọa sẽ chặt ngón tay để phản đối và sẽ viết thư cho Tổng thống Gerald Ford bằng máu. (69) Người hồi hương khác đang c̣n ở Trại Pendleton ở California, cũng đă bắt đầu một chiến dịch cứng rắn hơn để cùng tham gia với đoàn người ở Guam. (70) Một người khác dọa tự sát để tận hiến cho việc chung, một h́nh ảnh gây ấn tượng mạnh chống Diệm thuở nào khi một nhà tu Phật giáo tự thiêu hồi 1963. Trong suốt các cuộc phản kháng này, người hồi hương luôn quay trở lại giải pháp "Cấp Một Con Tàu". (71)
Khi thất vọng dâng cao, vào tuần cuối của tháng Tám, khoảng 200 đến 300 trong đoàn 1600 người hồi hương đă tổ chức một cuộc phản kháng mà về sau biến thành quá khích đúng nghĩa với ném đá, bom xăng và gậy gộc. Cực điểm của nó là hai trại lính trong trại bị đốt cháy và tài sản quân sự bị phá hủy. Trong cơn giận dữ và thất vọng họ quay lại chống chính trại đang ở. Để đối phó với cơn loạn đả này, các cấp chỉ huy Mỹ đă phải dùng đến hơi cay, và quân đội Mỹ đă đặt một đơn vị hành động của lính thủy trong t́nh trạng báo động. Kết thúc cơn loạn đả, người hồi hương đă làm bị thương 4 cấp chỉ huy Mỹ. (72)
Các quan chức Mỹ, UNHCR, cũng như Guam hầu như đă bế tắc không t́m ra một giải pháp nào.
(c̣n tiếp Phần 5: "Guam: Ḥn Đảo Dữ" và Phần Kết)
= = = = =
Tài liệu tham khảo liệt kê bởi tác giả
43. The subhead for this section is from Chips Quinn, “Repatriates Plan for Strike Today,” PDN, July 11, 1975.
44. Liisa Malkii, “Speechless Emissaries: Refugees, Humanitarianism, and Dehistoricization,” Cultural Anthropology 11.3 (1996): 377–404.
45. Ronn Ronck, “We Wants to ‘Go Home to Die,’” PDN, May 28, 1975.
46. Henry Kissinger, Review of US Policy on Repatriates, July 23, 1975, RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
47. Ibid.; Martha Alcott, “Viets Stage Demonstration,” Southwest Times Record, June 21, 1975.
48. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now,’” PDN, June 22, 1975.
49. Chips Quinn, “‘Not Giving Up’ until They’re Home,” PDN, July 6, 1975.
50. “. . . At Ft. Chaffee, a Protest March against Repatriates’ Protest March,” PDN, June 23, 1975; “Viets Show Gratitude,” Southwest Times Record, June 23, 1975.
51. Pham Kim Vinh, The Politics of Selfishness, Vietnam: The Past Is Prologue (San Diego: Pham Kim Vinh, 1977), 128–33.
52. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now.’”
53. Press Guidelines for Senior Civil Coordinators and Press Officers, July 4, 1975, RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
54. Hendrick, “Refugees Waiting to Return.”
55. Untitled Image, September 20, 1975, RG 319, box 19. Translation by Marguerite Nguyen.
56. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 159–74.
57. “Repatriates Plan Strike for Today,” PDN, July 11, 1975.
58. “Refugee Hunger Strike Falls Short of Mark,” PDN, July 12, 1975.
59. “We Are on Hunger Strike,” PDN, July 12, 1975.
60. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now’”; Quinn, “Repatriates Plan for Strike Today”; Susan Guffey, “Repatriate Shows Continue: Group Moved to Apra,” PDN, July 26, 1975.
61. See Edwin A. Martini, Invisible Enemies: The American War on Vietnam, 1975–2000 (Amherst: Uni-versity of Massachusetts Press, 2007); Michael J. Allen, Until the Last Man Comes Home (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2009).
62. Secretary of State to US Mission, Re: Vietnamese Repatriates, July 22, 1975, RG 59, 1975State171829; Secretary of State to US Embassy Bangkok, Repatriates, July 23, 1975, RG 59, 1975STATE170895.
63. Action Memorandum, September 4, 1975, RG 59, 1975STATE 208902.
64. “Give Repatriates a Ship: Bordallo,” PDN, July 20, 1975.
65. Chips Quinn, “Repatriates Walk Out, Get Less Than Mile,” PDN, July 25, 1975.
66. Guffey, “Repatriate Shows Continue.”
67. Carroll, Operation New Life, 17.
68. Photo, “Hunger Strike until Die,” PDN, September 6, 1975; “A Group Divided,” PDN, September 7, 1975.
69. Secretary of State to US Mission Geneva, July 19, 1975, RG 59, 1975STATE170890; and Secretary of State to US Mission, July 22, 1975, RG 59, 1975STATE171829.
70. “Viets Threaten to Burn Selves If Not Sent On,” PDN, September 14, 1975; and Secretary of State to CINCPACREP Guam, September 18, 1975, RG 59, 1975State 222847.
71. David Teibel, “Signs of Dissension Seen among Repatriates,” PDN, August 20, 1975.
72. Situation Summary, September 5, 1975, RG 319, box 1, folder—Situation Summaries, June 12—July 31, 1975.
Bookmarks